편의점은 무관심이 미덕인 공간이다. 대부분의 편의점 알바생들은 자신의 일에 생계비 해결책 이상의 의미를 두지 않는다. 그러나 들여다보면 그 일터에도 꿈과 정이 있다. Cửa hàng tiện lợi là không gian mà sự không quan tâm lại là tính tốt. Đa số các nhân viên làm thêm tại cửa hàng tiện lợi đều xem nơi này không hơn một nơi để giải quyết kế sinh nhai của mình. Nhưng khi tìm hiểu kỹ thì ở đây cũng có cả ước mơ và tình cảm.
올해 여름 졸업을 앞둔 대학 4학년 이덕주(李德周) 씨는 경기도 부천역 앞 GS25에서 일한다. 학교를 가지 않는 주말 이틀을 아침 8시에서 오후 4시까지 15평쯤 되는 공간에서 보낸 지 꼬박 3년 되었다. 시급은 법으로 정해진 2017년 최저임금인 6,470원으로, 지난해6030원에서 7.3퍼센트 인상된 금액이다. 곱하기 8을 하면 하루 일당은 5만 원 남짓, 이틀 일해서 번 돈을 다음주 용돈으로 쓴다.
Bạn Lee Deok-ju, sinh viên năm tư sắp tốt nghiệp vào mùa hè năm nay, làm tại GS25 ngay trước ga Bucheon, tỉnh Gyeonggi. Bạn đã làm trong không gian rộng khoảng 15 pyeong này được ba năm, vào mỗi hai ngày cuối tuần không đến trường, từ tám giờ sáng tới bốn giờ chiều. Lương một giờ bằng với mức lương tối thiểu được quy định theo luật năm 2017 là 6.470 won, tăng 7,3% so với mức 6.030 won của năm ngoái. Nếu nhân lên tám thì lương một ngày được hơn 50.000 won và số tiền kiếm trong hai ngày được sử dụng làm tiền tiêu vặt cho tuần sau.
이덕주 씨는 대한민국 편의점 알바생의 현실을 들여다보기에는 좀 예외적인 경우라 하겠다. 대학생으로 부모에게 학비를 지원받고 있어서 주말만 집 가까이 에서 알바 일을 하는 데다가, 그 일도 편의점 운영회사인GS리테일에 취직하기 위한 준비과정으로 여기기 때문이다. 그래서 그는 적극적으로 취재에 응했다. 반면 내가 인터뷰를 시도했던 열 명이 넘는 편의점 알바들은 취재를 아예 거부하거나, 두세 시간 이야기를 나누다가도 기사로 다루고 싶으니 정식 인터뷰와 사진촬영을 허락해 달라고 하면 손을 내저었다.
Có thể nói bạn Lee Deok-ju là một trường hợp hơi ngoại lệ khi xem xét thực tế của sinh viên làm thêm tại các cửa hàng tiện lợi ở Hàn Quốc. Là sinh viên bạn nhận tiền học phí từ bố mẹ và chỉ làm thêm ở gần nhà vào cuối tuần, thêm nữa làm việc này cũng là do bạn nghĩ rằng đây là quá trình chuẩn bị để xin vào tập đoàn bán lẻ GS vốn là công ty kinh doanh chuỗi cửa hàng tiện lợi. Vì vậy, bạn đã nhiệt tình tham gia phỏng vấn. Ngược lại, hơn mười người làm thêm tại cửa hàng tiện lợi mà tôi thử phỏng vấn đều từ chối ngay từ đầu hoặc sau khi trao đổi khoảng hai, ba tiếng tôi đề nghị muốn đưa câu chuyện lên báo và xin phép được phỏng vấn, chụp hình một cách chính thức thì họ đều xua tay từ chối.
