스트리트 H: 홍대앞 동네가 응원하는 동네 잡지 – Tạp chí địa phương được cư dân hỗ trợ

0
69

정지연(Jung Ji-yeon, 鄭芝姸)은 올해로 창간 15주년을 맞은 월간지 『스트리트 H(Street H)』의 편집장이다. 홍대 지역의 문화를 다루는 이 잡지는 이곳의 변화무쌍한 풍경을 촘촘히 기록해 왔다. 그녀는 지속적인 변화 속에서도 다양성, 대안적 삶, 예술성, 자생성 등으로 요약되는 ‘홍대 정신’이 여전히 살아 있다고 말한다.

Tạp chí hằng tháng Street H sẽ kỷ niệm 15 năm thành lập vào năm nay. Tạp chí này chuyên đề cập đến văn hóa của khu vực Hongdae và ghi lại một cách sát sao cảnh tượng luôn thay đổi của nơi này. Tổng biên tập của tạp chí, bà Jung Ji-yeon, cho rằng “tinh thần Hongdae” vẫn luôn tồn tại bất kể sự biến đổi không ngừng của thời đại. Tinh thần ấy giản gọn trong tính đa dạng, lối sống khác, tính nghệ thuật và sức sống tự thân.

정지연(Jung Ji-yeon, 鄭芝姸)은 잡지사와 출판사에서 15년 넘게 일하다가 동네 잡지에 관심을 갖게 되면서, 2009년 홍대 앞 문화를 다루는 『스트리트 H』를 창간했다. 그녀는 홍대에 대해 “트렌드를 일으키고 그것을 확산시킬 수 있는 저력을 지닌 곳”이라고 말한다.

Jung Ji-yeon đã làm việc tại công ty xuất bản và tạp chí trong hơn 15 năm. Bà rất quan tâm đến các tạp chí địa phương và đã thành lập Street H vào năm 2009 chuyên đề cập đến văn hóa ở khu vực Hongdae. Bà nói về Hongdae: “Đó là nơi có sức mạnh tạo lập và truyền bá xu hướng”.

서울 상수동(上水洞)에 자리한 『스트리트 H』의 사무실에는 곳곳에 타블로이드판 잡지와 지역 관련 책자들이 잔뜩 쌓여 있다. 편집부의 오랜 역사가 보이는 듯하다. 정지연 편집장은 홍대 앞 다양한 공간과 사람들의 이야기를 매월 업데이트한 지도, 인포그래픽 포스터와 함께 무가지(無價紙) 형태로 발행한다.

Những chồng sách và tạp chí khổ nhỏ liên quan đến địa phương chất đầy khắp nơi trong văn phòng của Street H tại Sangsu-dong, cho thấy bộ phận biên tập của tạp chí đã có lịch sử lâu dài. Tổng biên tập Jung Ji-yeon đã xuất bản Street H dưới dạng tạp chí miễn phí hằng tháng có đính kèm các tờ đồ họa thông tin và bản đồ, trong đó đăng tải những câu chuyện về con người và những địa điểm khác nhau ở trước Hongdae (cách gọi tắt của Hongik Daehakgyo, nghĩa là Đại học Hongik – chú thích của người dịch).

이 잡지는 지난 15년 동안 음악, 미술, 디자인, 출판, 식문화 등 전 영역에 걸친 지역의 변화상을 발 빠르게 전하며, 특별한 홍보 없이도 동네 주민과 상점 주인들이 자발적으로 찾아 읽는 장수 매체로 자리 잡았다.

Trong 15 năm qua, tạp chí đã phản ánh một cách nhanh chóng những thay đổi của nơi này trong mọi lĩnh vực bao gồm âm nhạc, mỹ thuật, thiết kế, xuất bản, văn hóa ẩm thực, đồng thời khẳng định được vai trò là phương tiện truyền thông có lịch sử lâu dài mà người dân địa phương và các chủ cửa hàng luôn tìm đọc dù không có quảng cáo gì đặc biệt.

30여 년 전, 젊고 가난한 예술가들의 동네였던 홍대 앞은 2010년대부터 젠트리피케이션과 상업화의 물결에 휩쓸리며 성장과 쇠퇴를 거듭하고 있다. 이 과정을 오롯이 기록해 온 『스트리트 H』는 홍대 지역의 역사를 한눈에 살펴볼 수 있는 귀중한 자료가 되었다.

