[KIIP lớp 5 sách mới] Bài 32. 한국 국적과 법 Quốc tịch và pháp luật Hàn Quốc

0
7017

01. 한국 국적은 어떤 의미를 가지며 어떤 기준으로 결정될까?
Quốc tịch Hàn Quốc mang ý nghĩa gì và được quyết định theo tiêu chuẩn nào?

국적의 의미 Ý nghĩa của quốc tịch
국적이란 한 사람이 어느 국가의 국민으로서 인정받는 자격을 가리킨다. 그러므로 한국 국민은 대한민국 국적을 갖고 있는 사람으로서 대한민국 헌법이 보장하는 자유와 권리를 누릴 수 있고 일정한 의무도 수행해야 한다.
Quốc tịch chỉ ra tư cách mà một người được công nhận là công dân của một quốc gia nào đó. Vì vậy, người dân Hàn Quốc – người mà đang mang quốc tịch Đại Hàn Dân Quốc có thể được hưởng tự do và quyền lợi được Hiến Pháp bảo đảm và cũng phải thực hiện những nghĩa vụ nhất định.
가리키다: chỉ, chỉ ra (Đặc biệt chỉ ra đối tượng nào đó mà nói)
의무: nghĩa vụ
수행하다: thi hành, thực thi

일반적으로 영주권자도 상당히 많은 권리와 의무를 가지고 대한민국 영주증의 모습 있지만 국적을 얻은 국민과 똑같지는 않다. 예를 들어 영주권자는 국민과 달리 대통령 선거에 참여할 수 있는 권리가 없으며, 한국 영주권을 가진 성인 남자의 경우에는 한국 군대에 입대” 할 의무가 없다.
Nhìn chung, một người có quyền cư trú lâu dài (thường trú nhân) có rất nhiều quyền lợi và nghĩa vụ và có hình thức giống như thẻ thường trú của Hàn Quốc, nhưng nó không giống với một công dân đã có quốc tịch. Ví dụ, khác với công dân Hàn Quốc, thường trú nhân không có quyền tham gia bầu cử tổng thống, và trong trường hợp nam giới trưởng thành có hộ khẩu thường trú tại Hàn Quốc không có nghĩa vụ nhập ngũ trong quân đội Hàn Quốc.
영주권: quyền cư trú lâu dài, quyền cư trú vĩnh viễn
똑같다: giống hệt, y hệt, y chang

한국과 달리 미국, 캐나다, 호주 등의 국가는 국적 제도가 아니라 시민권 제도를 운영한다. 이들 나라에서는 시민권자가 곧 그 나라의 국민으로서 각종 권리와 의무의 주체가 된다.
Khác với Hàn Quốc, các quốc gia như Mỹ, Canada, Úc vận hành theo chế độ quyền công dân chứ không phải theo chế độ quốc tịch. Ở những nước này người có quyền công dân trở thành chủ thể của các quyền lợi và nghĩa vụ như công dân của nước đó.
시민권: quyền công dân (Quyền lợi của người dân hoặc người cư trú tại đất nước đó)
주체: chủ thể

국적을 결정하는 방법 Phương thức quyết định quốc tịch
국적을 결정하는 방법은 나라마다 차이가 있다. 미국이나 캐나다에서는 태어난 장소(국가)를 중요하게 여긴다. 그래서 미국에서 태어난 아이는 미국 국적을 가질 수 있다. 이를 출생지 주의(속지주의) 라고 한다. 중국이나 호주 같은 경우에는 태어난 아이의 부모의 국적을 중시한다. 이를 혈통주의(속인주의) 라고 한다.
Phương pháp quyết định quốc tịch có sự khác biệt ở mỗi nước. Ở Mỹ hay Canada thì nơi sinh (quốc gia) được coi là quan trọng. Do vậy những đứa trẻ được sinh ra ở Mỹ có thể mang quốc tịch Mỹ. Điều này được gọi là chủ nghĩa nơi sinh (chủ nghĩa lãnh thổ – Territorial principle). Ở Trung Quốc hay Úc thì xem trọng quốc tịch của cha mẹ của đứa trẻ được sinh ra. Đây được gọi là chủ nghĩa huyết thống (chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa phả hệ).

