건축: 기능에서 비롯된 유기적 아름다움 – Nét đẹp kiến trúc hữu cơ bắt nguồn từ chức năng

0
203

더_시스템랩(THE_SYSTEM LAB)을 이끄는 김찬중(Chanjoong Kim, 金贊中)은 독특한 건축 미학으로 주목받는 건축가이다. 그의 작품에는 한국 건축에서 보기 어려운 위트가 담겨 있다고 평가받는다. 2016년, 영국 라이프스타일 잡지 『월페이퍼(Wallpaper*)』가 선정한 ‘세계의 떠오르는 건축가 20인’에 선정된 바 있다.

Chanjoong Kim – người dẫn dắt THE_SYSTEM LAB – là một kiến trúc sư tạo được chú ý với tính thẩm mỹ kiến trúc độc đáo. Tác phẩm của ông được đánh giá là chứa đựng sự dí dỏm hiếm thấy trong kiến trúc Hàn Quốc. Năm 2016, ông được tạp chí phong cách đời sống của Anh “Wallpaper*” bình chọn là một trong “20 kiến trúc sư mới nổi trên thế giới”.

더_시스템랩의 김찬중 대표는 ‘합리적인 혁신’을 통해 건축의 새로운 유형을 제시하는 건축가이다. 그는 그 어느 때보다 변화의 속도가 빠른 오늘날, 건축이 시대의 흐름에 반응할 수 있는 유기체가 되어야 한다고 생각한다. Người sáng lập THE_SYSTEM LAB - Chanjoong Kim là kiến trúc sư đã đưa ra loại kiến trúc mới thông qua “cải cách hợp lý”. Ông cho rằng trong xã hội ngày nay luôn thay đổi với tốc độ nhanh hơn bao giờ hết, kiến trúc phải trở thành một thực thể có thể đáp ứng dòng chảy của thời đại. ⓒ 이강석(Gangseok Lee)
더_시스템랩의 김찬중 대표는 ‘합리적인 혁신’을 통해 건축의 새로운 유형을 제시하는 건축가이다. 그는 그 어느 때보다 변화의 속도가 빠른 오늘날, 건축이 시대의 흐름에 반응할 수 있는 유기체가 되어야 한다고 생각한다. Người sáng lập THE_SYSTEM LAB – Chanjoong Kim là kiến trúc sư đã đưa ra loại kiến trúc mới thông qua “cải cách hợp lý”. Ông cho rằng trong xã hội ngày nay luôn thay đổi với tốc độ nhanh hơn bao giờ hết, kiến trúc phải trở thành một thực thể có thể đáp ứng dòng chảy của thời đại. ⓒ 이강석(Gangseok Lee)

“ 형태는 기능을 따릅니다.” “Hình thức tuân theo chức năng.”

김찬중에게 자신의 철학을 물었더니 돌아온 대답이다. 미국의 건축가 루이스 설리번의 경구(警句)라 진부하게 들릴 거라는 말투였지만, 표정은 단호했다.

Đây là câu trả lời của Chanjoong Kim khi được hỏi về triết lý kiến trúc của bản thân. Giọng điệu của ông cho thấy có vẻ đây là một câu nói cố hữu của kiến trúc sư người Mỹ Louis Sullivan, nhưng nét mặt của ông thì kiên định.

“너무 고전적인 얘기라 식상하겠지만, 저희 작업에 사용된 모든 곡선과 유기적 형태들은 제각각 고유한 기능을 가집니다.” “Mọi người chắc hẳn sẽ chán ngấy vì câu chuyện quá kinh điển, nhưng mọi đường cong và hình thức hữu cơ trong kiến trúc của chúng tôi đều chứa đựng chức năng riêng của nó.”

건축가는 예술가가 아니기에, 기능에 맞추고 해법을 찾아야 한다. 미적 탐닉보다 건축 방식을 먼저 따지는 게 숙명이다. Kiến trúc sư không phải là nghệ sĩ, vì vậy họ phải tìm cách giải quyết vấn đề phù hợp với chức năng. Tuân theo phương thức về mặt kiến trúc trước khi đắm mình vào cái đẹp là số mệnh của họ.

