한 달 살기는 보고 즐기고 먹기 위한 관광이 아니라 특정한 곳에서 한 달 이상 머물면서 휴식을 추구하는 여행을 말한다. 온전하게 그곳의 환경과 현지인들의 생활 풍습을 가까이서 누리고 접해보는 것이 한 달 살기의 매력인 셈이다. 팬데믹 이후 한 달 살기는 여행을 넘어 새로운 라이프스타일로 자리잡고 있다.
Không tập trung vào mục đích tham quan, giải trí và ăn uống, “Sống một tháng” là hình thức du lịch lưu trú tại một địa điểm nào đó khoảng hơn một tháng để nghỉ ngơi, thư giãn. Điểm hấp dẫn của hình thức du lịch này là du khách được tận hưởng môi trường bản địa và trải nghiệm lối sống của người dân địa phương. Sau đại dịch, “sống một tháng” vượt qua cả một hình thức du lịch để trở thành một phong cách sống mới.
장기간 시간을 내야하고, 해당 기간 동안 머물 장소까지 구해야 하는 한 달 살기는 시간이든 경제적 요건이든 우리 삶에서 중요한 여러 가치들과 맞바꿔야 실행할 수 있다. 지금까지는 비교적 시간이 자유로운 전문직 프리랜서나 연예인처럼 특수한 직업군이나 은퇴 이후 지방 거주를 고민하는 이들 정도만 한 달 살기를 실행에 옮길 수 있었으나, 요즘엔 일반 직장인도 늘어나는 추세다. 일과 휴가에 대한 사람들의 인식이 바뀌었고, 팬데믹 이후 원격 또는 재택 근무가 보편화되면서 복지와 업무 능률 향상을 위해 워케이션을 허용하는 기업이 늘어남에 따라 생긴 변화다.
Hình thức du lịch “sống một tháng” đòi hỏi người thực hiện phải có nhiều thời gian và phải tìm được nơi thích hợp để ở trong khoảng thời gian đó. Điều này buộc họ phải đánh đổi nhiều điều quan trọng trong cuộc sống của mình, gồm cả thời gian và tiền bạc. Trước đây, chỉ những người làm nghề tự do với thời gian làm việc tương đối linh hoạt, người làm nghề đặc thù như nghệ sĩ, hoặc người có ý định chuyển đến địa phương khác sinh sống sau khi nghỉ hưu mới có thể thực hiện “sống một tháng”. Tuy nhiên, hiện nay số lượng nhân viên văn phòng thực hiện “sống một tháng” đang dần tăng lên. Điều này là do nhận thức của mọi người về công việc và kỳ nghỉ đã thay đổi. Thêm vào đó, sau đại dịch, làm việc từ xa hoặc làm việc tại nhà đã trở nên phổ biến. Ngày càng nhiều công ty cho phép nhân viên sử dụng hình thức workation (kỳ nghỉ kết hợp làm việc) để cải thiện chế độ phúc lợi và hiệu suất lao động.
한 달 살기 열풍 주도한 제주도 – Đảo Jeju dẫn đầu cơn sốt “sống một tháng”
그 동안 한 달 살기 같은 여행이 없었던 것은 아니지만, 본격 유행한 것은 지난 2010년대 초반으로 추정된다. 국내에서 한 달 살기 열풍을 주도한 곳은 제주도이다. 타 지역에서는 좀처럼 느낄 수 없는 이국적인 자연환경을 누리려는 욕구, 학업으로 받은 아이들의 스트레스를 방학을 이용해 풀어주려는 보상심리, 제주도 내 게스트하우스 유행 등 여러 요인이 결합하면서 열풍이 일었다. 여기에 하는 일마다 대중의 이목을 끄는 국내 여가수 이효리(Lee Hyo-lee 李孝利) 씨가 2013년 결혼하자마자 제주로 이주하면서 다시 한 번 제주도와 그곳에서의 삶이 주목 받았다. 제주도 집에서 치른 스몰 웨딩, 마당에서 반려견과 한적하게 지내거나 콩을 베는 모습, 바다에서 패들 보드를 타거나 오름을 오르는 등의 평화로운 라이프 스타일은 일반인들의 호기심을 자극하는 데 한 몫 했다.
