우아한형제들(Woowa Brothers)이 운영하는 배달 플랫폼 배달의민족(Baedal Minjok)은 대중에게 더 가까이 다가서기 위해 한글 글꼴을 개발해 무료로 배포하고 있다. 그중 을지로체(Baemin Euljiro) 시리즈는 을지로의 지역적 특성과 역사를 오롯이 담아낸 진정성 있는 서체로 평가받으며 화제가 되었다.
Baedal Minjok, một nền tảng giao đồ ăn được điều hành bởi Woowa Brothers, đã phát triển và phân phối phông chữ tiếng Hàn miễn phí để các phông chữ này có thể đến gần hơn với công chúng. Trong số đó, bộ phông Baemin Euljiro đã nhận được sự quan tâm lớn khi được đánh giá là kiểu phông chữ chứa đựng trọn vẹn đặc trưng vùng miền và lịch sử của Euljiro.
배달의민족[이하 배민(Baemin)]은 기발한 기획력과 마케팅 감각을 지닌 기업으로 잘 알려져 있다. 이들이 진행하는 위트 넘치는 프로젝트들은 젊은 세대에게 인기가 높다. 한글 서체 개발도 그중 하나이다. 배민은 2012년부터 매년 무료로 한글 서체를 배포해 소비자들이 실생활에서 사용할 수 있도록 해 왔다. 이들이 본업과는 거리가 먼 일을 십 년 넘게 이어오고 있는 이유는 무엇일까?
Baedal Minjok (sau đây gọi là Baemin) là một doanh nghiệp nổi tiếng với những chiến dịch tiếp thị độc đáo. Những dự án đầy dí dỏm của họ rất nổi tiếng đối với giới trẻ. Một trong số đó là việc phát triển kiểu phông thư pháp chữ Hàn. Từ năm 2012, Baemin đã phân phối các kiểu phông chữ Hàn miễn phí hàng năm để khách hàng có thể sử dụng trong đời sống thường ngày. Vậy lý do nào khiến họ thực hiện một dự án khác xa với công việc kinh doanh chính trong hơn một thập kỷ qua?
“남들이 안 하는 거잖아요.” “Vì việc này không mấy ai làm mà.”
한명수(Han Myung-su, 韓明洙) COO의 대답이다. 그는 싱글싱글 웃으며 덧붙였다. Đó là câu trả lời của Giám đốc vận hành Han Myung-su. Anh vừa cười rạng rỡ vừa nói:
“게다가 재미도 있고요.” “Hơn nữa, nó cũng khá thú vị.”
그는 그동안 가장 재미있었던 서체 개발 작업으로 2019년 출시한 을지로체를 꼽는다. 첫 작업이었던 한나체(Baemin Hanna, 2012)를 비롯해 주아체(Baemin Jua, 2014), 도현체(Baemin Dohyeon, 2015) 등 기존에 공개한 서체들은 길거리의 오래된 상점 간판에서 아이디어를 얻었다. 을지로체는 여기서 한발 나아가 오래된 간판들이 다수 남아 있는 을지로 지역 전체를 주제로 한 프로젝트였다.
Anh cho rằng phông chữ Euljiro phát hành vào năm 2019 là tác phẩm phát triển phông chữ thư pháp thú vị nhất mà bản thân thực hiện cho đến nay. Các phông chữ phát hành trước đây, bao gồm Baemin Hanna (2012) – dự án đầu tiên của anh, Baemin Jua (2014) và Baemin Dohyeon (2015) đều được lấy cảm hứng từ các bảng hiệu cửa hàng lâu đời trên đường phố. Phông chữ Euljiro đã tiến thêm một bước nữa khi dự án này lấy chủ đề từ khu vực Euljiro, nơi vẫn còn rất nhiều những bảng hiệu xưa.