지금 이 나라는 가히 편의점 공화국이다. 편의점을 지나100미터도 걷기 전에 또 다른 편의점이 나온다. 그래서 가장 구하기 쉬운 게 편의점 알바 일자리이고 이직률도 그만큼 높다. 아마도 이것이 거기서 일하는 사람들이 언론 매체에 자신의 모습을 드러내고 싶지 않은 가장 큰 이유일 것이다. Bây giờ đất nước này có thể xem là một Nước cộng hòa của cửa hàng tiện lợi. Đi qua một cửa hàng tiện lợi chưa quá 100 mét lại xuất hiện một cửa hàng khác. Vì thế, dễ tìm nhất là việc làm thêm ở cửa hàng tiện lợi và tỷ lệ nhảy việc cũng cao tương ứng. Cũng có lẽ điều này là lý do lớn nhất mà những người làm ở đó không muốn để hình ảnh của mình bị lộ ra trên các phương tiện thông tin đại chúng.
어떤 이에게는 취업 준비 과정 – Với một ai đó thì đây là quá trình chuẩn bị tìm việc
편의점 알바에도 적성이 있나요? 손님을 응대하기 위한 훈련과정은? 물건 진열의 노하우는? 쇼핑백에 물건을 담는 원칙은? 가장 힘든 손님은? 좀도둑을 만난 적은? 미리 준비한 질문을 나는 덕주씨에게 쏟아 부었다. 이 글을 쓰기 위해 나는 작년에 일본에서 아쿠다가와상을 받은 무라타 사야카의 소설 <편의점 인간>을 미리 읽었다. 자신의 18년 아르바이트 경험을 녹여낸 이 자전적 소설에는 점원이라는 “균일한 생물”로 만들어져 가는, ‘편의점 인간’이 되기 위한 2주일 동안의 연수과정에서 배우는 내용들이 흥미롭게 기록되어 있다.
Việc làm thêm ở cửa hàng tiện lợi cũng phải phù hợp với tính cách? Quá trình huấn luyện để tiếp khách ra sao? Cách bày hàng hóa như thế nào? Quy tắc bỏ hàng hóa vào túi ra sao? Khách hàng nào khó tính nhất? Đã bao giờ gặp ăn cắp vặt chưa? Tôi liên tục hỏi bạn Lee Deok-ju những câu hỏi được chuẩn bị sẵn. Để viết bài báo này, tôi đã đọc trước tiểu thuyết “Con người của cửa hàng tiện lợi” – một tác phẩm của Sayaka Murata – nhận được giải Akutagawa tại Nhật Bản năm ngoái. Trong cuốn tiểu thuyết mang phong cách tự truyện, bằng kinh nghiệm làm thêm suốt 18 năm của bản thân, tác giả đã miêu tả lại một cách thú vị nội dung được học qua khóa huấn luyện trong suốt hai tuần để tạo nên “con người của cửa hàng tiện lợi” hay “sinh vật đồng nhất” được gọi là nhân viên bán hàng.
(Ở cửa hàng tiện lợi có đủ các loại mặt hàng. Bạn Lee Deok-ju nói rằng bạn cũng không biết chính xác có bao nhiêu loại. Tuy nhiên, bạn giải thích rằng dù nhu phẩm sinh hoạt đều được chuẩn bị đầy đủ theo từng loại nhưng góp phần khá lớn cho doanh thu là các loại nước uống, đồ ăn vặt và thức ăn sẵn. Trước đây, mì ly, gimbap tam giác và kimchi gói là thực đơn tiêu biểu nhưng hai, ba năm gần đây cơm hộp đã lên ngôi. Tùy theo từng cửa hàng tiện lợi, họ phát triển các thương hiệu của chính mình để cạnh tranh và bán nhiều loại cơm hộp trông rất hấp dẫn. Tại cửa hàng GS25 của bạn Lee Deok-ju, hiện tại sản phẩm chiếm tỷ trọng cao nhất trong doanh thu chính là cơm hộp. Năm ngoái, cửa hàng cũng đã làm ra thương hiệu cà phê của mình. Họ đặt bảng quảng cáo thật lớn ngay trước cửa hàng với nội dung trực tiếp xay và bán cà phê Americano giá 1.000 won.)