머큐어 앰배서더 서울 홍대(Mercure Ambassador Seoul Hongdae)는 대로변에 면하는 부분에 투과성 차폐막이 설치되었다. 이는 도로의 소음을 차단하는 기능적 역할을 수행하는 동시에 심미적 측면에서 개성 있는 실루엣을 만들어 냈다. Mặt tiền đối diện đường lớn của khách sạn Mercure Ambassador Seoul Hongdae được thiết kế như tấm màn trong suốt. Tấm màn đóng vai trò ngăn chặn tiếng ồn trên đường về mặt chức năng, đồng thời tạo ra những hình bóng đen ngược sáng đầy cá tính về mặt thẩm mỹ. ⓒ 김용관(Kim Yong-kwan, 金用官)
머큐어 앰배서더 서울 홍대(Mercure Ambassador Seoul Hongdae)는 대로변에 면하는 부분에 투과성 차폐막이 설치되었다. 이는 도로의 소음을 차단하는 기능적 역할을 수행하는 동시에 심미적 측면에서 개성 있는 실루엣을 만들어 냈다. Mặt tiền đối diện đường lớn của khách sạn Mercure Ambassador Seoul Hongdae được thiết kế như tấm màn trong suốt. Tấm màn đóng vai trò ngăn chặn tiếng ồn trên đường về mặt chức năng, đồng thời tạo ra những hình bóng đen ngược sáng đầy cá tính về mặt thẩm mỹ. ⓒ 김용관(Kim Yong-kwan, 金用官)

기능을 고려한 디자인 – THIẾT KẾ CÂN NHẮC ĐẾN CHỨC NĂNG

서울 강서구 마곡동(麻谷洞)의 삼진제약 연구센터(2021)는 살짝 불어든 바람에 팔랑 들린 커튼 자락을 닮은 건물이다. 각종 실험이 진행되는 연구소는 고도의 집중력이 요구되는 공간이다. 그렇다고 연구원들이 종일 연구에만 몰두할 수는 없다. 가끔 기지개 켜고 창밖도 내다봐야 숨통이 틘다. 펄럭이는 듯한 입면(facade)은 이런 점을 고려하되, 오후 햇빛이 눈을 찌르는 서향 건물의 난제를 풀 해법이었다.

Trung tâm Nghiên cứu Samjin Pharm tại Magok-dong, Gangseo-gu, Seoul (xây dựng năm 2021) là một tòa nhà có hình dáng giống vạt rèm đang đung đưa trong làn gió nhẹ. Cơ quan nghiên cứu là không gian đòi hỏi sự tập trung cao độ vì là nơi liên tục diễn ra các thí nghiệm. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu không thể chỉ tập trung vào nghiên cứu suốt cả ngày. Thỉnh thoảng họ cũng cần vươn vai và nhìn ra ngoài cửa sổ để hít thở. Phần mặt tiền như thể sóng lượn của tòa nhà là giải pháp cân nhắc đến điểm này, đồng thời giải quyết vấn đề ánh sáng chói vào buổi chiều của tòa nhà hướng tây.

건축가는 연구원들의 개인 책상을 가장자리에 두고, 공동 업무 공간인 실험실은 중앙부에 배치하도록 설계했다. 개별 공간에서는 집중력 있게 자기 연구에 빠져들고, 실험실에서는 트인 생각으로 머리를 맞대는 구조다. 그는 창가에 놓인 책상으로 햇빛이 너무 세게 들이쳐도, 외부와 단절된 채 꽉 막혀 있어도 안 된다고 판단했다. 그래서 빛을 막으면서도 도시와의 관계는 열어 두기 위해 벽을 들어 올렸다. 얇은 천 느낌의 곡면 외벽은 80mm 두께의 초고강도 콘크리트(UHPC, Ultra-High Performance Concrete)로 제작했다. 형태는 부드러워 보이지만, 강도는 일반 콘크리트를 압도한다.

