궁중채화: 꽃을 만들어 피우다 – Khi hoa lụa cung đình lại nở

0
58

궁중채화(Royal Silk Flower, 宮中綵花)는 궁중 연희나 의례 목적에 맞게 비단이나 모시 등으로 제작한 꽃을 말한다. 명맥이 끊어진 조선(1392~1910) 왕실의 채화를 되살린 황수로(Hwang Suro, 黃水路) 장인은 2013년 국가무형문화재 궁중채화 기능보유자로 인정받았다. 황 장인의 아들 최성우(Choi Sung-woo, 崔盛宇)가 어머니의 뒤를 이어 궁중채화 제작과 연구에 힘쓰고 있다.

“Hoa lụa cung đình” (Gungjung Chaehwa) là hoa giả làm từ các loại vải như lụa hay gai, được sử dụng trong các yến tiệc hoặc nghi lễ cung đình. Năm 2013, nghệ nhân bậc thầy Hwang Suro đã được vinh danh là người nắm giữ kỹ thuật làm hoa lụa cung đình thuộc danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Hàn Quốc vì đã có công hồi sinh nghề hoa lụa cung đình thời Joseon (1392-1910) đang trên bờ vực thất truyền. Con trai của nghệ nhân Hwang, ông Choi Sung-woo, đang tiếp bước mẹ, tận tụy với việc chế tác và nghiên cứu hoa lụa cung đình.

궁중채화는 염색, 다듬이질, 마름질, 인두질 등 숱한 손놀림을 거쳐야 비로소 꽃 한 송이가 완성된다. 궁중채화 이수자 최성우는 정교한 수작업 덕분에 자연 그대로의 꽃을 구현할 수 있다고 말한다. Hoa lụa cung đình là thành phẩm được hoàn thiện sau nhiều quy trình thủ công như nhuộm, cắt tỉa, sấy khô, là cánh hoa... Choi Sung-woo, người hoàn thành khóa thực hành di sản hoa lụa cung đình, cho biết ông có thể tạo ra những bông hoa như thật nhờ những thao tác thủ công tỉ mỉ. ⓒ 한정현(Han Jung-hyun, 韓鼎鉉)
궁중채화는 염색, 다듬이질, 마름질, 인두질 등 숱한 손놀림을 거쳐야 비로소 꽃 한 송이가 완성된다. 궁중채화 이수자 최성우는 정교한 수작업 덕분에 자연 그대로의 꽃을 구현할 수 있다고 말한다. Hoa lụa cung đình là thành phẩm được hoàn thiện sau nhiều quy trình thủ công như nhuộm, cắt tỉa, sấy khô, là cánh hoa… Choi Sung-woo, người hoàn thành khóa thực hành di sản hoa lụa cung đình, cho biết ông có thể tạo ra những bông hoa như thật nhờ những thao tác thủ công tỉ mỉ. ⓒ 한정현(Han Jung-hyun, 韓鼎鉉)

통의동(通義洞) 길은 경복궁 서문(西門)인 영추문(迎秋門)을 마주 보고 있다. 이곳을 걷다 보면 현대식 건물 사이로 2층짜리 낡은 건물이 눈에 띈다. 옛날 형식 그대로인 간판에는 ‘보안여관’이라는 상호가 적혀 있다. 1936년 생긴 이 숙박업소는 2004년까지 운영되다가 경영난으로 문을 닫은 이후에는 그대로 방치되었다. 2000년대 들어서면서 통의동 주변 일대는 도시 개발이라는 명분으로 낡은 건물이 부수어지고 새것이 들어서기 시작했다. 보안여관도 사라질 운명에 처했지만, 이곳을 인수한 최성우 대표는 더 이상 사람이 머물 수 없는 공간을 문화예술이 숨 쉬는 전시 공간으로 탈바꿈시켰다.