한국의 국적법은 혈통주의를 따른다. 즉, 태어난 아이의 부모 국적이 어디인가에 따라 아이의 국적이 결정된다. 태어난 아이의 아버지나 어머니 중 한명 또는 두 사람이 모두 한국 국민이라면 그 아이는 한국 국민이 될 수 있다. 다만, 한국에서 태어난 아이의 부모가 누구인지 분명하지 않거나 아이의 부모나 아이 본인이 무국적자인 경우에는 한국에서 태어난 것만으로도 한국 국민이 될 수 있다.
Luật quốc tịch của Hàn Quốc cũng theo chủ nghĩa huyết thống. Tức là quốc tịch của đứa bé được quyết định theo quốc tịch của bố mẹ của đứa bé sinh ra. Nếu cha hoặc mẹ hoặc cả cha mẹ đều là công dân Hàn quốc thì đứa bé đó có thể là công dân Hàn quốc. Tuy nhiên, trường hợp mà không rõ ai là cha mẹ của đứa trẻ, hoặc cha mẹ đứa trẻ hay bản thân đứa trẻ là người không có quốc tịch, thì chỉ cần đứa trẻ đó được sinh ra ở Hàn Quốc thì có thể có quốc tịch Hàn quốc.
분명하다: rõ ràng, rành mạch, chắc chắn, minh bạch

Bài viết liên quan  [KIIP lớp 5 sách mới] Bài 50. 강원, 제주 지역 Khu vực Gangwon và Jeju

알아두면 좋아요 Thông tin hữu ích
보편적 출생등록 제도 Chế độ đăng ký nơi sinh mang tính phổ quát

한국에서는 국내에서 태어난 외국 국적 아동의 경우 본국 대사관을 통해 출생 신고를 하도록 하고 있다. 하지만 미등록 외국인의 자녀는 어느 국가의 보호도 받지 못하는 무국적 상태에 놓이게 된다. 이런 문제를 해결하기 위해 유엔 아동권리위원회 등은 한국에 ‘보편적 출생 등록 제도’를 통해 그와 같은 아동을 보호하도록 요청하고 있다. 이에 따라 한국 국회는 외국인이 국내에서 낳은 자녀를 한국에서 출생신고를 할 수 있도록 하는 법률안을 논의하고 있다.
Ở Hàn Quốc, các trường hợp của trẻ em mang quốc tịch nước ngoài được sinh ra tại Hàn Quốc đang được khai sinh thông qua Đại sứ quán của quốc gia đó tại Hàn Quốc. Tuy nhiên, con của người nước ngoài chưa đăng ký sẽ rơi vào tình trạng không có quốc tịch mà không được bất kỳ quốc gia nào bảo hộ. Để giải quyết vấn đề này, Ủy ban Quyền trẻ em của Liên Hợp Quốc đang yêu cầu Hàn Quốc bảo vệ những đứa trẻ như vậy thông qua “chế độ đăng ký nơi sinh phổ quát”. Theo đó, Quốc hội Hàn Quốc đang thảo luận về một dự luật cho phép người nước ngoài có thể đăng ký khai sinh tại Hàn Quốc với con cái được sinh ra ở Hàn Quốc.
논의하다: bàn luận, thảo luận
법률안: dự luật

02. 귀화는 어떤 절차로 이루어질까?
Thủ tục nhập quốc tịch diễn ra như thế nào?

귀화의 유형과 절차 Các loại hình và thủ tục nhập quốc tịch
외국인은 자신의 의지와 노력을 통해 요건을 갖춘 후, 법무부 장관으로부터 허가를 받아 한국 국민이 될 수 있다. 이를 귀화라고 한다. 귀화에는 일반귀화, 간이귀화, 특별귀화의 3가지 유형이 있다.
Người ngoại quốc có thể trở thành công dân Hàn Quốc khi nhận được sự chấp thuận từ Bộ trưởng Bộ Tư pháp sau khi đã đủ điều kiện tiên quyết thông qua ý chí và nỗ lực của bản thân họ. Đây được gọi là sự nhập quốc tịch. Có 3 loại hình nhập quốc tịch: nhập tịch thông thường, nhập tịch giản tiện, nhập tịch đặc biệt.

일반귀화는 한국과 혈연적, 지연적 관계가 없는 외국인이 한국 국적을 얻는 방법이다. 일반 귀화를 신청하려면 한국에서 5년 이상 계속 생활한 주소, 영주(F-5) 자격을 가지고 있어야 하며 귀화 신청 당시에 만 19세 이상의 성인이어야 한다. 또한, 품행이 단정하고 생계유지 능력이 있어야 하며 한국어 능력 등 국민으로서 기본적인 소양을 갖추어야 한다.
Nhập tịch thông thường là phương pháp để người nước ngoài không có mối quan hệ mang tính huyết thống, mối quen biết cùng khu vực với Hàn Quốc có thể nhập quốc tịch Hàn Quốc. Để đăng ký nhập quốc tịch thông thường, phải có tư cách cư trú lâu dài (F-5), địa chỉ đã sinh sống liên tục tại Hàn Quốc hơn 5 năm và phải là người trưởng thành trên 19 tuổi vào thời điểm đăng ký quốc tịch. Hơn nữa, phải có năng lực duy trì kế sinh nhai và phải có phẩm hạnh tốt lẫn những trình độ văn hóa cơ bản như là một công dân chẳng hạn như năng lực tiếng Hàn.
지연: mối quan hệ đồng hương, mối quan hệ láng giềng, mối quen biết cùng khu vực (Quan hệ con người thiết lập theo khu vực được sinh ra hay sinh sống)
품행: phẩm hạnh, nhân phẩm
단정하다: đoan chính
소양: kiến thức cơ bản, kiến thức nền (Tri thức hay học vấn được tích luỹ thường ngày)
간이: sự giản tiện (Sự đơn giản và tiện lợi do chỉ có thứ cơ bản)

