무령왕, 백제를 말하다 – Baekje lộ diện

0
633

1971년 여름 충청남도 공주 송산리 고분군 배수로 공사 중 우연히 백제의 한 왕릉이 발견되었다. 무령왕의 것으로 밝혀진 이 무덤은 한국의 고대 국가 왕실 능묘 중 피장자가 확실하게 밝혀진 유일한 경우이다. 무령왕릉의 발굴은 한국고대사의 암흑과 같았던 백제사를 망각에서 건져냈다. 여기서 출토된 유물 덕분에 백제사는 다양한 시각에서 바라볼 수 있는 생생한 물증을 얻었다.

Phần lớn nền văn hóa Baekje (Bách Tế) vốn dĩ còn trong vòng bí ẩn bởi thiếu tài liệu nghiên cứu cho đến khi bắt đầu lộ diện với việc tìm thấy ngôi mộ của một vị vua. Được phát hiện một cách tình cờ vào mùa hè năm 1971 trong quá trình xây dựng hệ thống thoát nước cho quần thể lăng mộ cổ ở Songsan-ri (nay là Ungjin), thành phố Gongju (tỉnh Chungcheongnam-do), lăng vua Muryeong là trường hợp duy nhất trong số các lăng miếu hoàng gia thời cổ đại của Hàn Quốc mà chủ nhân ngôi mộ đã được xác thực.

1971년에 공주 송산리 고분군에서 발견된 무령왕릉 무덤방을 무덤길 쪽에서 들여다본 모습이다. 여러 문양의 벽돌을 맞물려 구축한 아치형 천장 아래의 직사각형 공간에 백제 제25대 무령왕 부부의 목관이 오랜 세월의 무게로 내려앉은 모습으로 발견되었다. Hầm mộ chính của lăng vua Muryeong, nhìn từ hành lang lối vào. Lăng mộ này được phát hiện vào năm 1971 tại quần thể mộ cổ hoàng gia Baekje ở Songsan-ri, thành phố Gongju. Bên đưới mái vòm được xây dựng bằng cách xếp chồng lên nhau những viên gạch có hình dạng và kiểu dáng khác nhau là hai chiếc quan tài bằng gỗ của vua và hoàng hậu Baekje đã đổ sụp dưới sức nặng của thời gian.
1971년에 공주 송산리 고분군에서 발견된 무령왕릉 무덤방을 무덤길 쪽에서 들여다본 모습이다. 여러 문양의 벽돌을 맞물려 구축한 아치형 천장 아래의 직사각형 공간에 백제 제25대 무령왕 부부의 목관이 오랜 세월의 무게로 내려앉은 모습으로 발견되었다. Hầm mộ chính của lăng vua Muryeong, nhìn từ hành lang lối vào. Lăng mộ này được phát hiện vào năm 1971 tại quần thể mộ cổ hoàng gia Baekje ở Songsan-ri, thành phố Gongju. Bên đưới mái vòm được xây dựng bằng cách xếp chồng lên nhau những viên gạch có hình dạng và kiểu dáng khác nhau là hai chiếc quan tài bằng gỗ của vua và hoàng hậu Baekje đã đổ sụp dưới sức nặng của thời gian.

1971년 여름에도 어김없이 장마철이 돌아왔다. 장마는 대체로 문화유적 현장에서는 재앙으로 여긴다. 그러나 그해 공주에서는 크나큰 축복이었다.
기원전 18년에 나라의 초석을 놓은 이후 700년이란 긴 세월에 걸쳐 신라, 고구려와 더불어 고대 삼국시대를 이끌었던 백제의 두 번째 도읍지인 충청남도 공주에는 ‘송산리 고분군’이라고 부르는 백제 왕릉지구가 있다. 한반도 중부의 젖줄인 금강이 북쪽에서 감돌아 흐르는 공주 시내를 기준으로 서북쪽 낮은 산 남쪽 기슭에 자리 잡은 이 고분군에는 부드러운 곡선의 오래된 봉분들로 아늑한 분위기가 감돈다. 이곳에서 백제 제25대 무령왕(재위 501-523) 부부를 안치한 무덤이 기적처럼 발견된 것이다.

Nằm ở vùng khí hậu gió mùa châu Á, như thường lệ, bán đảo Hàn lại đón mùa mưa dầm vào giữa hè năm 1971. Mùa mưa thường là thảm hoạ cho các khu di sản văn hoá; nhưng năm đó ở Gongju, mưa là lời chúc phúc vô cùng tốt đẹp.
Cùng với Silla (Tân La) và Goguryeo (Cao Câu Ly), Baekje là một trong Tâm quốc trên bán đảo Hàn cổ đại, đặt nền móng đầu tiên vào năm 18 trước công nguyên (trước khi Chúa Giê-su ra đời) và kéo dài gần 700 năm. Tại thành phố Gongju tỉnh Chungcheongnam- do, thủ đô thứ hai của Baekje, có một cụm nhiều lăng mộ hoàng gia Baekje được gọi là “quần thể mộ cổ Songsanri”. Quần thể lăng mộ này nằm tại chân núi phía nam của một ngọn núi thấp thuộc hướng tây bắc của nội thành Gongju nơi có dòng sông Geum (vốn được xem là mạch sống của vùng Trung bộ bán đảo Hàn) chảy từ phía bắc xuống. Tại đây, đường cong mềm mại do những gò mộ cổ xưa hợp thành tạo ra một bầu không khí ấm cúng.Việc tình cờ khám phá ra ngôi mộ an táng vua Muryeong (tại vị từ năm 501-523), vị vua thứ 25 của Baekje, và hoàng hậu là món quà mà cơn mưa dầm đã ban tặng.