Kiến trúc sư đã thiết kế bàn làm việc cá nhân của các nhà nghiên cứu đặt ở mép rìa, trong khi không gian làm việc chung là phòng thí nghiệm được đặt ở trung tâm. Đây là cấu trúc không gian giúp các nhà nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu cá nhân ở không gian riêng, và tư duy rộng mở trong không gian chung là phòng thí nghiệm. Ông cho rằng bàn làm việc được đặt cạnh cửa sổ không nên quá bị che khuất bởi ánh nắng gắt, cũng không nên quá kín đáo tách biệt với bên ngoài. Vì vậy, bức tường dựng ở độ cao đủ để ngăn ánh nắng nhưng vẫn hướng đến sự kết nối với thành phố bên ngoài. Bức tường cong uốn lượn như một tấm vải mỏng, được làm từ bê tông cường độ cực cao (UHPC, Ultra-High Performance Concert) dày 80mm. Hình dáng trông có vẻ mềm mại nhưng độ cứng lại vượt trội so với bê tông thông thường.

Bài viết liên quan  '세계를 매료시킨 한국문학' 전시회···국제 문학상 수상작 한자리에 - Gặp gỡ những tác phẩm Hàn Quốc đoạt giải văn học quốc tế

“외벽 콘크리트 패널을 곡면으로 만들어 직사광선은 가리고, 살짝 열린 틈으로 간접 광이 들어올 수 있게 했습니다. 책상에 앉아서 곡면의 열린 틈으로 도시를 내다볼 수도 있어요. 직사광선과 무관한 북향이었다면 이런 시도를 안 했을 겁니다. 모든 것들은 기능과 연관된 선택입니다.”

“Tấm bê tông ngoài được làm uốn cong để ngăn ánh nắng trực tiếp và cho ánh sáng gián tiếp có thể lọt vào qua khe hở nhỏ. Ngồi tại bàn làm việc cũng có thể nhìn thấy thành phố qua khe hở cong này. Nếu không gian này là hướng bắc, không có ánh nắng trực tiếp, chúng tôi sẽ không thực hiện thiết kế này. Tất cả mọi thứ đều là lựa chọn liên quan đến chức năng.”

한 블록 옆에 위치한 IT 기업 엑셈 마곡연구소(2022)도 이들이 맡은 프로젝트였는데, 마찬가지로 서향이다. 외벽에 특수 알루미늄 차광판을 45도 기울인 상태로 줄지어 붙였다. 삼진제약 연구센터와 마찬가지로 오후 서쪽 하늘의 강한 빛을 차단하고 반사된 빛이 부드럽게 내부로 흘러들게 하는 역할이다. 그는 모니터와 스크린을 중심으로 일하는 IT 회사의 특성을 고려해 균질한 실내 빛 환경에 신경 썼다. 외부 차광판과 유리 벽 사이는 직원들이 바깥 공기를 쐴 수 있는 발코니형 쉼터로 조성했다.

Trung tâm Nghiên cứu Magok của công ty công nghệ thông tin EXEM (xây dựng năm 2022) tọa lạc ở dãy bên cạnh cũng là một dự án do họ đảm nhận, và tòa nhà cũng nằm hướng tây. Bức tường bên ngoài được gắn các tấm chắn nắng bằng nhôm đặc biệt xếp thành hàng với độ nghiêng 45 độ. Cũng giống như Trung tâm Nghiên cứu Samjin Pharm, các tấm chắn bằng nhôm đóng vai trò ngăn chặn ánh nắng gắt vào buổi chiều từ hướng tây đồng thời cho phép ánh sáng phản chiếu nhẹ nhàng lọt vào bên trong. Ông đã cân nhắc đến đặc trưng của công ty IT là làm việc chủ yếu qua màn hình và chú ý đến môi trường ánh sáng đồng đều bên trong. Khoảng trống giữa các tấm chắn nắng và tường kính bên ngoài được thiết kế thành không gian nghỉ ngơi hình ban công để nhân viên có thể hít thở không khí bên ngoài.

실험적 시도 – BƯỚC ĐI THỬ NGHIỆM

‘어금니 빌딩’이라 불린 폴 스미스 플래그십 스토어(2011)는 바닥 면적이 제한적인 상황에서 공간에 대한 의뢰인의 요구를 모두 담다 보니, 머핀처럼 위쪽이 부풀었다. 가우디의 작품 카사 밀라(Casa Mila)와 닮았단 소리를 듣는 한남동 오피스 빌딩(2014)은 구불구불한 외벽에 곡선형 창을 내고 발코니를 만들었다. 발코니는 실내 공간에서 일하는 사람들의 피로감을 줄여 주는 역할을 맡는다.

