조선(1392-1910)이 1880년대 서양에 문호를 개방하기 전 서양과 두 번의 접촉이 있었다. 이 두 사건은 조선이 문호를 개방하기보다는 쇄국을 강화하는 결과를 낳았다. 첫 번째 만남을 묘사한 프랑스화가 장 앙리 쥐베르(Jean Henri Zuber, 1844~1909)의 기사가 1873년 프랑스 잡지에 실렸다. 1866년 가톨릭교도를 학살한 병인박해(丙寅迫害)때 아홉 명의 프랑스 선교사들이 순교하자 같은 해 9월 프랑스가 세 척의 군함을 중국에서 한반도로 파견했다. 강화도에 도착한 세 척의 프랑스군함 중 두 척은 한강을 거슬러 올라 마포에 도착했다. 이들은 조선 정부와 접촉을 시도했으나 실패했고 강화도로 돌아가 11월 22일까지 머물렀다.
Josun(1392-1910) đã có 2 lần tiếp xúc với phương Tây trước khi thi hành chính sách mở cửa đối với phương Tây vào những năm 1880. Hai sự kiện này đã khiến Josun tăng cường hơn việc đóng cửa hơn là mở cửa. Bài báo của họa sĩ người Pháp Jean Henri Zuber (1844~1909) miêu tả lại cuộc gặp gỡ đầu tiên đã được đăng trên tạp chí Pháp năm 1873. Trong vụ ám hại năm Bính Dần (丙寅迫害) vụ sát hại những người theo đạo Công Giáo năm 1866, sau khi 9 người theo đạo của Pháp bị giết, vào tháng 9 cùng năm Pháp đã phái 3 chiến hạm từ Trung Quốc sang Triều Tiên. Trong số 3 chiến hạm của Pháp đáp lại ở Ganghwa-do, 2 chiến hạm đã quay ngược trở lại lên phía sông Hangang và đáp lại ở Mapo. Họ đã tìm cơ hội tiếp xúc với chính phủ Josun nhưng thất bại sau đó quay trở lại Ganghwa-do và ở đó đến ngày 22 tháng 11.
당시 프랑스함대의 기함 프리모게(Primauguet)호에 타고 있었던 사관후보생 쥐베르는 1868년 해군에서 전역한 후 프랑스로 돌아가 유명한 화가가 됐다. 그가 강화도를 놀라울 정도로 자세하게 묘사한 ‘쥐베르의 조선 원정기’(Une Expedition en Corée)가 1873년 ‘르 투르 뒤몽드’(세계여행, Le Tour du monde)라는 잡지에 실렸다. 여기에는 그가 강화도에 머물렀을 때 그렸던 그림을 바탕으로 제작한 판화가 포함됐다. 이 기사가 주목을 받았던 이유는 그가 말했던 것처럼 “전투보다는 강화도의 지리와 풍경에 초점”을 맞추었기 때문이다. 제도사였던 그는 한국을 동정심과 진심 어린 관심을 갖고 자세히 묘사했다. 쥐베르의 수기에는 프랑스군이 가져갔던 아름다운 삽화로 이루어진 책(조선왕실의 외규장각 의궤)들이 프랑스국립도서관에 보관되어 있다는 사실이 적혀있다. 심미안을 지닌 화가인 쥐베르는 프랑스군에게 이 책들을 태워버리지 말고 프랑스로 가져가자고 설득했다. 그리고 전투가 많지 않았던 1866년 10월 쥐베르는 한국의 아름다운 가을 풍경을 감상할 수 있었다.
