은/는
|
이/가
|
Nhấn mạnh vị ngữ
Ví dụ:
*이 사람은 송혜교 입니다
Câu này nhấn mạnh vào vị ngữ 송혜교 입니다.
Ý muốn nói người này tên là Song Hye Kyo. Trả lời cho câu hỏi: Người này là ai? *저는 베트남 사람입니다
Câu này nhấn mạnh vào vị ngữ 베트남 사람입니다. Ý muốn nói tôi là người Việt Nam (chứ không phải người Trung Quốc, Hàn Quốc…). Trả lời cho câu hỏi: Tôi là ai? Tôi như thế nào? Tôi là người nước nào?…
|
Nhấn mạnh chủ ngữ.
Ví dụ:
*이 사람이 송혜교 입니다
Câu này nhấn mạnh vào chủ ngữ 이 사람.
Ý muốn nói người này là Song Hye Kyo nè, chứ không phải người kia hay người nào khác đâu. Trả lời cho câu hỏi: Ai là Song Hye Kyo? *제가 베트남 사람입니다
Câu này nhấn mạnh vào chủ ngữ 제. Ý muốn nói chính tôi là người Việt Nam
(chứ không phải người kia đâu). Trả lời cho câu hỏi: Ai là người Việt Nam? |
Ví dụ khác:
Lấy bối cảnh trong lớp học, cô giáo chủ nhiệm hỏi học sinh:
– 누가 늦게 왔어? Ai đã đến trễ vậy?
Lớp trưởng trả lời:
– 민수 씨가 늦게 왔어요. Min Su đã đến trễ ạ.
Như vậy, trong câu nói trên, cả cô giáo và lớp trưởng đều đang nhấn mạnh vào chủ ngữ: 누가(=누구가) và 민수. Là Min Su đến trễ chứ không phải là các bạn khác. Vì vậy chúng ta dùng trợ từ 가 trong trường hợp này
Sau đó cô giáo hỏi tiếp:
– 민수 씨가 늦게 왔지? Min Su đã đến trễ đúng chứ?
Minsu trả lời:
– 저는 늦게 오지 않았어요. Em không đến trễ ạ.
Đến đây, ai cũng biết đang đề cập tới Min Su, câu này không nhấn mạnh chủ ngữ mà nhấn mạnh vị ngữ, ý thể hiện Min Su muốn nhấn mạnh mình đã không đến trễ. Vậy nên dùng trợ từ 는.
Căn cứ trên nền tảng giải thích phía trên, chúng ta mở rộng ra thêm một số trường hợp:
1/
은/는
|
이/가
|
Dùng với danh từ mang ý nghĩa là “chủ thể lớn” trong câu
Ví dụ:
*이식당은 김밥이 맛있어요 (1)
Cái nhà hàng này món Kim Pap ngon.
(Chủ thể Kim Pap thuộc trong chủ thể nhà hàng. Đặt trong hoàn cảnh gia đình bạn đến nhà hàng ăn, bạn giới thiệu với gia đình rằng ở nhà hàng này có món Kim Pap
ngon) |
Dùng với danh từ mang ý nghĩa là “chủ thể nhỏ” nằm trong “chủ thể lớn
Ví dụ:
*깁밥은 이 식당이 맛있어요 (2)
Món Kim Pap thì ở nhà hàng này ngon
(Đặt trong hoàn cảnh gia đình bạn muốn ăn Kim Pap, bạn muốn thể hiện rằng đối với
món Kim Pap, trong số nhiều nhà hàng bán thì nhà hàng này bán ngon) |
Tóm lại: Nhấn mạnh chủ thể nào thì dùng 이/가 với danh từ chủ thể đó. Câu (1) nhấn mạnh 김밥 (chứ không phải món nào khác) ngon. Còn câu (2) nhấn mạnh 이 식당 – nhà hàng này (chứ không phải nhà hàng nào khác) bán kimpap ngon. (Áp dụng theo kiểu lý giải của phần phía trên)
2/ Tùy theo cấu trúc:
Một số cấu trúc thường dùng như sau:
은/는
|
이/가
|
Dùng trợ từ 은/는 khi mang ý nghĩa so sánh, liệt kê…
Ví dụ:
– 저는 베트남 음식을 좋아하지만 남동생은 한국 음식을 좋아해요.