Tuyến phố Tongui-dong nằm đối diện với cổng Yeongchu ở phía tây cung Gyeongbok (Cảnh Phúc). Khi dạo bước đến đây, ta có thể bắt gặp một tòa nhà cổ hai tầng nằm giữa những tòa nhà hiện đại. Trên tấm biển hiệu theo phong cách cổ kính có đề tên “Boan Yeogwan” (quán trọ Boan). Cơ sở lưu trú này xuất hiện năm 1930, hoạt động cho đến năm 2004 thì đóng cửa do khó khăn tài chính và bị bỏ hoang từ dạo ấy. Bước vào thập niên 2000, ở khu vực xung quanh phường Tongui-dong, các tòa nhà cũ bắt đầu bị phá bỏ, nhường chỗ cho những tòa nhà mới với mục đích phát triển đô thị. Boan Yeogwan có lẽ cũng chịu số phận tương tự nếu không có giám đốc Choi Sung-woo tiếp quản và biến đổi nó từ chỗ không thể lưu trú được nữa thành một không gian triển lãm tràn đầy hơi thở văn hóa nghệ thuật.

도심 한복판에서 옛 모습을 간직하며 살아남은 건물의 울림은 의외로 컸다. 보안여관은 과거를 현재로 소환해 새로운 가치를 보여 주었고, 복합문화공간으로서 새로운 트렌드를 이끌었다. 최 대표가 오늘날 통의동을 비롯한 서촌 일대의 부흥을 견인한 문화 기획자로 인정받는 이유다.

Tòa nhà còn tồn tại và giữ nguyên dáng vẻ xưa giữa lòng thành phố hiện đại đã gây được tiếng vang lớn ngoài sự mong đợi. Boan Yeogwan mang quá khứ đến hiện tại và trình hiện những giá trị mới, qua đó dẫn đầu xu hướng mới với tư cách là không gian văn hóa phức hợp. Đây là lý do vì sao giám đốc Choi được công nhận là nhà quy hoạch văn hóa, người đóng vai trò đầu tàu trong việc phục hưng khu vực Seochon, bao gồm phường Tongui-dong hiện nay.

궁중채화의 복원 – Phục nguyên hoa lụa cung đình

국가무형문화재 궁중채화 이수자인 최 대표의 작업실은 보안여관 바로 옆에 붙어 있는 신관 4층에 자리한다. 그의 어머니는 전승이 끊어지다시피 했던 궁중채화를 되살려 낸 황수로 장인이다. 한 개인의 집념이 일제 강점기를 거치면서 자칫 사라질 뻔했던 문화유산을 되살려 냈다. 2013년 궁중채화가 국가무형문화재 종목으로 채택될 때 황 장인이 첫 번째 기능보유자가 된 이유다.

Là người hoàn thành khóa thực hành di sản văn hóa phi vật thể hoa lụa cung đình, giám đốc Choi có xưởng chế tác nằm trên tầng bốn tòa nhà mới Boan 1942 ngay cạnh Boan Yeogwan. Mẹ ông là nghệ nhân bậc thầy Hwang Su-ro, người có công hồi sinh nghề hoa lụa cung đình những tưởng đã bị thất truyền. Sự tâm huyết của một cá nhân đã làm sống lại di sản văn hóa gần như biến mất trong thời Nhật thuộc. Nhờ đó, nghệ nhân Hwang trở thành người nắm giữ kỹ thuật làm hoa lụa cung đình đầu tiên khi nghề này được ghi danh vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Hàn Quốc năm 2013.

Bài viết liên quan  정부, 외국인력 수요 맞춤형으로 통합 관리 - Hàn Quốc cải thiện hệ thống quản lý người lao động nước ngoài

채화는 비단이나 모시 등으로 만든 꽃을 말하며, 궁중에서 왕실 연회나 주요 행사에 사용되던 것을 궁중채화라 한다. 궁궐에서는 항아리에 꽂아 어좌를 장식하는 준화(樽花), 연회 참석자들의 머리에 꽂는 잠화(簪花), 잔칫상에 올리는 상화(床花) 등으로 구분하여 사용했다. 조선 시대 각종 행사를 정리해 기록한 의궤(儀軌)에 보면, 왕의 어좌 좌우로 홍벽도화준(紅碧桃花樽) 한 쌍과 꽃으로 꾸민 무대인 지당판(池塘板) 등이 그려져 있고, 연회에 참가한 이들은 모두 왕이 하사한 홍도화(紅桃花)를 머리에 꽂고 있다.