Mặc dù những hình thức du lịch tương tự “sống một tháng” đã xuất hiện từ trước đó, nhưng nó được cho là chỉ bắt đầu phổ biến từ đầu thập niên 2010. Đảo Jeju dẫn đầu làn sóng “sống một tháng” tại Hàn Quốc. Mong muốn tận hưởng môi trường thiên nhiên xa lạ khó lòng thấy ở bất cứ đâu, nhu cầu giải tỏa căng thẳng của học sinh bằng những kỳ nghỉ, kết hợp với sự phổ biến của các nhà nghỉ trên đảo đã tạo nên cơn sốt này. Ngoài ra, việc nữ ca sĩ nổi tiếng của Hàn Quốc Lee Hyori chuyển đến sống ở Jeju sau khi kết hôn năm 2013 cũng khiến cuộc sống trên hòn đảo này trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của công chúng. Một đám cưới nhỏ được tổ chức tại ngôi nhà trên đảo, cuộc sống yên bình với chú chó trong sân, thỉnh thoảng đi thu hoạch đậu, chèo ván SUP trên biển hay leo núi lửa Oreum cũng góp phần kích thích trí tò mò của công chúng.
한 달 살기는 팬데믹 이후 더 주목 받고 있다. 지난 몇 년 간 코로나19로 억눌려 있던 여행 수요가 현지에서 장기간 살아보는 여행 스타일인 한 달 살기, 그리고 워케이션 등과 결합하면서 여행 트렌드까지 바꾸고 있다. 또한 여행지도 다양화되고 있다. 한 달 살기 열풍 초기에는 제주도가 인기였으나, 최근에는 강원도를 비롯해 경상도나 전라도 등 다양한 지역으로 확산되고 있다. 이렇게 긴 시간 한 지역에서 살아보는 여행이 여행 트렌드를 선도하면서 각 지방자치단체에서도 다양한 프로그램을 선보이고 있다. ‘남도에서 한 달 여행하기’, ‘경남에서 한 달 여행하기’, ‘요즘 김해, 지금 여행’, ‘너와마을, 농촌에서 살아보기’ 등이 대표적이다. 한 달 살기를 하는 동안 해당 지역의 특색을 담은 명소나 특산품 혹은 농장 체험 등의 다양한 여행을 제안하기도 한다.
“Sống một tháng” đang được chú ý ngày càng nhiều sau đại dịch. Nhu cầu du lịch vốn bị kìm hãm do COVID-19 trong vài năm qua đang làm thay đổi xu hướng du lịch theo hướng kết hợp giữa hình thức du lịch nghỉ ngơi dài ngày “sống một tháng” với hình thức workation. Ngoài ra, các địa điểm du lịch phục vụ hình thức này cũng đang ngày càng được đa dạng hóa. Trong giai đoạn đầu, đảo Jeju là địa điểm được biết đến nhiều nhất, nhưng gần đây xu hướng này đã lan tỏa đến nhiều khu vực khác, từ tỉnh Gangwon, tỉnh Gyeongsang đến tỉnh Jeolla. Hình thức du lịch tại một địa phương nhất định trong khoảng thời gian dài như thế này đang dẫn đầu xu hướng du lịch, và chính quyền các địa phương cũng đang ra mắt những chương trình khác nhau, tiêu biểu như “Du lịch một tháng ở Nam-do”, “Du lịch một tháng ở Kyungnam”, “Đến với Gimhae mùa này”, “Sống ở miền quê – bạn với thôn làng”. Các chương trình này đề xuất nhiều trải nghiệm du lịch đa dạng như tham quan các điểm đến nổi tiếng mang nét đặc sắc của khu vực, trải nghiệm đặc sản địa phương hoặc trải nghiệm đời sống nông trại trong suốt khoảng thời gian “sống một tháng”.
호텔로 변신한 마을 – Làng khách sạn
마을 호텔 형태의 도시에서 한 달 살기를 하는 경우도 늘고 있다. 한 건물에 라운지, 숙박, 헬스, 식사 등의 서비스가 모여 있는 호텔과 달리, 마을 호텔은 마을 전체가 하나의 호텔 기능을 한다. 마을 입구의 카페가 안내데스크 역할을 하고, 마을의 맛집이 다이닝 역할을, 곳곳의 공방 등이 체험 서비스 역할을 한다. 그러니 마을 전체가 곧 즐길 거리다. 해당 마을에 살고 있는 사람들과의 교류는 덤이다.
