(P5) 조선시대 – Triều đại Joseon

0
928

14세기 말 고려는 권문세족의 과다한 권력집중, 홍건족과 왜구의 침입 등 내우외환에 시달렸다. 홍건족과 왜구 격퇴로 민심을 얻은 장군 이성계를 중심으로 한 세력이 고려의 왕을 내쫓고, 이성계를 새 왕조의 첫 왕인 태조로 추대했다. 태조는 즉위한 후 국호를 조선으로 바꿨으며, 풍수지리적으로 명당인 한양(현재 서울)을 수도로 정하고 도성과 경복궁, 종묘, 도로, 시장 등을 건설하도록 했다.

Vào cuối thế kỷ 14, Goryeo đã lâm vào tình trạng khó khăn do thù trong giặc ngoài với cuộc đấu tranh quyền lực trong giới quý tộc và sự xâm nhập của các tên cướp Hong Gun và quân đội Nhật Bản. Vào lúc đó, tướng quân Yi Seong-gye, người giành được sự ủng hộ của người dân qua việc đánh bại Hong Gun và quân đội Nhật Bản, đã lật đổ vua Goryeo. Yi Seong-gye lên ngôi vua, lấy hiệu là vua Taejo, trở thành vị vua đầu tiên của triều đại Joseon. Sau khi lên ngai vua, Taejo đã đổi quốc hiệu thành Joseon, quyết định lấy Hanyang (hiện tại là Seoul), nơi nổi tiếng về mặt phong thủy, làm kinh đô, xây dựng cung Gyeongbokgung, điện thờ Jongmyo, đường xá và chợ.

한양은 한반도의 중심에 위치했을 뿐만 아니라, 한강을 통해서 국내외 교류가 가능했으니 수도로는 최적지였다. Kinh đô mới nằm ở trung tâm bán đảo Triều Tiên nên dễ dàng tiếp cận và giao lưu với nhiều nơi trong và ngoài nước qua sông Hàn chảy ngang qua trung tâm của kinh đô.

조선 (15세기) 지도 – Bản đồ Joseon (Thế kỷ 15)

태조의 아들 태종은 왕권을 안정시키고 국가의 기반을 다졌다. 호패법을 시행해 전국의 인구를 파악하고, 국가행정을 담당한 육조(이부, 호부, 예부, 병부, 공부, 형부)가 직접 왕에게 보고하는 중앙집권체제를 확립했다. 태종의 아들 세종은 정치, 사회, 문화의 전성기를 열었다. 집현전을 설치하여 정책을 개발하고 국가가 나아가야 할 방향을 연구하게 했다. 세조~성종 시기에는 국가의 항구적인 통치체제를 확립하기 위해 경국대전이라는 법전을 편찬했으며, 이를 계기로 조선왕조의 통치체제는 더욱 안정됐다.

Vua Taejong, con trai của vua Taejo, là vị vua thứ ba của triều đại Joseon đã có công ổn định ngôi vị, đặt nền móng xây dựng đất nước. Ông ban bố luật Hopae để quản lý dân số quốc gia và tổ chức sáu bộ quản lý hành chính quốc gia, gồm Bộ Hộ, Bộ Lại, Bộ Binh, Bộ Hình và Bộ Lễ để trực tiếp báo cáo lên nhà vua. Vua Sejong, vị vua thứ tư và là con trai của vua Taejong, đã mở ra một kỷ nguyên phồn vinh trên các mặt chính trị, xã hội và văn hóa. Vua đã cho xây dựng Jiphyeonjeon để nghiên cứu phát triển chính sách quốc gia và hướng đi của đất nước. Từ suốt triều đại vua Sejo cho đến vua Seongjong, bộ luật Gyeongguk daejeon (quốc triều hình luật) đã được biên soạn để thiết lập hệ thống cai trị vĩnh viễn của quốc gia. Với bộ luật này, hệ thống cai trị của triều đại Joseon trở nên ổn định hơn.