“어느 왕인지 알지 못한다” – Công trình thoát nước trước mùa mưa
송산리 고분군은 16세기 지리지 <신증동국여지승람> 공주목에도 “향교는 주의 서쪽 3리에 있고, 서쪽에 옛 왕릉이 있다. 전하기를 백제 왕릉이나, 어느 왕인지 알지 못한다”는 기록이 있어, 이미 조선시대부터 백제 왕들의 무덤으로 주목되었음을 알 수 있다. 또 일제 강점기에도 여러 차례 발굴 조사를 거쳐 각 무덤의 주인까지는 정확히 알 수는 없지만, 웅진 도읍 시기(475–538) 백제 왕가의 공동묘지였다는 사실은 밝혀진 터였다. 1971년 여름 장마가 시작되기 직전까지 이곳에는 왕릉으로 짐작되는 봉분 6기가 노출돼 있었고, 국가 지정 사적으로 보존되고 있었다.

Mục ghi chép về Gongju trong bộ sách “Tân tăng Đông Quốc dư địa thắng lãm” (Sinjeung dongguk yeoji seungnam, 新增東 國輿地勝覽) có đoạn: “Hương giáo (hyanggyo) cách thị trấn ba lý (li) về phía tây; phía tây của trường có khu lăng mộ hoàng gia. Tương truyền, đấy là lăng vua Baekje nhưng không biết rõ là vị vua nào.” Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng từ trước đây, từ thời Joseon, quần thể mộ cổ Songsan-ri đã được ghi nhận như là mộ của các vua Baekje. Sau đó, vào thời Nhật thuộc (nửa đầu thế kỷ XX), lần lượt nhiều cuộc khai quật được tổ chức, cho thấy địa điểm này là khu lăng mộ hoàng gia Baekje được tạo ra trong thời kỳ Ungjin (Gongju ngày nay) là thủ đô của vương quốc (475 – 538), mặc dù không thể biết chính xác chủ nhân của từng ngôi mộ. Ngay trước khi mùa mưa hè năm 1971 bắt đầu, ở khu vực này, sáu gò mộ được dự đoán là lăng vua đã lộ thiên nên được bảo tồn như di tích lịch sử cấp quốc gia.

이 고분들은 해마다 여름이면 장마로 곤욕을 치렀다. 뒤편 산에서 흘러내린 물이 고분 안으로 스며들곤 했기 때문이다. 대처 방법에 골머리를 앓던 문화재관리국(현 문화재청)에서는 특히 동서 방향으로 봉분이 인접한 제5호와 6호분을 침수에서 보호하고자, 그 뒤편으로 3m 가량 떨어진 지점 언덕을 평행으로 파서 배수로를 내기로 했다. 공사는 장마 전선이 한반도 남해안 쪽으로 북상하기 시작한 6월 29일 시작되었다. 장마가 오기 전에 공사를 끝낸다는 계획이었다.

Mùa hè mỗi năm, những ngôi mộ cổ này chịu ảnh hưởng do nước mưa thường xuyên chảy từ núi phía sau ngấm vào trong những hầm mộ. Rất đau đầu trong việc tìm cách ứng phó, Cục Quản lý di sản văn hoá (nay là Sở Di sản văn hoá) đặc biệt muốn bảo vệ hai mộ phần số năm và sáu nằm bên cạnh nhau theo hướng Đông–Tây nên quyết định đào đường thoát nước song song với khoảng cách chừng ba mét so với ngọn đồi phía sau các mộ phần. Công trình được bắt đầu vào ngày 29 tháng 6, với mục tiêu hoàn thành trước khi những cơn mưa dông bắt đầu di chuyển lên phía bắc hướng tới bờ biển phía nam của bán đảo Hàn, trước khi mùa mưa bắt đầu.

공사 시작 일주일째인 7월 5일 오후 2시쯤, 배수로를 파내던 인부의 삽날에 강돌 하나가 걸렸다. “이런 돌이 땅속에서? 퍼뜩, 이상한 느낌이 들었어요. 강돌은 무덤돌이거든요. 과연 계속 파내려가다 보니깐 벽돌로 잘 쌓아 올린 구조물이 나오는 거예요. 또 파낸 흙을 보니깐 석회도 섞여 있었어요. 그러다가 마침내 곡괭이가 탁 하니 뭔가를 쳤습니다. 전돌이었죠.” 당시 공사를 맡았던 삼남건업 현장소장 김영일 씨의 회상이다. 이것이 바로 누구도 예상하지 못했던 화려한 왕릉 출현의 전조였다. 이때 건드린 것은 내부를 모두 벽돌로 쌓아 올려 만든 무덤 내부로 통하는 무덤길의 남쪽 천장이었다.