Bài viết liên quan  [KIIP lớp 5 sách mới] Bài 9: 보육 제도 Chế độ dưỡng dục

1. 귀화 신청 및 접수 → 2. 귀화시험 및 요건 심사 – 3. 범죄 경력 및 신원조회 후 심사 결정 → 4. 국민선서 →5. 법무부가 귀화허가를 받은 사람이 정한 등록기준지의 시읍면의 장에게 통보하면 가족관계등록부 생성 → 7. 허가 후 1년 내 외국 국적 포기 또는 외국 국적불행사서약 → 8. 주소지 행정복지센터에서 주민등록 및 외국인 등록증 반납
1.Đăng ký và tiếp nhận việc nhập tịch → 2. Thi nhập tịch cùng với thẩm định các điều kiện tiên quyết → 3. Quyết định thẩm định sau khi xác nhận thân thế và lý lịch tư pháp. → 4. Tuyên thệ quốc dân →5. Sổ đăng ký quan hệ gia đình được tạo khi Bộ Tư pháp thông báo về cho người đứng đầu thành phố/quận/huyện của nơi đăng ký tiêu chuẩn do người được chấp thuận nhập quốc tịch đã chỉ định → 7. Trong 1 năm sau khi được chấp thuận, từ bỏ quốc tịch nước ngoài của bản thân và cam kết không mang quốc tịch nước ngoài. → 8. Đăng ký địa chỉ cư trú và nộp lại thẻ đăng ký người nước ngoài tại Trung tâm phúc lợi hành chính.
요건: điều kiện tiên quyết , điều kiện quan trọng
심사: sự thẩm định
통보하다: thông báo
행사: sự tiến hành, sự thực hiện
주민등록: việc đăng ký cư trú

간이귀화는 대한민국과 일정한 관계가 있는 외국인이 한국 국적을 얻는 방법이다. 예를 들어, 외국인이 한국에서 3년 이상 계속 생활했고 그의 부모 중 어느 한쪽이 한국 국민이었다면 그는 간이귀화를 신청할 수 있다. 혼인을 통한 귀화도 간이귀화에 해당한다. 한국 국민의 배우자이거나 배우자였던 외국인의 경우 일반적으로 한국에 2년 이상 계속 거주하는 경우 간이귀화를 신청할 수 있다. 특별귀화는 일반귀화나 간이귀화에 비해 절차가 더 간단하다. 부모 중 어느 한쪽이 현재 한국 국민인 외국인, 한국에 특별한 기타 공로가 있는 외국인, 특정 분야에서 매우 우수한 능력을 보유 한 사람으로서 한국 국익에 도움을 줄 것으로 인정되는 외국인 은 특별귀화를 신청할 수 있다.
Nhập tịch giản tiện là phương pháp người nước ngoài nhập quốc tịch Hàn Quốc có quan hệ nhất định với Đại Hàn Dân Quốc. Chẳng hạn như: một người nước ngoài đã sống trên 3 năm tại Hàn Quốc và nếu một bên nào đó trong ba mẹ của người ấy là công dân Hàn Quốc thì người đó có thể đăng ký nhập quốc tịch giản tiện. Nhập quốc tịch thông qua hôn nhân cũng tương ứng thuộc diện nhập tịch giản tiện. Người nước ngoài đã từng hoặc đang là vợ hoặc chồng của công dân Hàn Quốc thì nói chung có thể đăng ký nhập tịch giản tiện khi cư trú tại Hàn Quốc trên 2 năm. Nhập tịch đặc biệt có thủ tục đơn giản hơn so với nhập tịch thông thường hoặc nhập tịch giản tiện. Người nước ngoài có một bên nào đó trong cha mẹ hiện tại là công dân Hàn Quốc, người nước ngoài có công lao đặc biệt cho Hàn Quốc, người nước ngoài được công nhận là có năng lực xuất chúng trong một lĩnh vực cụ thể và được công nhận vì lợi ích quốc gia Hàn Quốc thì có thể đăng ký nhập tịch đặc biệt.