천상열차분야지도(조선, 17세기) – 하늘의 별자리를 종이에 필사한 천문도 – Bản đồ thiên văn Cheonsang Yeolcha Bunya Jido (Joseon, thế kỷ 17) – Bản đồ thiên văn với vị trí các chòm sao vẽ trên giấy

한글 창제 – Sáng tạo bảng chữ cái Hangeul
한국은 고대 왕조부터 한자를 사용했다. 한자를 빌려 한국어를 표기하는 이두, 향찰을 쓰기도 했으나, 자유롭게 의사를 표현할 수 있는 문자가 없어서 쉽게 배우고 쓸 문자의 필요성이 절실했다.

Bài viết liên quan  한국의 정부조직 Tổ chức chính phủ của Hàn Quốc

Hàn Quốc đã sử dụng chữ Hán kể từ triều đại cổ đại. Idu và Hyangchal là hệ thống ký tự chữ Hán được mượn để thể hiện tiếng Hàn. Tuy nhiên, các hình thức này cũng không đáp ứng được việc truyền đạt, biểu thị ngôn ngữ một cách tự do, dẫn tới nhu cầu phải có một hệ thống chữ viết dễ đọc, dễ viết hơn.

이를 헤아려 세종은 1443년 한글을 창제하여 1446년 반포했다. 한글은 발성 기관의 모습을 본떠 만들어진 세계에서 가장 과학적이고 배우기 쉬운 문자로서, 정부와 국민 간의 의사소통을 획기적으로 개선했다. 이후, 한국이 문화국가로서 기반을 다지는 데 결정적인 역할을 했다.

Vào năm 1443, vua Sejong đã sáng tạo ra chữ Hangeul (bảng chữ cái tiếng Hàn) và ban hành rộng rãi trong dân chúng vào năm 1446. Hangeul là bảng chữ cái khoa học và dễ học nhất trên thế giới, được lấy cảm hứng từ các hình dạng của cơ quan phát âm của con người. Hangeul đã cải thiện đáng kể sự giao tiếp giữa triều đình và người dân. Bảng chữ cái này đóng một vai trò quyết định trong việc xây dựng Hàn Quốc thành một quốc gia văn hóa về sau.

과학기술의 발달 – Sự phát triển của khoa học và công nghệ
조선 시대에는 과학기술도 괄목할 만큼 발달했다. 물시계인 자격루, 해시계인 앙부일구, 천문관측 기구인 혼천의 등이 만들어졌다. Trong triều đại Joseon, khoa học và công nghệ đã phát triển đáng kể. Đồng hồ nước Jagyeongnu, đồng hồ mặt trời Angbuilgu và công cụ quan sát thiên văn Honcheonui đã được phát minh trong thời kỳ này.

세계 최초의 측우기가 제작돼 강수량을 측정했으며 토지를 측량하고 지도를 제작하는 데 인지의와 규형을 활용하기도 했다. 태조 때는 고구려 시대의 천문도를 바탕으로 천상열차분야지도, 세종 때는 중국의 수시력과 아라비아의 회회력을 바탕으로 칠정산이 만들어졌다. 의학 분야도 풍토에 걸맞은 약재와 치료 방법을 정리한 《향약집성방》, 의료대백과인 《의방유취》 등이 편찬됐다. 활자 인쇄술도 발달하여 금속활자인 계미자, 갑인자가 개발돼 수많은 서적이 인쇄됐다.

Máy đo lượng mưa là thiết bị đo lượng mưa và mực nước sông đầu tiên trên thế giới. Ngoài ra còn có thiết bị được sử dụng để đo đạc đất đai, lập bản đồ. Triều đại vua Taejo cũng đã lập bản đồ thiên văn dựa trên bản vẽ trước đó từ thời Goguryeo. Triều đại vua Sejong đã chế tạo chiljeongsan (tính toán các chuyển động của bảy yếu tố quyết định thiên thể) được thực hiện dựa trên lịch Shoushili của Trung Quốc và lịch Hồi giáo của Ả Rập. Trong lĩnh vực y học cũng có nhiều thành tựu đáng chú ý được thể hiện qua các tài liệu như “Hyangyak jipseongbang” (tuyển tập các đơn thuốc Hàn Quốc) và “Uibang yuchi” (bộ sưu tập có phân loại các đơn thuốc y tế). Các mẫu in kim loại như Gyemija và Gabinja được chế tác trong các triều đại Taejong và Sejong, tạo điều kiện xuất bản được nhiều đầu sách.

