[KIIP lớp 5 심화 sách mới] 3과. 대한민국 국민의 의무 Nghĩa vụ của công dân Hàn Quốc

0
4457

1. 납세의 의무와 국방의 의무는 무엇일까? Nghĩa vụ nộp thuế và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc là gì?

의무 Nghĩa vụ
대한민국 헌법에는 국민으로서 누릴 수 있는 권리와 함께 국민으로서 지켜야 하는 의무도 규정 하고 있다. 의무란 마땅히 해야 하는 일을 가리킨다. 특히 헌법에서 정해 놓은 의무는 강제성을 띠고 있는 것으로 반드시 수행해야 한다. 대한민국 국민이 따라야 할 기본적인 의무에는 납세, 국방, 교육, 근로 등이 있다.
Hiến pháp của Hàn Quốc đang quy định các quyền có thể được hưởng với tư cách là công dân cùng với các nghĩa vụ phải tuân theo với tư cách là công dân. Nghĩa vụ chỉ ra những việc đương nhiên phải làm. Đặc biệt, những nghĩa vụ được quy định trong Hiến pháp mang tính bắt buộc và nhất định phải thực hiện. Các nghĩa vụ cơ bản mà công dân Hàn Quốc phải tuân theo bao gồm nộp thuế, quốc phòng, giáo dục và lao động.
가리키다: chỉ, chỉ ra
수행하다: thực hiện, tiến hành
강제성: tính cưỡng chế, tính bắt buộc
근로: (sự) cần lao, sự cần cù lao động

납세의 의무 Nghĩa vụ nộp thuế
납세의 의무는 세금을 내야 하는 의무이다. 세금은 국가나 지방자치단체가 복지, 교육, 건설, 행정 등에 사용하는 돈이다. 국민은 국가가 안정적으로 유지되고 발전하는 데 필요로 하는 돈을 확보할 수 있도록 세금을 성실하게 내야 한다. 세금은 국가가 마음대로 정할 수 없다. 반드시 법률을 통해서 세금의 종류와 비율 등을 정해 놓아야 한다.
Nghĩa vụ nộp thuế là nghĩa vụ mà phải nộp tiền thuế. Tiền thuế là tiền được nhà nước hoặc chính quyền địa phương sử dụng cho phúc lợi, giáo dục, xây dựng và hành chính. Người dân phải đóng thuế một cách thành thật để nhà nước có thể đảm bảo số tiền cần thiết cho việc duy trì tính ổn định và phát triển. Quốc gia không thể ấn định tiền thuế theo ý muốn. Chủng loại và tỉ lệ của tiền thuế (thuế suất) nhất thiết phải được định thông qua pháp luật.
성실하다: thành thật, chân thành
확보하다: đảm bảo, bảo đảm

국방의 의무 Nghĩa vụ quốc phòng
국방의 의무는 국가의 독립을 유지하고 영토를 보전하기 위해 나라를 지켜야 하는 의무이다. 특히 만 18세 이상의 대한민국 국적의 남성은 일정 기간 동안 군인으로 복무해야 한다. 그래서 국방의 의무는 남성에게만 있는 것으로 생각 할 수 있다. 그러나 국방의 의무는 단순히 군 복무에만 해당하는 것이 아니다. 평상시에도 국가 안보와 관련된 다양한 활동을 해야 할 의무를 국민 전체가 가지고 있다.
한편, 귀화한 남성의 경우 국방의 의무는 있지만 현역으로 입대하지 않아도 된다. 단, 스스로 원해서 군대에 가고자 한다면 징병검사를 받은 후 입대할 수 있다.
Nghĩa vụ quốc phòng là nghĩa vụ phải bảo vệ tổ quốc nhằm duy trì nền độc lập và bảo toàn lãnh thổ của quốc gia. Đặc biệt, nam giới quốc tịch Hàn Quốc trên 18 tuổi bắt buộc phải phục vụ trong quân đội trong một khoảng thời gian nhất định. Vì vậy, có thể coi rằng nghĩa vụ quốc phòng là việc chỉ dành cho nam giới. Tuy nhiên, nghĩa vụ quốc phòng không chỉ đơn giản là phục vụ trong quân đội. Tất cả công dân ngay cả trong lúc bình thường cũng có nghĩa vụ phải thực hiện các hoạt động khác nhau liên quan đến an ninh quốc gia.
Mặt khác, trường hợp của người nam giới nhập tịch cũng có nghĩa vụ quốc phòng nhưng không phải nhập ngũ. Tuy nhiên, nếu tự mình muốn nhập ngũ thì có thể nhập ngũ sau khi trải qua đợt kiểm tra quân dịch.
보전하다: bảo toàn, bảo tồn
복무하다: phụng sự, thực hiện nghĩa vụ
평상시: lúc bình thường
현역: sự tại ngũ, quân nhân tại ngũ
징병: sự gọi nhập ngũ, sự bắt lính

