유네스코 등재유산 (세계유산) – Di sản UNESCO ở Hàn Quốc (Di sản thế giới)

0
1424

예술적 감각이 뛰어난 한민족은 오랜 역사 속에서 고유한 문화를 발전시켜왔다. 반도라는 지리적 특성으로 대륙문화와 해양문화를 모두 수용하고 자연조건에 순응하면서 독창적이면서도 인류가 공감할 수 있는 문화를 형성했다.

Người dân Hàn Quốc từ lâu đã phát triển nền văn hóa đa dạng, độc đáo dựa trên cảm nhận nghệ thuật ưu việt. Điều kiện địa lý đặc thù của bán đảo mang đến cho người Hàn Quốc cơ hội tiếp nhận cả văn hóa lục địa, văn hóa biển và dễ dàng thích nghi với điều kiện tự nhiên, nhờ đó hình thành nên nền văn hóa độc đáo và mang tính đồng cảm cao.

한국의 문화에서 중요한 부분을 차지하는 음악, 미술, 문학, 무용 등 모든 예술에는 전통과 현대가 함께 살아 숨 쉬고 있다. 건축, 의복, 음식 등 의식주를 비롯한 다양한 생활양식도 마찬가지다.

Trong văn hóa Hàn Quốc, phần liên quan đến nghệ thuật chiếm vị trí quan trọng, là sự kết hợp sinh động giữa truyền thống và hiện đại gồm âm nhạc, mỹ thuật, văn học, khiêu vũ. Cũng giống như vậy, phương thức sinh hoạt đa dạng bắt nguồn từ ăn – mặc – ở như kiến trúc, trang phục, ẩm thực… cũng là sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại.

경주역사유적지구-경주는 천여 년 동안 신라의 수도였으며, ‘벽과 지붕이 없는 박물관’이라 불릴 만큼 역사적으로 가치가 높은 유물들이 많이 남아 있다. 사진은 신라 고분군의 전경이다. Khu di tích lịch sử Gyeongju- Gyeongju vốn là thủ đô của Silla trong vòng khoảng 1000 năm, với những di vật có giá trị lịch sử cao như cách nó được gọi là ‘Bảo tàng không có tường và không có mái ngói’. Bức ảnh là toàn cảnh khu mộ Silla.

한국의 문화예술은 최근 세계적으로 주목받고 있다. 클래식 음악을 전공하는 젊은이들이 국제콩쿠르 무대를 휩쓰는가 하면 많은 문학 작품이 외국어로 번역되어 해외 독자들을 사로잡고 있다. 한국 화가들의 단색화는 최근 세계에서 가장 주목받는 미술품으로 급부상했다.

Ngày nay, văn hóa nghệ thuật Hàn Quốc đang thu hút sự quan tâm của nhiều người trên thế giới. Trong khi những người trẻ chuyên ngành âm nhạc cổ điển đang dẫn đầu trên nhiều sân khấu thi đấu quốc tế, các tác phẩm văn học cũng được dịch ra các thứ tiếng và thu hút nhiều độc giả nước ngoài. Tranh đơn sắc của họa sĩ Hàn Quốc gần đây cũng bất ngờ trở thành loại hình tác phẩm nhận được sự chú ý rất lớn trên thế giới.

K-Pop의 열기는 2020년 8월, 남성 그룹 BTS의 영어 싱글 곡 ‘다이너마이트(Dynamite)’가 미국 빌보드 싱글차트 ‘핫100’ 1위에 오르면서 최고조에 이르고 있다. 아시아 가수가 핫 100 1위에 오른 것은 1963년 이래 처음이며, 한국 가수로서는 최초다. 이 기록은 특정 그룹의 쾌거라기보다 그동안 일본, 중국, 동남아를 거쳐 미국과 남미, 유럽 등 전 세계로 확산되어 온 K-Pop의 인기를 반영하는 결과물이다. 유튜브가 대중화되면서 여성 그룹 블랙핑크 등 K-Pop 스타의 뮤직비디오가 폭발적인 조회 수를 기록하는 것도 같은 맥락이다.

Sức nóng của K-Pop có thể kể đến như ca khúc Dynamite là ca khúc tiếng Anh của nhóm nhạc nam Hàn Quốc – BTS đã đứng thứ nhất trong ‘ Hot 100’ trong bảng xếp hạng Billboard của Mỹ vào tháng 8 năm 2020. Đây là lần đầu tiên ca sỹ, nhóm nhạc châu Á được đứng thử nhất trong Hot 100 kể từ sau năm 1963, và là nhóm nhạc đầu tiên ghi dấu ấn của lịch sử Hàn Quốc. Kết quả này không chỉ dừng lại là sự lớn mạnh của nhóm nhạc đặc biệt nào đó, mà đó chính là việc phản ánh sự hâm mộ K-pop từ khắp nơi trên thế toàn thế giới không chỉ ở Nhật Bản, Trung Quốc, Đông Nam Á mà còn ở cả Mỹ, Nam Mỹ và châu Âu. Ngoài ra, cùng với sự phát triển của kênh YouTube, các video âm nhạc của các ca sỹ K-pop như nhóm nhạc nữ BLACKPINK đã được ghi nhận số lượt xem tăng vượt bậc.