Bài viết liên quan  '전국이 축제'···외국인 기자 눈에 비친 K-선거문화 - Những nét độc đáo trong các cuộc bầu cử tại Hàn Quốc

Một tuần sau đó, vào khoảng hai giờ chiều ngày 5 tháng 7, một trong những công nhân đào đường nước đã chạm xẻng vào một tảng đá sông. “Đá sông ở trong đất? Bất chợt tôi cảm thấy lạ kỳ. Vì đá sông là đá để xây mộ. Quả nhiên khi đào sâu hơn, một khối cấu trúc được kết cấu chắn chắc bằng gạch xuất hiện. Khi xem lại lớp đất đã đào tôi thấy có bột vôi lẫn trong đó. Cuối cùng, xẻng của tôi chạm phải thứ gì đó nghe một cái choang. Đó chính là gạch thời xưa.” Đây là hồi tưởng của ông Kim Yeong-il, quản lý hiện trường của công ty xây dựng Samnam – đơn vị đã đảm nhận công trình lúc bấy giờ. Đây chính là điềm báo sự xuất hiện một hoàng lăng tráng lệ mà không ai có thể ngờ tới. Thứ được chạm phải lúc ấy chính là trần phía nam hành lang dẫn vào bên trong mộ, một ngôi mộ mà toàn bộ bên trong được kết cấu bằng gạch.

이때까지만 해도 무덤의 주인공이 누구인지는 아무도 몰랐다. 다만 벽돌로 쌓은 점과 그 구조를 볼 때, 알려지지 않은 또 하나의 왕릉일 것이라는 확실한 믿음이 일었을 뿐이다. 그 바로 앞쪽에 위치하는 6호분의 구조와 빼다 박은 듯이 닮았기 때문이었다. Cho đến thời điểm này, không người nào biết được chủ nhân ngôi mộ là ai. Duy một điều là khi xem xét cấu trúc bằng gạch đó thì mọi người tin rằng đây là một lăng mộ hoàng gia chưa từng được biết đến. Bởi lẽ nó có cấu trúc giống như đúc với ngôi một số sáu nằm ở ngay phía trước.

발굴 중에 쏟아진 폭우 – Một trận mưa lớn suốt đêm
새롭게 드러난 이 벽돌 무덤을 어찌할 것인가? 현장소장은 곧바로 이를 국립중앙박물관 공주분관(현 국립공주박물관) 김영배 관장에게 알렸다. 박물관에서는 다시 이 사실을 즉각 문화재관리국에 보고해 발굴 허가를 받아야 했지만, 새로운 백제 왕릉 출현에 흥분한 나머지 이런 법적 절차를 무시하고 현지의 몇몇 고고학자들과 함께 서둘러 발굴을 시작했고, 과연 이 무덤이 백제시대 왕릉급 벽돌무덤이라는 사실을 확인하기에 이르렀다.

Phải làm gì với ngôi mộ gạch mới được khám phá? Người quản lý hiện trường ngay lập tức báo cáo việc này với giám đốc Chi nhánh Gongju của Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc (nay là Bảo tàng Quốc gia Gongju), ông Kim Yeong-bae. Lý ra Bảo tàng phải ngay lập tức báo cáo việc này với Cục Quản lý di sản văn hóa để được phép khai quật, nhưng dưới sự phấn khích khi tìm thấy một hoàng lăng mới của Baekje, các thủ tục pháp lý như thế đã bị bỏ qua và một vài nhà khảo cổ học địa phương đã bắt đầu cuộc khai quật. Quả nhiên, sự thật đây là ngôi mộ bằng gạch của hoàng gia thời Baekje.

무령왕릉에서 발견된 왕의 금제관 꾸미개로 얇은 순금판을 인동넝쿨무늬로 오려내 전체적으로 불꽃같은 인상을 준다. 높이 30.7cm, 너비 14cm, 국립공주박물관. 국보 제 154호. Được tìm thấy trong ngôi mộ của vua Muryeong, đồ trang trí cho vương miện của vua được tạo hình thành cây kim ngân hoa từ vàng miếng tinh khiết, trông giống như ngọn lửa. Chiều dài: 30,7cm. Chiều rộng: 14cm. Quốc bảo số 154. Bảo tàng Quốc gia Gongju.
무령왕릉에서 발견된 왕의 금제관 꾸미개로 얇은 순금판을 인동넝쿨무늬로 오려내 전체적으로 불꽃같은 인상을 준다. 높이 30.7cm, 너비 14cm, 국립공주박물관. 국보 제 154호. Được tìm thấy trong ngôi mộ của vua Muryeong, đồ trang trí cho vương miện của vua được tạo hình thành cây kim ngân hoa từ vàng miếng tinh khiết, trông giống như ngọn lửa. Chiều dài: 30,7cm. Chiều rộng: 14cm. Quốc bảo số 154. Bảo tàng Quốc gia Gongju.
왕비의 관 안쪽 머리 부분에서 발견된 왕비의 금제관 꾸미개. 높이 22.2cm, 너비 13.4cm, 국립중앙박물관. 국보 제155호. 무덤길 전면에 차곡차곡 쌓아 막은 벽돌을 하나하나 걷어내기 시작했다. Đồ trang trí cho vương miện hoàng hậu được tìm thấy ở phần đầu của quan tài hoàng hậu. Chiều dài: 22,2cm. Chiều rộng: 13,4cm. Quốc bảo số 155. Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc.
왕비의 관 안쪽 머리 부분에서 발견된 왕비의 금제관 꾸미개. 높이 22.2cm, 너비 13.4cm, 국립중앙박물관. 국보 제155호. 무덤길 전면에 차곡차곡 쌓아 막은 벽돌을 하나하나 걷어내기 시작했다. Đồ trang trí cho vương miện hoàng hậu được tìm thấy ở phần đầu của quan tài hoàng hậu. Chiều dài: 22,2cm. Chiều rộng: 13,4cm. Quốc bảo số 155. Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc.