을지로체의 원형 – Nguyên mẫu của phông chữ Euljiro
우아한형제들의 창업자 김봉진(Kim Bong-jin, 金奉眞) 의장은 디자이너 출신으로, 기업을 운영하기 전부터 한국의 오래된 간판 글씨에 관심이 많았다. 그의 휴대전화에는 길거리 간판을 찍은 수천 장의 사진이 저장되어 있는데, 그중 특히 좋아한 것은 1960~70년대에 제작된 을지로 간판들이었다. 을지로 공구 거리에서 흔히 볼 수 있는 이 붓글씨 간판들은 모두 당시에 ‘간판 할아버지’라 불리던 두세 명의 장인이 쓴 것으로 알려져 있다. 이들은 자전거에 페인트통을 싣고 다니며, 함석판이나 널빤지 위에 자기만의 고유한 필체로 글자를 적었다.
Xuất thân là một nhà thiết kế, Kim Bong-jin, người sáng lập Woowa Brothers, đã dành nhiều quan tâm đối với những kiểu chữ trên bảng hiệu xưa của Hàn Quốc ngay từ trước khi điều hành doanh nghiệp. Điện thoại của anh lưu giữ hàng ngàn bức hình về các biển hiệu đường phố, trong đó anh yêu thích nhất là những hình chụp bảng hiệu Euljiro được chế tác vào khoảng thời gian từ năm 1960 đến 1970. Người ta cho rằng tất cả những bảng hiệu viết bằng chữ thư pháp thường thấy trên con phố Gongu (khu phố chuyên bán các dụng cụ) ở Euljiro vào thời điểm đó đều là sản phẩm của hai hoặc ba nghệ nhân với tên gọi “Người ông bảng hiệu”. Họ chở theo những thùng sơn trên xe đạp và trực tiếp dùng tay viết lên trên bảng kẽm hoặc tấm ván những con chữ mang nét đặc trưng của chính mình.
한명수 COO는 김봉진 의장의 휴대전화 속 사진 한 장이 을지로체의 원형이 되었다고 말한다. Giám đốc vận hành Han Myung-soo nói rằng một bức ảnh trên điện thoại di động của Chủ tịch Kim Bong-jin đã trở thành nguyên mẫu cho phông chữ Euljiro.
“일곱 글자가 적혀 있는 공업사 간판이었어요. 획마다 힘이 넘치는 투박한 서체 디자인이 흥미로웠죠. 미완성의 매력이 있었다고 할까요?”
“Đó là một bảng hiệu của một công ty sản xuất với bảy chữ cái được ghi trên đó. Tôi bị hấp dẫn bởi mẫu chữ dày dặn đầy sức mạnh trên từng nét viết. Phải chăng có nét quyến rũ của sự dở dang?”
얼마 후 놀라운 일이 벌어졌다. 우아한형제들과 오랫동안 협업해 온 서체 전문 기업 산돌의 창립자 석금호(Seok Geum-ho, 石金浩) 의장의 휴대전화에도 똑같은 사진이 보관되어 있었던 것이다.
Không lâu sau đó, một điều bất ngờ đã xảy ra. Một bức hình tương tự cũng được lưu trong điện thoại của chủ tịch Seok Geum-ho, nhà sáng lập Sandoll, một doanh nghiệp chuyên về kiểu chữ thư pháp đã hợp tác lâu năm với Woowa Brothers.
“석금호 의장도 그 간판 글씨가 마음에 들어 사진으로 찍어둔 거였어요. 당대를 대표하는 두 크리에이터들의 안목이 일치한 순간이었죠. 그래서 그 일곱 글자가 을지로체의 샘플이 되었습니다.”
“Cũng bởì vì thích những nét chữ trên bảng hiệu mà chủ tịch Seok Geum-ho đã chụp ảnh lại. Đó là khoảnh khắc khi cái nhìn của hai trong số những người sáng tạo mang tính biểu tượng của thời bấy giờ trùng khớp nhau. Vì vậy, bảy chữ cái đó đã trở thành hình mẫu của phông chữ Euljiro.”
