[KIIP lớp 5 sách mới] Bài 31. 한국 체류과 법 Sự lưu trú ở Hàn Quốc và pháp luật

0
7116

01. 외국인이 한국에 머무르려면 어떤 절차가 필요할까?
Người nước ngoài muốn lưu lại tại Hàn Quốc thì cần thủ tục gì?

외국인이 한국에 들어오는 과정 Quá trình người nước ngoài nhập cảnh vào Hàn Quốc
한국으로 들어오고자 하는 외국인은 유효 기간이 남아 있는 여권과 비자(VISA)를 가지고 있어야 한다. 여권은 외국을 여행하는 사람의 국적이나 신분을 증명해 주는 문서이다. 비자는 ‘사증’ 이라고도 하는데 한국 정부가 외국인의 입국을 허가하는 증명서를 의미한다.
Người nước ngoài muốn nhập cảnh vào Hàn Quốc phải có hộ chiếu và visa còn thời hạn hiệu lực. Hộ chiếu là loại giấy tờ chứng minh quốc tịch hay danh tính của một người khi du lịch nước ngoài. Visa còn được gọi là ‘thị thực’ mang ý nghĩa một giấy chứng nhận mà chính phủ Hàn Quốc chấp thuận cho người nước ngoài nhập cảnh.
머무르다: lưu lại (Dừng lại giữa chừng hoặc ở nơi nào đó nhất thời)
절차: trình tự, thủ tục
유효: sự hữu hiệu (có thể sử dụng hoặc có hiệu quả)
문서: tư liệu, tài liệu (Các giấy tờ ghi lại nội dung dùng để chứng minh một sự thật nào đó hay tài liệu về công việc)
허가하다: đồng ý, chấp thuận

비자를 가지고 있더라도 입국심사를 통과하지 못하면 입국하지 못할 수도 있다. 예를 들어 전염병에 걸린 것으로 의심되거나 마약 중독자 등과 같이 공중 위생을 해칠 수 있는 사람, 총이나 칼, 화약 등과 같이 위험한 물건을 가지고 있는 사람, 한국에서 여러 사람의 안전이나 이익을 해칠 가능성이 있다고 판단되는 사람은 입국 허가를 받을 수 없다. 또한 모든 입국자는 2020년 코로나 19와 같은 감염병 유행 상황에서는 진단 검사를 받고 자가격리나 시설격리 등 한국의 방역 조치를 따라야 한다.
Ngay cả khi có visa nếu không vượt qua vòng thẩm tra nhập cảnh thì cũng không thể nhập cảnh. Ví dụ, những người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm hoặc những người có thể gây tổn hại đến sức khỏe cộng đồng chẳng hạn như người nghiện ma túy, những người có các vật nguy hiểm như súng, dao hoặc thuốc nổ, những người được phán đoán là có khả năng gây tổn hại đến sự an toàn hoặc lợi ích của nhiều người ở Hàn Quốc thì không thể được chấp thuận nhập cảnh. Ngoài ra, tất cả những người muốn nhập cảnh trong hoàn cảnh có dịch bệnh truyền nhiễm giống như COVID-19 vào năm 2020 thì phải trải qua các xét nghiệm chẩn đoán và tuân theo các biện pháp phòng dịch của Hàn Quốc như tự cách ly hoặc cách ly cơ sở.
의심되다: bị nghi ngờ
위생: sự vệ sinh
해치다: làm tổn thương, gây tổn hại, phá hủy
화약: thuốc nổ
방역: sự phòng dịch
조치: biện pháp

외국인이 한국에 머무르는 과정 Quá trình lưu lại Hàn Quốc của người nước ngoài
외국인이 한국에 머무르기 위해서는 체류자격을 갖추어야 한다. 체류 자격은 체류 기간에 따라 다르다. 단기체류는 관광이나 가족 방문 등을 목적으로 90일 이내로 머무르는 것이고, 장기체류는 유학, 연수, 결혼, 투자 등의 목적으로 90일을 초과하여 머무르는 것이다. 장기체류를 위해서는 입국한 날로부터 90일 이내에 관할 출입국·외국인청을 방문하여 외국인으로 등록해야 한다. 등록 이후에 체류지를 변경한 경우에는 전입한 날로부터 14일 이내에 출입국·외국인청 또는 행정복지센터에 체류지 변경 신고를 해야 한다.
Để được lưu lại tại Hàn Quốc, người nước ngoài phải có tư cách lưu trú. Tư cách lưu trú phụ thuộc vào thời gian lưu trú. Lưu trú ngắn hạn là thời gian lưu trú dưới 90 ngày với mục đích du lịch hoặc thăm thân, lưu trú dài hạn là thời gian lưu trú trên 90 ngày với mục đích du học, đào tạo, kết hôn hoặc đầu tư. Để lưu trú dài hạn phải đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có thẩm quyền và đăng ký tư cách người nước ngoài trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhập cảnh. Nếu thay đổi nơi ở sau khi đăng ký phải khai báo thay đổi nơi cư trú cho cục xuất nhập cảnh hoặc Trung tâm Phúc lợi Hành chính trong vòng 14 ngày kể từ ngày chuyển đến.
단기: ngắn hạn
장기: trường kỳ, dài hạn
연수: sự đào tạo, sự rèn luyện
초과하다: vượt quá, quá
전입하다: chuyển đến, chuyển tới