Cách đây khoảng 30 năm, khu vực phía trước Hongdae từng là nơi dành cho các nghệ sĩ trẻ và nghèo. Kể từ năm 2010, nơi này trải qua những đợt tăng trưởng lẫn suy thóai liên tục dưới ảnh hưởng của làn sóng thương mại hóa và chỉnh trang đô thị. Nhờ ghi lại đầy đủ quá trình này, Street H trở thành nguồn tài liệu quý giá mang đến cho độc giả cái nhìn bao quát về lịch sử của khu Hongdae này.

유행의 속도가 빠른 서울에서 동네 잡지를 오래 지속할 수 있었던 비결은? Bí quyết gì để một tạp chí địa phương có thể tồn tại được lâu ở Seoul – nơi các xu hướng diễn ra rất nhanh?

『스트리트 H』는 광고 기반의 상업 잡지가 아니다. 만약 클라이언트나 기관의 보조금으로 운영되었다면, 지원이 사라지는 순간 쉽게 동력을 잃었을 것이다. 창간 10주년을 넘기면서 지역과 관계가 한층 끈끈해진 이유도 있다. 주민들이 지역 내 소식을 먼저 알려주기도 하고, 동네의 중요한 사안에 대해 의견이 필요할 때는 『스트리트 H』가 나서서 마이크 역할을 하기도 한다.

Street H không phải là tạp chí thương mại dựa vào quảng cáo. Nếu vận hành bằng tiền tài trợ từ các tổ chức hoặc khách hàng thì tạp chí sẽ khó thể duy trì khi nguồn tài trợ chấm dứt. Sau hơn mười năm xuất bản, mối quan hệ của tạp chí với cộng đồng địa phương càng thêm bền chặt cũng có lý do cả. Lúc thì cư dân cung cấp cho tạp chí tin tức địa phương trước, lúc thì Street H lại chủ động đóng vai trò cơ quan ngôn luận để cư dân phát biểu ý kiến về những vấn đề quan trọng của khu phố.

Bài viết liên quan  ‘치맥’의 빛과 어둠 Mặt sáng và mặt tối của 'Chimaek - bia và gà rán'

오랫동안 변화를 목격해 온 사람으로서 지난 시절을 복기해 본다면? Đã từng chứng kiến sự thay đổi của Hongdae suốt một thời gian dài, bà chú ý điều gì khi nhìn lại quá khứ?

나는 2005년부터 2010년 사이를 ‘감성 문화기’라고 정의한다. 1990년대부터 2000년대 초반까지 성행했던 인디밴드 열풍이 잦아들고, 통기타 들고 노래하는 어쿠스틱 뮤지션들이 다수 등장한 시기다. 원목 느낌을 살린 카페라든지 버스킹 공연 같은, 오늘날 대중문화에서 이야기하는 낭만적인 홍대 이미지가 이때 만들어졌다. 축제도 많이 열렸다. 이처럼 홍대 앞에 굵직한 문화적 흐름이 형성되던 2009년 6월, 『스트리트 H』가 창간되었다.

Tôi định nghĩa giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010 là “thời kỳ văn hóa cảm xúc”. Đó là khi cơn sốt ban nhạc indie nở rộ từ thập niên 1990 đến đầu những năm 2000 dần lắng xuống, thay vào đó là những nghệ sĩ acoustic hát với guitar thùng. Cũng chính trong khoảng thời gian này đã dần hình thành hình ảnh lãng mạn của khu vực Hongdae mà chúng ta biết trong văn hóa đại chúng ngày nay, với những quán cà phê gỗ mộc mạc, những buổi biểu diễn đường phố, và nhiều lễ hội. Street H được xuất bản lần đầu tiên vào tháng 6 năm 2009, khi xu hướng văn hóa ấy được hình thành trước Hongdae một cách mạnh mẽ.

창간 계기는 무엇이었나? Điều gì đã thúc đẩy việc ra mắt tạp chí?