Ngày càng có nhiều người trải nghiệm “sống một tháng” ở các đô thị nhỏ được tổ chức như những ngôi làng khách sạn. Khác với những khách sạn tập trung đầy đủ dịch vụ trong tòa nhà như sảnh đợi, phòng nghỉ, phòng tập thể dục, nhà hàng… làng khách sạn mang đến trải nghiệm mới lạ khi toàn bộ khu dân cư thực hiện chức năng của khách sạn. Những quán cà phê đầu làng đóng vai trò như quầy lễ tân, những nhà hàng ngon trong làng phục vụ ăn uống, còn xưởng thủ công đóng vai trò như các dịch vụ trải nghiệm. Nhờ thế, cả khu dân cư bỗng chốc trở thành một không gian giải trí, đồng thời mang đến cho khách lưu trú cơ hội giao lưu với người dân địa phương.
충청남도(忠淸南道) 공주시(公州市) 마을 스테이 ‘제민천(濟民川)’은 마을 호텔의 대표적인 사례다. 제민천은 주민들이 유기적으로 마을 호텔을 구성하고 있다. 한옥스테이 봉황재(鳳凰齋)에서 시작하는 마을 호텔의 프런트는 가가상점(家家商店)이 담당하고, 커뮤니티이자 로비 역할은 반죽동(班竹洞)247 카페가 맡고 있다. 봉황재 외에도 공주하숙마을 등을 비롯한 고즈넉한 한옥 스테이가 있으며, 제민천을 중심으로 마을 곳곳에 먹거리와 볼거리가 숨어 있다.
Khu phố trọ Jemincheon ở thành phố Gongju, tỉnh Chungcheongnam là một trong những ví dụ tiêu biểu của làng khách sạn được người dân địa phương xây dựng một cách có hệ thống. Quầy lễ tân của làng bắt đầu từ Bonghwanjae – một nhà nghỉ truyền thống Hàn Quốc (Hanok stay) – do quán Gagasangjeom quản lý. Quán cà phê Banjukdong 247 đóng vai trò là nơi sinh hoạt chung giống như tiền sảnh của khách sạn. Ngoài Bonghwangjae còn có các nhà nghỉ truyền thống khác rất yên bình, chẳng hạn như Gongju Hasuk Maeul, cùng nhiều nơi để tham quan và thưởng thức ẩm thực ẩn mình quanh con suối Jemin.
2018년부터 조성하기 시작한 강원도(江原道) 정선군(旌善郡) ‘마을호텔 18번가’는 국내에서 가장 먼저 마을 호텔을 만든 곳이다. 고한읍(古汗邑)의 낙후된 폐광촌에 고한18리 주민들이 힘을 모아 조성했다. 빈집을 리모델링한 숙소에 머무르면 마을식당, 사진관, 이발관 등에서 사용할 수 있는 할인 쿠폰을 받을 수 있다. 어르신들이 모여 있는 마을 회관은 로비 역할을 한다.
Hình thành từ năm 2018, “Làng khách sạn đường số 18” ở quận Jeongseon, tỉnh Gangwon là làng khách sạn đầu tiên của Hàn Quốc, do cư dân hợp sức xây dựng trên một ngôi làng có các mỏ khai thác bị bỏ hoang ở ấp Gohan. Khi lưu trú tại những nhà nghỉ vốn được cải tạo từ những căn nhà hoang, du khách còn nhận được phiếu giảm giá để sử dụng tại nhà hàng, quán cà phê, phòng chụp ảnh và tiệm cắt tóc trong làng. Nhà cộng đồng dành cho người cao tuổi đóng vai trò tương tự như sảnh chờ của một khách sạn thông thường.
농어촌의 빈집을 활용한 빈집 프로모션도 눈길을 끌고 있다. 2021년 통계청이 발표한 전국의 빈집은 1,395,256호에 이른다. 미분양 주택과 1년 이내 미거주•미사용 등 일시적 빈집까지 포함한 경우다. 빈집이 새로운 사회문제로 떠오름에 따라 정부는 농어촌의 빈집에 대해 숙박업을 허용했다. 고향 집을 방치해 온 이들에겐 ‘빈집 재테크’라는 가능성이 열렸으며, 이를 토대로 다양한 형태의 숙소가 생길 것으로 보인다. 지자체 역시 앞다퉈 신청을 받는 등 동참하는 분위기다.
