Bài 11: Diễn tả điều kiện: 아/어야 và 거든 (ở giữa câu)

0
5752

Trong bài này chúng ta sẽ làm quen với 2 cấu trúc diễn tả điều kiện. Chúng ta đã học 2 biểu hiện diễn tả điều kiện, giả thiết phần sơ cấp là -(으)면 và -(으)려면. Cần lưu ý để không nhầm lẫn giữa các cấu trúc diễn tả điều kiện với các cấu trúc diễn tả giả thiết, giả định. Hãy cùng bắt đầu nào.
1. -아/어야
2. -거든

1. -아/어야
가: 문병 와 줘서 고마워. 아프니까 너무 힘든 것 같아. 빨리 농구도 다시 하고 싶고.
Cảm ơn đã đền thăm tôi. Ôm thế này mệt quá. Tôi muốn mau được chơi lại bóng rổ.
나: 그러니까 빨리 나아. 건강해야 무슨 일이든지 할 수 있지 .
Thế thì nhanh khỏe lên. Phải khỏe thì mới làm được mọi việc chứ.

가: 한국말을 공부할 시간이 부족해서 너무 걱정 이에요. 그래도 공부를 계속해야겠지요?
Tôi lo không có thời gian học tiếng Hàn. Nói thế thôi nhưng tôi vẫn phải tiếp tục học chứ.
나: 그럼요. 한국말을 잘해야 한국에서 살기가 편하니까요.
Đúng rồi. Phải giỏi tiếng Hàn thì mới có thể sống thoải mái ở Hàn Quốc được.

Sử dụng cấu trúc này khi mệnh đề trước là điều kiện tiên quyết để một việc nào đó có thể xảy ra ở mệnh đề sau.
2호선을 타고 가다가 시청역에서 1호선으로 갈아타야 빨리 갈 수 있습니다.
Chỉ có cách đi đường tàu số 2 đến ga Tòa thị chính rồi chuyển sang đường tàu số 1 thì mới có thể đi nhanh được.
이번 연구 결과가 좋아야 계속해서 다른 연구를 할 수 있어요.
Kết quả bài nghiên cứu lần này phải tốt thì tôi mới có thể nghiên cứu đề tài khác được.
수학을 전공한 사람이어야 그 문제를 풀 수 있을 거예요.
Chỉ có người chuyên về lĩnh vực toán học thì mới có thể giải được bài toán đó.

Bài viết liên quan  Bài 2: Biểu hiện sự tương phản: 기는 하지만, 기는 -지만, (으)ㄴ/는 반면에, (으)ㄴ/는데도

Lưu ý:
1. Để nhấn mạnh thì có thể thêm -지 vào -아/어야 thành -아/어야지 hoặc thêm -만 thành -아/어야만. Chú ý, thường sử dụng -아/어야지 trong văn nói, còn sử dụng -아/어야만 nhiều trong văn viết và báo cáo.
• 연습을 많이 해야 발음이 좋아집니다.
= 연습을 많이 해야지 발음이 좋아집니다.
= 연습을 많이 해야만 발음이 좋아집니다.
Phải luyện tập rất nhiều thì phát âm mới tốt lên được.

2. Không kêt hợp câu trúc này với câu mệnh lệnh hoặc thỉnh dụ.
• 한국 텔레비전을 자주 봐야 듣기를 잘하게 되십시오. (X)
  한국 텔레비전을 자주 봐야 듣기를 잘하게 됩시다. (X)
ᅳ> 한국 텔레비전을 자주 봐야 듣기를 잘하게 될 거예요. (〇)
Phải thường xuyên xem chương trình Tivi của Hàn Quốc thì mới trở nên nghe tốt được.

3. Vì cấu trúc này chỉ điêu kiện nên không thể sử dụng hình thức quá khứ ở mênh đề sau.
° 자주 만나야 정이 들었어요. (X)
一> 자주 만나야 정이 들어요. (〇)
Chỉ có thường xuyên gặp gỡ tình cảm mới nảy sinh.

4. Có thể thay đổi cấu trúc ‘이어야/여야’  bằng ‘이라야/라야’ và thay đổi ‘이/가 아니어야’ bằng ‘이/가 아니라야’.
° 우리 학교 학생이어야 이 사이트에 가입할 수 있습니다.
= 우리 학교 학생이라야 이 사이트에 가입할 수 있습니다.
Bạn phải là sinh viên trường chúng tôi thì mới có thể tham gia được website này.