1. 양부일구(조선, 17~18세기)-시간과 계절에 따른 해 그림자의 변화를 이용한 해시계(왼쪽) – Đồng hồ mặt trời dựa trên sự thay đổi của bóng râm theo thời gian và mùa (Ảnh bên trái) 2. 측우대(조선, 18세기)-측우기를 올려놓고 측정하던 ‘대구선화당측우대'(오른쪽) Máy đo mưa (Joseon, thế kỷ 18) – Máy đo mưa được lắp đặt ở Seonhwadang, Daegu (Ảnh bên phải)

조선의 대외관계 – Quan hệ đối ngoại của triều đại Joseon
조선은 건국 초부터 중국의 명나라와 친선관계를 유지했다. 해마다 사절을 교환했으며 문화·경제 교류가 활발했다. Triều đại Joseon đã duy trì quan hệ thân thiết với nhà Minh Trung Quốc kể từ khi thành lập. Hai bên thường có các đoàn sứ thần trao đổi hàng năm và giao lưu trên nhiều mặt như văn hóa, kinh tế….

Bài viết liên quan  12m 초대형 '자정의 태양' 2024년 새해 밝힌다 - Mặt trời mọc lúc nửa đêm báo hiệu thời khắc bước sang năm 2024

또한 일본의 요구를 받아들여 부산, 진해, 울산 3포를 개방하여 무역을 허용했으며, 1443년 계해약조를 체결하여 제한된 범위 내에서 교역했다. 류큐, 시암, 자바 등 아시아 여러 국가와 교류를 했다. Joseon cũng chấp nhận yêu cầu của Nhật Bản về buôn bán mậu dịch bằng cách mở các cảng Busan, Jinhae và Ulsan. Vào năm 1443, Joseon ký một thỏa thuận hiệp ước với Nhật Bản để giao dịch trong phạm vi giới hạn. Joseon cũng thông thương với các quốc gia châu Á khác như Ryukyu, Xiêm và Java.

공예기술의 발달 – Sự phát triển của thủ công mỹ nghệ
조선 시대를 대표하는 공예품 가운데 하나는 도자기이다. 왕실이나 관청에서는 분청사기나 백자를 널리 사용했다. 청자에 백토의 분을 칠한 소박하고 안정된 모습의 분청사기는 조선 초기에 널리 사용됐다. 조선의 도자기 기술은 혁신을 거듭해 16세기경에는 세련된 백자를 만드는 데까지 발달했다. 고려의 전통을 이어 깨끗하고 담백한 모습의 조선백자는 선비문화의 취향과 어우러져 널리 이용됐다.

Đồ sứ là đồ thủ công tiêu biểu nhất của thời đại Joseon. Gốm sứ xám xanh hoặc gốm sứ trắng được sử dụng phổ biến tại cung điện hoàng gia hoặc văn phòng chính phủ. Gốm sứ xám xanh được sơn và ổn định bằng bột đất sét trắng có màu sắc thanh thoát, nền nã rất được ưa chuộng vào thời kỳ đầu Joseon. Kỹ thuật sản xuất đồ sứ của Joseon đã liên tục được cải tiến và phát triển, đến thế kỷ 16 đã tạo ra loại gốm sứ trắng tinh tế Baekja. Gốm Baekja, kế thừa truyền thống của Goryeo, có kiểu dáng đơn giản, nền nã, phù hợp với sở thích nho nhã của các học giả Khổng giáo.