Bài viết liên quan  [KIIP lớp 5 심화 sách mới] 14과. 금융과 자산 관리 Quản lý tài chính và tài sản

알아두면 좋아요
외국인도 세금을 내야 할 때가 있다 Người nước ngoài cũng phải nộp thuế
국내에 체류하는 외국인 근로자들은 근로소득 연말정산뿐 아니라 종합소득세 신고, 일용근로소득 원천징수, 주민세 등 다양한 방법으로 세금을 내고 있다. 또한 누구나 상품을 사거나 서비스를 이용할 때 부가가치세도 내야 한다. 세금 납부 금액도 해가 지날수록 커지고 있다. 외국인 근로자를 위한 과세 특례가 있기는 하다. 하지만 고학력 연구직·기술직 등 인재 유치의 차원에서 만들어진 제도로, 수혜 대상이 많지 않다.
Những người lao động nước ngoài cư trú tại Hàn Quốc đang nộp tiền thuế theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như quyết toán cuối năm, khai báo thuế thu nhập tổng hợp, khấu trừ thuế trước từ tiền lương thu nhập hàng ngày. Ngoài ra, mọi người đều phải nộp thuế giá trị gia tăng khi mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ. Số tiền nộp thuế cũng tăng dần qua từng năm. Có những ngoại lệ về việc tính thuế đối với người lao động nước ngoài. Tuy nhiên, bởi chế độ này được tạo ra ở góc độ để thu hút nhân tài như các vị trí nghiên cứu và kỹ thuật có trình độ cao, nên đối tượng được hưởng đãi ngộ không nhiều.
특례: trường hợp ngoại lệ, trường hợp đặc biệt
과세: việc tính thuế, việc đánh thuế
고학력: trình độ cao
수혜: sự hưởng ưu đãi, sự hưởng đãi ngộ

2. 교육의 의무와 근로의 의무는 무엇일까? Nghĩa vụ giáo dục và nghĩa vụ lao động là gì?

교육의 의무 Nghĩa vụ giáo dục
교육의 의무는 모든 국민이 자녀에게 교육을 받게 할 의무이다. 대한민국은 교육을 통해 모든 국민이 생활에 필요한 기본적인 교양과 능력을 갖추도록 하고 있다. 교육기본법에 따라 초등학교와 중학교 과정이 의무 교육으로 규정되어 있으므로, 부모는 자녀가 만 6세 이상이 되면 학교에 보내 교육을 받도록 해야 한다. 특별한 이유 없이 자녀를 학교에 보내지 않으면 부모는 법에 따라 최대 100만원 이하의 과태료를 낼 수 있다.
Nghĩa vụ giáo dục là nghĩa vụ mà tất cả công dân sẽ phải cho con cái được tiếp nhận giáo dục. Hàn Quốc đang trang bị cho mọi công dân tri thức và khả năng cơ bản cần thiết cho cuộc sống thông qua giáo dục. Vì quá trình giáo dục bậc tiểu học và trung học cơ sở được quy định là chương trình giáo dục bắt buộc theo luật cơ bản về giáo dục nên cha mẹ phải gửi con cái đi học ở trường khi chúng từ 6 tuổi trở lên. Cha mẹ không gửi con đến trường mà không có lý do đặc biệt có thể bị phạt tiền tới 1 triệu won theo luật.
교양: học thức, tri thức, học vấn, kiến thức đại cương, kiến thức chung

