[Đọc-Dịch] 아동 성폭력, 단호한 대처와 예방이 중요하다 Bạo lực tình dục trẻ em cần có cách phòng chống và xử lý cương quyết

0
1504

아동기 성폭력으로 인한 후유증은 오랫동안 지속될 뿐만 아니라 자감, 감정, 친밀성 형성, 부모역할, 성(性) 등 아동의 전 부분에 영향을 미친다. 그러나 그 영향이 아무리 크고 장기적이라 할지라도 어떻게 대처하느냐에 따라 회복과 치유의 정도가 달라진다.
따라서 부모와 가족, 주변사람들이 아동의 성폭력 피해를 신속하게 알아채고, 성폭력 피해를 입은 아동을 잘 보호하며 성폭력 범죄에 단호하게 대응하는 것이 무엇보다 중요하다.
Di chứng từ bạo lực tình dục ở lứa tuổi trẻ em không chỉ kéo dài rất lâu mà còn ảnh hưởng đến toàn thể mọi mặt của trẻ em như lòng tự trọng, tình cảm, hình thành tình thân, vai trò của cha mẹ và giới tính… Thế nhưng ảnh hưởng đó dù lớn và kéo dài đến đâu đi nữa thì mức độ hồi phục và chữa trị cũng khác tùy theo cách bạn xử lý như thế nào. Do đó, điều quan trọng hơn hết là cha mẹ, gia đình và những người xung quanh nhanh chóng nhận ra thiệt hại bạo lực tình dục của trẻ em, bảo vệ trẻ bị bạo lực tình dục, cương quyết xử lý tội phạm bạo lực tình dục.

말하지 않는 아이, 부모는 모른다 – Trẻ em không nói ra thì cha mẹ không biết
모든 부모는 자녀가 성폭력 피해를 당하는 즉시 모든 것을 털어놓을 것으로 기대한다. 그러나 아동이 자신의 성폭력 피해를 부모에게 알리는 비율은 30%에 불과하다고 한다. 아동은 성경험이 없기 때문에 자신이 당한 것이 성폭력 피해인지를 정확히 이해하지 못하기도 하고, 성폭력이라는 것을 알아도 자신이 무엇인가를 잘못 한 것은 아닌지 걱정하기도 한다.
Tất cả cha mẹ đều hy vọng con mình khi bị tổn hại vì bạo lực tình dục sẽ kể hết cho mình nghe. Thế nhưng chỉ có 30% trẻ cho cha mẹ biết về thiệt hại bạo lực tình dục của mình. Do trẻ em không có kinh nghiệm tình dục nên các em không hiểu chính xác việc mình bị đó chính là tổn hại bạo lực tình dục, ngay cả có biết đó là bạo lực tình dục cũng lo lắng không biết liệu có phải mình phạm lỗi lầm gì không.

때로는 말을 하게 될 경우 부모가 받을 엄청난 충격을 걱정하기도 한다. 가해 자가 아동에게 아무에게도 말하지 말 것을 협박하는 때도 있다. 아동이 성폭력 피해를 부모에게 말하지 못할 가능성은 가해자가 아는 사람이거나 친족일 때 더 높아 진다. 또한 부모와 언제든지 자신의 의견을 자유롭게 얘기할 수 있는 관계가 형성되지 않았다면, 아동이 성폭력 피해를 부모에게 호소하기는 어렵다.
Có lúc các em cũng lo lắng cho cha mẹ sẽ bị sốc nặng nếu mình nói ra. Kẻ phạm tội cũng có lúc uy hiếp dọa nạt trẻ em không được nói với ai. Khả năng trẻ em không thể nói với cha mẹ về tổn hại do bạo lực tình dục càng cao khi kẻ phạm tội là người quen hoặc họ hàng. Ngoài ra, nếu cha mẹ và trẻ chưa hình thành được mối quan hệ mà trẻ có thể tự do nói mọi ý kiến của mình bất cứ lúc nào thì trẻ em cũng khó mà thổ lộ với cha mẹ về thiệt hại bạo lực tình dục.

Bài viết liên quan  사유의 시공간에 이르는 여정 - Hành trình đi đến cõi suy ngẫm

아동 성폭력 가해자의 대부분은 주변인 Phần lớn kẻ xâm hại tình dục trẻ em đều là những người xung quanh
그러므로 부모는 평소에 아동의 말을 존중하고, 일상 생활에 대해 자연스레 대화할 수 있는 관계를 만들어 가야 하며, 아동의 말이나 행동이 평소와 다름없는지 늘 관심을 갖고 살펴야 한다. 피해를 당한 아동이 아무리 피해 이상 징후를 간접적인 말과 행동으로 드러낸다고 해도, 부모가 아동의 말을 경청하고 행동에 주의를 기울이지 않는 한 이를 알아채기는 쉽지 않다.
Do đó cha mẹ thường ngày phải tôn trọng lời nói của trẻ, xây dựng mối quan hệ có thể nói chuyện tự nhiên về sinh hoạt hàng ngày, luôn quan tâm quan sát kỹ xem lời nói và hành động của trẻ có khác với ngày thường hay không. Ngay cả khi trẻ em bị xâm hại có gián tiếp thể hiện dấu hiệu lạ về xâm hại qua lời nói và hành động di nữa mà cha mẹ không nghe lời trẻ và không chú ý đến hành động của trẻ thì cũng không dễ dàng nhận ra được.