이런 사실은 공주시를 통해 이튿날인 7월 6일 문화재관리국에도 보고됐다. 문화재관리국은 현장에 담당 직원을 보내 실태 파악을 한 다음, 배수로 공사 중지와 무단 발굴의 즉각 중단을 명령하는 한편, 정식 발굴단을 조직해 발굴조사에 착수키로 했다. 7월 7일, 현장에는 발굴 지휘를 맡은 당시 국립박물관장 김원룡, 문화재관리국 산하 문화재연구실의 발굴조사를 담당하는 조유전, 지건길 학예연구사 등이 도착했다. 정식 발굴조사는 이날 오후 4시에 시작되었다.

Sự việc này đã được phía chính quyền thành phố Gongju báo cáo Cục Quản lý di sản văn hóa vào ngày hôm sau, ngày 6 tháng 7. Cục đã cử nhân viên phụ trách đến hiện trường để điều tra tình hình, sau đó, một mặt ra lệnh đình chỉ công trình thoát nước và dừng ngay tức khắc việc đào bới trái phép, mặt khác quyết định tổ chức một đoàn khai quật chính thức để bắt tay vào công cuộc khai quật. Vào ngày 7 tháng 7, nhóm nghiên cứu, bao gồm đương nhiệm giám đốc Bảo tàng Quốc gia Kim Wonryong – người chỉ huy cuộc khai quật, người phụ trách các cuộc khai quật của Phòng Nghiên cứu di sản văn hóa trực thuộc Cục Quản lý di sản văn hóa Cho Yu-jeon và Ji Gon-gil (xem thêm bài viết trong trang bên), cùng các nghiên cứu viên văn hóa nghệ thuật khác, đã đến hiện trường. Cuộc khai quật chính thức bắt đầu lúc bốn giờ chiều cùng ngày.

그런데 발굴 시작 두 시간 만에 예기치 못한 사태가 벌어졌다. 멀쩡하던 하늘에서 갑자기 폭우가 쏟아지기 시작한 것이다. 발굴 현장은 순식간에 물바다가 되었다. 자칫하면 빗물이 무덤 안으로 쏟아져 들어갈 판이었다. 비는 밤새 퍼부었다. 조사는 중단되었고 공사 인부들만 칠흑 같은 밤에 고인 물을 밖으로 빼내기 위해 급히 배수로를 만드느라 고군분투했다. 발굴조사단은 결국 이튿날 조사를 재개하기로 결정했다.

Tuy nhiên, chỉ sau hai giờ khai quật, một việc không lường trước đã xảy ra. Một cơn mưa to bỗng nhiên trút xuống từ bầu trời đang trong xanh. Khu vực khai quật chìm trong biển nước. Nước mưa rất dễ tràn vào bên trong hầm mộ. Trời mưa xối xả suốt đêm trong sự lo lắng của mọi người. Không thể làm gì hơn, đoàn khai quật rời đi, chỉ còn lại các công nhân công trình, những người đã vật lộn trong đêm để đào gấp kênh nhằm thoát nước đọng trong mộ ra ngoài. Trong khi đó, đoàn khai quật sau khi rời khỏi hiện trường đã tập trung tại một nhà khách ở trung tâm thành phố Gongju để thảo luận phương án ứng phó và quyết định tiếp tục làm việc vào ngày hôm sau.

무덤 초입에 돌짐승 하나가 떡하니 – Hiện trường khai quật đầy phấn khích
다행히 이튿날에는 마치 언제 그랬냐는 듯 날이 화창하게 개었다. 7월 8일 오전 5시, 발굴 작업을 재개한 조사단은 마침내 무덤방으로 통하는 아치형 무덤길 전면을 완전히 노출하는 데 성공했다. 또 하나의 백제시대 왕릉임이 명백했다. 오후 4시, 북어 세 마리와 술로 소박한 제상을 차려놓고 무덤 개봉에 앞서 무덤의 주인에게 제례를 올리고는 마침내 무덤길 전면을 차곡차곡 쌓아 막은 벽돌을 하나하나 걷어내기 시작했다. 어두컴컴한 무덤길 내부가 천오백 년 만에 처음으로 열리는 순간, 한여름 자동차 에어컨을 켤 때 나는 것과 같은 서늘한 바람이 흰색의 연기처럼 무덤 안쪽에서 뿜어져 나왔다.

Bài viết liên quan  을지로: 슴슴한 육수부터 달곰한 갈비까지 - Euljiro: Từ món nước thịt thanh đạm đến món sườn ngọt tan

Thật may vào ngày hôm sau, bầu trời đã trong xanh như thể tự bao giờ. Tiếp tục cuộc khai quật từ 5 giờ sáng ngày 8 tháng 7, cuối cùng nhóm nghiên cứu đã thành công trong việc làm lộ hoàn toàn mặt trước lối vào hình mái vòm dẫn đến hầm mộ chính. Rõ ràng, đó là một hoàng lăng thời Baekje. Vào lúc 4 giờ chiều, trước khi mở cửa ngôi mộ, nhóm nghiên cứu bày biện đơn giản ba con khô cá minh thái (pollack) và chút rượu lên chiếc bàn nhỏ, rồi dâng lễ cúng những chủ nhân ngôi mộ. Sau cùng, mọi người bắt đầu dọn từng viên gạch đang chắn trước lối vào. Trong khoảnh khắc hành lang tối tăm được mở ra lần đầu tiên sau 1.500 năm, một luồng gió mát như luồng khí lạnh xuất hiện lúc mở điều hòa xe hơi giữa hè thổi ra từ bên trong mộ tạo thành làn khói trắng.

