태권도의 진정한 즐거움을 가르치는 사람 – Người dạy niềm vui đích thực của Taekwondo

0
268

태권도는 건강한 육체에 바르고 강한 정신을 심는 것을 목표로 하는 한국의 국기(國伎)이다. 대한태권도협회 강사이자 연세정훈태권도의 대표인 심재완(Shim Jae-wan 沈載完) 씨는 그런 교육적 책임감으로 지난 32년 동안 아이들을 가르쳐 왔다.

Taekwondo, môn thể thao quốc gia của Hàn Quốc, nhằm mục đích nuôi dưỡng một cơ thể khỏe mạnh và một tinh thần mạnh mẽ, chính trực. Shim Jae-wan, một võ sư lục đẳng, người điều hành võ đường Yonsei Jung-hoon Taekwondo thuộc Hiệp hội Taekwondo Hàn Quốc, đã dạy môn thể thao này cho thế hệ trẻ với tinh thần trách nhiệm giáo dục cao trong suốt 32 năm qua.

심재완 관장이 본격적인 수련에 들어가기 전, 초등학생 관원들과 함께 명상 훈련을 하고 있다. 태권도는 육체를 단련시키되 그 힘을 절제하는 정신도 함께 연마하는 무도이다. Trước khi bắt đầu tập luyện, Shim Jae-wan hướng dẫn thiền định cho các em học viên nhỏ tuổi. Taekwondo là môn võ thuật tăng cường sức khỏe cơ thể và nuôi dưỡng một tinh thần lành mạnh, luyện kiềm chế.
심재완 관장이 본격적인 수련에 들어가기 전, 초등학생 관원들과 함께 명상 훈련을 하고 있다. 태권도는 육체를 단련시키되 그 힘을 절제하는 정신도 함께 연마하는 무도이다. Trước khi bắt đầu tập luyện, Shim Jae-wan hướng dẫn thiền định cho các em học viên nhỏ tuổi. Taekwondo là môn võ thuật tăng cường sức khỏe cơ thể và nuôi dưỡng một tinh thần lành mạnh, luyện kiềm chế.

지난 5월 30일 세계태권도연맹 한국 대표단이 바티칸 교황청을 찾아 프란치스코 교황 앞에서 태권도 시범을 보였다. 이 행사는 ‘평화는 승리보다 귀하다(La pace è più preziosa del trionfo)’라고 쓰인 현수막을 펼치며 끝났다. 태권도가 심신 단련을 통해 싸우지 않고 평화를 얻는 것이 목표인 무술임을 강조한 퍼포먼스였다.

Vào ngày 30 tháng 5 vừa qua, một phái đoàn Hàn Quốc thuộc Liên đoàn Taekwondo Thế giới đã đến Tòa thánh Vatican để trình diễn taekwondo trước Đức Giáo hoàng Phanxico. Sự kiện kết thúc với một biểu ngữ được giương cao có dòng chữ “Hòa bình quý giá hơn cả chiến thắng” (La pace è più preziosa del trionfo). Đây là màn trình diễn với ý nhấn mạnh rằng taekwondo là một môn võ thuật nhằm mục tiêu hòa bình, không chiến đấu, bằng cách rèn luyện cả thể chất và tinh thần.

한국의 전통 무술을 발전시켜 탄생한 태권도는 한국전쟁 후 널리 보급되었으며, 1970년대부터 사실상 국기로 인정받았다. 그러나 법률적으로는 2018년 3월 30일이 되어서야 비로소 관련 법령의 개정으로 정식 국기가 되었다. 이보다 훨씬 앞서 2000년 시드니 올림픽부터는 정식 종목으로 채택되었고, 전 세계적으로 수련자가 계속 늘고 있다. 서울에 본부를 둔 세계태권도연맹의 회원국은 현재 209개국에 달한다.

Một sự kết hợp và phát triển của võ thuật truyền thống Hàn Quốc, taekwondo, lan truyền rộng rãi sau Chiến tranh liên Triều và được công nhận là môn thể thao quốc gia từ những năm thập niên 1970. Tuy nhiên, theo luật, cho đến ngày 30 tháng 03 năm 2018, nó mới trở thành một môn thể thao quốc gia chính thức do sửa đổi các luật liên quan. Trước đó rất lâu, kể từ Thế vận hội Olympic Sydney năm 2000, taekwondo đã được chọn như là một môn thể thao chính thức và số lượng võ sinh đang gia tăng trên toàn thế giới. Hiện nay, Liên đoàn Taekwondo thế giới đặt trụ sở tại Seoul có 209 quốc gia thành viên.

하지만 국내 사정은 조금 달라 보인다. 1970년대 태권도 붐을 타고 도장이 급속히 늘어났지만, 수련생 확보를 위한 ‘유치원화’와 도장 간 과도한 경쟁이 진행되면서 어린이 전용 ‘놀이 체육’과 엘리트 스포츠의 두 갈래로 성격이 변모한 듯하다.