=>Tôi thích món ăn Việt Nam nhưng em trai thì thích đồ ăn Hàn Quốc (mang ý nghĩa so sánh)
– 민수는 도서관에 갔어요(1)
– 민수가 도서관에 갔어요 (2)
=> Nếu bạn nói câu (1) người nghe sẽ có cảm giác bạn đang so sánh một cái gì đó
như: Min Su thì tới thư viện rồi, bạn Min Yong thì đi chơi/ Hoặc diễn tả một chuỗi sự kiện là Minsu mới thức dậy, ăn sáng và tới thư viện rồi…(Áp dụng theo cách lý giải đầu tiên phía trên: 은/는 nhấn mạnh vị ngữ nên tạo ra sắc thái cảm giác như vậy cho người nghe) – Nếu chỉ muốn miêu tả một câu đơn, một mệnh đề độc lập rằng: Min Su đã đi thư viện rồi thì bạn dùng câu (2) sẽ tự nhiên hơn.
|
1. Thường được dùng với tính từ.
Ví dụ:
김치가 맵다: Kim Chi cay
이 신발이 비싸다: Đôi giày này đắt tiền
*
Dùng với 은/는 không sai nhưng thường 이/가 được dùng nhiều hơn. Tùy trường hợp nó mang ý nghĩa sắc thái khác nhau. Luyện tập nhiều bạn sẽ có cảm nhận được. 2.
Trợ từ 이/가 thường dùng với 있다/없다 (có cái gì đó) 책이 있어요 Có cuốn sách
돈이 없어요 Không có tiền
|
Cấu trúc định ngữ:
– 은/는 thường được dùng kèm với chủ ngữ chính trong câu, còn 이/가 luôn được dùng với chủ ngữ phụ (chủ ngữ của mệnh đề đóng vai trò là định ngữ)
Ví dụ:
* 지금 제가 먹는 음식은 김치찌개예요: Món ăn tôi đang ăn bây giờ là canh Kimchi.
(음식 là chủ ngữ chính trong câu, 제 là chủ ngữ phụ của mệnh đề đóng vai trò định ngữ)
* 어머니가 자주 만드는 음식은 불고기입니다: Món ăn mẹ hay làm là món Bulgogi
(음식 là chủ ngữ chính trong câu, 어머니 là chủ ngữ chủ ngữ phụ mệnh đề đóng vai trò định ngữ)
– Tuy nhiên, nếu dùng이/가 cho chủ ngữ chính trong câu thì cũng không sai. Chúng ta dùng 이/가 khi muốn nhấn mạnh chủ ngữ chính
* 어머니가 자주 만드는 음식가 불고기입니다
|
Lưu ý:
Những phân tích trên đây chỉ mang tính tương đối cho đa số. Không phải là quy tắc tuyệt đối đúng trong mọi trường hợp. Có những trường hợp ranh giới giữa 은/는 và이/가 rất nhỏ, phụ thuộc vào từng tình huống và cảm nhận.
Ngôn ngữ không phải là sự logic của toán học, ngôn ngữ là sự cảm nhận.
Ngôn ngữ không có một quy tắc hoàn toàn chính xác và luôn logic. Giải thích bên trên chỉ mang tính tương đối cho các bạn có cái nhìn cơ bản trước. Sau đó bạn hãy đọc nhiều, nghe nhiều, giao tiếp nhiều. Từ đó bạn sẽ có cảm nhận riêng về cách dùng và sắc thái ý nghĩa. Khi đó bạn sẽ dùng nó một cách tự nhiên theo phản xạ.
Ngôn ngữ không có một quy tắc hoàn toàn chính xác và luôn logic. Giải thích bên trên chỉ mang tính tương đối cho các bạn có cái nhìn cơ bản trước. Sau đó bạn hãy đọc nhiều, nghe nhiều, giao tiếp nhiều. Từ đó bạn sẽ có cảm nhận riêng về cách dùng và sắc thái ý nghĩa. Khi đó bạn sẽ dùng nó một cách tự nhiên theo phản xạ.
– Học các cấu trúc ngữ pháp sơ cấp khác tại: Tổng hợp ngữ pháp sơ cấp (Bấm vào đây)
– Tổng hợp ngữ pháp tiếng Hàn trung cấp, cao cấp: Bấm vào đây
– Tham gia nhóm học và thảo luận tiếng Hàn: Bấm vào đây để tham gia
– Trang facebook cập nhật các bài học, ngữ pháp và từ vựng: Hàn Quốc Lý Thú (Bấm vào đây)