Cửa hàng flagship Paul Smith (xây dựng năm 2011) thường được gọi là “Tòa nhà Răng cối”, nó phồng lên ở phần trên giống như một chiếc bánh muffin để đáp ứng tất cả nhu cầu của khách hàng về không gian trong điều kiện diện tích sàn bị hạn chế. Tòa nhà văn phòng Hannam-dong (xây dựng năm 2014) được cho là giống với tác phẩm Casa Mila của Gaudi, ngôi nhà có các cửa sổ cong cong ở ban công hướng ra ngoài bờ tường nhấp nhô uốn lượn. Ban công đóng vai trò làm xoa dịu phần nào sự mệt mỏi của những người làm việc trong nhà. 

강남구 도산공원 바로 앞에 위치한 폴 스미스 플래그십 스토어는 고급 브랜드 매장이 밀집된 주변 환경 속에서 해당 브랜드를 일반인들에게 어떻게 인지시킬 것인지 고민한 끝에 탄생했다. 그 결과 보는 사람에 따라서 각기 다른 해석이 가능한 건물이 되었다. 현재는 헤리티크뉴욕(HERITIQUE NewYork) 매장으로 사용된다. Cửa hàng flagship Paul Smith nằm ngay trước công viên Dosan, Gangnam-gu đã xuất hiện sau quá trình cân nhắc làm thế nào để công chúng có thể nhận ra được thương hiệu này trong môi trường dày đặc các cửa hàng thương hiệu xa xỉ. Kết quả là nó trở thành một tòa nhà có nhiều cách giải thích tùy theo mỗi người. Nó hiện được sử dụng làm cửa hàng HERITIQUE NEWYORK. ⓒ 김용관(Kim Yong-kwan, 金用官)
강남구 도산공원 바로 앞에 위치한 폴 스미스 플래그십 스토어는 고급 브랜드 매장이 밀집된 주변 환경 속에서 해당 브랜드를 일반인들에게 어떻게 인지시킬 것인지 고민한 끝에 탄생했다. 그 결과 보는 사람에 따라서 각기 다른 해석이 가능한 건물이 되었다. 현재는 헤리티크뉴욕(HERITIQUE NewYork) 매장으로 사용된다. Cửa hàng flagship Paul Smith nằm ngay trước công viên Dosan, Gangnam-gu đã xuất hiện sau quá trình cân nhắc làm thế nào để công chúng có thể nhận ra được thương hiệu này trong môi trường dày đặc các cửa hàng thương hiệu xa xỉ. Kết quả là nó trở thành một tòa nhà có nhiều cách giải thích tùy theo mỗi người. Nó hiện được sử dụng làm cửa hàng HERITIQUE NEWYORK. ⓒ 김용관(Kim Yong-kwan, 金用官)

삐죽하게 솟은 송파구 오금로(梧琴路)의 다세대 주택 다락다락(DARAK DARAK, 2016)은 건축물의 면적과 층수에서 제외되는 다락의 특성을 이용해 연면적과 높이를 확대했으며, 녹과 얼룩에 강해 오랫동안 깨끗하게 쓸 수 있는 컬러 강판을 사용한 덕에 눈에 띄는 건물이 됐다. 까다로운 조건과 제약이 김찬중에게는 실험적 시도의 원천이 됐다.

Bài viết liên quan  한국의 연애와 결혼 지원 정책 - Các chính sách của Hàn Quốc nhằm khuyến khích hẹn hò và kết hôn

Căn hộ chung cư Darak Darak (xây dựng năm 2016) ở Ogeum-ro, Songpa-gu có phần mái dốc kéo dài đã mở rộng diện tích và chiều cao của căn hộ bằng cách tận dụng đặc trưng của gác xép vốn không liên quan đến việc chia tầng và diện tích sàn. Đồng thời, tòa nhà trông nổi bật nhờ sử dụng thép mạ màu để có thể dùng lâu mà vẫn sạch sẽ, có khả năng kháng gỉ sét và ố bẩn. Các hạn chế và điều kiện khó khăn lại là khởi đầu cho những nỗ lực thử nghiệm cho Chanjoong Kim.