Bài viết liên quan  [KIIP lớp 5 sách mới] Bài 10: 초·중등 교육 Giáo dục Tiểu học và Trung học

알아두면 좋아요
대한민국 비자에 대해 알아봅시다 Hãy cùng tìm hiểu về visa Hàn Quốc

① 비자번호: 비자발급 일련번호
Số hiệu visa: số sê ri của visa được cấp phép
일련번호: số sê ri, số theo dãy (Số nối liền theo phương thức giống nhau)

② 체류자격 : 외국인이 국내에 체류하면서 행할 수 있는 활동이나 신분 종류
Tư cách cư trú: loại thân phận hay hoạt động mà người nước ngoài có thể thực hiện trong khi lưu trú ở Hàn Quốc.
행하다: thực hiện, chấp hành, thi hành, hành xử

③ 체류기간: 대한민국 입국일부터 체류할 수 있는 기간
Thời gian lưu trú: Thời gian có thể lưu trú kể từ ngày nhập cảnh vào Hàn Quốc

④ 종류 : 비자의 종류(S: 단수비자, D: 더블비자, M: 복수비자)
Chủng loại: Loại visa (S: visa một lần, D: visa kép (double), M: visa nhiều lần)

⑤ 발급일 : 비자 발급일자
Ngày cấp: Ngày cấp visa

⑥ 입국만료일: 비자유효기간
Ngày hết hạn nhập cảnh: Thời hạn hiệu lực của visa

⑦ 발급지 : 비자를 발급한 재외공관에 대한 정보
Nơi cấp: Thông tin về cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài đã cấp visa

02. 외국인의 정착을 돕는 법에는 어떤 것이 있을까?
Có gì trong luật hỗ trợ định cư của người nước ngoài?

재한 외국인을 지원하는 법 Luật hỗ trợ người nước ngoài ở Hàn Quốc
한국에서는 외국인이 한국 사회에 적응하고 개인의 능력을 발휘하여 행복한 생활을 할 수 있도록 지원하고 있다. 대표적인 예가 바로 2007 년에 만들어진 재한외국인처우 기본법이다.
Ở Hàn Quốc đang hỗ trợ để những người nước ngoài có thể phát huy năng lực cá nhân và thích ứng với xã hội Hàn Quốc và sống một cách hạnh phúc. Ví dụ tiêu biểu chính là luật cơ bản về đối xử với người nước ngoài ở Hàn Quốc được tạo ra vào năm 2007.
정착: sự định cư
재한 외국인: từ viết tắt của 대한민국에 체류하는 외국인, Foreigners in Korea, người nước ngoài ở Hàn Quốc
처우: sự đãi ngộ, sự đối xử

이 법에서는 재한 외국인과 그 자녀에 대한 차별 방지 및 인권교육, 재한 외국인의 사회 적응, 영주권자 및 난민의 처우 등을 규정하고 있다. 이 법에 따라 국가 및 지방자치 단체에서는 다문화에 대한 이해를 증진하기 위해 노력하고 있으며, 매년 5월 20일을 ‘세계인의 날’로 정하여 한국인과 재한외국인이 서로의 문화와 전통을 존중하도록 돕고 있다.
Trong luật này đang quy định việc ngăn ngừa phân biệt đối xử cùng với giáo dục nhân quyền đối với người nước ngoài và con cái của họ, thích ứng xã hội của người nước ngoài sống ở Hàn Quốc, việc đối xử với người có quyền cư trú lâu dài và người tị nạn. Theo luật này, nhà nước và chính quyền địa phương đang nỗ lực thúc đẩy sự hiểu biết về đa văn hóa, và hàng năm ngày 20 tháng 5 được chỉ định là ‘Together day – Ngày của tất cả mọi người trên thế giới’, giúp người Hàn Quốc và người nước ngoài sống ở Hàn Quốc tôn trọng văn hóa và truyền thống của nhau.
규정하다: quy định
방지: sự phòng tránh, sự đề phòng, sự phòng ngừa, sự phòng bị
난민: người bị nạn, tị nạn, nạn nhân
증진하다: làm tăng tiến (Dần dần làm tăng và khiến những điều như sức lực hay thế lực tiến triển)
존중하다: tôn trọng