이처럼 세계가 인정하는 한국문화의 예술적 우수성은 하루아침에 만들어진 것이 아니다. 삼국시대의 고분벽화와 유물에서 느낄 수 있는 한국인의 독창적인 예술적 감성이 통일신라와 고려, 조선 시대를 거치며 더욱 풍부해지고 깊어졌으며, 조상들의 이런 예술적인 감성의 DNA가 현재의 한국인들에게까지 이어진 것이라 할 수 있다.

Đây không phải là thứ có thể làm được trong ngày một ngày hai, mà sự xuất sắc của nghệ thuật văn hóa Hàn Quốc này đã được thế giới công nhận. Khả năng sáng tạo nghệ thuật tinh tế của người Hàn Quốc được bắt đầu từ các bức họa trên tường mộ và di vật thời Tam quốc, rồi trở nên phong phú hơn qua từng giai đoạn lịch sử như Triều đại Silla thống nhất, Goryeo, thời đại Joseon và được truyền lại một cách liên tục cho các thế hệ nghệ sĩ cũng như mọi người dân Hàn Quốc trong xã hội hiện đại ngày nay.

예부터 전해 내려오는 한국의 문화예술 유산 가운데 상당수는 유네스코 보호 대상으로 등재되었다. 2020년 현재 세계유산, 세계기록유산, 인류무형문화유산 등으로 등재된 건은 모두 50건이다.

Hàn Quốc bảo tồn được rất nhiều di sản văn hóa và một phần trong số đó được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là đối tượng bảo vệ. Tính đến năm 2020, tổng cộng có 50 di sản được đăng ký vào di sản thế giới, di sản tư liệu thế giới, di sản văn hóa phi vật thể…

유네스코 등재유산 – Di sản UNESCO ở Hàn Quốc
세계유산 – Di sản thế giới

창덕궁 – Cung Changdeokgung
서울시 종로구 와룡동에 위치한 창덕궁은 조선 시대(1392~1910) 옛 궁궐의 모습을 살펴볼 수 있는 대표적 유적이다. 1405년에 별궁으로 완공되었지만, 정궁이던 경복궁이 1592년 일본의 침략으로 전부 타버리고 1867년 중건되기까지 조선의 왕들은 창덕궁을 정궁으로 사용했다. 1997년 유네스코 세계문화유산으로 등재됐다.

Cung Changdeokgung ở phường Waryong-dong, quận Jongno-gu, Seoul là một trong những cung điện hoàng gia còn lưu giữ những kết cấu cung điện nguyên bản của Triều đại Joseon (1392 – 1910). Cung Changdeokgung được xây dựng vào năm 1405 để làm hậu cung nhưng về sau khi chính cung Gyeongbokgung bị phá hủy năm 1592 khi Nhật Bản xâm lược Hàn Quốc, cung này đã được dùng làm chính cung của Triều đại Joseon Cung Changdeokgung tiếp tục vai trò là chính cung cho tới năm 1867, khi cung Gyeongbokgung được sửa chữa và phục hồi lại tình trạng xưa. Cung Changdeokgung được công nhận là di sản văn hóa thế giới của UNESCO vào năm 1997.

Bài viết liên quan  시원한 한국형 액션 영화 ‘범죄도시4’ 귀환 - “Ngoài Vòng Pháp Luật” trở lại gặp gỡ khán giả màn ảnh rộng trong tháng 4 này
창덕궁 인정전 – 왕의 즉위식과 신하들의 하례 및 외국 사신의 접견 등 주요한 국가적 의식이 치러진 곳이다. Chính điện Injeongjeon trong cung điện Changdeokgung. Chính điện được sử dụng cho những sự kiện quốc gia quan trọng như lễ đăng quang của các vị vua, yết kiến vua chúa và đón tiếp chính thức các công sứ nước ngoài.

창덕궁은 조선 시대에 지어졌으나 고려 시대 궁궐의 전통을 이어받았으며, 자연지형에 맞춰 산자락에 지어졌다. 대부분의 궁궐이 권위를 드러내는 방식으로 건축되는 것과 달리, 창덕궁은 자연조건을 살려 북악산 줄기인 응봉의 산자락 모양에 맞게 궁궐을 기능에 따라 적절하게 배치했다.