백자 매화 대나무 새무늬 항아리(조선, 15세기) – 한국적인 정서가 돋보이는 대나무와 새, 매화나무를 세련되게 표현한 조선 전기의 청화백자이다. Bình sứ trắng họa tiết tre, hoa mận, chim (Joseon, thế kỷ 15) – Bình sứ trắng hoa văn xanh với họa tiết trang trí tinh tế gồm cây tre, chim và cây hoa mận, thể hiện cảm xúc người Hàn Quốc.

임진왜란 – Cuộc xâm lược của Nhật Bản năm 1592
조선을 건국한 14세기부터 15세기까지 일본과의 관계는 원만했다. 그러나 16세기 들어 일본이 더 많은 교역을 요구했으나 조선은 이에 응하지 않았다. Trong suốt thế kỷ 14 và 15, Joseon đã duy trì mối quan hệ tốt với Nhật Bản kể từ khi thành lập. Tuy nhiên, vào thế kỷ 16, Nhật Bản bắt đầu yêu cầu giao dịch nhiều hơn và bị triều đình Joseon từ chối.

일본인들은 삼포왜란(1510년), 을묘왜변(1555년) 등을 일으켜 조선 사회를 뒤흔들었다. 도요토미 히데요시는 120여 년에 걸친 전국시대의 혼란을 수습하고 일본을 통일했다. 그는 제후들의 힘을 분산하고 통치의 안정을 위해 20만 대군을 동원해 조선을 침공했다. 1592년부터 1598년까지 7년간 2차례에 걸쳐 계속된 이 전쟁을 임진왜란이라고 한다.

Nhật Bản đã gây ra biến loạn Nhâm Thìn (năm 1510) và biến loạn Ất Mão (năm 1555) làm khuynh đảo xã hội Joseon. Ở Nhật Bản, Toyotomi Hideyoshi đã thống nhất đất nước sau 120 năm nội chiến phân tranh. Để ổn định chính quyền, Hideyoshi đã sử dụng quyền lực của các hoàng tử và huy động 200.000 quân xâm chiếm Joseon. Chiến tranh xảy ra 2 lần trong 7 năm từ 1592 đến 1598, được gọi là Imjin Waeran (cuộc xâm lược Nhật Bản).

Bài viết liên quan  [Đọc - Dịch] 엄마랑 함께하는 룰루랄라 동화구연 Cùng mẹ kể chuyện cổ tích Lulu Lala

조선의 왕이 의주로 피란하여 명나라에 군사 지원을 요청한 가운데 일본군은 평양과 함경도 지방까지 침략했다. 이에 대항해 전국 각지에서 의병이 일어났다. Quân đội Nhật Bản đã xâm chiếm Pyeongyang và tỉnh Hamgyeong-do trong khi vua Joseon trốn sang Uiju và yêu cầu hỗ trợ quân sự từ nhà Minh. Các nghĩa binh trên toàn Joseon đã nổi dậy để chống lại Nhật Bản.

특히 조선 최고의 명장 이순신 장군이 이끄는 수군이 연승을 거듭해 제해권을 장악하고, 호남의 곡창지대를 지켜 일본군의 보급선을 차단함으로써 일본군의 기세를 꺾었다. 더구나 1597년 일본이 재차 침입해왔을 때 이순신 장군은 13척의 배로 일본의 133척의 전함과 전투를 벌여 세계 전사에 남을 대승을 거뒀다. 이를 명량해전이라고 한다.

Đặc biệt, thủy quân lục chiến với sự lãnh đạo của tướng quân Yi Sun-shin, tướng quân vĩ đại của triều đại Joseon, đã liên tục giành được quyền kiểm soát trên biển, ngăn chặn các tàu tiếp tế của quân đội Nhật Bản để bảo vệ vùng lúa gạo ở Honam. Khi quân Nhật trở lại xâm lược Joseon vào năm 1597, mặc dù tướng quân Yi Sun-shin chỉ có trong tay 13 tàu chiến nhưng ông đã giành chiến thắng trước hạm đội 133 tàu của Nhật Bản, ghi dấu một chiến thắng lớn trong lịch sử thế giới. Đây được gọi là trận hải chiến Myeongnyang.