Zuber khi đó là một sinh viên sĩ quan đã ở trên con tàu Primauguet chở chỉ huy của hạm đội Pháp, sau khi chuyển sang lực lượng hải quân năm 1868 ông trở về Pháp và trở thành họa sĩ nổi tiếng. Bài báo ‘Cuộc viễn chinh Josun của Zuber’ (Une Expedition en Corée) miêu tả cụ thể đến mức đáng kinh ngạc về Ganhwa-do đã được đăng trên tạp chí có tên ‘ Le Tour du monde’ (Du lịch thế giới). Bài báo bao gồm bản khắc họa được tạo ra trên nền tảng của bức tranh do ông vẽ trong thời gian lưu lại Gangwon-do. Lí do bài báo này gây được chú ý, như ông đã nói đó là vì nó đã nhấn “trọng tâm vào địa lí và phong cảnh của Gangwon-do hơn là vào chiến tranh”. Từng là một họa sĩ vẽ phác thảo, ông có sự đồng cảm cùng mối quan tâm chân thành đối với Hàn Quốc và đã miêu tả Hàn Quốc một cách cụ thể. Trong bản ghi chép của Zuber có ghi rằng các cuốn sách được tạo nên từ các bức tranh khắc đẹp (ghi chép sự kiện về Wegyujanggak của hoàng thất thời Joseon) do quân Pháp lấy đi đang được lưu giữ tại Thư viện quốc gia Pháp. Zuber-họa sĩ có con mắt thẩm mỹ cao đã thuyết phục quân Pháp đừng đốt nó đi mà hãy mang vè Pháp. Và Zuber đã có thể thưởng ngoạn khung cảnh mùa thu của Hàn Quốc vào tháng 10/1866 khi chiến tranh xảy ra không nhiều.
그의 수기에는 프랑스군에게 철수할 것을 요구하는 조선 국왕의 편지의 번역본이 들어있다. 사실 쥐베르는 전투에 관해 전혀 언급하지 않았다. 그는 1866년 11월 11일 소수의 병사들을 이끌고 강화도 남쪽 전등사를 둘러싸고 있는 성곽에 접근했다. 이곳이 무방비상태인 것으로 오인한 이들은 갑작스러운 공격에 몇 명은 부상을 입었고 결국 본부로 도주했다. 이 사건으로 프랑스함대를 이끌던 로즈(Roze) 제독은 강화도에서 철수를 결심했다.
Trong ghi chép của ông bao gồm bản dịch lá thư của vua Josun yêu cầu quân đội Pháp rút ra khỏi Hàn Quốc. Sự thật là Zuber hoàn toàn không đề cập điều gì liên quan đến chiến tranh. Ngày 11/11/1866 ông dẫn một số lượng nhỏ binh sĩ và đến khu vực thành bao quanh chùa Điện Đăng (Jeon Deung) nằm ở phía nam Ganghwa-do. Lầm tưởng rằng nơi đây đang trong tình trạng không phòng vệ, một vài người trong số họ đã bị thương do bị tấn công bất ngờ và cuối cùng đã tháo chạy về trụ sở. Vì sự kiện này, tư lệnh hải quân Roze chỉ huy hạm đội Pháp đã quyết định rút quân khỏi khu vực Ganghwa-do.
지도제작자로 근무했던 쥐베르는 프랑스군이 만든 측량기록을 토대로 한강 입구와 중부 서해안의 지도를 완성했다. 프랑스군이 강화도에서 취득한 지도를 천주교 박해에서 살아남은 프랑스 선교사들이 번역해주었고 쥐베르는 이를 자신이 만든 지도와 결합했다. 쥐베르는 이 지도에 짧은 해설을 붙이고 1870년 이를 프랑스지리학회(French Société de Géographie)에 보냈다. 이 지도는 이전에 만들어졌던 조선의 지도보다 훨씬 정교했다.
Từng là một người vẽ bản đồ, Zuber đã hoàn thành bản đồ vùng cửa sông Hangang và bờ biển phía Tây khu vực Trung Bộ dựa theo bản ghi chép đo đạc của quân đội Pháp. Bản đồ mà quân đội Pháp lấy được tại Ganghwa-do được dịch bởi các nhà truyền giáo còn sống sót lại từ vụ sát hại đạo Thiên Chúa và Zuber đã kết hợp nó lại với bản đồ mà ông vẽ. Zuber cho thêm phần giải thích ngắn vào bản đồ này và đã gửi tới Hội địa lí Pháp (French Société de Géographie) vào năm 1870. Bản đồ này có độ tinh xảo hơn rất nhiều so với bản đồ được làm vào thời Josun trước đó.