“새로운 소재에 관심이 많습니다. 형태나 물성이 바뀌면 사람들의 접근이 달라져요. 다가와 두드려 보고 만져 봅니다. ‘스머프집 같다’, ‘문어 빨판 같다’는 식으로 별명도 지어 부릅니다. 이처럼 각자 자신의 경험과 생각을 투영해 이야기 나눌 수 있는 건물이 되기를 바랍니다. 좋은 건축이란 호기심을 자극하는 건물, 그리하여 사람들의 창의성을 북돋우고 건조한 도시에 활력도 불어넣는 것이라 믿거든요.”

“Tôi rất quan tâm đến các chất liệu mới. Cách tiếp cận của con người thay đổi khi hình dạng và thuộc tính vật chất ngôi nhà thay đổi. Người ta sẽ đến gần, gõ và tiếp xúc trực tiếp vào chúng. Tôi đặt biệt danh cho các ngôi nhà theo kiểu Ngôi nhà Xì Trum, Ngôi nhà tua bạch tuộc. Tôi hy vọng rằng mỗi tòa nhà có thể phản chiếu và kể ra được những tâm tư trải nghiệm của riêng mỗi người. Tôi tin rằng kiến trúc đẹp là một tòa nhà khơi dậy sự tò mò, qua đó thúc đẩy tính sáng tạo của con người và mang lại sức sống cho thành phố khô cứng buồn tẻ.”

부산 구도심에 위치한 PLACE 1 BUSAN은 하나은행 빌딩을 리모델링한 프로젝트이다. 건축가는 바빌론 시대의 공중 정원에서 모티브를 얻어 건물 상층부를 독특한 방식으로 디자인했다. PLACE 1 BUSAN nằm ở trung tâm thành phố cũ của Busan, là dự án tu sửa tòa nhà ngân hàng Hana. Kiến trúc sư đã sử dụng mô típ từ vườn treo Babylon và thiết kế tầng trên của tòa nhà theo cách độc đáo. ⓒ 유청오(Cheong O Yu)
부산 구도심에 위치한 PLACE 1 BUSAN은 하나은행 빌딩을 리모델링한 프로젝트이다. 건축가는 바빌론 시대의 공중 정원에서 모티브를 얻어 건물 상층부를 독특한 방식으로 디자인했다. PLACE 1 BUSAN nằm ở trung tâm thành phố cũ của Busan, là dự án tu sửa tòa nhà ngân hàng Hana. Kiến trúc sư đã sử dụng mô típ từ vườn treo Babylon và thiết kế tầng trên của tòa nhà theo cách độc đáo. ⓒ 유청오(Cheong O Yu)

자연과 어우러진 건축물 – CÔNG TRÌNH HÀI HÒA THIÊN NHIÊN

코오롱그룹의 의뢰로 울릉도에 지은 코스모스 리조트(2017)는 자연을 거스르지 않는다는 점에서 건축 같지 않은 건축에 대한 도전이었다. 바다 위 절벽에 놓인 이 호텔은 건물이라기보다는 한 점의 오브제다. 보티첼리의 <비너스의 탄생(The Birth of Venus)>이 연상되는 이 건물은 비너스를 실어 온 조개껍질처럼 희고 단아한 모습이다. 위에서 내려다본 형태는 봉오리 벌어지는 꽃잎 같고, 옆에서 본 곡선은 넘실대는 파도를 닮았다. 2015년 리조트 설계를 의뢰받은 김찬중은 예닐곱 시간 뱃길을 따라 울릉도로 들어갔다. 섬에 밤이 내리자 별과 하늘의 움직임이 보였고, 해가 뜨자 파도와 바람 소리가 들렸다. 천문기상대에 자료를 요청해 해와 달의 궤적을 받았고, 자연이 그린 포물선에서 건물의 곡선들을 추출했다. 건축물의 모든 부분이 자연을 닮은 이유다.