Chaehwa hàm chỉ hoa giả làm từ vải lụa, gai,… và những loại hoa giả được sử dụng trong các yến tiệc hoặc sự kiện trọng đại trong hoàng cung được gọi là gungjung chaehwa (hoa lụa cung đình). Trong hoàng cung, chúng được sử dụng riêng biệt thành các loại: junhwa trang trí ngai vàng, jamhwa cài lên đầu người tham dự yến tiệc và sanghwa trang trí bàn tiệc. Trong bộ sách “Uigwe” (Nghi quỹ – quy điển các nghi lễ của vương triều Joseon) có vẽ minh họa hongbyeokdohwajun (một cặp bình hoa hồng đào và bích đào) ở hai bên ngai vàng và tiểu cảnh ao sen trên bệ gỗ jidangpan trang trí nhiều hoa, còn trên đầu của mỗi người dự tiệc đều cài hồng đào do nhà vua ban tặng.

문헌에는 꽃의 종류와 크기, 만드는 과정, 개수, 비용 등이 낱낱이 기록돼 있다. 정조(재위 1776~1799)는 1795년 어머니 혜경궁 홍씨의 회갑을 맞아 8일 동안 성대한 잔치를 열었는데, 이를 기록한 『원행을묘정리의궤(園幸乙卯整理儀軌)』에는 채화 1만 1,919송이가 사용됐다고 기록되어 있다. 채화가 유물로 전하는 것은 없지만, 황 장인은 이러한 문헌들을 교과서 삼아 복원에 성공할 수 있었다.

Trong sử sách có ghi chép chi tiết về chủng loại và kích thước của hoa, quy trình chế tác, số lượng và chi phí,… Năm 1795, vua Jeongjo (Chính Tổ, trị vì 1776-1799) đã tổ chức một yến tiệc thịnh soạn suốt tám ngày để mừng thọ 60 của mẫu thân là Hyegyeonggung Hongssi (Huệ Khánh cung Hồng thị). Sự kiện này được ghi chép trong bộ sách “Wonhaeng Eulmyo jeongni uigwe” (Viên hạnh Ất Mão chỉnh lý nghi quỹ – ghi chép về chuyến ngự giá của vua Jeongjo đến lăng mộ Thế tử Sado vào năm Ất Mão). Sách có chép rằng 11.919 hoa lụa đã được sử dụng. Mặc dù không còn bông hoa lụa nào trong số này còn lưu lại đến nay nhưng nghệ nhân Hwang sử dụng những tư liệu kể trên như sách giáo khoa và đã thành công phục nguyên chúng.

채화는 염색과 조립, 설치의 과정을 거쳐 완성된다. 우선 꽃으로 만들기에 적합한 비단을 홍화(紅花), 치자(梔子) 등 자연에서 채취한 염료로 염색하여 풀을 먹인다. 그런 다음 홍두깨로 두드려 윤기와 탄력을 더한다. 그러고 나서 꽃잎을 마름질한 다음 불에 달군 인두에 밀랍을 묻혀, 꽃이 피어 있는 모양새대로 하나씩 다려서 형태를 만든다. 여기에 송홧가루를 묻힌 꽃술을 끼워 고정한다. 준비한 가지에 완성한 꽃들을 잎, 꽃봉오리와 함께 설치하면 끝이다. 채화는 염색부터 마무리까지 손으로만 작업하기 때문에 한 종류의 꽃이라 하더라도 똑같은 빛깔과 형태가 나오지 않는다. 이것이 시중에서 판매하는, 공장에서 기계로 찍어 내 만든 조화(造花)와 다른 점이다.