5. Cũng có thể sử dụng cấu trúc này để diễn tả cho dù mệnh đề trước có thực hiện hành động nào đi chăng nữa thì kết quả mệnh đề sau cũng trở nên vô nghĩa. Tương tự với 아무리 -아/어도, 아/어 봤자’.
° 아무리 이야기해야 친구는 듣지 않을 것이다.
= 아무리 이야기해도 친구는 듣지 않을 것이다.
Cho dù tôi có nói dì chăng nữa thì bạn tôi cũng không nghe đâu.
° 지금 서둘러야 9시 비행기를 타기는 어려울 거예요.
= 지금 서둘러 봤자 9시 비행기를 타기는 어려울 거예요.
Cho dù tôi có gấp rút, khẩn trương thì cũng khó có thể bắt được chuyến bay lúc 9h.

Bài viết liên quan  Bài 26. Diễn tả thói quen và thái độ: 곤 하다, 기는요, (으)ㄴ/는 척하다

2. -거든

가: 엄마, 이렇게 더운데 꼭 같이 가야 돼요?
Mẹ ơi, nóng thế này con có nhất thiết phải đi cùng với Mẹ không?
나: 가기 싫거든 안 가도 돼. 나혼자 다녀올게.
Nếu con không thích đi thì cũng được thôi. Mẹ sẽ đi một mình.

가: 여보, 이 옷 어때요? 저에게 안 어울리는 것 같지요?
Mình này, cái áo này thế nào? Anh có nghĩ là hợp với em không?
나: 이 옷이 마음에 안 들거든 다른 가게에 가 봅시다.
Nếu em không ưng thì chúng ta hãy sang cửa hàng khác.

Cấu trúc này có nghĩa là ”nếu sự việc xảy ra ở mệnh đề trước là sự thực’’ (đứng ở giữa câu). Thường sử dụng trong văn nói.
바쁘지 않거든 잠깐 만납시다.
Nếu bạn không bận thì hãy gặp nhau một lát
할 말이 있거든 오늘 일이 끝난 후에 하세요.
Nếu có gì cần nói thì hôm nay sau khi xong việc hãy nói nha.
벚꽃이 피거든 여의도에 꽃구경을 하러 가요.
Nếu hoa anh đào nở thì chúng ta hãy đi ngắm hoa ở Yeoido đi.
그 사람이 친한 친구거든 여행을 같이 가자고 해.
Nếu người đó là bạn thân (của bạn) thì hãy bảo người đó đi du lịch cùng.

Bài viết liên quan  Bài 3: Thể trần thuật và lối nói thân mật trong tiếng Hàn: 서술체와 반말체

Lưu ý:
1. Khi sử dụng cấu trúc này, để mệnh đề sau ở dạng câu mệnh lệnh, thỉnh dụ hoặc tương lai như -겠-, -(으)ㄹ 것이다, -(으)ㄹ 려고 하다 thì cấu trúc này sẽ tự nhiên hơn.
• 고향에 도착하거든 전화합니다. (X)
-> 고향에 도착하거든 전화하세요. (〇)
• 방학을 하거든 배낭여행을 가겠어요. (〇)
• 민우 씨에게 어려운 일이 생기거든 언제든지 도와줄게요. (〇)
• 웨이밍 씨가 오거든 출발하려고 합니다. 조금만 기다려 주세요. (〇)

2. Hình thái của từ -거든 ở giữa câu và -거든(요) ở cuối câu trông giống nhau, nhưng lại có ý nghĩa khác nhau.

So sánh -거든 và -(으)면:
Cả hai cấu trúc đều thể hiện điều kiện. Tuy nhiên sau -거든 chỉ có thể sử dụng với những dạng câu trần thuật thể hiện sự rủ rê đề nghị hay yêu cầu, ra lệnh hoặc thể hiện ý chí của người nói như ‘겠’, ‘(으)ㄹ게요’… Trong khi đó -(으)면 thì không liên quan đến các điều kiện đó và có thể sử dụng với tất cả các loại hình câu.
한국에 도착하거든 전화하세요. (O)
한국에 도착하 전화하세요. (O)
Nếu đến Hàn Quốc thì hãy gọi điện cho tôi nha.

수업이 끝나거든 집에 갑니다. (X)
수업이 끝나 집에 갑니다. (O)
Nếu tan học thì tôi về nhà.

>> Link tổng hợp tất cả ngữ pháp tiếng Hàn thông dụng trung cấp: Bấm vào đây
>> Like trang facebook để theo dõi và cập nhật các bài học tiếng Hàn: Bấm vào đây
>> Tham gia nhóm học và thảo luận tiếng Hàn: Bấm vào đây 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here