이탈리아 토스카나 주에 위치한 인구 2만5000명의 소도시 피에트라산타. 평화로운 두오모 광장 중앙으로 높이 11미터의 대리석 기둥이 하늘을 향해 우뚝 솟아있다. 고대 이집트의 오벨리스크를 닮았다. 두 가지 색이 교차하는 기하학적 조각 위로 깨진 자국이 눈에 들어온다. 매끈한 표면을 가로지르는 균열 때문일까. 기둥의 중력이 좀처럼 느껴지지 않는다. 무게가 무려 20톤에 달하지만 주변 풍경을 압도하지 않고 자연스럽게 어우러지며 조용한 광장에 생기를 불어넣는다.
Ở Quảng trường Duomo yên tĩnh tọa lạc tại thị trấn nhỏ Pietrasanta với dân số 25.000 người thuộc vùng Tuscany (Ý), có một cột đá cẩm thạch cao 11 mét vươn lên thẳng đứng giữa trời trông như bút đá tháp Obelisk của Ai Cập cổ đại. Trên tác phẩm điêu khắc hình học có màu sắc giao nhau, các vết đứt gãy hiện rõ. Cây cột này nặng tới 20 tấn nhưng lại hòa quyện một cách tự nhiên với khung cảnh xung quanh, thổi một chút sức sống vào quảng trường yên bình này.
이탈리아에서 조각가로 활동 중인 박은선 작가의 대표작 ‘무한기둥’이다. 피에트라산타시와 갤러리 콘티니가 박 작가의 이탈리아 활동 30주년을 기념해 전시를 기획했다. 박 작가는 2018년 ‘프라텔리 로셀리’상을 받았다. 피에트라산타시가 최고의 조각가에게 수여하는 상이다. 2021년엔 한국인 최초로 피에트라산타 ‘명예 시민’으로도 선정됐다. 그는 이곳에서 ‘마에스트로’라 불린다.
Đây chính là kiệt tác “Colonna Infinita – Accrescimento” (tạm dịch: Cột vô hạn – Tăng trưởng) của Park Eun Sun, một nhà điêu khắc người Hàn Quốc đang hoạt động tại Ý. Để kỷ niệm 30 năm sự nghiệp ở Ý của ông Park, Chính quyền thị trấn Pietrasanta và Phòng trưng bày nghệ thuật CONTINI đã lên kế hoạch tổ chức triển lãm ngoài trời để giới thiệu tác phẩm này.
Năm 2018, Park Eun Sun đã giành được Giải thưởng Fratelli Rosselli dành cho những nhà điêu khắc có tay nghề chuyên môn cao và vào năm 2021, ông cũng vinh dự trở thành người Hàn Quốc đầu tiên được thành phố Pietrasanta trao tặng danh hiệu “Công dân danh dự”.
어렸을 때부터 화가를 꿈꿨던 박 작가는 경희대 조소과를 졸업하고 1993년 아내와 함께 이탈리아로 삶의 터전을 옮겼다. 현실의 굴레에서 벗어나 오로지 작업에만 전념하기 위해 내린 결정이었다. 조각 예술의 본고장인 피에트라산타에 정착한 지도 어느덧 30년. 그는 이제 이탈리아를 넘어 세계적으로 인정받는 예술가가 됐다. 여전히 대부분의 시간을 작업장에서 보낸다는 박 작가. 그의 성실함이 곧고 단단한 대리석과 닮았다.
Từ nhỏ, Park Eun-sun đã mơ ước trở thành họa sĩ. Sau khi tốt nghiệp khoa Điêu khắc tại Đại học Kyunghee, ông cùng vợ chuyển đến Ý vào năm 1993 để toàn tâm toàn ý tập trung vào công việc sáng tác. Trải qua 30 năm định cư tại Pietrasanta, nơi được mệnh danh là “Thánh địa điêu khắc”, ông trở thành một nghệ sĩ được công nhận không chỉ tại Ý mà trên toàn thế giới. Dù đã nổi tiếng, ông vẫn dành hầu hết thời gian trong xưởng làm việc của mình, thể hiện sự tận tụy giống như cột đá cẩm thạch kiên cố của mình.
박 작가는 올 하반기 자신의 이름을 딴 미술관 ‘아뜰리에 박은선’ 개관을 앞두고 있다. 리움미술관과 강남 교보타워를 지은 세계적인 건축가 마리오 보타가 설계를 맡았다. 유리 공장을 개조해 만든 미술관은 작업실과 사무실, 전시공간으로 꾸며질 예정이라고. 소감을 묻자 박 작가는 “미술관을 열더라도 크게 달라지는 것은 없다” 며 “그동안 해왔던 것처럼 꾸준히 작업을 이어 나갈 것”이라고 답했다. 그의 담담한 말 속에서 수십 년간 돌을 깎으며 견고히 쌓아 올린 내공이 느껴진다.