Nhưng tình hình trong nước có vẻ hơi khác. Vào những năm 1970, sự bùng nổ của taekwondo diễn ra nhanh chóng và số võ đường tăng vọt, nhưng việc “mẫu giáo hóa” để mở rộng số võ sinh và sự cạnh tranh thái quá giữa các võ đường đã chia nó thành hai loại, một là “môn thể thao giải trí” dành cho trẻ em và hai là môn thể thao dành cho các vận động viên.

“해외에는 건강을 위해 태권도를 배우는 사람이 많은데, 국내에서는 기능 위주로 가르쳐요. 미국의 수련자 수는 한국의 열 배쯤 되는데 한 도장에 평균 500명, 많으면 2,000명이나 등록한다고 합니다. 외국에선 가장이 퇴근 후 가족과 함께 배우는 일이 흔하지만, 한국의 회사들은 너무 늦게 끝나서 직장인들이 가족과 함께 수련하기는 어렵죠.”

“Ở nước ngoài, mọi người học taekwondo để giữ sức khỏe nhưng ở Hàn Quốc thì tập trung hàng đầu vào các kỹ năng. Số lượng võ sinh ở Mỹ gấp khoảng mười lần so với Hàn Quốc, trung bình khoảng 500 người/võ đường, nghe nói có nơi có đến 2.000 người đăng ký học. Ở nước ngoài, thường thì họ sẽ học cùng với gia đình mình sau khi hết giờ làm việc nhưng ở công ty Hàn Quốc do giờ làm việc kết thúc rất trễ nên những người đi làm công sở thường rất khó để có thể đi tập cùng với gia đình.”

심재완 관장의 말이다. 해외와 달리 태권도 수련자가 점차 줄고 있는 상황 속에서도 그의 도장엔 늘 활기가 넘친다. Đó là lời của giám đốc võ đường Shim Jae-wan. Không giống như ở nước ngoài, số võ sinh taekwondo đang có xu hướng giảm xuống từ từ nhưng ở võ đường của ông Shim thì vẫn luôn tràn đầy khí thế.

무도의 기본 정신 – Tinh thần thiết yếu

“전국적으로 도장에 등록한 수련생이 평균 50~70명이라고 하는데, 우리 도장은 270~280명 수준입니다. 인근 초등학교의 어떤 반에서는 50~70%가 우리 도장에 다닐 정도죠.” Shim kể, “Số lượng trung bình võ sinh ghi danh ở các võ đường trên cả nước là 50 đến 70 người nhưng ở võ đường của chúng tôi thì có khoảng 270 đến 280 người. Với một số lớp học tại các trường tiểu học gần đó, 50–70% các em là đến võ đường của chúng tôi.”

전국에 산재한 약 1만 4,000개의 태권도장 중에서 이렇게 수련생이 많은 도장은 흔치 않다. 심재완 씨가 도장을 시작한 것이 1986년이니 어느새 32년째다. Trong số 14 nghìn võ đường trên khắp Hàn Quốc, võ đường có võ sinh như vậy không nhiều. Võ đường của giám đốc Shim Jae-wan bắt đầu mở cửa từ năm 1986 và đến nay đã là 32 năm.

“태권도가 어린이 체육 활동이 되면서 닭싸움이나 피구, 레크리에이션 같은 놀이 체육을 통해서 아이들에게 즐거움을 주는 데 치중하는 도장이 많아졌어요. 아이들이 태권도 수련을 힘들어 하니까 놀이로 관심을 끄는 거죠. 그런데 그런 도장에 다니는 아이들은 1년쯤 지나면 절반밖에 안 남아요. 금세 흥미를 잃게 되거든요. 우리 도장 아이들은 보통 5~6년씩 다녀요. 수련을 하면서 한 단계씩 올라가는 진정한 무도의 즐거움을 깨닫고 있는 거죠.”

“Khi taekwondo trở thành một hoạt động thể thao dành cho trẻ em thì nhiều võ đường đã chuyển sang tập trung hơn vào việc mang lại niềm vui cho các em nhỏ bằng những môn thể thao vừa học vừa chơi như môn đá gà, ném bóng và các trò chơi giải trí khác. Vì trẻ con sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình tập taekwondo nên phải thu hút sự chú ý của các em bằng các trò chơi”, Shim nói. “Tuy nhiên, những đứa trẻ đến sân tập kiểu như thế này sau một năm sẽ giảm một nửa số lượng. Vì các em sẽ nhanh chóng mất hứng thú. Những đứa trẻ đến võ đường của chúng tôi thường sẽ đi tập trong 5–6 năm. Các em sẽ nhận ra được tất cả các điểm vui thích trong quá trình tập luyện.”

그도 한때는 놀이 체육을 시도할까 고민하기도 했었다. 하지만 공인 6단인 사범으로서 무도의 기본 정신을 지키려는 책임감으로 오로지 운동으로만 정면 승부해 왔다. Giám đốc Shim cũng từng cân nhắc liệu ông có nên thử đào tạo dựa trên trò chơi hay không. Tuy nhiên, với tư cách là một võ sư lục đẳng được công nhận, ông cả thấy cần phải có trách nhiệm tuân thủ tinh thần cơ bản của võ thuật.