아동 성폭력에 대해서 부모가 가장 먼저 알아두어야 할 것은, 아동 성폭력의 대부분은 낯선 사람에 의해서가 아니라 주변사람에 의해서 일어난다는 사실이다. 아동 성폭력의 가해자는 아버지, 삼촌, 고모부, 오빠와 같은 친인척, 또는 부모의 친구나 이웃 아저씨 등 주변에서 부모와 잘 알고 지내는 경우가 많다. 따라서 아동이 특정한 누군가를 불편해하고 싫어하는 기색을 보이면 부모는 아동의 심리를 적극적으로 파악해야 한다. 무엇이 아동을 그렇게 느끼게 만드는지 자세히 묻고, 아동의 의사를 존중하여 필요한 경우 단호하게 그 사람에게 특정한 행동을 하지 못하도록 하거나, 아동 주변에 접근하지 못하도록 조치해야 한다.
Điều đầu tiên cha mẹ phải biết về bạo lực tình dục trẻ em là sự thật phần lớn việc bạo lực tình dục trẻ em không do người lạ gây ra mà lại do những người xung quanh. Có nhiều trường hợp kẻ phạm tội là họ hàng 2 bên của cha, chú, chồng của cô, anh hoặc người quen của cha mẹ sống ở xung quanh như bạn bè của cha mẹ hoặc hàng xóm. Do đó, nếu trẻ tỏ ra ghét và không thoải mái với một ai đó đặc biệt thì cha mẹ cần tích cực tìm hiểu tâm lý của trẻ. hỏi cặn kẽ điều gì làm cho trẻ cảm nhận thấy như vậy, tôn trọng ý kiến của trẻ và trong trường hợp cần thiết, phải có biện pháp cương quyết không để người đó được làm một số hành động nhất định hoặc không cho tiếp cận đến gần xung quanh trẻ.

성폭력 피해 아동을 위한 후속 조치 Biện pháp tiếp theo dành cho trẻ bị thiệt hại bạo lực tình dục
아동이 성폭력 피해를 말했을 때에는 크게 당황하거나 분노하지 말고 우선 보듬어주어야 한다. 솔직하게 이야기한 것을 칭찬해주면서 아동의 불안하고 두려운 심정을 헤아리는 것이 중요하다. 아동이 피해 사실을 직접 말하지 않더라도, 평소와 다른 행동을 보이거나 못 보던 상처 등이 눈에 띈다면 즉시 병원에 가보거나 아동과 이야기를 나누어야 한다.
Khi trẻ em nói ra thiệt hại về bạo lực tình dục, đừng quá hốt hoảng hoặc phẫn nộ mà trước tiên phải ôm con vào lòng vỗ về. Việc khen ngợi con đã chịu tâm sự thật và tìm hiểu tâm trạng bất an và sợ hãi của trẻ rất quan trọng. Cho dù trẻ em không trực tiếp nói ra sự thật thiệt hại, nếu thấy trẻ có hành động khác với ngày thường hoặc nhìn thấy vết thương chưa từng thấy trước đây… thì lập tức phải đi bệnh viện và cùng trò chuyện chia sẻ với trẻ.

성폭력 피해 이후 시간이 많이 경과했다 하더라도, 점검차원에서 일단 진료는 받을 필요가 있다. 또한 피해를 덮어두기보다는 가해자를 고소하고 처벌받을 수 있도록 노력해야 한다. 아이가 충분한 법률적·의료적·심리적 지원을 받을 수 있도록 성폭력 상담기관의 도움을 받는 것도 한 방법이다.
Ngay cả khi thời gian trẻ bị thiệt hại do bạo lực tình dục đã lâu vẫn cần phải đưa trẻ đi chữa trị để kiểm tra. Phải cố gắng kiện kẻ phạm tội để hắn phải bị trừng phạt hơn là che đậy thiệt hại. Nhận sự giúp đỡ của cơ quan tư vấn bạo lực tình dục để trẻ được hỗ trợ đầy đủ về pháp luật, y tế, tâm lý cũng là một phương pháp tốt.