이를테면 손님의 눈을 보고 미소 지으며 인사할 것, 음성은 명랑하고 높은 톤일 것, 생리대는 종이봉지에 넣어서 줄 것, 따뜻한 음식과 찬 음식은 나누어 담을 것, 패스트푸드를 주문 받으면 먼저 손을 알콜로 소독할 것 등등. 그러나 우리는 상황이 일본과는 다른 모양이다. 덕주씨의 대답! Muốn như thế thì phải nhìn vào mắt khách hàng rồi nở nụ cười và chào hỏi, chất giọng vui tươi với tông cao, băng vệ sinh phải bỏ vào túi giấy cho khách, bỏ riêng thức uống lạnh và nóng, phải khử độc tay khi đưa các món ăn nhanh mà khách yêu cầu. Nhưng có vẻ như tình trạng của chúng ta khác với Nhật Bản. Đó là câu trả lời của bạn Lee Deok-ju.
“따로 트레이닝을 받은 적은 없어요. 그냥 바코드를 정확하게 찍어 금액을 분명하게 말하기만 하면 돼요… 진열의 노하우는 따로 배우지 않았지만 한 가지 원칙은 있어요. 선입선출. 먼저 들어온 물건을 먼저 판매하는 것, 점주님이 그것은 꼭 지키라고 강조하셨어요.”
“Tôi chưa được huấn luyện lần nào cả. Đương nhiên tỏ thái độ vui vẻ là việc tốt đấy nhưng nhìn thẳng vào mắt khách hàng thì tôi cố để tránh. Khách hàng vốn không thích nhìn vào mắt họ chút nào cả. Chỉ cần tính đúng theo mã số hàng hóa và nói rõ ràng giá tiền là được… Cách bày hàng tôi không được học cụ thể nhưng có đúng một nguyên tắc. Tiền nhập tiền xuất. Đó là hàng nào vào trước thì bán trước và chủ cửa hàng cũng nhấn mạnh phải làm đúng theo nguyên tắc này.”
“설날 아침에 편의점에 앉아 있었더니 40대쯤 되는 아저씨가 ‘떡국은 먹었어?’ 라고 물으셔요. 깜짝 놀랬어요. 계산대에 서 있는 저에게 누군가 관심을 보인 것은 그게 처음이었거든요. 다들 얼굴도 쳐다보지 않고 계산만 하고 나가죠. 저도 그게 편하고요”.
“Vào một buổi sáng ngày Tết, tôi đang ngồi tại cửa hàng tiện lợi, bỗng có một chú tầm 40 tuổi hỏi tôi “Đã ăn tteokguk chưa?”. Tôi giật mình. Đây là lần đầu tiên, với một người đứng ở quầy tính tiền như tôi, nhận được sự quan tâm từ một ai đó. Ai cũng chỉ tính tiền rồi đi mà không hề nhìn đến mặt tôi. Tôi cũng thoải mái với kiểu ấy.”
편의점은 위치에 따라 분위기가 전혀 달라진다. 이 지역에는 외국인 노동자들이 사는 원룸촌이 밀집해 있다. 그래서 간편식 등 생필품을 사려는 외국인 손님들이 적지 않게 드나드는데 아직 타국의 말과 글을 채 익히지 못해 상품 찾기를 도와달라는 경우가 종종 있다. 그러나 덕주 씨에게 구매와 무관하게 말을 건넨 사람은 3년 동안 단 한 사람뿐이었다. “설날 아침에 편의점에 앉아 있었더니 40대쯤 되는 아저씨가 ‘떡국은 먹었어?’ 라고 물으셔요. 깜짝 놀랬어요. 계산대에 서 있는 저에게 누군가 관심을 보인 것은 그게 처음이었거든요. 다들 얼굴도 쳐다보지 않고 계산만 하고 나가죠.” 하긴 잠자리에서 방금 일어난 듯 부스스한 얼굴과 입성으로 우유와 휴지를 사가는 손님, 늦은 오후 말없이 삼각김밥과 컵라면을 사 들고 한쪽 간이식탁으로 가서 끼니를 때우는 손님과 점원이 주고받을 것이 무관심 말고 더 있을까. 편의점이란 대개 인간이 마주치는 공간이 아니라 기계적으로 스쳐가는 곳, 존재가 파편으로 흩어지는 곳인 것을. 점원은 계산대 앞에서 음식을 먹지 못하게 되어 있다. 그러나 식사를 위해 편의점을 벗어날 수도 없다. 손님 없는 틈을 타 그도 컵라면 같은 걸로 요령껏 점심을 때운다고 했다.