Mặc dù được xây dựng trong triều đại Joseon, nhưng cung Changdeokgung vẫn cho thấy dấu vết ảnh hưởng của kiến trúc truyền thống Goryeo và vị trí của cung ở dưới chân một ngọn núi theo địa lý tự nhiên của khu vực. Mặc dù các cung điện thường được xây dựng để thể hiện phẩm giá và uy quyền, cung điện Changdeokgung được thiết kế và bài trí hòa hợp với đặc điểm địa lý tự nhiên, dựa theo hình dạng chân núi Eungbong, một nhánh của núi Bugaksan.

정문인 돈화문을 비롯해 인정전, 선정전 등 당시의 여러 건물이 고스란히 남았고, 한국의 전통정원인 비원까지 딸린 훌륭한 역사유산이다. 궐에 위치한 낙선재는 전통 한옥의 아름다움을 간직하고 있다.

Các tòa cung điện xưa được bảo tồn không hư hại, kể cả cổng Donhwamun, cổng chính của cung; điện Injeongjeon, điện Seonjeongjeon. Đây là khu di tích lịch sử rất nổi bật và xuất chúng với khu vườn mang đặc trưng của những khu vườn truyền thống Hàn Quốc. Trong cung còn có khu nhà Nakseonjae, là quần thể nhà hanok truyền thống vẫn giữ nguyên vẻ đẹp trang nhã.

종묘 – Điện thờ Jongmyo
서울 종로구 훈정동에 위치한 종묘는 역대 왕과 왕비, 추존 왕과 왕비 등 모두 83위의 신주(돌아가신 분의 영혼이 의지할 수 있는 상징물)를 모시는 조선왕조의 사당이다. 유교를 근본이념으로 한 조선은 돌아가신 조상의 영혼이 머무르는 곳을 중요시하였는데 국가 차원에서 유교 이념을 실천하였음을 알 수 있는 곳이기도 하다.

Jongmyo tọa lạc ở phường Hunjeong-dong, quận Jongno-gu, Seoul là điện thờ tổ tiên hoàng gia của Triều đại Joseon. Điện được xây để cất giữ 83 bài vị của các vị vua Joseon, hoàng hậu, hoàng thân và những người đã được ban tước vị hoàng tộc. Triều đại Joseon lấy Khổng giáo làm hệ tư tưởng căn bản, rất coi trọng nơi thờ cúng tổ tiên, đồng thời, điện thờ Jongmyo cũng cho thấy việc quan niệm Khổng giáo được thực hiện như thế nào trên phạm vi quốc gia.

종묘-조선 역대 왕과 왕비의 신주를 모신 유교사당이다. Điện thờ Jongmyo. Điện thờ Khổng giáo của Triều đại Joseon, nơi đặt bài vị của các vị vua và hoàng hậu thời đại Joseon.

전체적으로 대칭 구조이며 신주를 보관하는 건물인 정전과 영녕전의 기단과 처마, 지붕의 높이, 기둥의 굵기가 위계에 따라 다르게 되어 있다. 16세기 이래 원형이 보존되고 있으며, 세계적으로 독특한 건축양식을 지닌 의례 공간으로 가치가 있다. 이곳에서는 이들의 넋을 기리는 종묘제례가 정기적으로 거행된다.

Nhìn chung, Jongmyo có cấu trúc đối xứng. Trong đó, hai tòa nhà lưu giữ bài vị là Jeongjeon (chính điện) và điện Yeongnyeongjeon có sự khác biệt trong chiều cao của ngai, chiều cao đến mái dua và đỉnh mái, bề dày của cột được phân chia theo cấp bậc và địa vị trong triều. Hình dạng nguyên mẫu đã được bảo tồn từ thế kỷ 16 và có giá trị như một không gian nghi lễ với phong cách kiến trúc độc đáo. Các nghi thức tưởng niệm, thờ cúng tổ tiên trong hoàng gia Joseon được định kì tiến hành tại đây.

화성 – Pháo đài Hwaseong ở Suwon
경기도 수원시 장안구에 위치한 화성은 1796년 조선 정조 임금 때 건립된 전체 길이 5.7km의 성곽이다. 정조는 아버지 사도세자의 묘를 경기도 양주에서 이 근처로 옮기면서 성을 쌓도록 했다.

Pháo đài Hwaseong ở quận Jangan-gu, thành phố Suwon-si, tỉnh Gyeonggido là một pháo đài lớn (chiều dài 5,7km) được xây dựng từ năm 1796 dưới thời vua Jeongjo của Triều đại Joseon. Việc xây dựng pháo đài được bắt đầu sau khi nhà vua di dời mộ của phụ hoàng mình là thái tử Sado từ Yangju ở tỉnh Gyeonggi-do về vị trí hiện tại gần pháo đài.