Việc xây dựng resort KOSMOS ở đảo Ulleung năm 2017 theo đặt hàng của Tập đoàn KOLON là một thách thức trong việc tạo ra kiến trúc không giống công trình xây dựng ở chỗ nó không đi ngược lại với tự nhiên. Khách sạn nằm ở vách đá sát biển này giống một tác phẩm trang trí hơn là một tòa nhà. Nó gợi nhớ đến bức tranh “Sự ra đời của thần Vệ Nữ” (The Birth of Venus ) của Botticelli khi phủ một màu trắng thanh tao như chiếc vỏ sò dưới chân thần vệ nữ Venus. Hình dạng nhìn từ trên xuống giống như cánh hoa đang nở rộ, đường cong nhìn từ bên cạnh thì giống như con sóng đang dâng lên. Năm 2015, Chanjoong Kim – người được giao nhiệm vụ thiết kế khu nghỉ dưỡng – đã vào đảo Ulleung bằng đường thủy kéo dài sáu đến bảy tiếng. Khi màn đêm buông xuống hòn đảo, ta có thể nhìn thấy chuyển động của sao trời, khi mặt trời mọc, ta có thể nghe thấy gió thổi và sóng vỗ. Ông đã yêu cầu đài quan sát thiên văn lấy dữ liệu quỹ đạo của mặt trời và mặt trăng, từ đó ông vẽ được đường cong của tòa nhà phỏng từ đường parabol mà tạo hóa phác thảo. Đây cũng là nguyên do mà tất cả cấu trúc trong tòa nhà đều hài hòa với thiên nhiên.

Bài viết liên quan  한국의 전통 스포츠 - 씨름, Đấu vật - môn thể thao truyền thống của Hàn Quốc

“수만 년 동안 추산(錐山)을 중심으로 형성된 울릉도의 자연에 인위적인 표현을 더하고 싶지 않았습니다. 밖에서건 안에서건 건물처럼 보이지 않으면서 주변 풍광의 아름다움을 담길 바랐거든요.”

“Tôi không muốn thêm các yếu tố nhân tạo vào môi trường tự nhiên của đảo Ulleung, nơi đã trải qua quá trình hình thành hàng vạn năm quanh núi Chu. Tôi muốn nơi đây vẫn bảo toàn thắng cảnh thay vì mang dáng dấp của một công trình xây dựng, dù là ở bên ngoài hay bên trong.”

코스모스(KOSMOS) 리조트는 원시적인 자연환경이 잘 보존된 울릉도에 위치한다. 건축가는 대지에 건축물을 설계하기보다는 자연을 담는 그릇을 만들고자 했다. 또한 그는 이곳이 별들의 궤적을 관조하는 일종의 천체 관측 도구가 되기를 희망했다. Resort KOSMOS nằm ở đảo Ulleung là nơi môi trường thiên nhiên hoang sơ được bảo tồn rất tốt. Kiến trúc sư muốn thiết kế một chiếc bát chứa đựng cả thiên nhiên hơn là thiết kế các tòa nhà trên mặt đất. Bên cạnh đó, ông cũng hy vọng rằng nơi này sẽ trở thành một công cụ thiên văn để quan sát quỹ đạo của các ngôi sao. ⓒ 김용관(Kim Yong-kwan, 金用官)
코스모스(KOSMOS) 리조트는 원시적인 자연환경이 잘 보존된 울릉도에 위치한다. 건축가는 대지에 건축물을 설계하기보다는 자연을 담는 그릇을 만들고자 했다. 또한 그는 이곳이 별들의 궤적을 관조하는 일종의 천체 관측 도구가 되기를 희망했다. Resort KOSMOS nằm ở đảo Ulleung là nơi môi trường thiên nhiên hoang sơ được bảo tồn rất tốt. Kiến trúc sư muốn thiết kế một chiếc bát chứa đựng cả thiên nhiên hơn là thiết kế các tòa nhà trên mặt đất. Bên cạnh đó, ông cũng hy vọng rằng nơi này sẽ trở thành một công cụ thiên văn để quan sát quỹ đạo của các ngôi sao. ⓒ 김용관(Kim Yong-kwan, 金用官)

살포시 자연을 파고든 건축물이니 육중해서는 안 된다. 날렵하고 가벼우면서도 외벽의 단단함을 갖추고, 염분 많은 바다의 풍파를 견딜 수 있는 소재가 필요했다. 토목에 주로 사용되던 UHPC를 건물 전체에 적용하기로 했다. 누구도 한 적 없는 시도다. 일반 콘크리트는 30cm 두께지만, 12cm로 얇게 만드는 게 가능했다. 강도는 다섯 배나 더 세다. 극한 조건을 충족할 콘크리트를 제작해 울릉도까지 실어 나르는 게 문제였다. 거푸집으로 현장 타설(打設)을 시도했고, 성공했다. 그 또한 세계 최초였다. 그렇게 탄생한 유기적 형태는 자연이 낳은 것처럼 어우러졌다.