Quá trình hoàn thiện hoa lụa trải qua khâu nhuộm màu, đính hoa và lắp ghép. Đầu tiên, lụa thích hợp để làm hoa được nhuộm bằng các chất màu tự nhiên từ hoa rum (hồng hoa) hay hạt dành dành, rồi tiến đến phết hồ tấm lụa. Kế đến, dùng chày gỗ đập vào vải để tăng độ sáng bóng và độ đàn hồi. Sau khi cắt vải thành hình cánh hoa, dùng que sắt nung nóng nhúng vào sáp ong rồi là từng cánh hoa để tạo hình bông hoa đang nở. Tiếp theo, gắn cố định các nhị hoa đã chấm phấn thông ở đầu nhị (để trông như bao phấn). Cuối cùng, sắp xếp những bông hoa đã hoàn thành cùng với lá và nụ lên những cành hoa đã chuẩn bị sẵn. Hoa lụa cung đình được tạo ra hoàn toàn thủ công từ khâu nhuộm đến hoàn thiện, nên ngay cả những bông hoa cùng loại cũng khác nhau về màu sắc và hình dạng. Đây là điểm khác với các loại hoa giả bán ngoài thị trường được sản xuất hàng loạt bằng máy móc công xưởng.

홍벽도화준(紅碧桃花樽)은 궁중 의례 시 정전(正殿)을 아름답게 장식하는 용도로 쓰였는데, 붉은색과 흰색의 복숭아꽃을 어좌 좌우에 각각 하나씩 배치했다. 높이가 3m에 이르러 화려하면서도 장엄한 느낌을 준다. gbyeokdohwajun (bình hoa hồng đào và bích đào) được dùng để trang trí chính điện thêm hoa mỹ trong các nghi lễ hoàng cung. Hồng đào và bích đào được đặt ở mỗi bên của ngai vàng. Nó đạt đến độ cao 3m và mang lại cảm giác tráng lệ và trang nghiêm. 한국궁중꽃박물관 제공 - Bảo tàng Hoa lụa Cung đình Hàn Quốc
홍벽도화준(紅碧桃花樽)은 궁중 의례 시 정전(正殿)을 아름답게 장식하는 용도로 쓰였는데, 붉은색과 흰색의 복숭아꽃을 어좌 좌우에 각각 하나씩 배치했다. 높이가 3m에 이르러 화려하면서도 장엄한 느낌을 준다. gbyeokdohwajun (bình hoa hồng đào và bích đào) được dùng để trang trí chính điện thêm hoa mỹ trong các nghi lễ hoàng cung. Hồng đào và bích đào được đặt ở mỗi bên của ngai vàng. Nó đạt đến độ cao 3m và mang lại cảm giác tráng lệ và trang nghiêm. 한국궁중꽃박물관 제공 – Bảo tàng Hoa lụa Cung đình Hàn Quốc
황수로 장인이 1829년 창경궁에서 열렸던 잔치에 쓰인 지당판(池塘板)을 재현한 작품이다. 지당판은 궁중 무용이 펼쳐지는 무대를 꾸몄던 도구로, 받침대 위로 좌우에 연꽃을 놓고 그 주변에 모란 화병 7개를 배치했다. Tác phẩm của nghệ nhân bậc thầy Hwang Suro tái hiện tiểu cảnh ao sen trên bệ gỗ jidangpan được sử dụng trong bữa tiệc được tổ chức tại cung điện Changgyeong vào năm 1829. Jidangpan là tiểu cảnh dùng làm sân khấu cho các điệu múa cung đình, hoa sen được đặt ở bên trái và bên phải của bệ với bảy bình hoa mẫu đơn được đặt xung quanh bệ. 한국궁중꽃박물관 제공 - Bảo tàng Hoa lụa Cung đình Hàn Quốc
황수로 장인이 1829년 창경궁에서 열렸던 잔치에 쓰인 지당판(池塘板)을 재현한 작품이다. 지당판은 궁중 무용이 펼쳐지는 무대를 꾸몄던 도구로, 받침대 위로 좌우에 연꽃을 놓고 그 주변에 모란 화병 7개를 배치했다. Tác phẩm của nghệ nhân bậc thầy Hwang Suro tái hiện tiểu cảnh ao sen trên bệ gỗ jidangpan được sử dụng trong bữa tiệc được tổ chức tại cung điện Changgyeong vào năm 1829. Jidangpan là tiểu cảnh dùng làm sân khấu cho các điệu múa cung đình, hoa sen được đặt ở bên trái và bên phải của bệ với bảy bình hoa mẫu đơn được đặt xung quanh bệ. 한국궁중꽃박물관 제공 – Bảo tàng Hoa lụa Cung đình Hàn Quốc

