그림이 된 말들 – Ngôn từ hóa ảnh/tranh chữ

0
80

홍인숙(Hong In-sook, 洪仁淑)은 글자와 그림을 넘나드는 독특한 화풍을 구사하는 작가이다. 그녀는 민화 장르 중 하나인 문자도(Munjado, 文字圖)를 현대적 어법으로 따뜻하고 유머러스하게 해석하는데, 작품의 소재는 대부분 자신의 체험에서 나온다.

Hong In-sook là một nghệ sĩ sử dụng lối vẽ độc đáo đan xen giữa chữ cái và hình ảnh. Bằng thủ pháp biểu thị hiện đại, cô truyền tải thông điệp thể loại munjado (văn tự đồ) – một trong những thể loại tranh dân gian của Hàn Quốc vô cùng hài hước và nhẹ nhàng, với hầu hết chất liệu trong những tác phẩm đều đến từ chính trải nghiệm của bản thân.

자신의 작업실에서 포즈를 취하고 있는 홍인숙 작가. 2000년 인사동 경인(耕仁)미술관(Kyung-in Museum of Fine Art)에서 열린 첫 개인전을 시작으로 개성이 뚜렷한 작품 세계를 선보이고 있다. 작가는 자신의 생각을 노트에 수시로 기록하고 곱씹은 뒤 그것을 이미지화한다. Hong In-sook đang chụp ảnh trong studio của mình. Bắt đầu với triển lãm cá nhân đầu tiên được tổ chức tại Bảo tàng Mỹ thuật Gyung-in ở Insa-dong vào năm 2000, cô trình làng một thế giới tác phẩm đầy cá tính riêng biệt. Tác giả thường xuyên ghi chú lại những suy ngẫm của mình vào một cuốn sổ, suy nghĩ kỹ rồi phác họa ra những hình ảnh về chúng. ⓒ Lee Min-hee
자신의 작업실에서 포즈를 취하고 있는 홍인숙 작가. 2000년 인사동 경인(耕仁)미술관(Kyung-in Museum of Fine Art)에서 열린 첫 개인전을 시작으로 개성이 뚜렷한 작품 세계를 선보이고 있다. 작가는 자신의 생각을 노트에 수시로 기록하고 곱씹은 뒤 그것을 이미지화한다. Hong In-sook đang chụp ảnh trong studio của mình. Bắt đầu với triển lãm cá nhân đầu tiên được tổ chức tại Bảo tàng Mỹ thuật Gyung-in ở Insa-dong vào năm 2000, cô trình làng một thế giới tác phẩm đầy cá tính riêng biệt. Tác giả thường xuyên ghi chú lại những suy ngẫm của mình vào một cuốn sổ, suy nghĩ kỹ rồi phác họa ra những hình ảnh về chúng. ⓒ Lee Min-hee

지난 5월, 서울 회현동(會賢洞)에 자리한 모리함전시관(Moryham Exhibition Center, 慕里函)에서 홍인숙의 개인전 < 다시 뜬 달, 월인천강지곡(Re-rising moon, Worin cheongangjigok) >이 열렸다. 『월인천강지곡(Songs of the Moon’s Reflection on a Thousand Rivers, 月印千江之曲)』은 조선의 4대 국왕 세종(재위 1418~1450)이 세상을 떠난 아내 소헌(昭憲)왕후(1395-1446)의 공덕을 빌기 위해 지은 찬불가(讚佛歌)다.

Triển lãm cá nhân của Hong In-sook với tựa Mặt trăng tái sinh, Nguyệt ấn thiên giang chi khúc (Re-rising Moon, Worin cheongangjigok) đã được tổ chức tại Trung tâm Triển lãm Moryham ở Hoehyeon-dong, Seoul vào tháng 5 vừa qua. Nguyệt ấn thiên giang chi khúc (tạm dịch: các ca khúc về vẻ đẹp của ánh trăng phản chiếu trên ngàn dòng sông) vốn là một bài hát ca ngợi đức Phật được ngự bút bởi Vua Sejong (Thế Tông, trị vì 1418-145) – vị vua thứ tư của triều đại Joseon để tưởng nhớ công đức người vợ quá cố là Hoàng hậu Soheon (Chiêu Hiến, 1395-1446).