Đây là một công trình kiến trúc hòa lẫn nhịp nhàng vào tự nhiên nên cần tránh cảm giác nặng nề. Nó cần một vật liệu linh hoạt, nhẹ đồng thời chắc chắn cho phần tường ngoài trời để có thể chịu được sóng gió biển mặn. Người ta dùng bê tông UHPC thường thấy trong các công trình dân dụng để xây dựng tòa nhà này. Đây là một thử nghiệm mà chưa ai từng làm. Bê tông thường dày khoảng 30cm, nhưng giờ đã được làm mỏng còn 12cm trong giới hạn cho phép, độ bền tăng gấp năm lần. Tuy nhiên việc tạo ra loại bê tông đáp ứng các điều kiện khắc nghiệt rồi chuyên chở đến đảo Ulleung lại là vấn đề nan giải. Người ta đã thử đổ bê tông tại chỗ vào khuôn và trở thành ca đầu tiên thành công trên thế giới. Hình thức hữu cơ được ra đời như thế đã hài hòa vào môi trường xung quanh như thể được chính mẹ thiên nhiên tạo dựng.

그의 어머니는 화가다. 어머니는 누드 크로키로 종종 전시회를 열었다. 인체 곡선이 갖는 아름다움에 대한 이해, 손재주와 눈썰미 등의 감각은 어머니로부터 물려받은 듯하다. 아버지는 그가 효율적인 실용주의자로 성장하게끔 자극을 주었다. 기능주의자면서도, 예술가 못지않게 상상력을 불러일으키는 건축가가 된 배경이다.

Mẹ của kiến trúc sư là một họa sĩ. Bà thỉnh thoảng tổ chức các buổi triển lãm tranh khỏa thân. Sự hiểu biết, sự khéo tay và sự tinh ý về vẻ đẹp của đường cong hình thể của ông dường như được thừa hưởng từ người mẹ. Bố ông cũng khuyến khích ông phát triển thành một người theo chủ nghĩa thực dụng. Điều này đã nuôi dưỡng nên một nhà chức năng luận, đồng thời là kiến trúc sư khơi gợi trí tưởng tượng không thua kém gì một nghệ sĩ.

미래를 위한 건축 – KIẾN TRÚC VÌ TƯƠNG LAI

“건축은 오래된 산업 중 하나입니다. 세상의 변화가 느릿하던 옛날과 달리 지금은 기술 혁신이 빠르게 진행됩니다. 우리가 땅을 확보해 설계하고 짓기까지 짧게는 3년, 길게는 5년까지 걸리는데, 그 사이 기술과 트렌드, 건물의 역할까지도 급속히 바뀌거든요. 건축가로서 ‘앞으로 우리는 어떻게 살아갈까’에 대한 고민이 숙제입니다.”

“Kiến trúc là một trong những ngành công nghiệp lâu đời nhất. Khác với nhịp biến đổi chầm chập của ngày xưa, cách mạng kỹ thuật công nghiệp hiện nay đã phát triển chóng mặt. Quá trình chúng ta xem đất rồi xây nhà nếu ngắn thì 3 năm, dài thì 5 năm, ngần ấy thời gian cũng đã làm cho kỹ thuật, xu hướng và thậm chí là chức năng của nhà ở biến động và thay đổi đi rất nhiều. Với tư cách một kiến trúc sư, ông đã trăn trở chúng ta của sau này sẽ sinh sống và cư trú như thế nào.”