왕의 관 안쪽 발 부분에서 발견된 금동신발. 길이 35cm, 국립공주박물관. Đôi giày đồng mạ vàng được tìm thấy ở phần chân bên trong mộ vua. Chiều dài: 35cm. Bảo tàng Quốc gia Gongju.
왕의 관 안쪽 발 부분에서 발견된 금동신발. 길이 35cm, 국립공주박물관. Đôi giày đồng mạ vàng được tìm thấy ở phần chân bên trong mộ vua. Chiều dài: 35cm. Bảo tàng Quốc gia Gongju.

사람이 들어갈 만한 통로가 확보되자 조사 책임자인 김원룡과 공주분관장 김영배 두 명이 백열등을 들고 무덤 안으로 진입했다. 작은 사람 키 만 한 높이의 터널 같은 벽돌 무덤길은 을씨년스럽기 짝이 없었다. 천장에는 아카시아 나무뿌리가 치렁치렁 늘어져 있었다. 이 터널 중간쯤 바닥에는 이마에 뿔이 하나 돋은 돼지를 닮은 험상궂은 돌짐승 하나가 떡하니 서 있었다. 외부에서 침입하는 사악한 기운에서 무덤을 지키기 위해 있는 것으로 보였다.

Ngay khi lối đi được khai thông đủ rộng cho người đi vào, người phụ trách khảo sát Kim Won-ryong và ông Kim Yeong-bae – Giám đốc chi nhánh Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc tại Gongju đã cầm chiếc đèn sợi đốt tiến vào bên trong mộ. Lối vào hầm mộ bằng gạch tựa một đường hầm với chiều cao chỉ bằng một người thấp bé. Trên trần các rễ cây keo rủ xuống như thể nơi đây là ngôi nhà hoang. Ở giữa đường hầm này có một con vật bằng đá trông bề ngoài hung tợn như lợn lòi, có sừng trên trán, đang đứng vững chắc. Có vẻ như nó đứng đó để bảo vệ ngôi mộ khỏi những thế lực tà ác xâm nhập.

터널을 통과하니 역시 아치형 천장에 바닥이 직사각형인 무덤방이 나타났다. 무덤방은 그리 크지 않았고 어두워 자세히 알 수는 없었지만, 바닥에는 시커먼 나무판자들이 어지럽게 깔려 있었다.
목관이 시간의 무게를 이기지 못하고 폭삭 주저앉은 상태였다. 그 틈새로 금빛 나는 유물들이 보였다. 한 번도 도굴꾼이 다녀가지 않은 상태임을 직감한 김원룡과 김영배는 자신들의 눈을 믿을 수가 없었다. “단 한 번도 도굴 피해를 보지 않은 백제 무덤을, 그것도 왕릉을 발굴하다니!” 두 사람은 흥분을 감출 수가 없었다.

Qua khỏi đường hầm xuất hiện một hầm mộ có nền hình chữ nhật và trần dạng mái vòm. Căn hầm không lớn lắm và tối nên không thể biết rõ bên trong; tuy nhiên, trên nền rải rác những tấm ván đen huyền. Những chiếc quan tài bằng gỗ không thể chịu nổi sức mạnh của thời gian nên không còn trong tình trạng nguyên vẹn. Qua khe hở của chiếc quan tài có thể nhìn thấy các di vật ánh vàng. Kim Won-ryong và Kim Yeong-bae khó có thể tin vào mắt mình vì trực giác mách bảo họ rằng nơi đây chưa từng có dấu vết kẻ đào mộ nào chạm đến dù chỉ một lần. Hai nhà khoa học không thể giấu sự phấn khởi của mình: “Chúng ta đã khai quật được những ngôi mộ thời Baekje mà chưa từng một lần bị đào trộm. Lại là hoàng lăng nữa chứ!”

 

무덤길 한가운데서 발견된 묘지석 두 장 중 하나. 땅의 신에게서 무덤으로 사용할 토지를 매입했다는 기록이 새겨져 있다. 너비 41.5cm, 길이 35cm, 두께 5cm, 국립공주박물관. 국보 제163호. Một trong hai phiến đá được tìm thấy dọc theo lối vào ngôi mộ, có dòng chữ khắc rằng đất ngôi mộ được mua từ các vị thần linh của trời đất, cùng với tên của chủ nhân ngôi mộ, ngày chết và ngày an táng. Chiều rộng: 41,5cm. Chiều dài: 35cm. Độ dày: 5cm. Quốc bảo số 163. Bảo tàng Quốc gia Gongju.
무덤길 한가운데서 발견된 묘지석 두 장 중 하나. 땅의 신에게서 무덤으로 사용할 토지를 매입했다는 기록이 새겨져 있다. 너비 41.5cm, 길이 35cm, 두께 5cm, 국립공주박물관. 국보 제163호. Một trong hai phiến đá được tìm thấy dọc theo lối vào ngôi mộ, có dòng chữ khắc rằng đất ngôi mộ được mua từ các vị thần linh của trời đất, cùng với tên của chủ nhân ngôi mộ, ngày chết và ngày an táng. Chiều rộng: 41,5cm. Chiều dài: 35cm. Độ dày: 5cm. Quốc bảo số 163. Bảo tàng Quốc gia Gongju.