2007년, 다니던 출판사를 그만두고 뉴욕에서 일 년 정도 머무르며 재충전하는 시간을 가졌다. 그때 『L 매거진(L Magazine)』, 『타임아웃(Time Out)』 같은 로컬 잡지들을 자주 뒤적였는데, 거기 실린 정보들이 참 요긴했다. 문득 한국에서 ‘홍대’를 주제로 잡지를 만들면 어떨까 싶더라. 당시 홍대 앞은 다채로운 문화가 꿈틀거릴 때여서, 이를 콘텐츠로 다루면 굉장히 재미있을 것 같았다.

Năm 2007, tôi nghỉ việc tại một công ty xuất bản và ở lại New York một năm để nạp năng lượng. Khi đó tôi thường lục lọi các tạp chí địa phương như L Magazine hay Time Out, chúng chứa đầy những thông tin hữu ích. Đột nhiên tôi nghĩ đến việc làm ra một tạp chí về Hongdae ở Hàn Quốc. Đó là lúc các văn hóa khác nhau đang khuấy động khu vực Hongdae, vì vậy tôi nghĩ làm nội dung về nơi này sẽ rất thú vị.

홍대 지역은 젠트리피케이션으로 큰 변화를 겪은 상권이다. 그 과정을 걱정스럽게 지켜봤을 것 같다. Khu Hongdae là khu vực thương mại đã trải qua nhiều thay đổi do quá trình chỉnh trang đô thị. Tôi nghĩ bà hẳn đã rất lo lắng khi theo dõi quá trình này.

그렇다. 2010년부터 슬슬 임대료가 올라가더니, 2013년에 관련 기사가 나오기 시작했고 2016년쯤엔 폭발적으로 쏟아졌다. 그 여파로 홍대 지역이 예전의 동력을 잃은 면이 있다. 예술적인 분위기는 사라지고, 댄스 클럽과 포장마차를 중심으로 유흥의 거리로 변모했다. 또한 작고 개성 있는 가게 대신 프랜차이즈 점포들이 많이 들어섰다. 그만큼 대중화되었다는 얘기다.

Đúng vậy. Giá thuê ở đây bắt đầu tăng từ năm 2010. Các bài báo về khu Hongdae bắt đầu xuất hiện năm 2013 và bùng nổ vào khoảng năm 2016. Điều này khiến khu Hongdae mất đi nguồn năng lượng trước đây. Bầu không khí nghệ thuật dần tan biến, thay vào đó là những con phố giải trí tập trung các câu lạc bộ khiêu vũ và các quán rượu lưu động. Thêm vào đó, nhiều cửa hàng nhượng quyền xuất hiện thế chỗ cho các cửa hàng nhỏ mang bản sắc riêng, khiến khu vực này ngày càng mang tính đại trà.

그 시기에 『스트리트 H』도 로컬 미디어들이 흔히 빠지는 딜레마를 의식할 수밖에 없었다. 우리가 만드는 잡지가 본의 아니게 젠트리피케이션에 일조할 수도 있다는 사실 말이다. 그 이전까지 우리는 ‘연남동(延南洞) 특집’, ‘망원동(望遠洞) 특집’처럼 종종 특정 동네를 앞세운 특별판을 발행했다. 그러나 고민이 깊어지면서 지역을 섹션화하는 기사는 더는 쓰지 않게 되었다. 어차피 SNS에서 쉽게 찾을 수 있는 정보인데, 괜히 우리까지 나서서 부동산 업자들이 솔깃해할 콘텐츠를 만들어 줄 필요는 없다고 생각했다.

Thời gian đó, Street H cũng ý thức được tình thế tiến thóai lưỡng nan mà truyền thông địa phương dễ mắc phải. Thực tế là các số tạp chí chúng tôi làm ra có thể đã vô tình góp phần vào quá trình chỉnh trang đô thị. Trước đó, chúng tôi đã xuất bản các ấn phẩm đặc biệt về những khu phố cụ thể như Yeonam-dong và Mangwon-dong. Tuy nhiên, khi tìm hiểu vấn đề sâu hơn, tôi không còn viết các bài báo phân chia theo từng khu vực. Dù sao những thông tin này cũng có thể dễ dàng tìm thấy trên mạng nên chúng tôi không nghĩ rằng cần phải nỗ lực tạo ra nội dung mà các nhà bất động sản hứng thú.