Bài viết liên quan  [KIIP lớp 5 sách mới] Bài 9: 보육 제도 Chế độ dưỡng dục

외국인의 편리한 생활을 돕기 위한 제도 Chế độ nhằm giúp đỡ người nước ngoài có cuộc sống tiện lợi
재한외국인처우기본법 등을 근거로 외국인이 보다 편리하게 생활하는 데 도움을 줄 수 있는 제도가 실시되고 있다. 예를 들어, 외국인의 언어소통문제를 해결하기 위해 법무부, 여성 가족부, 고용노동부 등을 중심으로 다국어, 전화상담서비스를 실시하고 있다. 한국에 온 지 오래되지 않아 아직 한국어를 자유롭게 하지 못하는 사람은 이 서비스를 통해 자신의 모국어로 도움을 받을 수 있다. 인권을 침해당했을 때 신고나 법률 상담을 받을 수도 있고 직장이나 학교, 가정생활과 관련한 어려움에 대한 상담도 받을 수 있다. 한편, 각 지역의 외국인주민 지원센터 등을 중심으로 한국어 교육도 제공하고 있다.
Căn cứ vào luật cơ bản về đối xử với người nước ngoài ở Hàn Quốc, chế độ có thể giúp người nước ngoài sinh sống một cách thuận tiện hơn đang được thực thi. Ví dụ để giải quyết các vấn đề về giao tiếp bằng ngôn ngữ của người nước ngoài, đang lấy Bộ Tư pháp, Bộ Bình đẳng giới và Gia đình, Bộ Việc làm và Lao động là trọng tâm thực thi các dịch vụ tư vấn qua điện thoại và đa ngôn ngữ. Thông qua dịch vụ này những người đến Hàn Quốc chưa được bao lâu và không thể nói tiếng Hàn một cách tự do theo ý muốn thì có thể được trợ giúp bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Khi nhân quyền bị xâm phạm có thể trình báo hoặc cũng có thể nhận tư vấn pháp lý, và cũng có thể nhận tư vấn về những khó khăn liên quan đến công việc, trường học và cuộc sống gia đình. Bên cạnh đó, cũng đang cung cấp giáo dục tiếng Hàn lấy các trung tâm hỗ trợ người nước ngoài ở mỗi khu vực làm trọng tâm.
근거: cơ sở, căn cứ
실시되다: được thực thi
자유롭다: tự do (Có thể làm theo suy nghĩ và ý chí của mình mà không bị hạn chế hay trói buộc bởi điều gì)
침해당하다: bị xâm hại

한국에서는 외국인 근로자의 경우 한국의 건강보험 등을 통해 의료 혜택을 받을 수 없는 상황에서도 1회 500만원 내에서 입원부터 퇴원까지 진료비를 지원받을 수 있다(2020년 기준). 이를 긴급의료지원 서비스라고 하는데 외국인 근로자가 전국 17개 시·도가 지정한 의료기관에 신청하여 받을 수 있다.
Trường hợp của người lao động nước ngoài tại Hàn Quốc, ngay cả khi không thể nhận trợ cấp y tế thông qua bảo hiểm y tế của Hàn Quốc thì vẫn có thể nhận được hỗ trợ chi phí y tế từ khi nhập viện đến khi xuất viện với mức 5 triệu won một lần (tiêu chuẩn năm 2020). Đây được gọi là dịch vụ hỗ trợ y tế khẩn cấp và người lao động nước ngoài có thể đăng ký và nhận tại các cơ sở y tế được chỉ định trên cả 17 tỉnh thành phố trên toàn quốc.
혜택: sự ưu đãi, sự ưu tiên, sự đãi ngộ

알아두면 좋아요
한국에 있는 외국인 마을을 찾아 떠나 볼까요? Hãy thử cùng đi tìm những ngôi làng của người nước ngoài có ở Hàn Quốc chứ?

