[KIIP lớp 5 심화 sách mới] 2과. 대한민국 국민의 권리 Quyền lợi của công dân Hàn Quốc

0
6842


1. 평등권과 자유권은 어떤 권리일까? Quyền bình đẳng và quyền tự do là quyền lợi thế nào?

권리 Quyền lợi
권리란 어떤 일을 하거나 다른 사람에게 요구할 수 있는 정당한 힘이나 자격을 말한다. 대한민국 국민은 누구나 일정한 권리를 가지고 있으며 이 권리는 법에 의해 보호를 받는다. 대한민국 헌법은 인권을 바탕으로 인간으로서 가지는 기본적 권리(기본권)를 보장하고 있다. 기본권에는 평등권, 자유권, 참정권, 청구권, 사회권 등이 있다.
Quyền lợi nói đến năng lực hoặc tư cách chính đáng có thể làm hoặc yêu cầu người khác việc nào đó. Mọi công dân của Đại Hàn Dân Quốc đều đang có những quyền lợi nhất định và những quyền lợi này được pháp luật bảo vệ. Hiến pháp của Hàn Quốc đang bảo đảm các quyền lợi mang tính cơ bản (quyền cơ bản) mà sở hữu với tư cách là con người dựa trên quyền con người. Các quyền lợi cơ bản bao gồm quyền bình đẳng, quyền tự do, quyền bầu cử, quyền yêu cầu và quyền xã hội.
정당하다: chính đáng, thỏa đáng
참정권: quyền tham chính, quyền bầu cử (Quyền được tham gia vào chính trị của người dân)
청구권: quyền thỉnh cầu, quyền yêu cầu (Quyền có thể yêu cầu hành vi nhất định đối với người nào đó)

평등권 Quyền bình đẳng
평등권은 성별, 종교, 인종, 직업 등 어떠한 이유로도 부당하게 차별 받지 않을 권리이다. 모든 국민은 법 앞에서 평등하므로, 이유 없이 특권을 누리거나 불이익을 당하지 않는다. 그런데 평등이라고 해서 무조건 똑같이 대우하는 것은 아니다. 모든 사람에게 기회는 균등하게 주되 개인의 상황, 능력, 기여 정도 등을 모두 고려하여 그에 맞게 대우해야 한다.
Quyền bình đẳng là quyền không bị phân biệt một cách không chính đáng bởi bất kỳ lý do nào như giới tính, tôn giáo, chủng tộc hoặc nghề nghiệp. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật nên không bị gặp bất lợi hoặc được hưởng đặc quyền mà không có lý do. Tuy nhiên, bình đẳng không nhất thiết có nghĩa là đối xử bình đẳng. Đối với tất cả mọi người phải được tạo cơ hội một cách bình đẳng, nhưng phải xem xét tất cả hoàn cảnh, năng lực, mức độ đóng góp của cá nhân và đối xử phù hợp với điều đó.
부당하다: không chính đáng, bất chính
인종: nhân chủng, chủng tộc (Chủng loại của con người được phân biệt dựa theo đặc trưng của cơ thể như màu da, màu tóc hay bộ xương như người da vàng, người da trắng, người da đen)
불이익: sự vô ích, thế bất lợi, sự thiệt hại, điều trở ngại
당하다: bị, bị thiệt hại, bị lừa
균등하다: quân bình, bình đẳng

자유권 Quyền tự do
자유권은 국가 권력에 의해 개인의 자유가 함부로 제한 받지 않을 권리이다. 예를 들면, 모든 국민은 신체의 자유가 있어서 경찰에 함부로 체포당하지 않는다. 또한, 자유롭게 주거지를 옮길 수 있고 직업을 선택할 수 있다. 사생활을 보호받을 수 있고 원하는 종교를 가질 수 있으며 언론·출판·집회·결사의 자유와 양심의 자유 등도 보장된다.
Quyền tự do là quyền mà tự do cá nhân không bị hạn chế một cách tùy tiện bởi quyền lực nhà nước. Ví dụ, tất cả công dân đều có tự do thân thể nên không thể bị bắt giữ một cách tùy tiện bởi cảnh sát. Ngoài ra, cũng có thể thay đổi nơi cư trú và lựa chọn công việc một cách tự do. Cũng có thể được bảo vệ đời sống riêng tư và có thể có tôn giáo mình muốn, đồng thời được bảo đảm quyền tự do ngôn luận, xuất bản, hội họp và thành lập đoàn thể cũng như tự do lương tâm.
함부로: (một cách) hàm hồ, tùy tiện, bừa bãi
체포: sự bắt giữ
주거지: nơi cư trú
결사: sự quyết tử, sự liều chết, sự liều mạng