Bài viết liên quan  꽈배기 달인의 담백한 행복 - Niềm vui mộc mạc của nghệ nhân bánh quẩy thừng

『스트리트 H』는 홍대 지역의 역사와 이곳에서 일어나는 다양한 문화 활동, 그리고 주요 거점들을 기록하기 위해 창간되었다. 로컬 콘텐츠 제작이 드물었던 시기에 첫발을 디뎠던 『스트리트 H』는 이제 전국에서 가장 유명한 동네 잡지가 됐다.

Street H được thành lập để ghi lại các sự kiện, các hoạt động văn hóa đa dạng và các đia điểm lớn của khu vực Hongdae. Street H đặt bước đi đầu tiên khi việc sản xuất nội dung về địa phương vẫn còn hiếm hoi, và giờ đây nó đã trở thành tạp chí địa phương nổi tiếng nhất cả nước.

취재 장소를 선별하는 기준은 무엇인가? Tiêu chuẩn để lựa chọn địa điểm đưa tin là gì?

나는 “사람이 공간을 만들고, 공간이 지역을 만든다”는 말을 자주 한다. 어떤 공간이 지역에 좋은 영향을 미치려면, 그곳을 운영하는 사람이 확고한 자기 콘텐츠를 가지고 있어야 한다. 홍대 앞에는 예전에 방송국 PD였던 이가 주인인 카페도 있었고, 라디오 작가가 운영하는 서점도 있다. 이런 재미난 이력을 가진 공간이 전에 비해 많이 줄어든 건 사실이지만, 아직까지도 자기만의 이야기를 바탕으로 공간을 꾸려 가는 사례가 종종 있다.

Tôi thường nói: “Con người tạo ra không gian và không gian tạo ra khu vực”. Để không gian có ảnh hưởng tích cực lên khu vực thì những người vận hành khu vực đó phải xây dựng nội dung vững chắc. Phía trước Hongdae có một quán cà phê thuộc sở hữu của người từng là nhà sản xuất chương trình truyền hình và một hiệu sách do một biên tập viên đài phát thanh vận hành. Đúng là số lượng không gian có lịch sử thú vị như vậy đã giảm đáng kể so với trước đây, nhưng vẫn có trường hợp người ta tạo ra không gian dựa trên câu chuyện của mình.

예를 들어 로우북스(Low Books)는 국책(國策) 기관에서 연구원으로 일하던 분이 경주(慶州)에 놀러 갔다가, 한 독립책방에서 영감을 받아 남동생과 함께 연 서점이다. 이곳은 북클럽을 운영하면서 다양한 프로그램을 제공하는데, 이런 곳은 얼마든지 소개할 수 있다. 반면, 타지역 사업을 위한 교두보나 일종의 테스트 베드처럼 보이는 공간은 취재를 피한다. 대형 프랜차이즈 업장도 마찬가지다.

Ví dụ, Low Books là tiệm sách được mở bởi một cựu nghiên cứu viên làm trong cơ quan nhà nước cùng với em trai của mình. Ý tưởng này được họ lấy từ một hiệu sách độc lập ở Gyeongju trong một lần ghé thăm. Low Books có câu lạc bộ sách và cung cấp nhiều chương trình đa dạng. Tôi có thể không ngần ngại giới thiệu thêm nhiều nơi như thế trong tạp chí của mình. Mặt khác, chúng tôi tránh đưa tin về những không gian có vẻ là đầu cầu hoặc nơi thử nghiệm cho hoạt động kinh doanh của khu vực khác. Các thương hiệu nhượng quyền lớn cũng vậy.

인터뷰 코너를 오래 연재해 왔다. 지금까지 만난 166명 중 특별히 기억에 남는 사람은? Tạp chí đã đăng chuyên mục phỏng vấn liên tục nhiều kỳ trong thời gian dài. Trong số 166 người được phỏng vấn, ai là người đặc biệt khiến bà nhớ nhất?