조선을 이상적인 시각으로 바라보았던 쥐베르와는 달리 당시 홍콩에 살던 독일인사업가 에른스트 야코프 오페르트(Ernst Jakob Oppert, 1832 ~1903)는 전혀 상이한 접근방법을 택했다. 재정적인 어려움에도 불구하고 그는 한국을 여러 번 비밀리에 방문했다. 그는 천주교 박해를 모면했던 페롱 신부(Fr. Féron)와 함께 대원군에게 통상을 요구하기 위해 1867년 대원군의 선친 남연군의 묘를 도굴하려다 미수에 그친 것으로 악명이 높다. 이 사건은 군사적인 대치의 원인이 됐다. 독일에 귀국한 오페르트는 1880년 영어와 독일어로 삽화가 포함된 장편의 수기 ‘금단의 나라: 한국 여행’(A forbidden land: voyages to the Corea)을 펴냈다. 이 책은 프랑스 선교사 샤를르 달레(Charles Dallet)가 1874년 집필한 ‘한국천주교회사’(Histoire de l’Eglise de Corée)를 제외하고는 서구에서 한국을 다룬 첫 번째 저서이다. 이 책은 오페르트가 이전에 출판된 한국관련 기록을 섭렵하고 있었다는 것을 보여준다. 이 수기는 비록 인성적인 결점이 많은 오페르트가 저술했지만 한국관련 인쇄물이 전혀 없었을 당시 한국을 세계에 알리는데 상당한 역할을 했다. 이 책에 요약된 내용과 인터뷰들은 당시 상당히 얻기 힘든 정보였다.
Khác với Zuber người đã quan sát Josun dưới góc nhìn lí tưởng, Ernst Jakob Oppert (1832 ~1903) một nhà kinh doanh người Đức từng sống ở Hong Kong thời đó lại chọn một cách tiếp cận hoàn toàn khác. Bất chấp khó khăn về kinh tế, ông vẫn bí mật đến thăm Hàn Quốc nhiều lần. Ông cùng với Fr. Féron người may mắn thoát thân trong vụ sát hại đạo Thiên Chúa đã có âm mưu đào mộ cha quá cố của Daewon-gun là Namyun-gun nhằm yêu cầu thông thương với Daewon-gun nhưng bị thất bại và mang tiếng xấu. Sự kiện này đã trở thành nguyên nhân gây nên sự đối đầu về mặt quân sự. Trở về Đức, Opper đã sáng tác bản ghi chép dài mang tên ‘Đất nước của sự ngăn cấm: du lịch Hàn Quốc’ (A forbidden land: voyages to the Corea) bao gồm các bức khanh khắc bằng tiếng Anh và tiếng Đức vào năm 1880. Ngoại trừ tác phẩm ‘Lịch sử nhà thờ thiên chúa Hàn Quốc’ (Histoire de l’Eglise de Corée) do nhà truyền giáo (Charles Dallet) viết năm 1874 thì đây là cuốn sách đầu tiên nói về đề tại Hàn Quốc tại phương Tây. Cuốn sách này cho thấy
Oppert hiểu rất rõ những ghi chép liên quan đến Hàn Quốc được xuất bản trước đó. Mặc dù được ghi chép bởi Oppert một người tồn tại khuyết điểm về mặt nhân tính nhưng ông cũng đã có vai trò lớn trong việc quảng bá Hàn Quốc đến thế giới vào thời đó khi mà những bản in ấn liên quan đến Hàn quốc hoàn toàn chưa có. Nội dung và những bài phỏng vấn được tóm tắt trong cuốn sách này là những thông tin rất khó có được vào thời đó.
안선재 수사
Tu sĩ Anthony
안토니 수사 (안선재) 왕립아시아학회 회장
Chủ tịch Hội Hoàng gia Châu Á Anthony