Bài viết liên quan  [KIIP lớp 5 심화 sách mới] 12과. 남북통일을 위한 노력 Nỗ lực thống nhất hai miền Triều Tiên

알아두면 좋아요
나의 행복을 위해 내가 원하는 이름으로 바꿀 수 있을까?
Có thể thay đổi thành tên tôi muốn vì hạnh phúc của tôi chứ?

갓난아기는 스스로 이름을 지을 수 없기 때문에 부모를 비롯한 어른들이 이름을 지어준다. 그런데 그 이름 때문에 성장하면서 놀림을 받거나 불이익을 당하는 경우가 있다. 그러서 법원의 허락을 받아 이름을 바꾸는 사람들이 있는데, 대법원에 따르면 1년에 평균 15만 명 정도가 개명 신청을 한다고 한다. 법원이 이름을 바꾸도록 허락해 주는 근거는 대한민국 헌법에서 보장하는 ‘행복을 추구할 권리’에 있다. 특이한 이름 때문에 이름이 불릴 때마다 고통을 겪는다면 결코 행복할 수 없기 때문이다. 개명허가신청서 등 필요한 서류를 가정법원에 제출하면 한 달 정도 후에 결과를 알 수 있다. 대한민국 법원 전자소송 홈페이지를 이용하면 인터넷으로도 개명 신청을 할 수 있다.
Trẻ sơ sinh không thể tự đặt tên nên cha mẹ và những người lớn khác đặt tên cho trẻ. Tuy nhiên, có những trường hợp bị trêu ghẹo hoặc gặp bất lợi khi trưởng thành vì cái tên đó. Vì vậy, có những người thay đổi tên của họ với sự cho phép của tòa án và nếu theo Tòa án tối cao thì trung bình mỗi năm có khoảng 150.000 người đăng ký đổi tên. Căn cứ mà tòa án cho phép để đổi tên có ở ‘quyền mưu cầu hạnh phúc’ được bảo đảm bởi hiến pháp của Hàn Quốc. Bởi vì không thể hạnh phúc tuyệt đối nếu chịu đau khổ mỗi khi bị gọi tên vì một cái tên không bình thường. Nếu nộp các giấy tờ cần thiết như đơn đăng ký cho phép thay đổi tên lên Tòa án Gia đình thì có thể biết kết quả sau khoảng một tháng. Cũng có thể đăng ký thay đổi tên thông qua Internet bằng cách sử dụng trang web tố tụng điện tử của tòa án Hàn Quốc.
놀림: việc trêu chọc, sự chọc ghẹo
개명: sự cải danh, sự thay đổi danh tính
추구하다: mưu cầu, theo đuổi
결코: tuyệt đối
특이하다: độc đáo, riêng biệt, đặc trưng, đặc dị (Khác biệt rõ ràng so với cái thông thường)

2. 참정권, 청구권, 사회권은 어떤 권리일까?
Quyền bầu cử, quyền yêu cầu và quyền xã hội là quyền thế nào?

참정권 Quyền tham chính
참정권은 정치에 참여할 수 있는 권리이다. 민주주의 국가에서는 국민이 국가의 주인으로서 나라의 중요한 의사 결정과 국가 운영에 참여할 수 있다. 예를 들어, 대통령 선거, 국회의원 선거에서 투표하거나 자신이 직접 후보자가 되어 선거에 나감으로써 참정권을 누릴 수 있다. 공무원이 되어 나랏일을 할 수 있는 권리도 참정권에 포함된다.
Quyền tham chính là quyền có thể tham gia vào chính trị. Trong một quốc gia dân chủ, công dân có thể tham gia vào việc đưa ra quyết định quan trọng của đất nước và việc điều hành quốc gia với tư cách là chủ nhân của đất nước. Ví dụ: có thể được hưởng quyền tham chính bằng cách bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử tổng thống và bầu cử nghị sĩ quốc hội, hoặc bản thân trực tiếp trở thành ứng cử viên và đứng ra tranh cử. Quyền có thể trở thành công viên chức và phụ trách việc của nhà nước cũng được bao hàm trong quyền tham chính.
참정권: quyền tham chính, quyền bầu cử
의사 결정: việc đưa ra quyết định
후보자: ứng cử viên
나랏일: việc nước (Công việc của đất nước)