어머니의 제자가 되다 – Trở thành học trò của mẹ

최 대표는 1960년 황수로 장인의 3남 중 장남으로 태어났다. 그는 외가인 부산 초량동(草梁洞) 적산가옥에서 초중고 시절을 보냈다. 그의 외조부는 국내 최초로 코르덴이라는 직물을 생산한 태창(泰昌)기업 창업자 황래성(Hwang Rae-sung, 黃來性) 회장이고, 아버지는 도쿄대 출신의 농학자로 외조부의 뒤를 이어 회장을 지낸 최위경(Choi Wee-kyung, 崔胃卿)이다.

Bài viết liên quan  함양 산청: 봄 산 냄새 가득한 옛 선비들의 마을 Hamyang và Sancheong: Những ngôi làng tràn ngập hương xuân núi rừng của Nho sĩ xưa

Giám đốc Choi sinh năm 1960, là con cả trong ba người con trai của nghệ nhân Hwang Su-ro. Ông trải qua những năm tháng học trò trong nhà ông bà ngoại, một ngôi nhà ở phường Choryang-dong, Busan được xây dựng bởi quân Nhật trong thời kỳ Nhật thuộc. Ông ngoại của ông tên là Hwang Rae-sung, người sáng lập và chủ tịch công ty Taechang, công ty đầu tiên ở Hàn Quốc sản xuất loại vải nhung tăm. Người kế nhiệm ông ngoại làm chủ tịch là bố ông, tên là Choi Wee-kyung, một nhà nông học tốt nghiệp Đại học Tokyo.

“어머니가 무남독녀라 저는 거의 외조부모님 손에서 자라다시피 했어요. 깐깐하기로 소문난 제 어머니도 꼼짝하지 못할 만큼 엄했던 외할아버지였지만, 제겐 자상한 분이셨죠. 제가 서양화를 전공했지만 문화 경영에 관심을 두게 된 것은 외할아버지의 영향이 컸다고 생각합니다.”

“Vì mẹ tôi là quý nữ của ông bà ngoại nên tôi gần như lớn lên dưới sự chăm sóc của ông bà. Ông ngoại rất tốt với tôi, mặc dù ông nghiêm khắc đến mức ngay cả mẹ tôi, người nổi tiếng là người khắt khe, cũng phải sợ ông. Tuy tôi học chuyên ngành hội họa phương Tây nhưng tôi nghĩ ông ngoại có ảnh hưởng lớn đến mối quan tâm kinh doanh văn hóa của tôi.”

정치적으로 혼란스러웠던 1980년대 초, 그는 연극과 마당극 등을 통해 현실 참여 활동을 하며 대학 생활 대부분을 보냈다. 그러다가 프랑스 유학길에 올랐다. 파리 제1대학교에서 미술사로 박사 과정을 마치고, 프랑스 문화부 연구 단원으로 뽑혀 2년간 연수 기회를 가졌다.

Vào đầu những năm 1980 đầy biến động chính trị, ông dành phần lớn thời gian đại học của mình để tham gia các hoạt động xã hội qua những vở kịch sân khấu hay kịch ngoài trời truyền thống. Sau đó ông đi du học Pháp. Sau khi hoàn thành chương trình tiến sĩ về lịch sử nghệ thuật tại Đại học Paris 1 Panthéon-Sorbonne, ông được chọn làm nghiên cứu viên của Bộ Văn hóa Pháp và có cơ hội tu nghiệp trong hai năm.

“13개국에서 한 명씩 뽑아 유럽 최고의 문화를 경험할 수 있게 지원해 주는 프로그램이었죠. 일반인들은 접근하기 어려운 박물관 수장고와 시스템들을 원하는 대로 볼 수 있었습니다. 유럽의 여러 축제들을 비롯해 문화 기관들을 방문하고 연구해 볼 기회도 가졌습니다. 이때 전통적 가치를 동시대인의 삶에 융합하는 문화 경영에 눈을 뜨게 됐죠.”