근로의 의무 Nghĩa vụ lao động
근로의 의무는 개인의 행복과 국가의 발전을 위해 자신이 맡은 일을 열심히 해야 하는 의무이다. 국민은 근로를 통해 생활에 필요한 것을 얻을 수 있고 나라의 경제가 활발하게 돌아가도록 하는 데에도 기여할 수 있다. 일할 수 있는 능력이 있고 여건이 갖추어져 있는데도 일을 하지 않고 국가가 자신의 생활을 보장해주기만을 요구하는 것은 바람직하지 않다. 대한민국 국민이라면 누구나 자신의 능력 범위 내에서 정당한 근로를 통해 생활을 꾸려 나가야 한다.
Nghĩa vụ làm việc là nghĩa vụ phải siêng năng làm việc của mình vì hạnh phúc cá nhân và sự phát triển của đất nước. Mọi người có thể nhận được những gì cần thiết cho cuộc sống thông qua làm việc chăm chỉ, và cũng có thể góp phần làm cho nền kinh tế đất nước lưu thông một cách nhộn nhịp. Việc yêu cầu nhà nước bảo đảm sinh kế cho bản thân mà không phải làm việc ngay cả khi bản thân được trang bị các điều kiện và có khả năng có thể lao động là không đúng đắn. Nếu là công dân Hàn Quốc thì bất cứ ai đều phải quán xuyến cuộc sống thông qua làm việc chăm chỉ chính đáng trong giới hạn khả năng của mình.
돌아가다: quay vòng, lưu thông (Tiền hay hàng hóa được lưu thông một cách nhộn nhịp)
바람직하다: lí tưởng, đúng đắn

Bài viết liên quan  [KIIP lớp 5 심화 sách mới] 12과. 남북통일을 위한 노력 Nỗ lực thống nhất hai miền Triều Tiên

국민의 권리이면서 의무인 것 Thứ là quyền lợi cũng đồng thời là nghĩa vụ của công dân
대한민국 국민은 교육을 받을 권리도 있지만 자녀에게 교육을 받게 할 의무도 가지고 있다. 또한 일할 기회를 가지며 적정한 임금을 받을 수 있는 근로의 권리도 가지면서 자신의 생활을 위해 일을 해야 하는 근로의 의무도 가지고 있다. 누구나 건강하고 쾌적한 환경에서 살 권리를 가지고 있는 동시에 환경을 보호하고 오염시키지 않아야 하는 의무도 있다. 그리고 자신의 재산을 자유롭게 사용할 수 있는 권리도 있지만 재산에 대한 권리를 행사할 때 공공복리에 적합하도록 해야 하는 의무도 있다. 국가는 공공복리를 위해 법률로써 재산권 행사를 제한할 수 있다. 국민의 권리를 더욱 잘 보장받기 위해서는 의무도 잘 지켜야 한다. 자신의 의무를 다하는 것이 다른 사람의 권리를 지키는 동시에 나의 권리를 보장받을 수 있는 또 다른 방법임을 인식해야 한다.
Công dân Hàn Quốc có quyền lợi được giáo dục, nhưng cũng có nghĩa vụ cho con cái được tiếp nhận giáo dục. Ngoài ra, có cơ hội làm việc và quyền làm việc chăm chỉ để có thể nhận tiền lương chính đáng đồng thời cũng có nghĩa vụ lao động mà phải làm việc vì cuộc sống của bản thân. Bất kỳ ai đều có quyền được sống trong môi trường lành mạnh và thoải mái, nhưng đồng thời cũng có nghĩa vụ phải bảo vệ và tránh làm ô nhiễm môi trường. Và có quyền tự do sử dụng tài sản của bản thân nhưng khi dùng quyền lợi về tài sản thì cũng có nghĩa vụ phải bảo đảm phù hợp với lợi ích công cộng. Nhà nước có thể hạn chế việc thực hiện các quyền tài sản theo pháp luật vì lợi ích công cộng. Để bảo vệ tốt hơn quyền của người dân thì các nghĩa vụ cũng phải được tuân theo. Chúng ta phải nhận thức rằng việc thực hiện nghĩa vụ của mình cũng là cách khác để bảo vệ quyền lợi của người khác đồng thời đảm bảo quyền lợi của chính mình.
쾌적하다: dễ chịu, sảng khoái
행사하다: tiến hành, thực hiện, dùng
적합하다: thích hợp (Rất phù hợp, vừa khớp với điều kiện hay công việc nào đó)
재산권: quyền tài sản (Quyền lợi hợp pháp lấy lợi ích kinh tế làm mục đích)
인식하다: nhận thức

알아두면 좋아요
내 재산은 내 마음대로 해도 될까?
Tôi có thể làm những gì tôi muốn với tài sản của mình chứ?