Park Eun-sun dự kiến sẽ khai trương một bảo tàng mang tên ông, ‘Atelier Park Eun-sun,’ vào nửa cuối năm nay. Kiến trúc sư nổi tiếng Mario Botta, người đã thiết kế Bảo tàng Leeum và Tháp Kyobo ở Gangnam, đã nhận trách nhiệm thiết kế bảo tàng này. Bảo tàng sẽ được cải tạo từ một nhà máy kính, bao gồm không gian làm việc, văn phòng và khu trưng bày. Khi được hỏi về cảm xúc của mình, ông trả lời rằng: “Dù mở bảo tàng, tôi vẫn sẽ tiếp tục công việc của mình như trước đây. Điều đó không thay đổi gì nhiều.” Lời nói chân thành của ông phản ánh sự kiên định và nội lực mà ông đã tích lũy trong nhiều năm qua việc điêu khắc đá.
– 예술가의 길을 걷게 된 계기는 무엇이었나. Điều gì đã làm ông trở thành nghệ sĩ ?
어렸을 때부터 예술가가 꿈이었다. 조각가가 되기 위해 부푼 꿈을 안고 경희대 조소과에 입학했다. 하지만 집안 사정이 어려워지면서 아르바이트를 전전했다. 계속 이대로 살면 후회할 것 같았다. 온전히 작업에만 집중할 수 있는 방법을 고민하다가 이탈리아 피에트라산타로 이주했다.
Tôi đã mơ ước trở thành một nghệ sĩ từ khi còn nhỏ. Để trở thành một nhà điêu khắc, tôi đã nhập học vào Khoa Điêu khắc của Đại học Kyung Hee. Tuy nhiên, do gia đình khó khăn nên tôi không thể không làm việc để kiếm tiền. Nhưng lúc đó tôi nghĩ nếu cứ tiếp tục sống như thế này thì có lẽ mình sẽ hối hận. Sau nhiều cân nhắc, tôi quyết định chuyển đến thị trấn Pietrasanta, Ý.
– 이탈리아, 특히 피에트라산타는 작가님에게 어떤 의미인가. Ý, đặc biệt là thị trấn Pietrasanta, có ý nghĩa gì đối với ông ?
처음 이탈리아에 도착했을 때 언어 장벽과 금전적 어려움, 인종 차별 등으로 고생했다. 오로지 조각을 향한 열정 하나로 버티며 하루 종일 작업에만 몰두했다. 그러다 보니 점점 진가를 알아봐 주는 사람들이 생기더라. 피에트라산타는 우여곡절이 많은 인생에서 많은 스토리를 만들어준 곳이다. 내게는 제2의 고향이나 다름없다.
Khi mới đến Ý, tôi đã phải chịu đựng rất nhiều vì rào cản ngôn ngữ, tiền bạc, sự phân biệt chủng tộc và các vấn đề khác. Với tình yêu dành cho nghệ thuật điêu khắc, tôi suốt ngày cống hiến hết mình cho việc sáng tạo tác phẩm. Chính vì điều này mà tôi ngày càng được nhiều người công nhận. Ở thị trấn Pietrasanta, tôi đã trải qua những thăng trầm của cuộc đời mình và nơi này trở thành một quê nhà thứ hai đối với tôi.
– 한국인이라는 정체성이 작업에 어떤 영향을 미치는가. Bản sắc của người Hàn Quốc ảnh hưởng thế nào đến sự sáng tạo của ông?
여느 작가들처럼 나도 정체성을 찾기 위해 방황하던 시기가 있었다. 타지에서 외국인으로 살다 보니 자신감이 점점 떨어졌다. 그러다 어느 순간 모든 게 부질없이 느껴졌다. 한국에서 태어나 걸음마를 배우고 초중고등학교를 거쳐 대학교까지 나왔는데 고민할 이유가 무엇인가 싶었다. 한국인이라는 정체성을 받아들이고 작업에 임하자 유럽인들이 비로소 마음을 열기 시작했다. 꾸미지 않은 본연의 모습에 공감한 거다.
Giống như những nghệ sĩ khác, tôi đã trải qua giai đoạn bấp bênh để tìm kiếm bản sắc của bản thân. Sinh sống ở một quốc gia xa lạ, sự tự tin của tôi cũng giảm dân từng ngày. Nhưng một ngày nào đó, tôi nhận ra những lo lắng của mình là không đáng sợ. Từ lúc tôi đã chấp nhận bản sắc của người Hàn Quốc, nhiều người bắt đầu cởi mở hơn với tôi.
– 이탈리아에서 한국인으로서 자긍심을 느낀 순간이 있는가. Trong thời gian sinh sống ở Ý, ông có bao giờ tự hào là người Hàn Quốc không?