지난해 돌아가신 박서보(Park Seo-Bo, 朴栖甫) 화백이 종종 생각난다. 선생님께서 성산동(城山洞) 근처 작업실로 출퇴근하실 때였는데, 인터뷰 요청을 드려도 답이 없기에 한동안 까맣게 잊고 지냈다. 그러던 어느 날 대뜸 전화를 하셔서는 “나 박서보인데, 지금 와” 하시는 거다. 내가 사진 기자 핑계를 대면서 내일 가면 안 되겠냐고 하니까 “아니, 내일 오면 나 하기 싫은데”라고 응수하셨다. 그래서 혼자 카메라 들고 찾아갔다. 인터뷰도 굉장히 재미있었는데, 최근 박서보재단(PARKSEOBO FOUNDATION) 측에서 당시 인터뷰 사진을 자료로 소장하고 싶다고 연락이 왔다.

Tôi thường nghĩ đến nghệ sĩ Park Seo-Bo, người mới qua đời năm ngoái. Đó là khi ông ấy đang làm tại một studio gần Seongsan-dong, còn tôi thì đã quên bẵng đi chuyện đã từng đề nghị được phỏng vấn ông ấy do không nhận được bất kỳ hồi âm nào. Rồi một ngày, ông ấy gọi điện cho tôi và nói: “Tôi là Park Seo-Bo đây, hãy đến đây bây giờ đi”. Tôi đã viện cớ bận làm phóng sự ảnh và đề nghị gặp ông ấy vào hôm sau, nhưng ông trả lời rằng: “Không, ngày mai tôi không trả lời phỏng vấn”. Thế là tôi vác máy ảnh và đi một mình. Cuộc phỏng vấn đã rất thú vị. Gần đây Quỹ PARKSEOBO FOUNDATION đã gọi cho tôi, trình bày mong muốn giữ những bức ảnh phỏng vấn khi ấy để làm tư liệu.

『스트리트 H』는 이제 단순한 잡지를 넘어 공공 아카이브 성격을 띠게 된 것 같다. Street H giờ đây đã vượt ra ngoài phạm vi một tạp chí đơn thuần và mang tính chất của một kho lưu trữ công cộng.
『스트리트 H』는 이제 단순한 잡지를 넘어 공공 아카이브 성격을 띠게 된 것 같다. Street H giờ đây đã vượt ra ngoài phạm vi một tạp chí đơn thuần và mang tính chất của một kho lưu trữ công cộng.

잡지 일과 별도로 홍대 앞 아카이빙 소모임 ‘ZINC’에 정기적으로 참여하고 있다. 그동안 홍대 지역에서 벌어진 사건들을 연도별∙항목별로 정리하는 모임인데, 1990년대 중반부터 2000년대 초반까지는 자료가 비교적 잘 정돈되어 있는 편이다. 반면에 2005년부터 지금까지 약 20년 동안의 자료는 제대로 정리된 게 거의 없다. 리서치 과정에서 특정 시기의 사건을 검색하다 보면, 내가 알고 싶었던 정보는 전부 『스트리트 H』에 있더라.

Ngoài công việc ở tạp chí, tôi còn tham gia một nhóm lưu trữ nhỏ ở khu vực Hongdae tên là ZINC. Nhóm này sắp xếp các sự kiện xảy ra ở khu vực Hongdae theo năm và theo chủ đề. Dữ liệu từ giữa thập niên 1990 đến đầu thập niên 2000 được sắp xếp tương đối tốt. Trái lại, hầu như có rất ít dữ liệu trong suốt khoảng 20 năm từ năm 2005 đến nay. Khi nghiên cứu tìm kiếm sự kiện ở những thời điểm cụ thể trong khoảng thời gian này, tôi nhận ra rằng tất cả những thông tin tôi cần đều có ở Street H.

홍대 앞의 변화상을 꼼꼼하게 조사해 사진과 함께 구성한 자료이다. 이런 충실한 노력 덕분에 『스트리트 H』는 홍대 앞에 대한 정보를 가장 풍부하고 정확하게 담고 있는 아카이브로 자리매김할 수 있었다. Tài liệu này bao gồm những hình ảnh tổng hợp từ việc khảo sát kỹ lưỡng những thay đổi trước Hongdae. Nhờ những nỗ lực bền bỉ này, Street H đã có thể tự khẳng định vai trò là kho lưu trữ thông tin phong phú và chính xác nhất về khu vực Hongdae. Cung cấp bởi Jung Ji-yeon - 정지연 제공

현재의 홍대 지역에 대한 생각도 궁금하다. 흔히 예전만 못하다고 하는데. Tôi muốn biết suy nghĩ của bà về khu vực Hongdae hiện tại. Người ta nói rằng nó không còn như trước đây nữa.