작가는 이 전시에서 사랑하는 사람을 잃은 심정을 달, 빛, 사랑 등의 글자와 그림을 통해 선보였다. 글자가 그림으로 보이기도 하고, 그림이 글자로 읽히기도 하는 작품들이다. 그녀는 글과 그림이 하나로 인식되는 전통 문자도를 자신만의 어법으로 표현하며, 우리 삶의 사라지지 않을 가치에 주목한다.

Tại triển lãm lần này, nghệ sĩ lột tả cảm xúc mất đi người thân yêu thông qua tranh và chữ viết biểu thị vầng trăng, ánh sáng và tình yêu. Cô biến hóa các tác phẩm – ở đó chữ cái được nhìn như tranh vẽ, còn hình ảnh được đọc như chữ cái. Cô thể hiện sơ đồ kí tự truyền thống, nơi văn tự và tranh ảnh được nhận thức là một, theo cách của riêng cô, chú tâm đến những giá trị không khi nào biến mất trong cuộc sống chúng ta.

< 한글자풍경 – 꽃 >. 2024. 한지에 종이 판화, 드로잉, 채색. 140 × 118 cm. Tranh một chữ cái – 꽃 (kkot). 2024. Tranh in giấy, vẽ, tô màu trên hanji. 140 × 118 cm. ⓒ Hong In-sook - 홍인숙
< 한글자풍경 – 꽃 >. 2024. 한지에 종이 판화, 드로잉, 채색. 140 × 118 cm. Tranh một chữ cái – 꽃 (kkot). 2024. Tranh in giấy, vẽ, tô màu trên hanji. 140 × 118 cm. ⓒ Hong In-sook – 홍인숙
< 한글자풍경 – 빛 >. 2024. 한지에 종이 판화, 드로잉, 채색. 140 × 118 cm. Tranh một chữ cái – 빛 (bit). 2024. Tranh in giấy, vẽ, tô màu trên hanji. 140 × 118 cm. ⓒ Hong In-sook - 홍인숙
< 한글자풍경 – 빛 >. 2024. 한지에 종이 판화, 드로잉, 채색. 140 × 118 cm. Tranh một chữ cái – 빛 (bit). 2024. Tranh in giấy, vẽ, tô màu trên hanji. 140 × 118 cm. ⓒ Hong In-sook – 홍인숙

‘사람들에게 힘이 되는 글자는 무엇일까?’에 대한 작가의 상념을 전통 문자도 형식으로 표현한 작품들이다. 올해 5월, 모리함 전시관에서 열린 < 다시 뜬 달, 월인천강지곡 >의 전시작들이다.

Các tác phẩm thể hiện nỗi suy tư của tác giả về “Những chữ cái nào sẽ tiếp thêm sức mạnh cho con người nhỉ” qua hình thức thể hiện chữ cái truyền thống. Vào tháng 5 năm nay, các tác phẩm đã được ra mắt trong Mặt trăng tái sinh, Nguyệt ấn thiên giang chi khúc tại Trung tâm Triển lãm Moryham.

유년의 경험 – Trải nghiệm tuổi thơ

문자도는 민화의 한 종류로, 글자의 의미와 관계있는 옛이야기를 한자(漢字) 획 속에 그려 넣어 구성한 그림을 말한다. 조선 시대 유교의 주요 덕목이었던 효(孝), 충(忠), 신(信) 같은 글자를 형상화한 교훈적인 내용과 부귀(富貴), 수복강녕(壽福康寧), 길상(吉祥)과 같이 복을 기원하는 기복(祈福) 신앙적 측면이 강조된 그림으로 나뉜다.

Munjado là một thể loại tranh dân gian, mỗi điển tích được vẽ lồng vào trong đường nét Hán tự trên đó đều có liên quan đến ý nghĩa của con chữ. Những bức tranh này bao gồm nội dung giáo huấn thể hiện qua các chữ hiếu, trung, tín vốn là những đức tính chính của Nho gia trong triều đại Joseon; đồng thời nhấn mạnh tín ngưỡng cầu phúc lành như phú quý, thọ phúc khang ninh và cát tường.