화성 – 동서양의 군사시설 이론을 잘 배합한 독특한 성으로서 방어적 기능이 뛰어난 특징을 가지고 있다. Pháo đài Hwaseong ở Suwon. Pháo đài mang đặc trưng tiêu biểu là khả năng phòng ngự vượt trội, được xây dựng trên cơ sở có sự kết hợp với các kỹ thuật xây thành quân sự ở cả phương Đông và Tây.
1. 불국사 – 불교 교리가 사찰 건축물을 통해 잘 형상화된 사례이다. 사진은 불국사의 청운교와 백운교이다. Chùa Bulguksa. Ngôi chùa thời Silla này nổi tiếng về mặt kiến trúc và là ví dụ điển hình cho giáo lý đạo Phật. Trong ảnh là cầu Cheongungyo và Baegungyo ở chùa Bulguksa. 2. 석굴암 – 높다란 연화좌대에 앉아 있는 석굴 안 본존불과 그 옆모습 Động Seokguram. Mặt bên của pho tượng Phật ngồi trên đài hoa sen trong hang

성곽의 구조가 합리적이고 실용적이며, 보통 성곽과 달리 군사적 방어기능과 상업적 기능을 함께 갖춰 문화재로서 높게 평가받는다.

Công trình được thiết kế phù hợp với chức năng và mục đích sử dụng của một pháo đài. Khác với các pháo đài khác, Hwaseong với cấu trúc hợp lý, không chỉ có chức năng phòng thủ mà còn thực hiện chức năng là cầu nối thương mại nên nơi này là một di sản văn hóa được đánh giá cao.

실학자인 정약용이 도르래의 원리를 이용해 개발한 거중기(움직도르래를 이용, 낮은 곳의 돌을 쌓는 데 사용)와 녹로(고정도르래를 이용, 크레인처럼 돌을 높은 곳으로 이동하는 데 사용) 등 과학적 기구를 동원하여 성을 완공한 것으로도 유명하다.

Học giả Jeong Yak-yong, một đại học giả trong thời hậu Joseon của Hàn Quốc vào thế kỷ XVIII là người phụ trách xây dựng pháo đài. Ông đã sử dụng nguyên lý của các công cụ như máy nâng ròng rọc (sử dụng ròng rọc động để nâng đá ở nơi thấp) và nongno (sử dụng ròng rọc cố định để nâng đá lên chỗ cao như cần cẩu) để xây dựng pháo đài.

Bài viết liên quan  '한국인의 유별난 발라드 사랑' - Người Hàn Quốc dành tình yêu to lớn dành cho thể loại ballad

석굴암·불국사 – Chùa Bulguksa và động Seokguram
경상북도 경주시 토함산에 위치한 석굴암은 통일신라 시대의 대표적인 석굴 사찰로 774년 완공됐다. 뛰어난 조각기법이 발휘된 작품으로 동해에 떠오르는 해의 빛이 석굴암까지 깊숙이 들어와 부처의 이마를 비추도록 설계되어 있다.

Động Seokguram là một ngôi chùa hang tiêu biểu của Phật giáo trong Triều đại Silla thống nhất được xây vào năm 774, nằm trong hang động nhân tạo trên núi Tohamsan, thành phố Gyeongju-si, tỉnh Gyeongsangbuk-do. Cửa động quay mặt ra phía Đông và được thiết kế rất khéo léo để tượng Phật luôn đón nhận được những tia sáng mặt trời đầu tiên mọc từ biển Đông hướng vào trán ngài.

석굴암과 같은 시기에 건립된 불국사는 사찰의 전체적인 배치가 뛰어나며, 대웅전 앞마당에 나란히 서 있는 다보탑과 석가탑이 특히 돋보인다. 두 탑 모두 신라 양식을 표현하면서도 석가탑은 단순하지만, 다보탑은 정교하고 화려하다.

Được hoàn thành vào cùng thời điểm với động Seokguram, chùa Bulguksa là tổ hợp nhiều công trình kiến trúc lớn, bao gồm hai tháp đá là tháp Seokgatap và tháp Dabotap dựng ở trước sân trong của điện thờ Daeungjeon. Hai tháp này được xem là đại diện cho kiến trúc thời Silla. Tháp Seokgatap đẹp vì cấu trúc đơn giản, trong khi tháp Dabotap lại được ngưỡng mộ vì các chi tiết chạm khắc công phu, tinh xảo.

다보탑은 화강석을 매우 정교하게 다듬어 탑을 쌓은 형태로 한국의 석탑 중에서도 형태가 매우 특이하다. 한국의 10원짜리 동전에 다보탑이 새겨져 있다. 장식을 생략한 채 구조적인 비례에 따라 완전한 아름다움을 표현한 석가탑은 한국 불교 석탑의 원형으로 여겨져 이후 비슷한 작품들이 많이 만들어졌다.