아동 성폭력 피해 예방을 위한 부모 행동 요령 Bí quyết hành động dành cho cha mẹ để phòng ngừa trẻ em bị bạo lực tình dục
① 평소 아동에게 성폭력이 무엇인지를 쉽고 정확하게 설명한다. 왜 낯선 사람을 따라가면 안 되는지, 모르는 사람의 요구를 왜 거절해야 하는지를 아동이 이해하게 되기 때문이다. 아동에게 성폭력에 대한 막연한 두려움을 주기보다 성폭력 위기 상황에 대한 경각심을 키우는 것이 훨씬 효과적이다.
① Thường ngày giải thích bạo lực tình dục là gì cho trẻ một cách chính xác và dễ hiểu để trẻ hiểu được tại sao không được đi theo người lạ và phải từ chối yêu cầu của người không quen biết. Tập cho bé có tinh thần cảnh giác đối với tình huống nguy cơ bạo lực tình dục hơn là tạo cho bé lòng sợ hãi về bạo lực tình dục là cách có hiệu quả hơn rất nhiều.

② 아동에게 특정한 몇 사람을 제외하고는 길에서 말을 걸어도 대답하지 않아도 되며, 잘못이 아니라는 점을 분명하게 말해주어야 한다. 일반적으로 아이들은 낯선 사람이 ‘엄마의 친구’라고 자신을 소개하면 더 이상 낯선 사람으로 생각하지 않는 경우가 많기 때문이다. 모르는 사람이 접근해서 이상한 행동을 하면 최대한 빨리 어른들에게 연락하도록 가르치는 것도 중요하다.
② Phải nói cho trẻ biết rõ ràng là trừ một vài người đặc biệt còn trên đường khi có người bắt chuyện không trả lời cũng được và đó không phải là việc làm sai bởi lẽ thông thường, có nhiều trường hợp trẻ em khi được người lạ giới thiệu mình là ‘bạn của mẹ’ thì sẽ không xem đó là người lạ nữa. Dạy cho con khi có người lạ lại gần và làm hành động lạ thì phải liên lạc với người lớn càng nhanh càng tốt cũng là việc vô cùng quan trọng.

Bài viết liên quan  호모 포토쿠스와 디지털 사진의 양면성 - HOMO PHOTOCUS và tính hai mặt của ảnh kỹ thuật số

③ 성폭력 상황뿐만 아니라 평소에도 아동이 자신의 의사와 다를 때 ‘안 돼요’, ‘싫어요’를 말할 수 있도록 가르쳐야 한다. 아동이 자유롭게 거부의사를 표현할 수 있어야 낯선 사람이나 아는 사람에게 자신의 의사를 분명하게 표현하고 폭력을 거부할 용기를 가질 수 있게 된다. 실제로 이러한 교육을 통해 성폭행 피해 위기를 모면한 사례가 있다.
③ Phải dạy cho trẻ biết nói ‘Không được’, ‘Không thích’ khi có điều gì khác với ý kiến của trẻ ngay cả trong ngày thường chứ không chỉ trong tình huống bạo lực tình dục. Trẻ em phải thể hiện được ý từ chối một cách tự nhiên thì mới thể hiện rõ ràng được ý kiến của mình với người lạ hoặc người quen và đủ dũng cảm để từ chối được bạo lực. Trên thực tế đã có trường hợp tránh được mối nguy hiểm bị xâm hại tình dục thông qua những việc dạy bảo này.

④ 폭력에 대한 감수성을 키우는 일은 성폭력 피해를 예방하고 가해를 막을 수 있는 장기적이고 근본적인 방법이다. ‘아이스케키’나 ‘똥침’처럼 익숙한 장난도 상대방이 싫어하는데 억지로 계속될 경우 폭력이 될 수 있다는 점을 납득하는 아동은, 자신은 물론 상대방도 존중할 줄 아는 어른으로 자라날 것이다. 폭력과 놀이를 구분하고 상대방과의 의사소통이나 감정소통을 할 수 있는 ‘성인지 감수성’이 높은 아이들이 성장하는 사회는, 성폭력 피해와 두려움에서 보다 자유로운 세상이 될 것이다.
④ Việc nuôi dưỡng khả năng cảm thụ về bạo lực là một cách căn bản và dài hạn để có thể ngăn chặn được tội phạm và phòng chống thiệt hại từ bạo lực tình dục. Những trẻ em hiểu được ngay cả những trò đùa quen thuộc như chọc vào mông hoặc tốc váy nhau nếu cứ tiếp tục thực hiện trong khi đối phương không thích thì có thể dẫn đến bạo lực khi trưởng thành sẽ trở thành người biết tôn trọng bản thân lẫn người khác. Một xã hội ở đó các trẻ em lớn lên biết phân biệt bạo lực và trò chơi, có thể giao tiếp về mặt tình cảm và suy nghĩ với người khác, có ‘cảm nhận về giới tính’ cao sẽ trở thành một thế giới tự do khỏi thiệt hại bạo lực tình dục và nỗi lo sợ.

Nguồn bài viết: Tạp chí Rainbow

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here