Bầu không khí cũng khác biệt tùy vào vị trí của cửa hàng tiện lợi. Khu vực này là nơi tập trung nhiều phòng trọ khép kín cho người lao động nước ngoài. Vì vậy, khách hàng đến để mua thức ăn sẵn hay nhu phẩm sinh hoạt khá nhiều nhưng do họ vẫn chưa quen với ngôn ngữ và chữ viết nên liên tục nhờ tìm kiếm hàng hóa giúp. Tuy nhiên, với bạn Lee Deok-ju, trong suốt ba năm, người nói chuyện với bạn mà không phải là để mua hàng duy nhất chỉ có một người. Lee nhớ lại, “Vào một buổi sáng ngày Tết, tôi đang ngồi tại cửa hàng tiện lợi, bỗng có một chú tầm 40 tuổi hỏi tôi “Đã ăn tteokguk chưa?”. Tôi giật mình. Đây là lần đầu tiên, với một người đứng ở quầy tính tiền như tôi, nhận được sự quan tâm từ một ai đó. Ai cũng chỉ tính tiền rồi đi mà không hề nhìn đến mặt tôi. Tôi cũng thoải mái với kiểu ấy.” Đúng thật, những khách hàng với khuôn mặt và quần áo luộm thuộm như vừa mới ngủ dậy đến mua sữa và giấy, hoặc như những khách đến mua gimbap tam giác và mì ly vào buổi chiều muộn rồi đi ra bàn ngồi ăn cho đủ bữa thì giữa họ và nhân viên bán hàng ngoài thái độ không quan tâm ra còn gì hơn nữa đâu. Cửa hàng tiện lợi không phải là không gian con người gặp gỡ mà là nơi con người đi lướt qua nhau một cách máy móc và là nơi sự tồn tại phân tán thành những mảnh riêng biệt.
“초등학생이 아이스바를 훔치는 것을 잡은 적은 있지만 무서운 도둑은 없었어요. 남자손님은 거의 제게 반말을 하죠. ‘학생!’ 이건 점잖게 부르는 거고 대개 ‘야’라고 부르죠. 거칠게 말하는 손님, 돈을 그냥 주지 않고 휙 던지는 손님도 있어요. 조금 힘들지만 그러려니 해요.”
“Tôi đã có lần bắt được một học sinh tiểu học ăn cắp một cây kem đá nhưng chưa từng gặp tên ăn cắp nào đáng sợ cả. Khách hàng nam đa số hay nói trống không với tôi. Lịch sự thì gọi là, “Cậu học sinh!” nhưng đa số họ gọi “Này”. Có những khách hàng nói năng thô lỗ hoặc không đưa tiền tận tay mà ném thẳng tiền xuống bàn. Cũng mệt nhưng tôi cũng cố để không bận tâm.”
Thay vào việc quan tâm đến thái độ khách hàng khinh thường hay tôn trọng mình, tôi tập trung vào việc quan sát phản ứng của họ về sản phẩm. Vì mục tiêu cuối cùng của tôi là vào làm việc cho tập đoàn bán lẻ GS.