1990년대만 해도 한국이 어딘지 조차 모르는 사람들이 대부분이었다. 지금은 K-팝과 드라마 덕분에 이탈리아에서도 한국의 위상이 달라졌음을 실감한다. 그에 비해 현대미술에서는 아직 한국이 많이 알려지지 않았다. 앞으로 한국인 예술가로서 사명감을 가지고 한국의 현대미술을 널리 알리는 데 앞장서고 싶다.
Cho đến những năm 1990, hầu hết mọi người đều không biết Hàn Quốc ở đâu. Giờ đây, nhờ K-pop và phim truyền hình Hàn Quốc, tôi thực sự có thể cảm nhận được vị thế của Hàn Quốc ở Ý đã được nâng cao hơn. Tuy nhiên, Hàn Quốc tương đối chưa phổ biến trong lĩnh vực nghệ thuật hiện đại. Chính vì vậy, trong tương lai, tôi muốn quảng bá nghệ thuật hiện đại Hàn Quốc ra thế giới với tinh thần sứ mệnh của mình.
– 한국과 이탈리아 간 문화적 차이가 있다면. Có sự khác biệt gì giữa văn hóa Hàn Quốc và Ý?
과거 이탈리아는 서구 문화의 중심지였다. 유구한 역사를 거쳐 이탈리아 고유의 색깔과 문화가 자연스럽게 자리 잡았다. 덕분에 이탈리아는 미술과 디자인, 패션 등 여러 분야에서 뛰어난 예술적 감각을 자랑한다. 반면 한국은 변화무쌍한 나라다. 앞으로 뻗어나갈 수 있는 무궁무진한 잠재력을 지니고 있다. 깊은 곳에 숨겨져 있는 바위 속의 옥이랄까.
Ý từng là trung tâm của văn hóa phương Tây. Trải qua lịch sử lâu dài, Ý đã tạo lập bản sắc và nền văn hóa riêng biệt một cách tự nhiên. Nhờ đó, Ý vượt trội ở nhiều lĩnh vực nghệ thuật như mỹ thuật, thiết kế và thời trang. Ngược lại, Hàn Quốc là một đất nước đang thay đổi nhanh chóng với tiềm năng phát triển vô tận, giống như một viên ngọc ẩn đang chờ được khám phá.
– 미술관 개관을 통해 이루고자 하는 목표나 비전이 있다면. Ông muốn đạt được mục tiêu gì thông qua việc khai trưởng bản tàng?
미술관을 열더라도 크게 달라지는 것은 없을 것이다. 그동안 해왔던 것처럼 꾸준히 작업을 이어 나갈 것이다. 다만 미술관은 작가로서의 책임감과 사명감을 더해주는 하나의 원동력이 될 것이다.
Ngay cả khi mở cửa một bảo tàng nghệ thuật, cũng sẽ không có thay đổi lớn nào. Tôi sẽ tiếp tục làm việc và sáng tạo tác phẩm như mọi khi. Bảo tàng nghệ thuật sẽ đóng vai trò như một nguồn động lực nâng cao tinh thần trách nhiệm, sứ mệnh với tư cách là một nghệ sĩ.
– 앞으로의 활동 계획과 최종적으로 이루고 싶은 꿈이 있다면. Xin ông chia sẻ kế hoạch hoạt động trong tương lai và ước mơ cuối cùng.
전 세계 곳곳에서 많은 전시가 나를 기다리고 있다. 작가로서 더 단단해지고 싶다. 끊임 없이 비우고 채워나가며 즐겁게 작업에 임할 생각이다. Có rất nhiều cuộc triển lãm đang chờ đợi tôi trên khắp thế giới. Tôi muốn trở nên kiên cường hơn với tư cách là một nghệ sĩ. Tôi cũng sẽ tiếp tục trút bỏ và lấp đầy bản thân khi thưởng thức tất cả các quá trình sáng tạo tác phẩm.
– 마지막으로 전 세계 코리아넷 독자에게 하고 싶은 말은. Ông có thông điệp gì với các độc giả Korea.net không?
자신에게 솔직해져라. 나는 항상 스스로와 대화를 나눈다. 마음에 품고 있는 모든 생각을 여과 없이 꺼내 놓는다. 지금 내가 무엇을 하는지, 왜 하는지 끊임 없이 질문을 던지며 답을 찾아나가는 거다. 작가는 무엇보다도 솔직해야 한다. 솔직함이야말로 관람객에 대한 예의라고 생각한다.
Tôi hy vọng mọi người có thể sống thật với chính mình. Tôi thường trò chuyện với chính mình, liên tục tự hỏi mình đang làm gì, tại sao tôi lại làm việc đó để tìm kiếm câu trả lời. Nghệ sĩ trước tiên phải thẳng thắn. Tôi nghĩ thẳng thắn là cách tốt nhất để đối xử du khách đến xem tác phẩm.
길규영 기자 gilkyuyoung@korea.kr
Bài viết từ Gil Kyuyoung, gilkyuyoung@korea.kr