[KIIP lớp 5 sách mới] Bài 44. 한국의 문화유산 Di sản văn hóa của Hàn Quốc

0
6665

1. 불교와 유교 관련 문화유산에는 어떤 것들이 있을까?
Có những di sản văn hóa nào liên quan đến Phật Giáo và Nho Giáo?

불교 문화가 꽃피다 Văn hóa Phật Giáo nở rộ
고구려, 백제, 신라 세 나라는 서로 경쟁하고 협력하는 가운데 중국, 일본 등과 교류하면서 발전하였다. 특히 삼국 시대에 한국에 들어온 불교는 종교를 넘어서서 학문과 음악, 공예, 건축 등 여러 문화에 영향을 주었다. 불교 관련 문화유산에는 탑, 절, 불상 등이 있다. 불교는 통일 신라와 발해는 물론 고려 시대에도 크게 발달하였다.
Ba quốc gia Goguryeo, Baekje và Silla giữa việc cạnh tranh và hợp tác với nhau thì cũng đã phát triển thông qua giao lưu với Trung Quốc và Nhật Bản. Đặc biệt, Phật giáo mà du nhập vào Hàn Quốc trong thời kỳ Tam Quốc, đã vượt qua tôn giáo và có ảnh hưởng đến nhiều văn hóa khác nhau như học vấn, âm nhạc, thủ công mỹ nghệ và kiến trúc. Các di sản văn hóa liên quan đến Phật giáo bao gồm chùa, đền, tượng Phật. Phật giáo đã phát triển một cách lớn mạnh trong thời đại Silla thống nhất và Balhae cũng như trong thời đại Goryeo.
공예: thủ công mỹ nghệ

유교 문화가 발전하다 Văn hóa Nho Giáo phát triển
조선 시대에는 유교를 중심으로 사회 질서와 예절이 바로 선 나라를 만들기 위해서 노력하였다. 유교의 이념 중에서도 특히 삼강오륜과 관혼상제(성인식, 결혼, 죽음, 제사)가 매우 중요하게 여겨졌다. 삼강오륜을 가르쳐 백성은 나라에 충성하고, 부모와 웃어른을 공경하며, 남녀 간에 도리를 지키게 하였고, 성인식, 결혼식, 장례식, 제사를 지낼 때 유교의 예법을 따르게 하였다.
Ở triều đại Joseon, đã nỗ lực để tạo ra một đất nước có nhìn nhận đúng đắn về trật tự xã hội và các lễ nghi phép tắc mà đặt trọng tâm vào Nho Giáo. Trong các tư tưởng Nho giáo, đặc biệt là Tam cương ngũ thường và Quan hôn tang tế (lễ thành niên, lễ cưới, lễ tang, lễ giỗ) được xem là rất quan trọng. Tam cương ngũ thường dạy cho bách tính biết trung thành với đất nước, tôn kính cha mẹ và người bề trên cũng như giữ bổn phận giữa nam và nữ, đồng thời phải tuân theo các nghi lễ của Nho giáo khi cử hành lễ thành niên, lễ cưới, lễ tang, lễ giỗ.
삼강오륜: tam cương ngũ thường (Ba quy phạm trở thành nền tảng và năm đạo lý đương nhiên phải giữ gìn trong tư tưởng đạo đức của Nho giáo)
관혼상제: quan hôn tang tế (Bốn nghi lễ truyền thống như lễ thành niên, lễ cưới, lễ tang, lễ giỗ v.v…)
웃어른: người lớn, bề trên
도리: đạo lý, bổn phận, trách nhiệm (Tư thế cơ thể hay tinh thần đúng đắn mà con người phải tuân theo)
예법: nghi lễ, phép lịch sự

Bài viết liên quan  [KIIP lớp 5 sách mới] Bài 33. 가족과 법 Pháp luật và gia đình

2. 과학기술을 알 수 있는 문학유산에는 어떤 것들이 있을까?
Có di sản văn học nào mà có thể biết về khoa học kỹ thuật?

삼국 시대와 고려 시대의 과학기술 Khoa học kỹ thuật ở thời đại Tam Quốc và thời đại Goryeo
삼국 시대에는 농업에 필요한 정보를 얻고 왕의 권위를 하늘과 연결하기 위해 천문학이 발달하였다. 대표적인 천체(태양, 달, 별) 관측 기구로는 신라의 첨성대가 유명하다. 또한 통일 신라에서는 나무에 글자를 새겨 종이로 찍어 내는 목판 인쇄술이 발달하였다.
Ở thời đại Tam Quốc, thiên văn học đã phát triển giúp thu thập các thông tin cần thiết cho nông nghiệp và để kết nối quyền lực của nhà vua với bầu trời. Đài thiên văn của Silla nổi tiếng là một công cụ quan trắc các thiên thể tiêu biểu(mặt trời, mặt trăng và các vì sao). Ngoài ra, vào thời Silla Thống nhất, các chữ cái đã được khắc trên cây, sau đó kỹ thuật in bản khắc gỗ mà dập in bằng giấy đã được phát triển.
천문학: thiên văn học
천체: thiên thể (Mọi vật thể ở trong vũ trụ)
관측: sự quan trắc
목판: bản khắc gỗ, khuôn in (Tấm gỗ được khắc chữ hoặc tranh lên đó để in)
새기다: khắc, chạm trổ, điêu khắc