Tháp Dabotap được xây dựng bằng các khối đá granit khắc chạm công phu và là một trong những tháp đá đặc biệt của Hàn Quốc. Hình ảnh của tháp còn được in trên mặt của đồng xu 10 won của Hàn Quốc. Trái lại, tháp Seokgatap nổi tiếng vì kiến trúc đơn giản nhưng vẫn thể hiện được vẻ đẹp hoàn mĩ nhờ vào tỷ lệ đối xứng và cân bằng của tháp. Tháp hiện được xem là nguyên mẫu của tất cả các tháp đá ba tầng được xây ở Hàn Quốc sau này.

불국사의 대웅전으로 오르는 청운교(푸른 구름다리)와 백운교(흰 구름다리)도 조형이 아름다울 뿐만 아니라, 극락정토에 들어가려면 물을 건너고 구름을 지나야 한다는 종교적인 상징성도 내포하고 있다.

Hai cây cây cầu Cheongunggyo (Cầu mây xanh) và Baegungyo (Cầu mây trắng) dẫn đến điện Daeungjeon của chùa Bulguksa không chỉ đẹp mà còn là biểu tượng mang tính tôn giáo, tượng trưng cho hành trình vượt qua nước và mây để đến được miền cực lạc.

조선 왕릉 Các lăng mộ hoàng gia của Triều đại Joseon
동구릉, 서오릉, 서삼릉, 홍유릉 등은 조선 시대의 왕릉이다. 모두 서울과 가까운 경기도 구리시, 고양시, 남양주시 등에 있다. 조선 시대의 왕과 왕비의 무덤은 모두 44기며, 이 가운데 40기가 유네스코 세계문화유산으로 등재됐다.

Lăng Donggureung, lăng Seooreung, lăng Seosamneung và lăng Hongyureung là những lăng mộ thời Joseon. Tất cả đều nằm ở thành phố Guri-si, Goyangsi và Namyangju-si, thuộc tỉnh Gyeonggi-do, gần Seoul. Số lăng mộ của các vua và hoàng hậu Triều đại Joseon tổng cộng là 44 lăng mộ. Trong số này, có 40 lăng mộ được tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa thế giới.

1. 동구릉 – 조선왕조 7명의 왕과 10명의 왕비와 후비가 안장된 9능이 있다. Lăng Donggureung Có 9 lăng là nơi an táng của 7 vị vua, 10 vị hoàng phi và hậu phi thời đại Joseon. 2. 영릉 – 세종과 소헌왕후의 능 – Lăng Yeongneung Lăng mộ vua Sejong và hoàng hậu Soheon 3. 목릉 – 선조와 의인왕후, 인목왕후의 능 – Lăng Mokneung Lăng mộ vua Seonjo, hoàng hậu Uiin và hoàng hậu Inmok

왕릉은 유교 사상과 풍수지리 등 당시의 가치관이 압축된 장묘문화의 현장이라는 점에서 문화재로서 가치를 인정받는다. 이 왕릉이 훼손되지 않은 채 원래 모습대로 보존돼 있다는 사실도 주목할 만하다.

Các lăng mộ hoàng gia của Triều đại Joseon được công nhận những giá trị to lớn với tư cách là di sản văn hóa, thể hiện văn hóa lăng mộ được đúc rút từ hệ tư tưởng Khổng giáo và quan niệm phong thủy địa lý. Những di tích lịch sử này được đánh giá rất cao vì đã bảo tồn được nguyên vẹn hình dáng ban đầu.

해인사 장경판전 – Khu bảo tồn Janggyeong Panjeon của chùa Haeinsa
고려대장경 경판들은 해인사 건물 중 가장 오래된 장경판전에 보관돼 있다. 1488년 완성된 장경판전의 건축에는 원활한 실내 통풍과 방습으로 목재 경판의 부식을 막기 위해 과학적이고 독특한 방식이 사용됐다.

Kinh bản đại trường kinh Goryeo (Goryeo Daejangyeongpan) được bảo quản tại Khu bảo tồn Janggyeong Panjeon, là nơi lâu đời nhất trong chùa Haeinsa. Hai dãy nhà này được khánh thành vào năm 1488 với phương pháp xây dựng khoa học, độc đáo, đảm bảo khả năng thông gió và chống ẩm cao để có thể lưu trữ an toàn các bản in gỗ trong thời gian dài.

대장경판이 보관된 장경판전은 해인사에서 가장 높은 해발 700m 지점에 지어졌다. 건물은 네 방향으로 각각 마주 보도록 설계돼 통풍이 원활하다. 가야산 지형의 특성상 계곡에서 불어오는 바람을 이용해 자연 환기가 가능하다. 벽면의 위아래, 건물의 앞뒷면의 살창 크기를 다르게 해서 공기가 실내에 들어가 아래위로 돌아 나가도록 만들었다. 공기가 대류되도록 하고 적정 온도를 유지해주는 이 살창은 우수한 과학적 건축기술을 잘 보여준다. 건물 바닥은 땅을 깊게 파고 숯, 찰흙, 모래, 소금, 횟가루 등을 뿌렸는데, 이는 비가 많이 오면 습기를 빨아들이고, 가뭄이 들면 습기가 올라오도록 자동 조절하는 기능을 한다.