“제 작품은 전통적인 문자도와 차이가 있어요. 작품 속 요소들이 저의 유년 시절 경험에서 나온 것들이거든요. 시대적 가치관이나 기복과는 거리가 멀죠.”

Nghệ nhân Hong In-sook trải lòng: “Tác phẩm của tôi có sự khác biệt so với munjado truyền thống. Các yếu tố trong tranh đều đến từ trải nghiệm thời thơ ấu, khác với giá trị quan của thời đại hay mong muốn cầu phúc”.

그녀는 자신의 작품에 ‘한글자 풍경’이라는 이름을 달았다. 달, 집, 꽃, 밥, 빵 등 한 음절로 이루어진 단어와 그에 맞게 형상화된 이미지는 과거의 기억과 미래의 상상이 어우러져 자기만의 세계를 만든다.

Cô đặt tên cho tác phẩm của mình là “tranh một chữ cái”. Hình ảnh được khắc họa phù hợp với tranh và chữ trong một âm tiết như 달(dal – trăng), 집 (jip – nhà), 꽃 (kkot – hoa), 밥 (bap – cơm), 빵 (ppang – bánh mì), đã tạo ra một thế giới rất riêng – ở đó ký ức của quá khứ và suy tưởng của tương lai được hòa nhịp.

< 한글자풍경 – 안(安)>. 2020. 한지에 종이 판화, 드로잉, 채색. 110 × 90 cm. Tranh một chữ cái – 안 (an). 2020. Tranh in giấy, vẽ, tô màu trên Hanji. 110 × 90 cm. ⓒ Hong In-sook - 홍인숙
< 한글자풍경 – 안(安)>. 2020. 한지에 종이 판화, 드로잉, 채색. 110 × 90 cm. Tranh một chữ cái – 안 (an). 2020. Tranh in giấy, vẽ, tô màu trên Hanji. 110 × 90 cm. ⓒ Hong In-sook – 홍인숙
< 한글자풍경 – 녕(寧)>. 2020. 한지에 종이 판화, 드로잉, 채색. 110 × 90 cm. Tranh một chữ cái – 녕(nyeong). 2020. Tranh in giấy, vẽ, tô màu trên Hanji. 110 × 90 cm. ⓒ Hong In-sook - 홍인숙
< 한글자풍경 – 녕(寧)>. 2020. 한지에 종이 판화, 드로잉, 채색. 110 × 90 cm. Tranh một chữ cái – 녕(nyeong). 2020. Tranh in giấy, vẽ, tô màu trên Hanji. 110 × 90 cm. ⓒ Hong In-sook – 홍인숙

2020년 교보(敎保)아트스페이스(Kyobo Artspace)에서 열린 < 안,녕 >은 코로나19 팬데믹으로 모두가 큰 고통을 겪었던 시기, ‘안녕’의 의미와 소중함을 되새기는 전시였다.

Triển lãm với tựa “An, Nyeong” (An, Nhiên) của Hong In-sook được tổ chức tại Không gian Nghệ thuật Kyobo vào năm 2020, để suy ngẫm lại tầm quan trọng và ý nghĩa của hai từ “annyeong” (sự an nhiên) trong giai đoạn đại dịch COVID-19 khi mọi người đều nếm trải nỗi thống khổ.

판화 기법 – Kỹ thuật tranh in

서툰 연필화 같은 드로잉, 순정 만화에 나올 법한 소녀의 모습, 글자의 획이 된 담벼락…. 홍인숙의 그림은 재기발랄하면서 키치적인가 하면 소박한 전통 회화의 면모도 엿보인다. 그런데 나무, 꽃, 새, 사람 등 풍경을 이루는 요소들을 자세히 보면 어쩐지 공예적 느낌이 든다. 손으로 그린 것이 아니라 그렇다.

Bài viết liên quan  유엔 전자정부평가 한국 4위···온라인 서비스 세계 1위 - Hàn Quốc xếp thứ 4 trên bảng xếp hạng Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử

Nét vẽ giống như nét bút chì thô sơ, hình ảnh các cô thiếu nữ như bước ra từ truyện tranh, hàng rào được tạo từ những đường nét văn tự,… những bức tranh của Hong In-sook không chỉ dí dỏm và cường điệu (kitsch) mà còn toát lên tinh thần chân phương của hội họa truyền thống. Tuy nhiên, nếu nhìn kỹ vào các yếu tố khắc họa khung cảnh như cây cối, hoa lá, chim chóc, con người, ta sẽ có cảm giác như đây là tác phẩm đồ mỹ nghệ. Đó là bởi lẽ chúng không được vẽ bằng tay.