붓글씨의 매력 – Sự quyến rũ của thư pháp
배민은 이 일곱 글자를 기준으로 서체의 토대가 되는 2백여 개의 글자를 그렸다. 그리고 산돌은 이 초벌 스케치를 바탕으로 2천여 개의 글자를 추가로 만들었다. 반세기 전에 쓰인 붓글씨 일곱 글자는 그런 과정을 거쳐 한글 서체의 최소 단위인 2,350글자를 갖춘 을지로체로 완성되었다.
Dựa trên bảy chữ này, Baemin đã vẽ khoảng 200 chữ thư pháp cơ bản. Sandoll sau đó đã tạo thêm 2.000 ký tự dựa trên bản phác thảo thô này. Bảy chữ thư pháp được viết cách đây nửa thế kỷ đã trải qua quá trình đó để hoàn thiện thành phông chữ Euljiro với 2.350 ký tự.
“산돌은 기업용 서체를 주로 만드는 기업이다 보니 세련된 서체를 추구하는 경향이 있었어요. 저희는 글자를 좀 더 ‘망가트려 달라’고 주문했죠. 예를 들어 동그라미 하나도 산돌은 정말 깔끔하게 그리거든요. 그런데 붓글씨로 쓰는 한글의 ‘이응’은 달라요. 왼쪽으로 반원 하나, 오른쪽으로 반원 하나, 이렇게 두 번에 나눠 그리다 보니 동그라미 윗부분이 불룩 튀어나오고 균형이 깨지는 부분도 생기죠. 붓글씨의 불규칙한 매력을 그대로 살려 달라고 부탁했어요. 다들 이런 작업은 처음이라며 굉장히 즐거워했죠.”
“Sandoll là một công ty chủ yếu sản xuất phông chữ thư pháp sử dụng cho các doanh nghiệp, nên có xu hướng theo đuổi các kiểu chữ tinh xảo. Chúng tôi đã đặt hàng yêu cầu họ “phá vỡ” các chữ cái thêm một chút nữa. Ví dụ, ngay cả một nét tròn thì Sandoll cũng vẽ rất khéo. Tuy nhiên, chữ cái ieung (ㅇ) vốn là một hình tròn nối liền trong bảng chữ cái Hangeul lại trông hơi khác khi được thể hiện bằng nét chữ thư pháp. Vì vòng tròn được chia ra làm hai nét vẽ, một nét cho nửa hình tròn bên trái, một nét cho nửa còn lại bên phải, nên đỉnh của vòng tròn sẽ phình ra làm mất sự cân đối. Tôi đã yêu cầu giữ nguyên vẹn nét quyến rũ không theo quy tắc nào của thư pháp. Mọi người đều rất hứng thú vì đây là lần đầu tiên làm một công việc như thế này.”
한명수 COO의 회상이다. 2019년 일반에 공개된 을지로체는 붓글씨를 닮은 개성 있고 실용적인 디자인으로 대중적인 인기를 누렸다. TV 예능 프로그램 자막부터 시위 현장 현수막까지 다방면으로 활용되었다.
Đó là những hồi ức của Giám đốc vận hành Han Myung-soo. Phát hành vào năm 2019, phông chữ Euljiro được biết đến rộng rãi nhờ thiết kế mang tính độc đáo và thiết thực giống như chữ thư pháp. Phông chữ Euljiro được sử dụng theo nhiều phương cách khác nhau, từ phụ đề trong các chương trình giải trí truyền hình cho đến cả các biểu ngữ tại các khu vực biểu tình.
“을지로체가 사용된 모습을 발견할 때마다 팀원들끼리 채팅창에서 공유했어요. ‘여기 저희 서체가 쓰였어요!’, ‘여기도요!’ 하면서요. 을지로체가 대중에게 뚜렷한 인상을 남기면서 배민의 브랜드 이미지도 점차 공고해지는 걸 느낄 수 있었죠.”