“Đó là chương trình tuyển chọn và tài trợ cho mỗi quốc gia một người từ 13 quốc gia để trải nghiệm tinh hoa văn hóa châu Âu. Chúng tôi có thể tùy ý vào xem các kho lưu trữ và hệ thống bảo tàng mà công chúng khó tiếp cận. Chúng tôi cũng có cơ hội được tham gia tất cả các lễ hội ở châu Âu và tham quan, nghiên cứu các cơ quan quản lý văn hóa. Trải nghiệm này đã mở mang tầm mắt của tôi về kinh doanh văn hóa tích hợp các giá trị truyền thống vào cuộc sống đương đại.”

1993년 그는 7년 반의 유학 생활을 마치고 한국으로 돌아왔지만, 집안 사정으로 가업을 떠맡게 됐다. 몸에 맞지 않은 옷을 입은 지 10여 년 만에 그는 보안여관으로 비로소 제자리를 찾았고, 이 무렵 눈에 들어온 것이 궁중채화였다.

Bài viết liên quan  [Đọc - Dịch] 한국과 베트남의 전래동화 - Truyện cổ tích của Hàn Quốc và Việt Nam

Sau bảy năm rưỡi du học ở Pháp, ông trở về Hàn Quốc vào năm 1993, nhưng vì hoàn cảnh gia đình nên phải tiếp quản công việc kinh doanh của nhà mình. Mãi sau 10 năm gánh vác công việc không phù hợp, ông mới tìm ra sứ mệnh của mình tại Boan Yeogwan, và chính lúc này, nghệ thuật làm hoa lụa cung đình đã thu hút sự chú ý của ông.

“2007년 뉴욕 유엔 본부에서 열린 한국공예대전에 어머니를 도와 처음으로 화준(花樽, 꽃항아리)을 출품했을 때였어요. 방문객들이 사진을 찍겠다고 저희 쪽으로 일제히 몰려드는 거예요. 꽃은 어떤 설명도 필요 없는 인류 공통의 언어였던 거죠.”

“Đó là lần đầu tiên tôi giúp mẹ mang các bình hoa lụa cung đình tham gia “Triển lãm Thủ công mỹ nghệ Truyền thống Hàn Quốc” được tổ chức tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York vào năm 2007. Khách tham quan đổ xô về phía chúng tôi để chụp ảnh. Hoa đúng là ngôn ngữ chung của nhân loại, không cần giải thích cũng có thể hiểu.”

궁중채화에 대한 열렬한 반응은 2013년 밀라노 한국공예대전에서도 이어졌다. 어려서부터 보고 자라서 채화가 익숙하긴 했지만, 그에게 계승은 전혀 다른 문제였다.

Hoa lụa cung đình cũng nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt tương tự tại triển lãm năm 2013 ở Milan mang tên “Sự ổn định và Biến đổi trong Nghề Thủ công Truyền thống Hàn Quốc”. Dẫu cho giám đốc Choi quen thuộc với hoa lụa cung đình bởi từ nhỏ đã tiếp xúc với nó, nhưng việc kế thừa di sản của mẹ lại là một vấn đề hoàn toàn khác.

“어머니에게 채화를 배우러 온 사람들이 이수자가 되어도 수요가 거의 없으니, 결국에는 모두 떠나곤 했죠. 그래서 제가 전수받을 수밖에 없었는데, ‘왜 내가 해야 하지?’라는 의문이 떠나지 않았어요. 그러다가 2014년 < 아름다운 궁중채화전(Beautiful Royal Silk Flower)>을 준비하면서 그제야 채화의 아름다움에 눈을 뜨게 됐죠.”

“Tất cả những người tìm đến mẹ tôi học nghề cuối cùng đã rời đi, ngay cả sau khi họ hoàn thành khóa đào tạo, bởi vì nhu cầu không cao. Vì vậy, tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc kế thừa di sản của mẹ, nhưng tôi không thể rũ bỏ câu hỏi “Tại sao tôi phải làm điều này?”. Thế rồi vào năm 2014, khi đang chuẩn bị cho “Triển lãm Hoa lụa Cung đình Mỹ lệ”, tôi mới thực sự thức tỉnh trước vẻ đẹp của hoa lụa cung đình.”