Janggyeong Panjeon được xây dựng ở vị trí cao nhất của chùa Haeinsa (khoảng 700m so với mực nước biển). Tòa nhà được xây dựng nhìn theo 4 hướng, lợi dụng địa hình thung lũng nhiều gió của núi Gaya nên có tác dụng thông gió vô cùng hiệu quả. Cửa sổ trên dưới, phía trước sau của dãy nhà được bố trí với kích thước khác nhau để luồng khí khi vào bên trong nhà sẽ di chuyển từ trên xuống dưới. Cách thiết kế cửa sổ một cách khoa học để kiểm soát đối lưu, duy trì nhiệt độ thích hợp. Nền nhà được xây bằng cách đào sâu rồi đầm chặt lớp than, đất sét, cát, muối và vôi bột giúp kiểm soát độ ẩm của các phòng khi thời tiết mưa nhiều hoặc tự động điều chỉnh tăng độ ẩm khi hạn hán.

Bài viết liên quan  시간에 닳지 않는 홍대의 아이콘들 - Những biểu tượng của Hongdae qua thời gian
무석인, 왕릉을 지키는 석물 – Bia đá, hộ pháp đá bảo vệ lăng mộ hoàng gia

조선 왕릉의 무덤은 돌판으로 보호되고 주위에 난간이 둘렸으며, 그 앞에는 온순함과 사나움의 상징인 양과 호랑이 형상의 돌 조각상이 배치돼 있다. 왕릉 정면에는 영혼이 나와서 먹고 놀 수 있는 직사각형의 돌 받침이 놓였고, 좌우에 멀리서도 보이도록 8각형의 높은 돌기둥이 세워져 있다.
동물 조각상 앞에는 불을 밝힐 수 있도록 만든 돌등이 세워졌고, 동·서·북쪽 삼면은 담을 쌓았다. 돌등 좌우에는 한 쌍 또는 두 쌍의 돌로 만든 문관조각상이 마주 서 있고, 그 뒤에 말 조각상이 배치됐다. 문관조각상 아랫단에는 무관(군인) 조각상이 같은 방식으로 세워져 있다.

Mỗi lăng mộ hoàng gia Joseon đều được bảo vệ bởi các phản đá và xếp đá xung quanh. Đặc biệt, trước các lăng mộ luôn được đặt hai linh vật bằng đá là cừu – tượng trưng cho tính chất ôn hòa và hổ – tượng trưng cho sự hung dữ. Ở khu vực trước chính diện lăng mộ còn đặt một bàn đá hình chữ nhật là nơi để các linh hồn có thể ra đây chơi đùa và ăn uống, hai bên là các cột đá bát giác cao có thể nhìn thấy dù đứng từ xa.
Phía trước tượng động vật là các cột đèn bằng đá có chỗ châm đèn chiếu sáng và tường được xây chắn ba phía Đông, Tây và Bắc. Ở hai bên cột đèn đá sẽ có một hoặc hai đôi tượng quan văn đứng đối diện nhau, phía sau là tượng ngựa đá. Sau tượng quan văn là tượng quan võ cũng được xây dựng theo cùng một cách.

남한산성 – Pháo đài Namhansanseong
남한산성은 672년 통일신라 문무왕 때 쌓은 주장성의 옛터를 활용하여 1626년 조선 인조 임금 때 대대적으로 수축됐다. Pháo đài Namhansanseong được cải tạo vào năm 1626 dưới thời vua Injo của Joseon, sử dụng những tàn tích cũ của pháo đài Jujangseong được xây dựng dưới thời vua Silla thống nhất Munmu.

남한산성-통일신라에서 조선 시대까지 이어지는 기간의 단계별 축성술 발전 모습을 잘 보여주는 산성이다. Pháo đài Namhansanseong. Pháo đài này cho thấy các kỹ thuật xây dựng từ thời Silla thống nhất cho đến Triều đại Joseon.

서울의 중심부에서 동남쪽으로 25km 떨어진 곳에 있는 남한산성은 지형적으로 평균 고도 해발 480m 이상의 험준한 산세를 이용해 방어력을 극대화하였으며, 둘레가 약 12.3km에 이른다. 산 위에 도시가 형성되어 조선 시대 기록에서 보면 약 4,000명 정도가 남한산성에 거주했으며, 비상시에는 왕실과 군사 지휘부가 대피할 수 있는 임시수도 역할을 했다. 이에 따라 도성의 성격을 갖추기 위해 행궁을 비롯한 종묘와 사직단이 1711년 숙종 임금 때 조성되었다.