어떤 이에게는 집 – Với một ai đó thì đây là nhà
동대문 근처 대로변에 있는 편의점 세븐일레븐 계산대를 지키는 50대 초반 남자 박 아무개 씨는 여러 차례 긴 시간에 걸쳐 가장 많은 이야기를 들려주고는 기사화되는것은 가장 완강히 거부했다. 그는 덕주 씨와는 상황이 아주 다르다. 이름을 가린 채로 그의 이야기를 덧붙이지 않을 수 없다.
Với một anh mang họ Park, người đàn ông hơn 50 tuổi, làm tại cửa hàng tiện lợi Seven Eleven trên đường lớn gần Dongdaemun, là người bỏ thời gian kể cho tôi nghe nhiều chuyện nhất nhưng cũng là người từ chối kịch liệt nhất với lời đề nghị đưa lên báo. Hoàn cảnh của anh rất khác với Lee Deok-ju. Tôi không thể không kể thêm câu chuyện của anh bằng cách giấu tên.
일단 그에게는 이 일이 알바가 아니라 본업이다. 하루 12시간을 일한다. ‘8시간 3교대’가 아니라 ‘12시간 2 교대’ 방식으로 점주와 번갈아 가게를 보는 근무 조건이 굳어진 것은 점주의 특별 배려 덕분이다. Trước nhất với anh ấy đây không phải là việc làm thêm mà ngược lại là công việc chính. Anh làm việc 12 giờ một ngày. Không phải làm “tám giờ ba ca” mà là “12 giờ hai ca”, anh đổi ca với chủ cửa hàng và để cố định điều kiện làm việc này là nhờ có sự quan tâm đặc biệt của chủ cửa hàng.
“이곳은 아무 간섭도 받지 않고 숙식이 가능한 직장입니다. 하루 일당 2만원 더 받으려고 길게 일한다기보다는 지금의 근무 조건이 내겐 필요해요.” 저녁 8시에 편의점 좁은 계산대 안으로 들어가 아침 8시까지 일하는 박씨에게는 집이 없다. 사업에 실패해 가족과 이별했다. 애초에 밤을 편의점에서 보낼 수 있어서 이 일을 택했다. “Ở nơi này tôi không bị làm phiền và tôi cũng có thể ăn ở tại đây. Mỗi ngày để nhận thêm 20.000 won thì điều kiện làm việc hiện giờ cần thiết đối với tôi hơn so với việc làm thêm nhiều giờ.” Anh Park, người đứng tại quầy tính tiền chật hẹp của cửa hàng tiện lợi ấy từ tám giờ tối cho đến tám giờ sáng, không có nhà. Anh thất bại trong công việc kinh doanh và đã rời khỏi gia đình. Ban đầu, do có thể qua đêm ở cửa hàng nên anh chọn công việc này.
“자그만 감옥입니다. 그래도 원하면 언제든지 걸어나갈 수 있는 감옥이죠. 여기가 동향이라 아침마다 해 뜨는 게 바로 보여요. 철 따라 좀 다르지만 일단 해가 뜨면 퇴근시간이 다 됐구나, 하죠.” “Giống như một nhà tù nhỏ vậy. Dù vậy, nếu như muốn thì bất cứ lúc nào cũng có thể bước ra khỏi nó. Ở đây là hướng đông nên mỗi buổi sáng có thể thấy mặt trời mọc. Mỗi mùa có khác nhưng cơ bản là cứ khi mặt trời mọc thì tôi lại nghĩ là đã đến giờ tan tầm rồi.”
일이 끝나면 대개 편의점 건물 화장실에서 세수하고 양치질하는 것으로 하루를 시작하고, 피곤하거나 눕고 싶을 때만 근처 찜질방에 간다. 한달 170만 원을 저축하는 것이 목표다. 그러면 한해 2,000만 원이 되고 5년을 모으면 1억을 손에 쥘 수 있다는 계산이다. 술, 담배도 하지 않고 편의점을 우주로 삼고 일한 지 벌써 2년 반이 지났으니 절반은 성공한 셈이다.