국립고궁박물관에서 열렸던 이 전시는 순조(재위 1800~1834)의 40세 생일과 등극 30주년을 기념하기 위해 1829년 창경궁에서 열렸던 당시의 잔치를 재현해 화제가 됐다. 이후 그는 염색부터 시작해 황 장인에게 본격적으로 전수를 받았고, 2019년 이수자로 인정받았다. 황 장인이 사재를 털어 경상남도 양산(梁山)시에 건립 중이던 한국궁중꽃박물관이 같은 해 완공돼 문을 열었다. 그는 이듬해 궁중채화의 교육과 발전을 위해 ‘궁중채화서울랩’을 열었고, 현재 어머니의 뒤를 이어 한국궁중꽃박물관장을 겸하고 있다.

Được tổ chức tại Bảo tàng Cung điện Quốc gia Hàn Quốc, triển lãm này đã thu hút công chúng khi tái hiện lại yến tiệc tổ chức tại cung Changgyeong (Xương Khánh) vào năm 1829 nhân kỷ niệm 40 năm ngày sinh và 30 năm đăng quang của vua Sunjo (Thuần Tổ, trị vì 1800-1834). Sau đó, ông chính thức học nghề bắt đầu từ việc nhuộm vải dưới sự chỉ dẫn của nghệ nhân Hwang. Đến năm 2019 ông được công nhận là người hoàn thành khóa thực hành di sản. Cùng năm đó, nghệ nhân Hwang đã vét hết tài sản cá nhân để hoàn thành và mở cửa Bảo tàng Hoa lụa Cung đình Hàn Quốc mà bà cho xây ở thành phố Yangsan, tỉnh Gyungsangnam-do. Năm sau, ông mở “Phòng Thực nghiệm Hoa lụa Cung đình Seoul” để đào tạo và phát triển hoa lụa cung đình. Hiện tại, ông kế nhiệm mẹ kiêm cả chức vụ giám đốc Bảo tàng Hoa lụa Cung đình Hàn Quốc.

“궁중꽃박물관이 변하지 않아야 할 전통적 가치를 보존한다면, 궁중채화서울랩은 현대적 확장을 모색하고 실험하기 위한 연구소라고 할 수 있습니다.”

“Có thể nói rằng trong khi Bảo tàng Hoa lụa Cung đình đóng vai trò bảo tồn những giá trị truyền thống không nên thay đổi thì Phòng Thực nghiệm Hoa lụa Cung đình Seoul là phòng nghiên cứu dành cho việc khám phá và thử nghiệm mở rộng những phát triển mang tính hiện đại.”

궁중채화서울랩(Royal Silk Flower Seoul Lab)에서 채화 제작을 가르치고 있는 최성우 이수자. 그는 궁중채화의 전통적 가치가 동시대에 공명(共鳴)하기 위해서는 그것의 확장 가능성을 끊임없이 모색해야 한다고 생각한다. 그 일환으로 궁중채화서울랩을 창설했다. Choi Sung-woo đang đào tạo chế tác hoa lụa tại Phòng Thực nghiệm Hoa lụa Cung đình Seoul. Ông nghĩ rằng để các giá trị truyền thống của hoa lụa cung đình có thể vang vọng trong thời đại ngày nay thì ta phải không ngừng khám phá khả năng mở rộng của nó. Phòng thực nghiệm hoa lụa cung đình Seoul được thành lập như là một phần của ý định ấy. ⓒ 한정현
궁중채화서울랩(Royal Silk Flower Seoul Lab)에서 채화 제작을 가르치고 있는 최성우 이수자. 그는 궁중채화의 전통적 가치가 동시대에 공명(共鳴)하기 위해서는 그것의 확장 가능성을 끊임없이 모색해야 한다고 생각한다. 그 일환으로 궁중채화서울랩을 창설했다. Choi Sung-woo đang đào tạo chế tác hoa lụa tại Phòng Thực nghiệm Hoa lụa Cung đình Seoul. Ông nghĩ rằng để các giá trị truyền thống của hoa lụa cung đình có thể vang vọng trong thời đại ngày nay thì ta phải không ngừng khám phá khả năng mở rộng của nó. Phòng thực nghiệm hoa lụa cung đình Seoul được thành lập như là một phần của ý định ấy. ⓒ 한정현