Pháo đài Namhansanseong cách trung tâm Seoul khoảng 25km về hướng Đông Nam. Khả năng phòng thủ của pháo đài được củng cố bằng cách lợi dụng địa hình gồ ghề của ngọn núi (độ cao trung bình so với mực nước biển trên 480m). Đường bao quanh thành là khoảng 12,3km. Theo như ghi chép từ thời Joseon, có khoảng 4.000 người sống trong thành phố được xây bên trong pháo đài. Trong trường hợp khẩn cấp, thành phố này đóng vai trò là thủ đô tạm thời để hoàng thất và chỉ huy quân sự có thể sơ tán. Các cung, tông miếu và điện thờ Sajikdan được xây dựng trong pháo đài vào năm 1711 dưới thời vua Sukjong của Triều đại Joseon.

또한 남한산성은 16세기에서 18세기까지 계속된 국제전쟁을 통해 동아시아의 한국(조선), 일본(아주치-모모야마 시대), 중국(명나라와 청나라) 사이에서 산성 건축술이 상호 교류한 중요한 증거로 파악된다. 이 기간 서양의 화포 도입으로 무기 체계가 변화함에 따라 남한산성의 성곽 축성에도 많은 영향을 미쳤다. 현재 7세기에서 19세기까지 시대별 성곽 축성술의 변화 과정이 잘 보존되어 있다.

Những cuộc chiến tranh quốc tế diễn ra liên tục tại khu vực Đông Á giữa Hàn Quốc (Joseon), Nhật Bản (thời kỳ Azuchi – Momoyama), và Trung Quốc (thời kỳ Minh và Thanh) trong suốt thế kỉ thứ 16 đến thế kỉ 18 đã để lại kết quả là việc trao đổi văn hóa, kéo theo biến đổi của pháo đài Namhansanseong. Sự thâm nhập của súng đại bác từ các nước phương Tây đã mang đến rất nhiều thay đổi cho các vũ khí bên trong pháo đài và ảnh hưởng đến cách xây dựng pháo đài. Pháo đài chính là một “ghi chép sống” về những thay đổi trong kiến trúc và kiến thức quân sự từ thế kỷ 7 tới thế kỷ 19.

백제역사유적지구 – Khu di tích lịch sử Baekje
백제는 기원전 18년부터 660년까지 700여 년간 존재한 한반도의 고대국가 중 하나이다. 백제역사유적지구는 공주시, 부여군, 익산시 등 3개 시군 8곳의 문화유산으로 구성되어 있다. 세부 등재지역을 살펴보면, 충청남도 공주시는 공산성, 송산리 고분군 등 2곳, 충청남도 부여군은 관북리유적과 부소산성, 능산리 고분군, 정림사지, 부여나성 등 4곳, 전북 익산시는 왕궁리유적, 미륵사지 등 2곳이다.

Baekje là một trong những vương triều cổ đại ở bán đảo Triều Tiên, tồn tại trong 700 năm từ năm 18 TCN đến năm 660 SCN. Quần thể di dích lịch sử vương triều Baekje bao gồm tám địa điểm di sản văn hóa ở 3 tỉnh thành: Gongju-si, Buyeon-gun, Iksan-si. Đó là pháo đài Gongsanseong và cụm lăng mộ cổ ở Songsan-ri thuộc thành phố Gongju-si; pháo đài Busosanseong, khu di tích Gwanbuk-ri, khu đền Jeongnimsa, cụm lăng mộ cổ ở Neungsan-ri và các bức tường của huyện Buyeo-gun; khu di tích Wanggung-ri và khu đền Mireuksa thuộc thành phố Iksan-si.

백제역사유적지구는 5-7세기 한국, 중국, 일본의 고대 동아시아 왕국들 사이의 교류와 그 결과로 나타난 건축기술의 발전과 불교의 확산을 보여주는 고고학 유적이다. 또한 수도의 입지, 불교 사찰과 고분군, 건축물과 석탑을 통해 한국의 고대왕국인 백제의 문화, 종교, 예술미를 보여준다.

Quần thể di tích lịch sử này là một minh chứng lịch sử còn tồn tại tới ngày nay về sự giao lưu giữa các vương triều cổ đại ở phía Đông châu Á, bao gồm Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản từ thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ thứ 7 và trở thành đại diện cho quá trình phát triển kiến trúc và sự truyền bá đạo Phật ở các quốc gia này. Sự tồn tại của di tích lịch sử này cùng với vị trí của thủ đô, các ngôi chùa Phật giáo, các lăng mộ cổ, kiến trúc và những ngôi tháp bằng đá đại diện cho nền văn hóa, tôn giáo và tính thẩm mỹ của vương triều cổ đại Baekje. Sự trao đổi tích cực giữa ba vương quốc cổ đại của Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản được thể hiện rất rõ trong lịch sử và văn hóa của Baekje.