고려 시대에 만든 팔만대장경판은 불경을 인쇄하기 위해 만든 목판이다. 글자의 모양이 고르고 아름다울 뿐만 아니라 무려 8만 1352판에 이르는 규모와 보존 기술도 세계적인 것으로 인정받고 있다. 고려 시대에는 최무선을 통해 처음으로 화약을 사용한 무기도 개발되었다.
Bộ Bát Vạn Đại Tạng Kinh được làm ở Triều đại Goryeo là bản khắc gỗ được làm để in ấn kinh Phật. Hình dáng của các chữ cái không chỉ đều và đẹp mà quy mô đạt đến tận 81,352 bản in và kỹ thuật bảo tồn cũng đã được công nhận trên toàn thế giới. Cũng trong Triều đại Goryeo thông qua Choi Mu Seon, lần đầu tiên vũ khí sử dụng thuốc nổ đã được phát triển.
팔만대장경: Bát Vạn Đại Tạng Kinh
(Đại Tạng Kinh thời Goryeo (Cao Ly) ở chùa Haein thuộc huyện Hapcheon tỉnh Gyeongsangnam, gồm hơn tám vạn bản kinh được viết ra để ngăn chặn sự xâm chiếm của Mông Cổ bằng sức mạnh của Đức Phật, là một di tích cho thấy rõ sự tuyệt hảo của kĩ thuật khắc bản gỗ thời Goryeo)
불경: kinh Phật
보존: sự bảo tồn
이르다: đạt đến
고르다: đều đặn, đồng đều, như nhau
무려: đến, đến tận
화약: thuốc nổ

Bài viết liên quan  [KIIP lớp 5 sách mới] Bài 17: 종교 Tôn giáo

조선 시대의 과학기술 Khoa học kỹ thuật ở thời Joseon
조선 시대에는 부유하고 강한 나라를 만들고 백성의 생활에 도움을 주기 위한 목적에서 과학기술 매우 중요하게 생각하였다. 특히 세종 때 앙부일구(해시계), 자격루(물시계), 혼전의 (천체 관측 기구) 등과 같은 과학 기구가 많이 만들어졌다. 그리고 세계 최초의 강우량 측정 기구인 측우기도 발명되어 각 지역에서 내린 비의 양을 재는 데 사용되었다. 이와 같은 과학기구의 발명으로 일상생활에서 시각은 물론 절기(계절을 구분하려고 한 해를 스물넷으로 나눈 것)와 계절을 정확히 알 수 있게 되었다. 이는 농사짓는 데에도 큰 도움이 되었다.
한편, 조선 후기에는 동서양의 건축 기술을 사용하여 수원 화성을 건립하였는데, 이때 거중기를 사용해 공사 기간을 훨씬 줄일 수 있었다.
Trong triều đại Joseon, khoa học kỹ thuật đã rất được xem trọng với mục đích giúp ích cho đời sống của bách tính và tạo nên một đất nước giàu mạnh. Đặc biệt ở thời vua Sejong đã tạo ra được rất nhiều công cụ khoa học như 앙부일구 (đồng hồ mặt trời hình bán cầu), 자격루 (đồng hồ nước), 혼전의 (công cụ quan sát thiên thể). Ngoài ra dụng cụ đo lượng mưa đầu tiên trên thế giới, 측우기, đã được phát minh để dùng cho việc đo lượng mưa rơi trên mỗi khu vực. Với việc phát minh ra những thiết bị khoa học như vậy, các thời khắc trong đời sống hàng ngày như sự phân chia thành tiết khí (chia một năm thành hai mươi bốn phần) hay các mùa đều có thể được biết một cách chính xác. Điều này đã giúp ích rất nhiều cho việc làm nông.
Mặt khác, vào cuối thời Joseon sử dụng kỹ thuật kiến trúc của phương Đông và phương Tây đã xây dựng nên pháo đài Suwon Hwangseong và ở thời kỳ này nhờ việc sử dụng máy nâng ròng rọc mà thời gian thi công đã được giảm thiểu đáng kể.
부유하다: giàu có, giàu sang
측우기: dụng cụ đo lượng mưa
절기: sự phân chia thành tiết khí (Sự phân chia mùa, chia một năm ra hai mươi bốn phần)
시각: thời khắc, thời điểm
농사짓다: làm nông
건립하다: dựng, xây dựng
거중기: máy nâng ròng rọc

이야기 나누기
한국의 유네스코 세계유산에는 어떤 것들이 있을까?
Có những Di sản Thế giới được UNESCO công nhận nào ở Hàn Quốc?

유네스코 세계유산 위원회는 국제 연합(UN)에 속해 있는 기구로, 세계의 문화유산 및 자연 유산을 보호하기 위해 만든 것이다. 이 기구는 세계 곳곳의 중요한 문화재를 세계 유산으로 정하여 보존하고 연구한다. 2019년에는 한국의 서원이 유네스코 세계유산에 선정이 되었다. 서원은 조선 시대에 만들어진 건물로, 학생들에게 유학을 가르치고 뛰어난 유학자들에게 제사를 지내는 곳이었다. 2019년 현재 한국은 유네스코 세계유산 14개, 세계기록유산 16개를 가지고 있다.
Ủy ban Di sản Thế giới UNESCO là tổ chức thuộc Liên hợp quốc (UN), được thành lập để bảo hộ các di sản văn hóa và di sản thiên nhiên của thế giới. Tổ chức này bảo tồn và nghiên cứu các tài sản văn hóa quan trọng từ khắp nơi trên thế giới được chỉ định là di sản thế giới. Năm 2019, Seowon của Hàn Quốc đã được chọn là Di sản Thế giới của UNESCO. Seowon là một tòa nhà được xây dựng từ triều đại Joseon, là nơi dạy nho học cho học sinh và tiến hành cũng tế đối với các nho sĩ xuất sắc. Tính đến năm 2019, Hàn Quốc đang có 16 Di sản tư liệu thế giới và 14 Di sản thế giới đã được UNESCO công nhận.
위원회: hội đồng, ủy ban
기구: tổ chức

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here