Bài viết liên quan  [KIIP lớp 5 심화 sách mới] 1과. 대한민국의 정체성과 헌법 Bản sắc và hiến pháp của Hàn Quốc

청구권 Quyền thỉnh cầu, quyền yêu cầu
청구권은 국가에 대하여 일정한 요구를 할 수 있는 권리이다. 평등권, 자유권, 참정권, 사회권 등이 헌법에 보장되어 있더라도 실제 생활에서 그 권리가 침해되었을 때 이를 구제받지 못 한다면 아무 소용이 없다. 청구권은 다른 기본권을 보장하기 위해 필요한 기본권이다. 청원권, 재판 청구권, 손해배상 청구권 등이 청구권에 속한다.
Quyền thỉnh cầu là quyền có thể yêu cầu hành vi nhất định đối với nhà nước. Ngay cả khi các quyền bình đẳng, quyền tự do, quyền tham chính và quyền xã hội được bảo đảm trong Hiến pháp, nhưng khi những quyền đó bị xâm hại trong đời sống thực tế nếu không được cứu trợ chúng sẽ trở nên vô ích. Quyền thỉnh cầu là quyền cơ bản cần thiết để bảo đảm các quyền cơ bản khác. Quyền thỉnh cầu bao gồm quyền kiến nghị, quyền yêu cầu xét xử và quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
소용없다: vô ích, vô dụng
손해배상: sự bồi thường thiệt hại, tiền bồi thường, vật bồi thường

사회권 Quyền xã hội
사회권은 인간다운 생활에 필요한 최소한의 수준을 보장받을 수 있는 권리이다. 몸이 아프거나 나이가 많아 생활이 어려운 사람들, 경제적 형편이 어려운 사람들에게 국가가 최소한의 생계와 의료 등을 지원하는 것은 사회권을 보장하기 위해서이다. 사회권에는 교육을 받을 권리, 깨끗한 환경에서 살 권리 등도 포함된다.
인간다운:
Quyền xã hội là quyền có thể được bảo đảm ở mức tiêu chuẩn tối thiểu cần thiết cho cuộc sống con người đúng nghĩa. Nhà nước hỗ trợ sinh kế và chăm sóc y tế tối thiểu cho những người ốm đau, già yếu, đời sống khó khăn, người có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế nhằm bảo đảm các quyền xã hội. Trong quyền xã hội, các quyền được học hành và quyền được sống trong một môi trường trong lành.

알아두면 좋아요
기본권도 제한될 수 있다? Các quyền cơ bản cũng có thể bị hạn chế chứ?
헌법 37조 ② 국민의 모든 자유와 권리는 국가 안전보장·질서유지 또는 공공복리를 위하여 필요한 경우에 한하여 법률로써 제한할 있으며, 제한하는 경우에도 자유와 권리의 본질적인 내용을 침해할 수 없다.
Theo điều 37 khoản ② của Hiến pháp, mọi sự tự do và quyền lợi của công dân sẽ bị hạn chế bởi pháp luật chỉ giới hạn trong trường hợp cần thiết cho đảm bảo an ninh, duy trì trật tự quốc gia cũng như phúc lợi công cộng, và ngay cả trong trường hợp bị hạn chế, những nội dung về mặt bản chất của tự do và quyền lợi cũng không thể bị xâm phạm.
공공복리: phúc lợi xã hội, phúc lợi công cộng
안전보장: sự đảm bảo an ninh
본질적: mặt bản chất, tính bản chất