Chương trình khuyến khích sử dụng những ngôi nhà trống ở nông thôn và làng chài cũng đang thu hút sự chú ý của mọi người. Theo báo cáo năm 2021 của Cơ quan Thống kê Quốc gia Hàn Quốc, toàn lãnh thổ Hàn Quốc có tới 1.395.256 căn nhà trống, bao gồm các nhà chưa bán được và nhà không có người ở trong vòng dưới một năm. Để giải quyết vấn đề xã hội mới nổi lên này, chính phủ đã cho phép sử dụng những căn nhà trống ở nông thôn và làng chài cho các dịch vụ lưu trú, tạo điều kiện cho các chủ sở hữu tận dụng khả năng “công nghệ đầu tư nhà trống” – khai thác những căn nhà trống họ bỏ lại làng quê, từ đó kỳ vọng tạo ra nhiều loại hình lưu trú khác nhau. Chính quyền của nhiều địa phương đang tích cực hưởng ứng chương trình này thông qua việc tiếp nhận các đơn đăng ký sử dụng nhà trống.
워케이션, 한 달 살기 가능성 넓혀 – Workcation thúc đẩy “sống một tháng”
일과 결합해 한 달 살기를 하는 이들도 늘고 있다. 이른바 워케이션(Workation)이다. 이는 일(Work)’과 ‘휴가(Vacation)’의 합성어로, 집이나 사무실이 아닌 원하는 곳에서 업무와 휴가를 동시에 할 수 있는 새로운 근무제도를 말한다. 이는 지난 몇 년 간 재택근무가 확산되고 원격근무가 가능한 디지털 기반이 조성되면서 늘기 시작했는데, 휴가지에서의 업무를 인정함으로써 업무와 휴식의 밸런스를 통해 능률성을 꾀할 수 있다. 특히 디지털 기기에 익숙하고 ‘워라밸(일과 삶의 균형)’을 중요시하는 MZ세대들의 등장이 워케이션 확산에 많은 영향을 미치고 있다.
Ngày càng có nhiều người kết hợp làm việc trong khi du lịch “sống một tháng”. Đó gọi là workcation, kết hợp giữa “work” (làm việc) và “vacation” (kỳ nghỉ), một hình thức làm việc mới cho phép người lao động có thể vừa làm việc vừa đi nghỉ tại bất cứ nơi nào mình muốn ngoài nhà ở và văn phòng. Workation trở nên phổ biến trong vài năm gần đây, khi mọi người có thể làm việc tại nhà và làm việc từ xa nhờ vào sự phát triển của công nghệ số. Hình thức này giúp tăng năng suất làm việc vì nó cho phép người lao động làm việc tại các địa điểm nghỉ dưỡng, từ đó giúp họ cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi. Đặc biệt, sự xuất hiện của thế hệ MZ (gồm những người sinh từ 1980 đến 2004 – chú thích của người dịch) thuần thục công nghệ, xem trọng sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống đã góp phần lan rộng hình thức workation này.
워케이션은 새롭고 낯선 지역에서의 업무를 통해 업무 효율성 향상은 물론 재충전의 기회를 제공한다는 이점이 있다. 이에 전문가들은 워케이션이 코로나19로 나타난 일시적인 현상이 아니라 전 세계에서 지속적으로 성장할 것이라는 분석을 내놓고 있다. Workation có nhiều ưu điểm như mang lại cơ hội tái tạo năng lượng và cải thiện hiệu quả công việc nhờ cho phép người lao động làm việc tại các địa điểm mới lạ. Các chuyên gia phân tích rằng workation không phải là hiện tượng tạm thời xuất hiện do đại dịch COVID-19 mà sẽ tiếp tục phát triển ở khắp nơi trên thế giới.
워케이션은 ‘일과 삶의 조화’라는 새로운 경험을 준다. 시인이자 여행작가인 최갑수(Choi Gap-soo崔甲秀) 씨는 지난 연말 강릉에서 한 달을 살았다. Workation mang lại trải nghiệm mới về sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Nhà thơ kiêm tác giả du ký Choi Gap-soo đã “sống một tháng” tại Gangneung vào cuối năm ngoái.