Sau khi hết giờ làm, để bắt đầu một ngày, anh thường rửa mặt và đánh răng ở nhà vệ sinh trong tòa nhà của cửa hàng tiện lợi, chỉ khi nào mệt hay khi muốn ngả lưng thì anh đến jjimjilbang (nhà tắm xông hơi) gần đó. Mục tiêu của anh là tiết kiệm 1 triệu 700 ngàn won một tháng. Anh tính nếu vậy thì một năm sẽ được 20 triệu, cứ như thế trong năm năm thì sẽ có trong tay 100 triệu. Anh không hút thuốc cũng không uống rượu, chỉ tập trung vào làm tại cửa hàng tiện lợi, cho đến bây giờ được hai năm rưỡi, xem như kế hoạch của anh đã thành công một nửa.
“손님 한 분 한 분이 제 은인입니다. 그런 기분으로 정성껏 인사를 하는데…그게 좋다고 오시는 손님도 여럿 있습니다.” 물 한 병을 사도 꼭 여기 와서 사는 단골이 꽤 된다고 했다. “사람은요 돈이 아니라 기분이 제일 중요합니다. 특히 가난한 사람들이 더 그래요.” 그래서인지 일 끝나고 같이 밥 먹자는 손님도 있고, 팔다 남은 옷을 갖다 주는 손님도 있다. “밑바닥인 줄 알고 내려왔는데 의외로 따뜻합디다.”
“Mỗi khách hàng là một ân nhân của tôi. Với tấm lòng ấy tôi chào hỏi họ hết sức chân thành… và cũng có nhiều khách thích điều này mà đến cửa hàng chúng tôi.” Anh bảo có nhiều khách quen nhất định đến đây dù chỉ để mua một chai nước. “Con người ấy mà, không phải tiền mà chính tâm trạng mới quan trọng nhất. Đặc biệt đối với những người khó khăn điều này càng đúng hơn.” Không biết có phải vì vậy không mà có những khách rủ tôi cùng ăn cơm sau khi xong việc, còn có người đem cho tôi áo còn lại sau khi bán. “Tôi cứ nghĩ đây là tận cùng đáy xã hội rồi nhưng khi xuống đến đáy rồi mới biết nó ấm cúng quá.”
박 아무개 씨의 낮 일과는 밤새 편의점 계산대를 지키고 그 일에서 놓여난 사람 같지 않다. 이를테면 동 주민센터에서 스포츠댄스도 한다. 한 달에 2만원 내고 총 14시간 춤을 배운다. 동네 도서관에도 자주 간다. Công việc ban ngày của anh Park không giống với những người bị chôn chân tại quầy tính tiền của cửa hàng tiện lợi suốt đêm. Anh còn học môn nhảy thể thao tại trung tâm văn hóa của khu phố. Một tháng anh trả 20.000 won cho 14 giờ học nhảy. Anh cũng hay đến thư viện của khu phố.
“돈을 쓰지 않고 낮 시간을 보람 있게 보내는 방법을 여러 가지 연구해뒀어요. 전에 사업해서 돈을 펑펑 쓰고 살 때보다 요즘이 더 풍요롭고 실속 있다고 생각될 때도 있습니다.” “Tôi đã nghiên cứu sẵn nhiều cách để không phải trả tiền mà có thể sử dụng thời gian thật có ích. Có những lúc tôi nghĩ so với cách sống xài tiền như nước khi còn làm ăn trước đây thì bây giờ tôi thấy dư dả và sống thật với bản chất mình hơn.”
그의 편의점 알바 일에 대한 생각은 인생관이라 할 만했다. “집안 형편 때문이거나 유난한 독립심 때문에 벌어가며 배우는 대학생 알바 애들 말고 나머지는 사회의 루저일 수 있어요. 그러나 남에게 으스댈 목적만 아니라면 이것도 할 만합니다. 대기업 직원만 월급쟁이입니까? 저도 월급 받습니다. 매달 나오는 월급, 이게 천국의 열매거든요. 실패해보고 나서 그걸 알았습니다.”