공산성 – 금강변 야산의 능선과 계곡을 둘러쌓은 산성으로, 백제 시대에는 웅진성(熊津城)이라고 불렀으나 고려 시대 이후에 공산성이라고 불렸다. Pháo đài Gongsanseong. Pháo đài này được xây dựng dọc theo sườn núi và thung lũng gần sông Geumgang, ban đầu được gọi là Ungjinseong nhưng sau đó đổi tên thành Gongsanseong sau thời kỳ Goryeo.
송산리고분군 -웅진시대(475~538) 백제 왕과 왕족의 무덤으로 현재는 무령왕릉을 포함, 1~6호분까지 7기가 복원되어 있다 – Khu lăng mộ hoàng gia Songsan-ri. Khu lăng mộ Songan-ri chứa mộ của các vị vua và hoàng tộc trong thời kỳ Ungjin (475 – 538), trong số đó có 7 ngôi mộ đã được khôi phục bao gồm lăng mộ vua Muryeong.
정림사지 – 부여읍 동남리에 있는 백제시대의 절터이다. 5층석탑과 석조여래좌상이 남아 있다. Khu đền Jeongnimsa. Đây là một ngôi đền trong thời Baekje ở xã Dongnam-ri, thị trấn Buyeo-eup. Ngôi chùa này vẫn còn một tháp đá 5 tầng và một tượng Phật ngồi bằng đá.

한국의 서원 – Học viện của Hàn Quốc
서원은 중국에서 한국으로 도입돼 조선 시대에 크게 꽃피운 학문인 ‘성리학’을 가르치던 교육기관이다. 대부분 16세기 중반에서 17세기 사이에 설립되었으며, 한국 중부와 남부를 비롯한 전국 각지에 세워진 소수서원, 남계서원, 옥산서원, 도산서원, 필암서원, 도동서원, 병산서원, 무성서원, 돈암서원 등 9개 서원은 오늘날 한국의 성리학과 교육문화의 우수함을 보여주는 문화유산으로 손꼽힌다.

Học viện được du nhập từ Trung Quốc vào Hàn Quốc và là nơi đào tạo ra nhà nho học, các học giả thành công có nhiều thành tựu trong thời đại Joseon. Hầu hết các học viện của Hàn Quốc được xây dựng từ nửa giữa thế kỷ 16 đến thế kỷ 17 và có 9 học viện thuộc khu vực miền Nam và miền Trung của Hàn Quốc được công nhận là di sản văn hóa bằng việc đã đem đến những nét xuất sắc của văn hóa đào tạo của Hàn Quốc như Học viện yeongju, Học viện Namgae, Học viện Oksan, Học viện Dosan, Học viện Pilam, Học viện Dodong, Học viện Pyeongsan, Học viện Musung, Học viện Donam…

서원을 이끄는 사람들은 각 서원이 위치한 지역의 지식인들로, 그들 덕분에 조선 시대는 서원 중심으로 문화가 발전하고 번성했다. 지식인들은 서원을 통해 후학들이 학습에 매진할 수 있는 교육체계와 유형적 구조를 만들어냈다. 서원의 핵심 기능인 학습과 상호 교류적인 특성은 건물의 배치에서도 잘 드러나 있다.

Những người tìm đến các học viện thường chính là những nhà trí thức của mỗi khu vực có các học viện và nhờ đó văn hóa lấy học viện – trường học làm trungtâm đã được phát triển thịnh vượng. Những nhà trí thức đã xây dựng hệ thống tài sản hữu hình và hệ thống giảng dạy tuyệt vời cho những học giả sau này tại các học viện đó. Qua việc bố trí của các tòa nhà trong học viện, có thể thấy rõ được các đặc điểm nổi bật của học viện như việc lấy học tập là trọng tậm và giao lưu tương hỗ với nhau.

도산서원 -도산서원은 퇴계 이황(1501~1570)의 학문과 덕행을 기리고 추모하기 위해 1574년에 지어진 서원이다. Học viện Dosan được xây dựng năm 1574 để nuôi dưỡng các nhà nho học và những người đức hạnh thời kỳ Lee Hwang (năm 1501-1570)
훈민정음 해례본의 ‘용자례’- 초성, 중성, 종성별로 당시 국어의 예를 94개 단어로 제시한 부분 – Bản thảo Hunminjeongeum haeryebon . Văn bản là chú thích về nguyên lý và đặc điểm của cho ba âm: đầu, giữa và cuối, tạo thành âm tiết của chữ Hàn Quốc bằng cách thể hiện qua 94 ví dụ.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here