무령왕의 작호를 확인하다 – Rốt cuộc đây là lăng mộ của ai?
이런 흥분 상태는 무덤방에서 다시 무덤길로 돌아 나오는 과정에서 절정에 이르렀다. 조금 전에 본 그 우락부락한 돌짐승 앞에 넓적한 돌판 두 장이 가지런히 놓여져 있는 것이 아닌가? 백열등을 비추자 한문으로 새긴 글자들이 확연히 드러났다. 그 첫머리에 다음과 같은 이름이 보였다. “영동 대장군 백제 사마왕(寧東大將軍百濟斯麻王)”

Sự phấn khởi lên đến đỉnh điểm trong lúc họ quay trở ra lối đi. Chẳng phải là có hai phiến đá rộng và bằng phẳng được đặt ngay ngắn trước con vật hung tợn đã thấy lúc nãy? Khi soi đèn vào các phiến đá thì thấy hiện ra các ký tự khắc bằng Hán tự. Trong dòng đầu tiên có một cái tên như sau: “Ninh Đông Đại tướng quân Bách Tế Tư Mã vương.” (寧東大將軍百濟斯麻王)

동쪽을 평안케 한 대장군인 백제의 사마왕이라는 뜻이다. 이는 다름 아닌 당시 중국의 남조 양(梁)나라 황제가 백제 무령왕에게 내린 작호(爵號)였다. 이 순간을 나중에 회고하면서 김원룡은 “그 순간 내 머리가 돌아버리고 말았다”고 했다. Cụm từ này có nghĩa: “Vua Sama của Baekje, vị đại tướng quân đã mang lại hòa bình cho phương Đông”. “Sama” là tước hiệu mà hoàng đế nhà Lương của Nam triều, Trung Hoa, đương thời sắc phong cho vua Muryeong của Baekje. Khi hồi tưởng lại khoảnh khắc này, Kim Wonryong cho biết: “Trong giây phút đó tôi vui mừng khôn xiết.”

무덤의 주인을 확인하면서 이성과 판단이 흐려진 김원룡은 무령왕릉 발굴을 고고학 사상 유례없는 졸속 발굴로 몰아갔다. 경험 있는 고고학자라면 당연히 흥분을 가라앉히고, 일단 발굴을 중단한 다음, 치밀한 발굴조사 계획을 세워야 마땅했다. 그러나 김원룡은 즉각 발굴이라는 결정을 내리고 말았다. 역사적인 발굴을 보도하기 위해 전국에서 몰려온 기자들이 무덤 밖에 장사진을 치고 있었던 어수선한 분위기도 한몫을 했다. 이렇게 해서 무령왕릉은 무덤 주인공을 확인한 직후 곧바로 발굴 작업에 들어가, 단 하루만인 이튿날 7월 9일 아침 8시에 내부는 텅 비고 말았다. 당연히 어떤 유물이 어떤 상태로 어느 위치에서 발견되었는지 등에 대한 정보는 거의 기록되지 않았다.

Vì lý trí và phán đoán trở nên lu mờ bởi sự phấn khích khi xác định được chủ nhân ngôi mộ nên Kim Won-ryong đã cho phép cuộc khai quật được tiến hành thần tốc theo cách chưa từng có trong lịch sử ngành khảo cổ học. Nếu là một nhà khảo cổ có kinh nghiệm, lẽ đương nhiên là họ phải kiềm chế sự phấn khích của bản thân, tạm dừng việc khai quật, sau đó lên kế hoạch khai quật tỉ mỉ, tiến hành trong thời gian dài. Thế nhưng, Kim Won-ryong đã quyết định tiến hành khai quật ngay lập tức. Một yếu tố khác làm rối trí ông là bầu không khí hỗn loạn bên ngoài, với một đám đông các phóng viên từ khắp nơi trên đất nước đang chờ đợi để đưa tin về khám phá khảo cổ lịch sử. Do đó, ngôi mộ của vua Muryeong đã được khai quật ngay sau khi chủ nhân ngôi mộ được xác định, và căn hầm đã hoàn toàn trống rỗng vào tám giờ sáng ngày hôm sau, ngày 9 tháng 7. Đương nhiên, do khai quật quá vội vã, các thông tin về các loại di vật được tìm thấy ở đâu, trong tình trạng như thế nào… gần như đã không được đoàn khảo sát ghi chép lại.

Bài viết liên quan  한국, 새마을 ODA 사업에 4000억 원 투입···아시아·아프리카 12개국 지원 - Hàn Quốc sẽ đầu tư 400 tỷ KRW cho chương trình ODA hỗ trợ 12 quốc gia châu Á và châu Phi
무덤길에서 발견된 진묘수. 길이 47cm, 높이 30cm, 너비 22cm, 국립공주박물관. 국보 제162호. Một con vật hộ vệ bằng đá tìm thấy dọc theo lối đi. Chiều dài: 47cm. Chiều cao: 30cm. Chiều rộng: 22cm. Quốc bảo số 162. Bảo tàng Quốc gia Gongju.
무덤길에서 발견된 진묘수. 길이 47cm, 높이 30cm, 너비 22cm, 국립공주박물관. 국보 제162호. Một con vật hộ vệ bằng đá tìm thấy dọc theo lối đi. Chiều dài: 47cm. Chiều cao: 30cm. Chiều rộng: 22cm. Quốc bảo số 162. Bảo tàng Quốc gia Gongju.