일본군은 패색이 짙어지고, 도요토미 히데요시의 죽음이 겹치자 철수했다. 일본군의 침략으로 불국사를 비롯한 많은 문화재가 소실됐다. 그러나 일본은 약탈해 간 서적, 활자, 그림을 통해 선진적인 학문과 예술을 배웠고, 특히 조선에서 납치해간 도공이 도자기 문화를 발전시켰다.

Sau cái chết của Toyotomi Hideyoshi, quân xâm lược Nhật Bản rút quân về nước. Nhiều di sản văn hóa bao gồm cả chùa Bulguksa đã bị phá hủy do sự xâm lược của quân đội Nhật Bản. Tuy nhiên, người Nhật đã học được khoa học và kỹ thuật tiên tiến của Joseon thông qua các chiến lợi phẩm như sách, tài liệu in ấn và tranh. Đặc biệt, những nghệ nhân Joseon bị quân Nhật bắt cóc đã giúp Nhật phát triển văn hóa gốm sứ.

서민문화의 발달 – Sự phát triển của văn hóa dân gian
조선 후기에 상공업이 발달하고 서당교육이 보급되면서 서민의 삶의 질이 향상되자 오락문화도 다양화됐다. 한글 소설이 보급됐으며 판소리와 탈춤 등 놀이문화가 발달했다. 특히 구체적인 이야기를 창과 사설로 엮어 전달하는 판소리는 폭넓은 인기를 얻었다. 광대가 이야기를 더하거나 뺄 수 있고, 관객도 추임새로 함께 즐길 수 있어 대표적인 서민문화로 발전했다.

Vào cuối triều đại Joseon, thương mại và công nghiệp bước vào giai đoạn phát triển nhanh chóng. Các trường học tại địa phương trở nên phổ biến, cải thiện chất lượng đời sống của người dân, văn hóa giải trí cũng trở nên đa dạng. Tiểu thuyết được viết bằng hệ thống kí tự Hangeul được lưu hành rộng rãi. Hát kể chuyện pansori và múa mặt nạ là hai hình thức giải trí phổ biến của người dân. Đặc biệt, hát kể chuyện pansori được ưa thích ở nhiều nơi do truyền tải được các câu chuyện cụ thể hòa quyện với lời hát và âm nhạc. Chú hề Gwangdae có thể được thêm hoặc bớt một cách linh hoạt trong các câu chuyện và khán giả sẽ phụ họa bằng các lời cổ vũ chuimsae. Những loại hình biểu diễn này đã phát triển thành nền văn hóa dân gian tiêu biểu.

19세기 후반, 신재효는 판소리 사설을 창작하고 정리했다. 오늘날 춘향가, 심청가, 흥보가, 적벽가, 수궁가 등이 전해지는데 이를 판소리 다섯 마당이라고 한다. 탈놀이, 산대놀이 등 가면극도 민중 오락으로 인기를 끌었다.

Vào cuối thế kỷ 19, Shin Jae-hyo, tác giả và đồng thời cũng là người đã biên soạn, chỉnh sửa cho các tác phẩm hát kể chuyện pansori. Năm tác phẩm pansori tiêu biểu gồm Chunhyangga (Xuân Hương ca), Simcheongga (người con gái hiếu thảo Simcheong), Heungboga (anh em nhà Heungbo), Sugungga (Thủy cung ca) và Jeokbyeokga (Xích bích ca). Các loại hình biểu diễn dân gian như tal nori (múa mặt nạ) và sandae nori cũng trở nên phổ biến trong cộng đồng.

산대놀이 – 전통 민속놀이이자 무용으로 놀이꾼들이 탈을 쓰고 재담, 춤, 노래, 연기를 하며 벌이는 일종의 연극이다. Sandaenori – Đây là loại kịch sân khấu truyền thống trong đó các diễn viên đeo mặt nạ pha trò, nhảy múa và hát.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here