“제가 대학에서는 서양화를, 대학원에선 판화를 전공했어요. 판화 작업이 제게 맞는다 생각했는데, 뭔가 만족스럽지 않은 거예요. 서양식 소재에 한계를 느끼던 중 우리 전통 한지와 섬세한 동양화법에서 길을 찾았죠.”

“Tôi học chuyên ngành hội họa phương Tây ở bậc cử nhân và tranh in ở bậc thạc sỹ. Tôi nghĩ ngành tranh in phù hợp với mình nhưng vẫn còn điều tôi chưa thực sự hài lòng. Khi cảm nhận được sự hạn chế trong chất liệu hội họa phương Tây, tôi đã tìm thấy câu trả lời trong kỹ thuật hội họa tinh tế của phương Đông và giấy hanji truyền thống”.

그림 속 영롱하면서도 선명한 색채는 정교한 판화 방식을 접목한 결과다. 우선 담고자 하는 조형적 요소들로 종이에 밑그림을 그린다. 한지 위에 먹지를 대고 밑그림을 옮긴 다음 판화적 기법이 필요한 부분에 맞도록 색판을 만든다. 색깔별로 종이를 오려서 판을 만든 다음 물감을 칠해서 압축기로 찍어낸다. 그림판의 위치를 바꿔가며 찍어내기를 반복해서 원하는 색감을 완성해 간다.

Màu sắc tươi sáng và sống động trong tranh in là kết quả kết hợp phương pháp in tranh tinh xảo. Đầu tiên, vẽ một bản phác thảo các yếu tố tạo hình muốn đưa lên giấy, kẹp tờ giấy than lên trên giấy hanji, sau khi lấy bản phác thảo ra, tô màu bản in vào những phần cần kỹ thuật in tranh. Tiếp đó, cắt giấy theo màu sắc, dán thành bản, xong lăn mực nhuộm lên trên bản in và ép bản in bằng máy nén. Thay đổi vị trí của bản tranh in và lặp đi lặp lại công đoạn ép để tạo ra màu sắc mong muốn.

“도장에 인주를 묻혀 찍듯이 간단할 것 같지만, 실은 찍어내는 과정 하나하나 엄청 집중해야 합니다. 컴퓨터의 포토샵 기능으로 복사해서 붙여넣기를 하면 손쉽게 할 수도 있겠지만, 일일이 손으로 하는 것과는 완전히 다른 느낌이죠. 때론 조금 어긋나기도 하고 틀리기도 하는 게 자연스러운 거죠. 그런 점이 그림의 생명력이라고 생각합니다.”

“Trông có vẻ đơn giản như thể bôi mực lên con dấu mà thôi, nhưng trên thực tế việc này đòi hỏi sự tập trung cao độ trong từng khâu của quy trình sao in. Tuy việc in tranh này có thể dễ dàng thực hiện bằng kỹ thuật photoshop (chỉnh sửa ảnh) trên máy tính, nhưng thao tác từng công đoạn bằng tay mang lại cảm giác hoàn toàn khác lạ. Thỉnh thoảng, những xô lệch nhỏ và sai sót xảy ra là điều rất bình thường nhưng tôi nghĩ đó mới chính là linh hồn của một bức tranh”.

판화 기법을 이용한 그림은 붓에 물감을 묻혀 색칠하는 일반 회화와는 다른 독특한 색감을 보여 준다. 색깔별로 판을 자르고, 롤러로 색을 칠하고, 그 색판의 수만큼 프레스기를 돌리기 때문에 판화라고는 하지만 에디션 없는 그림이 되기도 한다.