Bài viết liên quan  [KIIP lớp 5 sách mới] Bài 25. 일상생활과 경제 할동 Cuộc sống hàng ngày và hoạt động kinh tế

알아두면 좋아요 Thông tin hữu ích
국적법 개정에 따라 ‘국민선서’를 해야 합니다
Theo luật quốc tịch điều chỉnh thì phải ‘Tuyên thệ quốc dân’

2018년 12월 20일부터 개정된 국적법이 시행되었다. 이 법에 따르면 귀화나 국적 회복 허가를 받은 사람이 갖기 위해서는 국적증서 수여식에 참여하여 국민선서를 해야 한다. 국민선서 내용은 다음과 같다. “나는 자랑스러운 대한민국의 국민으로서 대한민국의 헌법과 법률을 준수하고 국민의 책임과 의무를 다할 것을 엄숙히 선서합니다.”
Luật Quốc tịch sửa đổi có hiệu lực (được thi hành) từ ngày 20 tháng 12 năm 2018. Theo luật này, một người được chấp thuận nhập quốc tịch hoặc phục hồi quốc tịch để sở hữu nó thì phải tham gia lễ trao giấy chứng nhận quốc tịch và phải tuyên thệ quốc dân. Nội dung của Tuyên thệ quốc dân như sau: “Với tư cách là một công dân của Hàn Quốc đầy tự hào, tôi xin tuyên thệ một cách nghiêm chỉnh sẽ tuân thủ Hiến pháp và Pháp luật của Đại Hàn Dân Quốc và hoàn toàn thực hiện mọi trách nhiệm và nghĩa vụ của một công dân.
개정: sự chỉnh sửa, sự sửa đổi, sự điều chỉnh
수여식: lễ trao tặng, lễ phong tặng (Sự trao cho giấy chứng nhận, bằng khen, huân chương v.v… một cách chính thức)
증서: chứng thư, văn bản, giấy tờ
엄숙히: một cách nghiêm túc, một cách nghiêm chỉnh

국민선서 이후에 한국 국민이 되었다는 사실을 법무부가 귀화허가를 받은 사람이 정한 등록기준지의 시 읍·면의 장에게 통보하면 가족관계등록부가 만들어진다.
Sổ đăng ký quan hệ gia đình được tạo khi Bộ Tư pháp thông báo về việc đã trở thành công dân Hàn Quốc sau khi tuyên thệ quốc gia cho người đứng đầu thành phố/quận/huyện của địa điểm đăng ký tiêu chuẩn mà người được chấp thuận nhập quốc tịch đã chỉ định .

이야기 나누기
당신에게 국적은 어떤 의미인가요? Đối với bạn, quốc tịch có ý nghĩa thế nào?

다큐멘터리 <귀화>는 여러 가지 이유로 대한민국 국적을 갖게 된 사람 들의 이야기를 다루고 있다. 김주현(방글라데시 출신)씨는 한국 국적없을 때는 휴대폰 하나 구입하기도 힘들었다고 하며 이제 한국인이 되어 다시 출입국사무소를 가지 않아서 너무 좋다고 한다. 최무빈 (파키스탄 출신)씨는 한국 국적을 갖고 나니 사업을 하면서 국내외 이동 편리해졌다고 한다. 특히 대통령 선거나 국회의원 선거에도 참여하게 되면서 스스로 이제는 완전히 한국인이 되었다고 말한다. 이들의 이야기를 통해 우리 자신에게 국적이란 어떤 의미를 가지고 있는지, 어떤 역할을 하는지 생각해볼 수 있다.
Bộ phim tài liệu ‘Nhập tịch’ có đề cập đến câu chuyện của những người được sở hữu quốc tịch Hàn Quốc với nhiều lý do khác nhau. Kim Joo Hyun (đến từ Bangladesh) nói rằng rất khó khăn để mua lấy một chiếc điện thoại khi không có quốc tịch Hàn Quốc và giờ đây anh ấy rất vui khi không cần đến văn phòng xuất nhập cảnh nữa vì đã trở thành người Hàn Quốc. Choi Moo Bin (đến từ Pakistan) nói rằng việc kinh doanh đồng thời di chuyển trong và ngoài nước trở nên tiện lợi hơn vì có quốc tịch Hàn Quốc. Đặc biệt, anh ấy nói rằng bản thân đã trở thành một người Hàn Quốc hoàn toàn khi được tham gia bầu cử tổng thống hay bầu cử nghị sĩ Quốc hội. Thông qua những câu chuyện của họ, chúng ta đã có thể nghĩ xem quốc tịch đóng vai trò gì và chứa đựng ý nghĩa như thế nào đối với bản thân mỗi chúng ta.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here