어느 시골 마을에 사는 놀부 영감은 어느 날 등기부등본을 떼었다가 마을의 조그만 길이 자신의 땅이라는 걸 알게 되었다. 그날부터 마을 사람들이 그 길로 다니지 못하게 했다. 시내에 나가려면 그 길을 꼭 지나가야 했기 때문에 마을 사람들은 놀부 영감에게 부탁을 했다. 그러나 놀부 영감은 “내 땅을 내 마음대로 한다는데 무슨 상관이냐?”라며 거절했다. 놀부 영감의 행동은 옳은 걸까? 헌법 제23조 제2항은 “재산권의 행사는 공공복리에 적합하도록 하여야 한다.”라고 규정하고 있다.
Một hôm, Nolbu, sống ở một ngôi làng nông thôn nào đó, tìm thấy một con đường nhỏ trong làng là đất của mình trong khi lấy bản sao sổ đăng ký bất động sản ra giao dịch. Kể từ ngày đó, dân làng đã không được qua lại con đường đó. Vì nhất định phải đi qua con đường đó nếu muốn đi vào thành phố nên dân làng đã nhờ cậy Nolbu. Tuy nhiên, Nolbu từ chối và nói rằng “Đất của tôi, tôi muốn làm gì thì làm, có liên quan gì nào?” Hành động của Nolbu có đúng không? Điều 23 mục (2) của Hiến pháp quy định rằng “việc thực hiện quyền tài sản phải phù hợp với lợi ích công cộng.”
등기부: sổ đăng ký (bất động sản)

Bài viết liên quan  [KIIP lớp 5 심화 sách mới] 20과. 범죄와 법 Pháp luật và sự phạm tội

이야기 나누기
투표해야 할 의무 VS 투표하지 않을 권리 Nghĩa vụ phải bỏ phiếu so với quyền không bỏ phiếu

‘의무투표제’가 실시되고 있는 나라에서는 투표율이 상당히 높다. 이들 나라에서는 유권자(투표권이 있는 사람)가 특별한 이유 없이 투표를 하지 않으면 벌금을 내거나 나중에 투표권이 제한될 수 있다.
이와 관련한 찬반 논쟁이 팽팽하다. 의무투표제에 찬성하는 쪽에서는 투표율이 낮은 선거보다는 대부분의 국민이 참여한 투표에서 당선된 대표자의 대표성이 더 높기 때문에 의무투표제를 통해 민주주의가 더욱 잘 실현될 수 있다고 본다. 의무투표제를 반대하는 쪽에서는 투표를 강제하면 오히려 어떤 후보자가 적합한지 판단할 수 없거나 선거에 관심이 없는 사람들까지도 투표에 참여하게 되어 국민의 정확한 뜻을 담아내기 어렵다고 본다.
Ở những nước áp dụng ‘bỏ phiếu bắt buộc’, tỷ lệ bỏ phiếu khá cao. Ở những quốc gia này, một cử tri (người có quyền bỏ phiếu) nếu không bỏ phiếu mà không có lý do đặc biệt thì có thể phải nộp tiền phạt hoặc sau này bị hạn chế quyền bỏ phiếu.
Những tranh luận tán thành hay phản đối liên quan đến việc này rất căng thẳng. Những người tán thành chế độ bỏ phiếu bắt buộc tin rằng chủ nghĩa dân chủ có thể được thực hiện tốt hơn thông qua chế độ bỏ phiếu bắt buộc vì so với cuộc bầu cử có tỷ lệ bỏ phiếu thấp thì người đại diện được đắc cử có tính đại diện cao hơn trong cuộc bỏ phiếu mà đại đa số người dân tham gia. Những người phản đối chế độ bỏ phiếu bắt buộc cho rằng rất khó để nắm bắt được ý muốn chính xác của người dân bằng cách ép buộc bỏ phiếu bởi trái lại không thể phán đoán ứng cử viên nào phù hợp hoặc những người không quan tâm đến cuộc bầu cử cũng phải tham gia bỏ phiếu.
투표율: tỉ lệ bỏ phiếu, tỉ lệ bầu cử
팽팽하다: căng thẳng (Tình thế hay không khí không êm ái mà rất gượng gạo)
찬성하다: đồng tình, tán thành
대표성: tính đại diện, tính tiêu biểu
당선되다: được trúng cử, được đắc cử
후보자: ứng cử viên
오히려: ngược lại, trái lại
담아내다: chứa đựng, hàm chứa

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here