“Bất cứ khi nào nhìn thấy hình ảnh sử dụng phông chữ Euljiro, tôi đều chia sẻ nó với các thành viên của mình trong nhóm trò chuyện. Và tôi nói “Ôi ở đây dùng phông chữ thư pháp của chúng ta này!”, “Ở đây cũng vậy này!”. Khi phông chữ Euljiro để lại ấn tượng mạnh mẽ với công chúng, tôi có thể cảm nhận được hình ảnh thương hiệu của Baemin dần được củng cố.”
프로젝트의 확장 – Mở rộng dự án
을지로체가 단순히 서체를 넘어 사용자들 사이에서 레트로 문화로 발전하는 동안 배민은 재개발로 옛 모습을 하나둘 잃어가는 을지로 일대의 풍경을 기록하기로 했다. 을지로의 간판들은 개인이 아닌 공공의 산물이라는 깨달음 때문이었다. 성장과 쇠퇴, 부활을 반복하며 끈질기게 생명을 이어 온 을지로의 역사에 주목한 것이다. 누군가에게는 생존의 터전인 그곳을 일회적인 마케팅 수단으로 사용한 데에 대한 반성도 있었다.
Vượt ra khỏi những kiểu chữ thư pháp đơn thuần, phông Euljiro không chỉ là một kiểu chữ mà còn phát triển như một nét văn hóa retro đối với người dùng. Từ đây, Baemin quyết định ghi lại phong cảnh của khu vực Euljiro, nơi đang mất dần diện mạo xưa do tái phát triển. Bởi họ nhận ra rằng những bảng hiệu của Euljiro không là của riêng ai, mà là thành quả của cộng đồng. Từ đó họ tập trung vào lịch sử của Euljiro, nơi sự sống đang tiếp diễn qua những lần suy tàn, hồi sinh và tăng trưởng. Đối với một ai đó, cũng là sự phản tỉnh về việc đã dùng mảnh đất sinh tồn này như một công cụ tiếp thị một chiều.
간판의 시각적 매력에서 출발한 프로젝트는 지역과 사람에 대한 관심으로 확장되었다. 배민은 관록 있는 사진작가와 손잡고 6개월 동안 을지로를 돌아다니며, 수십 년 동안 이곳을 지켜 온 장인들의 이야기에 귀를 기울였다. 나이 지긋한 철공소 사장부터 젊은 예술가들까지 폭넓은 연령대와 직업을 가진 을지로 사람들의 이야기를 글과 사진으로 기록하고, 2020년 이를 주제로 한 전시 < 어이, 주물(鑄物)씨 왜, 목형(木型)씨 > 를 개최하며 또 한 번 세간의 화제를 모았다.
Dự án bắt đầu từ sự hấp dẫn thị giác của các bảng hiệu, rồi được mở rộng qua những quan tâm đến con người và vùng miền. Baemin đã tham quan Euljiro trong sáu tháng cùng nhiếp ảnh gia giàu kinh nghiệm, lắng nghe câu chuyện của những nghệ nhân đã bảo vệ nơi này trong nhiều thập kỷ. Bằng hình ảnh và những bài viết, họ đã ghi lại câu chuyện của người dân Euljiro, những con người ở nhiều độ tuổi và nghề nghiệp khác nhau, từ ông chủ xưởng luyện thép lớn tuổi đến các nghệ nhân trẻ tuổi, và đến năm 2020, một cuộc triển lãm lấy chủ đề này mang tên “Này cậu Đồ Đúc! Sao anh Đồ Gỗ?” được tổ chức, một lần nữa lại thu hút sự quan tâm của mọi người.
전시 준비의 일환으로 을지로의 오래된 간판을 수집하는 과정에서 다음 서체의 아이디어를 얻기도 했다. Trong khi sưu tầm tư liệu ảnh về các bảng hiệu xưa của Euljiro như một phần của quá trình chuẩn bị cho triển lãm, họ cũng đã tìm ra ý tưởng về các phông chữ tiếp theo.