Bài viết liên quan  (P6) 조선의 멸망, 일제의 한국 강점 - Sự suy vong của triều Joseon và quá trình thôn tính Hàn quốc của đế quốc Nhật

Những bức tranh sử dụng kỹ thuật tranh in của Hong In-sook tạo ra màu sắc vô cùng độc đáo, khác với tranh sơn dầu thông thường. Tuy gọi là tranh in do các bản in được cắt theo từng màu sắc, phết màu bằng con lăn và quay máy ép bản in theo số lượng bản màu đó, nhưng nó cũng là loại tranh in độc bản.

“제가 작업하는 것을 본 사람들이 미련하다 못해 신선하다고 할 정도예요. 드로잉처럼 빠르지도, 컴퓨터처럼 매끈하지도 않아요. 가장 나다운 것을 찾다가 고안한 방식이죠.”

“Những người từng nhìn thấy quá trình làm việc của tôi đều cảm nhận tiểu tiết đó đem lại sự mới lạ. Sản phẩm không được tiến hành nhanh như tranh vẽ và cũng không mượt mà như làm trên máy tính. Đó là phương thức tôi phát minh ra khi cố gắng tìm kiếm phương pháp phù hợp nhất”.

작가가 판화 작업 시 사용하는 다양한 크기의 롤러들. 오랫동안 판화 장르를 탐구해 온 홍인숙은 물리적 감각의 완급과 강약 조절을 통해 섬세하고 간결한 화법(畫法)을 구사할 수 있게 되었다. Các con lăn có nhiều kích cỡ khác nhau được nghệ sĩ sử dụng trong quá trình in tranh. Hong In-sook vốn theo đuổi thể loại tranh in trong một thời gian dài, sử dụng kĩ thuật vẽ tinh tế và súc tích qua việc kiểm soát tốc độ và sức mạnh từ các giác quan. ⓒ Lee Min-hee
작가가 판화 작업 시 사용하는 다양한 크기의 롤러들. 오랫동안 판화 장르를 탐구해 온 홍인숙은 물리적 감각의 완급과 강약 조절을 통해 섬세하고 간결한 화법(畫法)을 구사할 수 있게 되었다. Các con lăn có nhiều kích cỡ khác nhau được nghệ sĩ sử dụng trong quá trình in tranh. Hong In-sook vốn theo đuổi thể loại tranh in trong một thời gian dài, sử dụng kĩ thuật vẽ tinh tế và súc tích qua việc kiểm soát tốc độ và sức mạnh từ các giác quan. ⓒ Lee Min-hee

글자가 이루는 풍경 – Văn tự tạo cảnh

홍인숙은 1973년 경기도 화성(華城)에서 헌신적인 부모님의 삼남매 중 장녀로 태어났다. 초등학교 입학 전까지 시골에서 자란 그녀는 또래 친구 하나 없이 놀잇감이라고는 나무, 꽃, 풀, 책이 전부였다고 한다. “아버지가 돌아가시고 유품을 정리하는데, 손때 묻은 책 속에 제가 어릴 때 낙서 삼아 그린 그림이 있었어요. 제가 즐겨 그리는 커다란 눈망울의 여자아이는 그 그림을 옮긴 거예요.”

Hong In-sook sinh năm 1973 tại Hwaseong, tỉnh Gyeonggi-do, là con cả trong một gia đình có ba chị em, cha mẹ tận tụy chăm sóc. Cô kể rằng mình lớn lên ở nông thôn cho đến khi vào tiểu học, đồ chơi của cô toàn là cỏ cây, hoa lá, và sách, không có bạn bè đồng trang lứa. “Khi thu dọn vật dụng của người cha quá cố, tôi tìm thấy một bức tranh với nét vẽ nguệch ngoạc từ thời thơ ấu trong cuốn sách cũ kỹ. Cô bé có đôi mắt to mà tôi thích thú vẽ chính là bản sao của bức tranh đó”.

아버지의 갑작스러운 죽음은 이제 막 전업작가의 길로 들어선 그녀에게 크나큰 상실이었다. 든든한 울타리와 같던 아버지를 잃고 작가는 마치 잃어버린 시간 속에서 지나간 사랑을 찾듯 작품들을 쏟아냈다.