헌법에 보장된 기본권도 제한될 수 있을까? Các quyền cơ bản được Hiến pháp bảo đảm có thể bị hạn chế không?
대한민국 헌법 제37조 2항에서는 국가 안전보장, 질서유지, 공공복리를 위해서 기본권을 제한할 수 있다고 되어 있다. 그러나 조건이 있다. 첫째, 아무 때나 제한하는 것이 아니라 필요한 경우에 한하여 제한할 수 있다. 둘째, 마음대로 제한하는 것이 아니라 법률을 통해서만 제한할 수 있다. 셋째, 제한하더라도 자유와 권리의 본질적인 내용을 침해할 수 없다.
Trong điều 37 mục (2) của Hiến pháp Hàn Quốc quy định rằng các quyền cơ bản có thể bị hạn chế vì đảm bảo an ninh quốc gia, duy trì trật tự và phúc lợi công cộng. Nhưng có những điều kiện. Đầu tiên, nó có thể bị hạn chế chỉ giới hạn trong trường hợp cần thiết mà không phải bất cứ khi nào. Thứ hai, nó không thể bị hạn chế theo ý muốn mà chỉ có thể bị hạn chế bởi pháp luật. Thứ ba, ngay cả khi bị hạn chế, nội dung về mặt bản chất của tự do và quyền lợi không thể bị xâm hại.

Bài viết liên quan  [KIIP lớp 5 심화 sách mới] 6과. 6·25 전쟁과 남북 관계 Chiến tranh Triều Tiên và mối quan hệ liên Triều

이야기 나누기
학교 내 휴대전화 사용 제한은 기본권 침해일까? Việc hạn chế sử dụng điện thoại di động trong trường học có xâm hại quyền cơ bản không?

학생들의 학교 내 휴대전화 사용을 제한하는 것에 대한 찬반 논란이 계속되고 있다. 국가인권위원회에서는 학교 선생님들이 학생들의 휴대전화를 아침에 거둬 놓았다가 오후에 학교 마칠 시간에 돌려주는 것은 헌법이 보장하고 있는 통신의 자유를 지나치게 침해한다고 하였다. 그러나 A학교 교사는 “아침에 휴대전화를 걷어서 보관한 뒤 오후에 다시 나눠주지만, 일부 학생들은 휴대전화를 내지 않고 수업 시간에 몰래 게임을 하거나 학교생활을 촬영하는 경우가 종종 있다.”며 “수업에 상당한 방해가 되고 있으므로 휴대전화 사용 제한이 필요하다.”라고 반대하였다. 국가인권위원회는 휴대전화를 한꺼번에 거뒀다가 나눠주기 보다는 “수업 시간 중 사용을 제한하는 방식으로 제한을 최소화할 수 있는 방법을 찾아야 한다.”라고 말했다.
Sự tranh luận việc tán thành hay phản đối về việc hạn chế học sinh sử dụng điện thoại di động ở trường học vẫn đang được tiếp tục. Theo Ủy ban Nhân quyền Quốc gia Hàn Quốc, việc giáo viên thu gom cất giữ điện thoại di động vào buổi sáng và trả lại vào buổi chiều khi tan học là vi phạm nghiêm trọng sự tự do liên lạc đang được Hiến pháp bảo đảm. Tuy nhiên, giáo viên của trường A phản đối rằng: “Buổi sáng chúng tôi thu gom điện thoại di động và bảo quản, buổi chiều trả lại, nhưng thỉnh thoảng có trường hợp một số học sinh không đưa ra điện thoại và thường chơi game hoặc quay phim sinh hoạt trường học một cách lén lút trong giờ học”. Đồng thời “Bởi nó đang trở thành sự cản trở đáng kể trong giờ học nên cần hạn chế sử dụng điện thoại di động”. Thay vì thu gom và phân phát điện thoại di động vào cùng một lượt, Ủy ban Nhân quyền Quốc gia Hàn Quốc cho biết, “Chúng ta nên tìm giải pháp mà có thể giảm thiểu các hạn chế bằng cách giới hạn việc sử dụng điện thoại di động trong giờ học.”
찬반: sự đồng thuận và phản bác, sự tán thành và phản đối
논란: sự tranh luận cãi cọ, sự bàn cãi
거두다: thu gom
돌려주다: trả lại
몰래: một cách lén lút, một cách bí mật
종종 : thỉnh thoảng, đôi khi
상당하다: khá nhiều
한꺼번에: vào một lần, một lượt

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here