“세월에 마모되어 페인트가 벗겨진 간판이 의외로 멋스럽더라고요. 그 모습 그대로 또 다른 을지로체를 만들었는데 반응이 꽤 괜찮아서, 나중에는 아예 글자가 완전히 닳아 없어진 버전까지 출시했어요. 중간에 계속 문장을 만들고 테스트하면서 완성도를 높였죠. 어떻게 하면 글자가 더 자연스럽게 닳아 보일지 고민하면서요.”
“Tấm biển hiệu tróc sơn vì sự bào mòn của tháng năm trông tuyệt vời ngoài sức tưởng tượng. Chúng tôi đã tạo ra một phông chữ Euljiro riêng, dựa theo những con chữ mang hình hài thời gian đó và phản ứng của mọi người rất tốt, sau đó lại cho ra mắt cả một phiên bản mà các chữ cái hầu như bị phai màu hoàn toàn. Trong quá trình đó, chúng tôi đã liên tục Dùng phông chữ này để viết ra các câu và kiểm tra để nâng cao độ hoàn thiện. Rồi chúng tôi lại suy nghĩ làm thế nào để chữ viết có thể trông giống như được phai mòn một cách tự nhiên hơn.”
배민이 2020년 후속으로 내놓은 을지로10년후체(Baemin Euljiro Ten Years Later)는 을지로체의 10년 후 모습을 상상하며 만든 것으로, 햇빛과 비바람에 바랜 듯한 글자가 특징이다. 그 이듬해 발표한 을지로오래오래체(Baemin Euljiro OraeOrae)는 글자가 거의 눈에 보이지 않을 정도로 흐릿하다.
Đến năm 2020, Baemin tiếp tục sáng tạo và phát hành Baemin Euljiro Ten Years Later mang nét đặc trưng của những con chữ bị phai màu bởi nắng và mưa gió bằng cách tưởng tượng hình dáng phông chữ Euljiro của 10 năm về sau. Vào năm tiếp theo, họ công bố phông chữ Baemin Euljiro OraeOrae kiểu mờ đến mức các chữ cái gần như vô hình.
3년에 걸쳐 을지로체 시리즈를 선보이는 과정에서 배민은 그들만의 확실한 아이덴티티를 가진 기업으로 성장했다. 을지로체가 배민의 사업 성과에 직접적인 영향을 미친 것은 아니지만, 그것이 일상에 미친 문화적 파급력은 기업의 일반적인 브랜딩 효과를 훌쩍 뛰어넘었다. 서체 개발을 계속 이어가는 동력에 대한 한명수 COO의 답변이 흥미롭다.
Trong suốt ba năm ra mắt bộ phông chữ Euljiro, Bae Min đã phát triển thành một doanh nghiệp có bản sắc riêng. Mặc dù phông chữ Euljiro không có tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của Baemin, nhưng tác động văn hóa của nó trong đời sống hàng ngày đã vượt xa hiệu quả xây dựng thương hiệu chung của doanh nghiệp. Nói về động lực đằng sau việc không ngừng phát triển các kiểu chữ, câu trả lời của Giám đốc vận hành Han Myung-soo rất thú vị.
“말하자면 창의적 기업가의 욕망 같은 거예요. 크리에이터는 많은 사람들에게 지지받기를 원하는 존재니까요. 내가 참여한 프로젝트가 문화가 되고, 사람들이 그것을 향유하는 모습을 보는 게 너무 즐겁고 행복해요.”
“Có thể nói nó giống như tham vọng của một doanh nhân sáng tạo. Bởi người sáng tạo đều muốn được nhiều người ủng hộ. Thật vui và hạnh phúc thấy các dự án tôi tham gia trở thành một nét văn hóa và mọi đang tận hưởng chúng.”
강보라(Kang Bo-ra, 姜보라) 작가
Kang Bo-ra Nhà văn
Dịch: Phạm Hương Giang