“평소 살던 곳에서 벗어나 전혀 다른 환경과 일상을 경험한다는 것은 매력적인 일입니다. 숙소에서 날마다 새로운 아침을 맞았는데, 평소의 루틴과는 완전히 다른 생활을 할 수 있었어요. 모든 것이 새로웠고 영감으로 다가왔습니다. 여유로운 몸과 느슨해진 정신으로 간만에 휴식을 취할 수 있었죠. 삶의 소중함을 느낄 수 있는 기회였습니다. 앞으로 제 인생에 매년 새로운 한 달을 선물해주기로 했습니다.”
“Việc rời khỏi nơi mình sống thường ngày để trải nghiệm một môi trường và cuộc sống hoàn toàn khác biệt là một điều hấp dẫn. Tôi đã đón buổi sáng mới mẻ mỗi ngày tại nơi lưu trú và có thể sống hoàn toàn khác cuộc sống ngày thường của mình. Tất cả mọi thứ đều mới và mang lại cảm hứng cho tôi. Lâu rồi tôi mới có thể nghỉ ngơi với cơ thể thoải mái và tâm trí thư giãn. Đó là cơ hội để tôi cảm nhận giá trị của cuộc sống. Từ giờ trở đi, tôi quyết định sẽ tặng mình một tháng mới trong mỗi năm của cuộc đời mình.”
워케이션의 장소도 제주도에서 강릉을 비롯해 다양한 지방으로 확산, 분화되고 있다. 해마다 한국사회 트렌드를 조명하고 전망하는 트렌드 코리아 시리즈 『트렌드 코리아 2023』에서 엔데믹 이후 다양한 세대의 사람들이 워케이션의 장소로 ‘시골’을 꼽았다고 밝혔다. 워케이션의 장소로 시골이 부각되고 있는 것은 날 것의 자연과 시골 고유의 매력을 즐기며 도시 생활과 다른 여유와 편안함을 느낄 수 있기 때문이다. 그러나 워케이션이 마냥 긍정적인 것은 아니다. 혼란스러운 업무, 일과 휴가의 경계가 모호해진다는 점, 모든 업무에 적용할 수 없다는 단점도 있다.
Workation đang lan rộng và ngày càng đa dạng ở nhiều địa phương của Hàn Quốc, từ Jeju đến Gangneung. “Xu hướng Hàn Quốc 2023” (Trend Korea 2023) – tập mới nhất của niên san chuyên phân tích và dự báo các xu hướng xã hội Hàn Quốc – đã đề cập đến việc nhiều người thuộc các lớp tuổi khác nhau sẽ lựa chọn nông thôn làm địa điểm workation sau dịch bệnh, với lý do tiêu biểu là hình thức làm việc này giúp họ cảm nhận thiên nhiên nguyên sơ, nét hấp dẫn độc đáo của nơi thôn dã, và tận hưởng sự thoải mái, bình yên rất khác biệt so với cuộc sống ở thành phố. Tuy nhiên, workation cũng có nhược điểm. Nó có thể gây rối loạn công việc, xóa nhòa ranh giới giữa thời gian làm việc và thời gian nghỉ, và không phải công việc nào cũng phù hợp để áp dụng hình thức này.
한 달 살기 여행이 보편적인 여행 트렌드로 자리 잡으려면 어느 정도 시간이 필요할 것이다. 하지만 부정할 수 없는 것은 아침에 일어나서 바닷가를 산책하고 느긋하게 동네 카페에서 커피를 마시는 ‘소박하지만 특별한 경험’을 원하는 이들이 늘고 있다는 사실이다. 한 달 살기는 새로운 삶의 스타일이자 여행의 미래이기 때문이다.
Sẽ còn khá lâu để “sống một tháng” trở thành một xu hướng du lịch phổ biến, nhưng không thể phủ nhận một sự thật rằng ngày càng nhiều người mong muốn trải nghiệm những điều “đơn giản nhưng đặc biệt” như dạo bộ bên bờ biển sau khi thức dậy vào buổi sáng và thong thả thưởng thức cà phê tại một quán địa phương. “Sống một tháng” đang trở thành một phong cách sống mới và là tương lai của ngành du lịch.
최병일(Choi Byung-il 崔昺一)작가
Choi Byung-il: Nhà văn
Dịch: Trần Thị Như Ngọc