“홍대가 죽었다”는 이야기는 한참 전부터 있었다. 하지만 이곳을 좋아하는 사람들은 여전히 존재한다. “삶의 태도를 만들어 준 곳”이라고 말하는 분도 있다. 홍대 정신이 지금도 계승되고 있다고나 할까. 예컨대 10년 넘게 홍대 앞을 지킨 카페 수카라(Sukkara)는 제철 채소나 토종 농산물로 만든 가정식 요리를 선보였던 곳이다. 지금은 비록 사라졌지만, 카페 대표가 만든 농부시장 마르쉐@(Marche@)은 서교동(西橋洞)을 비롯해 서울 곳곳에서 훌륭하게 운영되고 있다.

Những câu nói như “Hongdae đã chết” đã xuất hiện từ lâu, nhưng vẫn có nhiều người yêu thích nơi đây. Thậm chí có người còn nói “Nơi này định hình nên thái độ sống của tôi”. Chẳng phải đó là tinh thần Hongdae còn được kế thừa cho đến ngày nay sao? Ví dụ như quán cà phê Sukkara đã ở trước Hongdae 10 năm, chuyên phục vụ các món ăn kiểu gia đình được chế biến từ rau củ theo mùa và nông sản địa phương. Tuy giờ đây quán đã đóng cửa, nhưng chợ nông sản Marche@ do chủ quán cà phê này thành lập vẫn hoạt động tốt ở nhiều nơi trên khắp Seoul, bắt đầu từ Seogyo-dong.

과거 홍대 지역에 새로운 문화를 일구었던 사람들의 정신적 자산과 인프라가 여전히 뿌리내리고 있다고 생각한다. 설령 예전 같은 문화적 코어는 없을지 몰라도 새로운 실험과 시도는 여전히 계속되고 있다.

Tôi tin rằng di sản tinh thần và vật chất của những người đã tạo nên văn hóa mới ở khu vực Hongdae trong quá khứ vẫn còn bám rễ tại đây. Mặc dù cốt lõi văn hóa có thể không còn như xưa, nhưng những trải nghiệm và thử nghiệm mới vẫn đang được tiếp tục.

홍대 주민이라고 들었다. 끝으로 동네 자랑을 한다면? Nghe nói bà là cư dân ở khu vực Hongdae. Điều gì ở nơi này khiến bà luôn tự hào?

나는 경의선(京義線) 숲길(Gyeongui Line Forest Park) 끝자락에 살고 있다. 원래는 아무것도 없던 곳이었는데, 전철이 생기고 공원이 조성되면서 살기 편한 곳으로 바뀌었다. 집에서 사무실까지 45분가량 슬렁슬렁 걸어가는 코스가 참 좋다. 2000년대 들어 사람들이 굉장히 중시하게 된 라이프스타일 중 하나가 자연이라고 생각하는데, 그런 흐름과도 아주 잘 맞아떨어지는 동네다.

Tôi sống ở cuối Công viên Rừng Gyeongui Line (công viên rừng có tuyến đường xe lửa Gyeongui – chú thích của người dịch). Vốn dĩ nơi này chẳng có gì cả, nhưng từ khi có tuyến tàu điện và công viên thì nó trở thành một nơi tiện nghi đáng sống. Tôi thực sự thích quãng đường đi bộ nhàn nhã mất tầm 45 phút từ nhà đến chỗ làm. Tôi nghĩ một trong những phong cách sống được chú trọng kể từ những năm 2000 đến nay là gần gũi với thiên nhiên, và khu phố này rất phù hợp với xu hướng đó.

강보라(Kang Bo-ra, 姜보라) 작가
허동욱 포토그래퍼
Kang Bo-ra – Nhà văn
Ảnh. Heo Dong-wu
Dịch. Nguyễn Thị Ly

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here