현대적 조형물 – Những tác phẩm mang hơi thở hiện đại

최 대표는 2023년 9월부터 11월까지 서울공예박물관에서 진행된 < 공예 다이얼로그 > 전시에서 전통적인 홍벽도화준과 함께 채화를 현대적인 방식으로 해석한 작품도 보여 주었다.

Tại triển lãm “Đối thoại với Thủ công mỹ nghệ” được tổ chức ở Bảo tàng Thủ công mỹ nghệ Seoul từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2023, giám đốc Choi trưng bày cặp bình hoa hồng đào và bích đào truyền thống cùng với các tác phẩm diễn giải về hoa lụa cung đình theo lối hiện đại.

“궁중채화의 조형적 아름다움은 그 자체로 자연이 선사하는 아날로그의 극치라고 생각합니다. 채화의 전통적 가치가 오늘날에도 이어지기 위해서는 동시대의 기법, 수단, 방법이 활용돼야 합니다. 그리고 이 시대의 언어로 표현된 창조적 조형물이 궁중채화의 전통성과 함께 구현되어야 하죠.”

“Tôi tin rằng vẻ đẹp tạo hình của hoa lụa cung đình tự nó là đỉnh cao của thiên nhiên ban tặng. Để giá trị truyền thống của hoa lụa cung đình được tiếp diễn trong đời sống hôm nay, chúng ta phải ứng dụng các kỹ thuật, phương tiện và phương pháp đương thời. Song song đó, những sản phẩm mang tính sáng tạo được thể hiện bằng ngôn ngữ của thời đại này cần được định hình cùng với tính truyền thống của hoa lụa cung đình.”

채화가 우리 시대에 어떻게 쓰일 것인가의 문제는 이수자이자 문화 기획자로서 그가 풀어가야 할 과제이다. Vấn đề hoa lụa cung đình sẽ được ứng dụng như thế nào trong thời đại chúng ta là một bài toán mà giám đốc Choi phải giải quyết với tư cách là người hoàn thành khóa thực hành di sản kiêm nhà hoạch định văn hóa.

2023년 서울공예박물관에서 진행된 < 공예 다이얼로그 > 전시 모습. 최 이수자와 궁중채화서울랩 작가들이 함께 제작했으며, 궁중채화를 현대적으로 해석한 작품이다. Toàn cảnh triển lãm “Đối thoại với Thủ công mỹ nghệ” được tổ chức tại Bảo tàng Thủ công mỹ nghệ Seoul vào năm 2023. Được chế tác bởi giám đốc Choi và các tác giả của Phòng Thực nghiệm Hoa lụa Cung đình Seoul, tác phẩm diễn giải về hoa lụa cung đình dưới phương thức hiện đại. 한국궁중꽃박물관 제공 - Bảo tàng Hoa lụa Cung đình Hàn Quốc
2023년 서울공예박물관에서 진행된 < 공예 다이얼로그 > 전시 모습. 최 이수자와 궁중채화서울랩 작가들이 함께 제작했으며, 궁중채화를 현대적으로 해석한 작품이다. Toàn cảnh triển lãm “Đối thoại với Thủ công mỹ nghệ” được tổ chức tại Bảo tàng Thủ công mỹ nghệ Seoul vào năm 2023. Được chế tác bởi giám đốc Choi và các tác giả của Phòng Thực nghiệm Hoa lụa Cung đình Seoul, tác phẩm diễn giải về hoa lụa cung đình dưới phương thức hiện đại. 한국궁중꽃박물관 제공 – Bảo tàng Hoa lụa Cung đình Hàn Quốc

이기숙(Lee Gi-sook, 李基淑) 작가
Nhà văn Lee Gi-sook
Dịch. Nguyễn Trung Hiệp

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here