Bài viết liên quan  [[KIIP lớp 5 sách mới] Bài 2: 가족 Gia đình

한국에 거주하는 외국인이 늘어나면서 외국인이 모여 사는 외국인 마을도 증가하고 있다. 서울에서는 한남동(미국, 유럽), 이태원(서아시아, 아프리카), 서래마을(프랑스), 이촌동(일본), 광희동(몽골), 창신동(네팔, 파키스탄), 혜화동(필리핀) 등이 유명하며, 대림동과 신길동을 잇는 ‘영등포 차이나타운’에는 중국에서 온 사람들이 많이 살고 있다. 경기도 안산에는 원곡동 국경 없는 마을을 중심으로 고려인을 비롯한 많은 외국인이 거주하고 있다.

Khi số lượng người nước ngoài sống ở Hàn Quốc tăng lên, số lượng các ngôi làng nước ngoài có người nước ngoài sinh sống cũng tăng lên. Ở Seoul nổi tiếng như là Hannam-dong (người Mỹ, châu Âu), Itaewon (người Tây Á, châu Phi), Seorae maeul (người Pháp), Ichon-dong (người Nhật Bản), Kwanghee-dong (người Mông cổ), Changsin-dong (người Nepal, Pakistan), Hyehwa-dong (người Phillipines), phố Tàu Yeongdeungpyo mà nối liền Daerip-dong và Singil-dong có nhiều người đến từ Trung Quốc đang sinh sống. Ở thành phố Ansan tỉnh Gyeonggi, nhiều người nước ngoài bao gồm cả người Hàn Quốc đang cư trú chủ yếu trong ngôi làng không biên giới ở Wongok-dong.

차이나타운: (China Town) Khu phố Tàu
국경: biên giới

이야기 나누기
한국에 난민이 더 많이 들어온다면? Nếu có nhiều hơn nữa những người tị nạn vào Hàn Quốc thì sao?

2018년 예멘인이 자국 내의 전쟁을 피해 한국의 제주도로 들어왔다. 제주도는 외국인이 비자 없이 입국해서 30일까지 머물 수 있는 곳이기 때문이다. 당시 다수의 예멘인이 한국 정부에 난민(전쟁이나 재난, 종교적 괴롭힘 난민인정 등으로 자신의 고향 나라를 떠난 사람)을 신청하자 이를 두고 한국 사회 내에서 수많은 논쟁이 벌어졌다.
Năm 2018, người dân Yemen đã chạy đến đảo Jeju của Hàn Quốc để thoát khỏi một cuộc chiến tranh bên trong đất nước của họ (còn gọi là nội chiến). Vì đảo Jeju là nơi mà người nước ngoài có thể nhập cảnh mà không cần visa và lưu lại tối đa 30 ngày. Vào thời điểm đó, khi một số lượng lớn người Yemen nộp đơn xin tị nạn (những người rời quê hương do chiến tranh, thiên tai thảm họa, xung đột tôn giáo,… để tị nạn) lên chính phủ Hàn Quốc, nhiều cuộc tranh luận đã nổ ra trong xã hội Hàn Quốc.
당시: lúc đó, thời đó, đương thời
괴롭히다: làm đau buồn, gây đau đớn (Làm cho thể xác hay tâm hồn bị đau đớn, không thoải mái hoặc khổ sở)
논쟁: sự tranh luận
벌어지다: xảy ra, diễn ra, nổ ra (Chủ yếu những việc không tốt như đánh nhau xảy ra)

결국 2019년 12월 기준 제주도에 입국한 561명 중 2명이 난민으로 인정받고, 412명이 인도적 체류허가를 받았다. 이들 중 많은 사람들이 제주도에서 일하면서 한국 사회에 정착하기 위해 노력하였다. 한편, 관광을 위해 만들어 놓은 제주도의 무비자 입국 제도가 잘못 사용되지 않도록 해야 한다는 주장도 있어서 한국 정부가 이와 관련한 대책을 계속 마련하고 있다.
Cuối cùng tính đến tháng 12 năm 2019, 2 trong số 561 người đến đảo Jeju đã được công nhận là người tị nạn và 412 người nhận được giấy phép cư trú nhân đạo. Nhiều người trong số họ đã vừa làm việc ở đảo Jeju vừa nỗ lực để định cư trong xã hội Hàn Quốc. Mặt khác, có chủ trương cho rằng chế độ nhập cảnh không cần visa của đảo Jeju được làm dành cho du lịch phải không được dùng sai mục đích và chính phủ Hàn Quốc đang tiếp tục chuẩn bị các đối sách liên quan đến vấn đề này.
정착하다: định cư
대책: đối sách, biện pháp đối phó

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here