Sự ra đi đột ngột của người cha đã trở thành nỗi mất mát khôn nguôi cho cô khi vừa mới bước chân trên con đường nghệ thuật chuyên nghiệp. Mất đi người cha từng là chỗ dựa vững chắc, cô liên tục sáng tác những tác phẩm như thể kiếm tìm một tình yêu muộn màng cho quãng thời gian đã bỏ lỡ.

판화와 회화가 공존하는 그녀의 그림은 동양화와 서양화의 어딘가 중간 지점에 걸쳐 있는 듯 보인다. 그런가 하면 일러스트레이션이나 그래픽 디자인 같기도 하다. 혼성적 형식으로 담백한 느낌을 주는 그의 참신한 어법은 2003년 < 목단(牧丹) >, 2006년 < True Love, Always a Little Late > 등 초기 개인전에서부터 크게 주목받았다.

Tranh của Hong In-sook, nơi hội họa và tranh in đồng hiện, dường như nằm đâu đó giữa hội họa phương Đông và phương Tây. Có khi, chúng còn trông giống như tranh minh họa hay thiết kế đồ họa. Thủ pháp biểu hiện mới mẻ tạo nên cảm giác thanh thoát thông qua hình thức pha trộn, đã thu hút sự chú ý lớn ngay từ triển lãm cá nhân đầu tiên Mẫu đơn vào năm 2003 và True Love, Always a Little Late (tạm dịch: Tình yêu đích thực, luôn muộn màng một chút) vào năm 2006.

작가의 집이자 작업실은 유네스코 세계문화유산으로 지정된 수원화성(水原華城) 성곽길을 마주보고 있다. 오래된 양옥을 개조해 갤러리를 겸한 집은 판화를 배우려는 학생들, 전시 공간을 찾는 젊은 작가들을 위한 열린 공간이기도 하다.

Ngôi nhà kiêm phòng làm việc của cô đối diện với bức tường của pháo đài Hwaseong Suwon – Di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận. Ngôi nhà được cải tạo lại từ ngôi nhà kiểu phương Tây lâu đời để làm phòng trưng bày, cũng vừa là không gian mở cho những sinh viên muốn học vẽ tranh in và các nghệ sĩ trẻ đang tìm kiếm không gian triển lãm.

“혼자만의 작업도 좋아하지만, 뜻이 맞는 사람들과 소통하는 시간도 소중하다”는 작가의 다음 글자 풍경이 궁금해진다. Tôi lấy làm tò mò về tranh chữ sau này của Hong In-sook khi nghe cô bộc bạch rằng: “Tôi thích làm việc một mình, nhưng tôi cũng rất trân trọng thời gian để đàm luận với những người cùng chí hướng”.

< 누이오래비생각(Realize) >. 2011. 광목천에 채색. 116 × 90 cm. Nghĩ về người chị và em trai (một tích liên quan đến người chị và em trai trong văn học dân gian Hàn Quốc - chú thích của người dịch). 2011. Tranh màu trên vải cotton. 116 × 90 cm. ⓒ Hong In-sook - 홍인숙
< 누이오래비생각(Realize) >. 2011. 광목천에 채색. 116 × 90 cm. Nghĩ về người chị và em trai (một tích liên quan đến người chị và em trai trong văn học dân gian Hàn Quốc – chú thích của người dịch). 2011. Tranh màu trên vải cotton. 116 × 90 cm. ⓒ Hong In-sook – 홍인숙

작가는 여백, 시문(詩文), 낙관(落款) 등 전통 회화의 요소들을 자신의 어법으로 각색해 활용한다. 또한 뜻글자인 한자를 조합해 복합적인 메시지를 전달하기도 하는데, 이를 통해 이미지가 문학적, 서사적으로 전달된다.

Nghệ sĩ sử dụng các yếu tố của hội họa truyền thống như khoảng trống, chất thơ, con dấu, và phóng tác chúng theo ngôn ngữ riêng. Ngoài ra, nghệ sĩ cũng kết hợp những Hán tự để truyền đạt những thông điệp phức hợp mà qua đó, hình ảnh được chuyển tải đầy chất thơ và đậm tính tự sự.

이기숙(Lee Gi-sook, 李基淑) 작가
이민희 포토그래퍼
Lee Gi-sook – Nhà văn
Ảnh. Lee Min-hee
Dịch. Phùng Thị Thanh Xuân

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here