해상 교역국임을 드러낸 3천 여 점의 유물들 – Lịch sử của Baekje được cứu thoát khỏi sự quên lãng
무령왕릉의 발굴은 이후 두고두고 한국 고고학계의 비판과 자성의 대상이 되어왔다. 그러나 그 성과만은 어디에도 견줄 수 없는 것이었다. 우선 31명의 백제 왕, 27명의 고구려 왕, 그리고 삼국 통일을 이루며 천 년을 이어간 신라의 56명의 왕까지 합하면 모두 114명의 삼국 및 통일신라의 왕들 가운데 현재까지 무덤이 밝혀진 경우는 백제의 무령왕 단 하나뿐이었다.

Do hoàn toàn không có kế hoạch trước và các di vật được thu thập vội vàng không có hệ thống như thể việc đào trộm mộ, dự án khai quật lăng vua Muryeong sau này nhiều lần trở thành đối tượng phê bình và tự phê bình của giới khảo cổ học Hàn Quốc. Tuy nhiên, thành quả của cuộc khai quật đó không gì có thể sánh bằng. Nếu gộp 31 vị vua Baekje, 27 vị vua Goguryeo thời Tam Quốc, rồi thêm 56 vị vua Silla từ thời Tam Quốc đến thời Tam Quốc thống nhất (gần 1.000 năm) thì cho đến nay, Muryeong là trường hợp duy nhất trong tổng số 114 vị vua được tìm thấy mộ phần.

무령왕릉은 백제사를 망각에서 건져냈다. 백제는 한국고대사의 암흑과도 같았다. 관련 문헌 기록이 태부족인 상황에서 무령왕릉에서 출토된 유물들은 백제사를 다양한 각도에서 조명할 수 있는 생생한 증거가 되었다. 천지신령에게서 토지를 매입하여 왕과 왕비를 매장했다는 내용을 새긴 두 장의 지석을 통해 백제 사람들의 경건한 장례 습속도 알 수 있게 되었다.

Không chỉ thế, mộ vua Muryeong đã mang Baekje ra khỏi sự lãng quên. Baekje như là góc tối của lịch sử Hàn Quốc cổ đại. Trong tình hình thiếu trầm trọng tài liệu ghi chép về Baekje, thì các di vật được khai quật từ lăng vua Muryeong đã trở thành bằng chứng sống động làm sáng tỏ lịch sử Baejke từ nhiều góc độ khác nhau. Chẳng hạn, qua hai tấm bia mộ khắc nội dung rằng nhà vua và hoàng hậu đã được an táng trong đất mua từ các vị thần linh của đất trời, chúng ta có thể biết được tập tục tang lễ trang nghiêm của người dân Baekje.

무령왕릉은 100여 종의 화려한 유물 3000여 점을 쏟아냈다. 그 중에는 중국에서 수입했음이 분명한 물건들도 있었다. 왕과 왕비의 목관은 수종 분석 결과 지구상에서 오직 일본 열도 한 군데서만 자생한다는 금송(金松)임이 밝혀졌다. 이는 백제가 바다를 무대로 주변국들과 활발한 교역을 통해 문물을 주고받았으며 특히 백제 왕실이 일본과 긴밀한 관계를 유지했음을 보여주는 역사적 증거가 되었다.

Lăng mộ vua Muryeong đã để lại khoảng 3.000 hiện vật xa hoa với chừng 100 loại. Trong số đó cũng có những hiện vật chắc chắn đã được mua về từ Trung Hoa. Hơn nữa, kết quả phân tích loại cây làm thành hai chiếc quan tài cho vua và hoàng hậu đã khẳng định đó là loại thông dù Nhật Bản (kim thông), loài cây chỉ sống ở một nơi duy nhất là quần đảo Nhật Bản. Điều này trở thành bằng chứng lịch sử chứng minh Baekje đã trao đổi văn vật với các quốc gia láng giềng qua thương mại hàng hải tích cực, đặc biệt triều đình Baekje đã duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Nhật Bản.

국립공주박물관에서 관람객들이 원상태에 가깝게 복원된 무령왕과 왕비의 목관, 진묘수 등의 전시 유물을 살펴보며 이야기를 나누고 있다. Du khách đến Bảo tàng Quốc gia Gongju tham quan triển lãm, nơi có các quan tài bằng gỗ dành cho cặp vợ chồng hoàng gia và con vật hộ vệ, những thứ gần như được bảo quản nguyên trạng.
국립공주박물관에서 관람객들이 원상태에 가깝게 복원된 무령왕과 왕비의 목관, 진묘수 등의 전시 유물을 살펴보며 이야기를 나누고 있다. Du khách đến Bảo tàng Quốc gia Gongju tham quan triển lãm, nơi có các quan tài bằng gỗ dành cho cặp vợ chồng hoàng gia và con vật hộ vệ, những thứ gần như được bảo quản nguyên trạng.

BÀI HỌC TỪ MỘT CUỘC KHAI QUẬT NHIỀU SAI SÓT
“Có vẻ như là sự biện minh, nhưng tôi chỉ biết tự an ủi mình rằng trình độ khảo cổ học của chúng ta ngày ấy chỉ đến mức đó thôi. Nếu xem những lỗi lầm lúc bấy giờ trở thành bài học xương máu giúp cho những cuộc khai quật về sau được tiến hành cẩn thận hơn dựa trên các kế hoạch tỉ mỉ là một niềm an ủi thì coi như tôi đã được an ủi”.