Cách suy nghĩ của anh về công việc làm thêm ở cửa hàng tiện lợi cũng đáng được xem là một quan niệm sống. “Ngoài mấy đứa trẻ là sinh viên đại học vừa làm việc kiếm tiền vừa học hỏi do hoàn cảnh gia đình hoặc do tính tự lập đặc biệt của chúng ra thì số còn lại cũng có thể là những kẻ thua cuộc. Nhưng nếu không phải làm với mục đích để ta đây với người khác thì công việc này cũng đáng làm. Chỉ có nhân viên của công ty lớn mới là người làm công ăn lương tháng thôi sao? Tôi cũng được nhận lương theo tháng. Lương nhận được mỗi tháng, đó chính là quả ngọt của thiên đường đấy. Phải trải qua thất bại rồi tôi mới biết được điều này.”
그는 자기 가게에 있는 물건이 현재 총 852종이라고 정확하게 말했다. 업무 매뉴얼에 따라 움직이는 게 편의점 알바이지만 점원 성품이 가게 분위기를 좌우한다는 것이 가게를 둘러보면 느껴졌다. “이 근처에 편의점이 많지만 우리집이 물청소가 제일 깨끗하게 돼 있고 쓰레기통이 제일 깔끔합니다. 그게 아니면 내가 못 참아요.”
Anh nói chính xác rằng cửa hàng anh hiện có tất cả 852 loại sản phẩm. Việc làm theo hướng dẫn là việc của người làm thêm ở cửa hàng tiện lợi nhưng chỉ cần đi quanh cửa hàng có thể cảm nhận được rằng tính cách của nhân viên ảnh hưởng đến bầu không khí của quán. “Cửa hàng tiện lợi ở gần đây có nhiều nhưng cửa hàng của tôi là lau dọn sạch sẽ nhất và thùng rác cũng gọn gàng nhất. Nếu không như vậy tôi không thể chịu được.”
매출액과 잔고는 따로 결산할 필요가 없다고 했다. 저절로 다 처리해주는 프로그램이 컴퓨터에 깔려 있기 때문이다. 화면에 매출과 재고량이 딱딱 뜨니 점주와 교대만 하면 끝이다. “많이 팔리면 기분이 좋지만 매상이 적으면 내 잘못 같아 미안해요. 힘든 순간이 있다면 그럴 때 정도?” 끝으로 박씨는 나라를 걱정했다. “개인이 문제가 아닙니다. 국가 경제가 좋아져야 하는 거죠, 재벌이 권력에 돈을 싸서 갖다 주면 경제가 좋아질 리 있겠어요? 그건 하루 12시간 일하고 7만원 받는 나도 압니다.”
Anh nói doanh thu và hàng tồn kho không cần phải quyết toán. Vì trong máy tính đã có chương trình tự xử lý được cài đặt sẵn. Doanh thu và lượng hàng tồn kho hiện rõ từng mục một trên màn hình nên chỉ cần đổi ca cho chủ quán là được. “Bán được nhiều tôi rất vui nhưng khi doanh thu thấp tôi cảm thấy có lỗi như chính tôi làm sai vậy. Nếu nói có lúc mệt mỏi chỉ có những lúc như vậy?” Cuối cùng anh Park lo lắng cho đất nước. “Đó không phải là vấn đề cá nhân. Kinh tế của đất nước phải tốt lên mới được, tài phiệt cứ gói tiền đem đi cho những người có quyền lực thì làm sao mà nền kinh tế khá lên được chứ? Việc đó đến một người làm 12 tiếng một ngày để nhận 70.000 won như tôi cũng biết.”
김서령 (Kim Seo-ryung, 金瑞鈴) 오래된 이야기 연구소(Old & Deep Story Lab) 대표
Kim Seo-ryung, Giám đốc Old & Deep Story Lab
Ảnh. Ahn Hong-beom
Dịch. Lê Mỹ Chi