성수동 연무장길에 자리하고 있는 우란(友蘭)문화재단은 지역적 맥락에 흡수될 수 있도록 설계된 건축물이다. 주변에 위치한 소규모 공방들과 조화를 이루기 위해 작은 덩어리들이 집합을 이룬 듯한 형태로 디자인됐다. Quỹ Văn hóa Wooran (Wooran Foundation) nằm trên Yeonmujang-gil, Seongsu-dong là một công trình kiến trúc được thiết kế sao cho phù hợp với cảnh quan khu vực xung quanh. Để hài hòa với các xưởng nhỏ lân cận, công trình này được thiết kế theo dạng tập hợp của nhiều khối kiến trúc nhỏ. ⓒ 김용관(Kim Yong-kwan, 金用官)
성수동 연무장길에 자리하고 있는 우란(友蘭)문화재단은 지역적 맥락에 흡수될 수 있도록 설계된 건축물이다. 주변에 위치한 소규모 공방들과 조화를 이루기 위해 작은 덩어리들이 집합을 이룬 듯한 형태로 디자인됐다. Quỹ Văn hóa Wooran (Wooran Foundation) nằm trên Yeonmujang-gil, Seongsu-dong là một công trình kiến trúc được thiết kế sao cho phù hợp với cảnh quan khu vực xung quanh. Để hài hòa với các xưởng nhỏ lân cận, công trình này được thiết kế theo dạng tập hợp của nhiều khối kiến trúc nhỏ. ⓒ 김용관(Kim Yong-kwan, 金用官)

건물의 형태적 혁신은 기능의 변화를 반영한다. 김찬중의 신작들은 이제 지역성과 공동체, 역사를 파고든다. 그는 2021년 울산광역시 울주군(蔚州郡) 외고산(外高山) 옹기마을의 쇠락한 구도심 재생 프로젝트를 맡았다. 외고산 옹기마을은 전통 옹기의 제조 기술과 미학을 지켜가고 있는 곳으로, 전국에서 생산되는 옹기의 50퍼센트 이상이 이곳에서 만들어진다. 그는 카페와 맛집으로 주말만 북적이는 명소가 아닌, 젊은 사람들이 일하며 생활하는 정주형 오피스를 통해 진정한 지역 활성화가 이루어지기를 고대한다.

Sự cách tân hình thức phản ánh sự thay đổi chức năng của ngôi nhà. Các tác phẩm mới của Chanjoong Kim hiện đang đào sâu vào tính khu vực, cộng đồng và lịch sử. Năm 2021, ông đảm nhận dự án tái tạo trung tâm cũ xuống cấp của làng Oegosan Onggi, Ulju-gun, thành phố Ulsan. Làng Oegosan Onggi là nơi gìn giữ nét thẩm mỹ và kỹ thuật chế tạo gốm truyền thống, hơn 50% gốm sản xuất trên toàn quốc được sản xuất tại đây. Ông mong đợi khu vực này sẽ phát triển mạnh với các văn phòng cho người trẻ đến đây cư trú và làm việc, thay vì chỉ là một địa danh nổi tiếng với các quán cà phê và nhà hàng nhộn nhịp vào cuối tuần.

지난해에는 서울시의 의뢰로 재단법인 아름지기와 함께 종로구 옥인동(玉仁洞) ‘윤씨 가옥’의 리모델링을 맡았다. 이 집은 대한제국(1897~1910) 시대 친일파 관료였던 윤덕영(尹德榮)이 자신의 소실을 위해 지은 한옥이다. 당대 최고로 화려했던 집이었지만, 권력의 몰락과 함께 빈집으로 쇠락해 방치돼 있었다. 그는 내년 상반기 공개를 목표로, 이곳을 시민들을 위해 열린 공간으로 바꿔 놓을 계획이다. 그는 미래를 짓는다.

Năm ngoái, ông cùng với Quỹ Bảo tồn Văn hóa Arumjigi (Arumjigi Culture Keepers Foundation) nhận nhiệm vụ tu sửa lại “Ngôi nhà cổ của dòng họ Yun” ở Okin-dong, Jongno-gu theo yêu cầu của chính quyền thành phố Seoul. Đây là ngôi nhà truyền thống do ông Yoon Deok-young – một quan chức thân Nhật thời Đế quốc Đại Hàn (1897-1910) – xây dựng cho người vợ lẽ của mình. Đương thời đây là ngôi nhà hoa lệ bậc nhất, nhưng sự sụp đổ quyền lực của vị quan chức này dẫn đến việc ngôi nhà bị bỏ hoang rồi suy tàn. Với mục tiêu trình làng vào nửa đầu năm sau, ông có kế hoạch biến nơi này thành không gian mở cho người dân thành phố. Ông mong muốn được kiến tạo tương lai.

조상인(Cho Sang In, 趙祥仁) 아트 저널리스트
Cho Sang In – Phóng viên chuyên mục Nghệ thuật
Dịch. Phạm Công Bảo Duy, Trần Ngọc Thủy Tiên

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here