Đội khai quật tiến hành nghi lễ tưởng niệm đơn giản trước khi dọn những viên gạch chắn trước mộ vua Muryeong vào ngày 8 tháng 7 năm 1971.
Đội khai quật tiến hành nghi lễ tưởng niệm đơn giản trước khi dọn những viên gạch chắn trước mộ vua Muryeong vào ngày 8 tháng 7 năm 1971.

Ji Gon-gil, cựu giám đốc Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc, xem những năm 1970 khi còn làm việc tại Gyeongju là thời kỳ hoàng kim nhất trong sự nghiệp khai quật khảo cổ của bản thân. Đặc biệt, việc khai quật được hai lăng vua thời Silla là lăng Thiên Mã (天馬塚) và đại lăng Hwangnam (皇南大塚) từ năm 1973 đến 1976 trở thành ký ức quan trọng mà ông muốn nhìn lại nhiều lần. Nếu những cuộc khai quật ở Gyeongju là “vinh quang” thì dự án khai quật mộ vua Muryeong đọng lại như là “nỗi hổ thẹn không thể cứu chuộc”.

Cựu giám đốc bảo tàng Ji (hiện nay là chủ tịch Quỹ di sản văn hóa Hàn Quốc hải ngoại) tốt nghiệp Khoa nhân học khảo cổ trường Đại học Quốc gia Seoul, đến tháng 11 năm 1968 bắt đầu cuộc sống viên chức như một nghiên cứu viên văn hóa – nghệ thuật tại Cục Quản lý di sản văn hóa, tiền thân của Sở Di sản văn hóa Hàn Quốc ngày nay. Vào ngày 7 tháng 7 năm 1971, ông nhận được lệnh đi công tác Gongju gấp cùng với một vài đồng nghiệp. Trước khi đến nơi, ông không biết rằng một ngôi mộ mà người ta suy đoán thuộc thời Baekje đã được phát hiện tại quần thể mộ cổ Songsan-ri, và bản thân mình đảm nhiệm việc khai quật ngôi mộ đó. Ông nói: “Không một ai trong đoàn công tác biết công việc sắp làm là gì. Thời đó là thời mà hễ bảo đi thì cứ đi thôi. Khi đến nơi, chúng tôi thấy một ngôi mộ cổ được tạo thành hoàn toàn bằng gạch, phần phía trước của ngôi mộ hơi lộ ra ngoài.”

Lúc bấy giờ dù chỉ là một nhà nghiên cứu trẻ, không phải ở vị trí đưa ra những quyết định, nhưng ông đã tham gia với vai trò chủ đạo trong cuộc khai quật được ghi danh vào trang sử ngành khảo cổ học như là một cuộc khai quật thần tốc, cẩu thả. Đây chỉ có thể là một ký ức đau buồn đối với ông. “Có vẻ như là sự biện minh, nhưng tôi chỉ biết tự an ủi mình rằng trình độ khảo cổ học của chúng ta ngày ấy chỉ đến mức đó thôi. Đấy là tiêu chuẩn văn hóa của chúng ta. Lăng vua Muryeong đã được khai quật một cách lộn xộn và nóng vội. Toàn bộ quá trình từ lúc phát hiện đến khai quật đều có sự chứng kiến của giới truyền thông và cộng đồng địa phương. Trong hoàn cảnh giới báo chí và người dân địa phương tất cả đều hồ hởi đoàn khai quật chúng tôi thật khó giữ được bình tĩnh và lý trí. Có điều là nếu xem những lỗi lầm lúc bấy giờ trở thành bài học xương máu giúp cho những cuộc khai quật về sau được tiến hành cẩn thận hơn dựa trên các kế hoạch tỉ mỉ là một niềm an ủi thì coi như tôi đã được an ủi”.

Ông còn có một kinh nghiệm xương máu khác liên quan đến dự án khai quật mộ vua Muryeong. Một trong những nhiệm vụ của ông là chụp ảnh lại hiện trường. Những hình ảnh đó là dữ liệu sơ cấp chứng minh lúc khai quật các di vật đang được xếp đặt như thế nào tại hiện trường. Thế nhưng gần như không còn bức ảnh nào có thể dùng được. Hầu hết những bức ảnh hiện trường, vốn chẳng được bao nhiêu tấm, được chụp bởi các phóng viên đang săn tin tại đấy. Chuyện gì đã xảy ra?

“Đương nhiên là tôi đã cần mẫn chụp hình bên trong mộ. Nhưng khi mang phim về văn phòng ở Seoul để tráng thì thấy các bức hình bị hỏng. Do mang theo chiếc máy ảnh mới mua đến hiện trường nên tôi đã vụng về với việc xử lý máy ảnh. Tôi đã gây ra một lỗi hệ trọng là có những bức hình chỉ chụp được nửa khung ảnh, còn hình chụp cả khung ảnh thì chỉ cứu được một vài tấm. Vì thế, nỗi hối hận của tôi càng lớn hơn.”

 

김태식 문화재 전문 언론인, 국토문화재연구원 연구위원
Kim Tae-shik, Nhà báo, Nhà nghiên cứu – Viện Nghiên cứu Di sản văn hóa Quốc gia Hàn Quốc.
Dịch, Nguyễn Trung Hiệp

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here