태권도에는 전 세계 공통의 체계가 있다. 심사를 거쳐 무급에서 10급, 9급 하는 식으로 1급까지 올라가고, 그 다음에는 1단, 2단, 3단으로 계속 승격한다. 다만 ‘단’ 칭호는 만 15세 이상에게 주어지며, 그 이하 연령은 단에 해당하는 실력이어도 ‘품’이라는 칭호를 받는다. 도복 위 허리 부분에 매는 띠는 그 등급을 나타내지만 공식적인 것은 아니고, 대개 입문자는 하얀 띠를 매며 검은 띠는 유단자를 뜻한다. 가끔 노란 띠나 빨간 띠 등을 맨 어린 수련생들을 볼 수 있는데, 그 색깔엔 등급의 의미가 없고 어린이들의 의욕을 북돋우기 위해 각 도장이 재량껏 만든 것이다.

Taekwondo có một hệ thống đào tạo cơ bản như nhau trên toàn thế giới. Học viên trải qua các bài kiểm tra sau đó sẽ được thăng cấp (geup) từ cấp 10 đến cấp 9 và cao nhất là cấp 1. Tiếp đó sẽ thăng lên các đẳng (dan), đẳng 1 đến đẳng 2, đẳng 3. Tuy nhiên, danh hiệu đẳng chỉ dành cho võ sinh trên 15 tuổi, tuổi nhỏ hơn cho dù có xứng đáng với bậc đẳng cũng chỉ được nhận danh hiệu gọi là phẩm (poom). Dải đai đeo ở thắt lưng trên bộ võ phục thể hiện đẳng cấp của người mặc nhưng không phải là chính thức, thông thường người mới nhập môn đeo đai màu trắng và đai màu đen là dành cho võ sinh đã có đẳng. Thỉnh thoảng bạn có thể thấy các võ sinh nhỏ tuổi đeo đai màu vàng hay đai màu đỏ nhưng đó không có nghĩa là màu sắc của thăng cấp đai mà là do võ đường tự quyết cho các em đeo để khuyến khích sự nhiệt tình của các em.

단을 높이려면 실력과 시간이 모두 필요하다. 예를 들어 심 관장처럼 6단이 되려면 5단을 따고 5년이 지나야 6단 심사를 받을 수 있다. 현재 한국에서는 9단이 제일 높다. 4단 이상이면서 국기원에서 실시하는 지도자 교육을 받고 자격 시험에 합격한 사람은 심 관장처럼 ‘사범’ 칭호를 받는다. 도장에서 함께 일하는 그의 아들은 5단, 딸은 4단이라고 한다.

Để thăng đẳng cần cả thời gian và kỹ năng. Theo lời của giám đốc võ đường Shim, nếu muốn được đẳng 6 thì phải đeo đẳng 5 trong 5 năm và sau đó phải thi kiểm tra để thăng lên đẳng 6. Hiện nay, ở Hàn Quốc, đẳng 9 là cao nhất. Nếu đạt được cao hơn đẳng 4 thì có thể được tập huấn để trở thành huấn luyện viên ở Kukkiwon và giống như giám đốc Shim, người đã thi đậu kỳ thi sát hạch, sẽ được gọi là võ sư (sabeom). Con trai ông đã đạt được đẳng 5 và con gái là đẳng 4, đang cùng làm ở võ đường với ông.

여학생 관원들이 서울 광화문 광장에서 멋진 발차기를 보여 주고 있다. 심 관장의 ‘발차기 여행’ 프로그램은 특히 여학생들에게 사기를 올려주고 추억을 선물하기 위해 기획된 것으로 그는 몇 해째 사진과 영상을 도장 블로그에 올려 기록으로 남기고 있다. Học viên của Võ sư Taekwondo Shim biểu diễn tài năng đá cao của họ tại Quảng trường Gwanghwamun, trung tâm thủ đô Seoul. Shim đã phát triển Chương trình “Chuyến du hành của cú đá cao” để nâng cao tinh thần chiến đấu của võ sinh nữ và lưu lại cho họ kỷ niệm đẹp. Ⓒ 심재완
여학생 관원들이 서울 광화문 광장에서 멋진 발차기를 보여 주고 있다. 심 관장의 ‘발차기 여행’ 프로그램은 특히 여학생들에게 사기를 올려주고 추억을 선물하기 위해 기획된 것으로 그는 몇 해째 사진과 영상을 도장 블로그에 올려 기록으로 남기고 있다. Học viên của Võ sư Taekwondo Shim biểu diễn tài năng đá cao của họ tại Quảng trường Gwanghwamun, trung tâm thủ đô Seoul. Shim đã phát triển Chương trình “Chuyến du hành của cú đá cao” để nâng cao tinh thần chiến đấu của võ sinh nữ và lưu lại cho họ kỷ niệm đẹp. Ⓒ 심재완

기획력이 돋보이는 프로그램 – Chương trình được kế hoạch tốt

심재완 씨는 1962년 충청북도의 한 산골에서 7남매의 막내로 태어났다. 예닐곱 살 때 옆 동네에 태권도장이 생겼는데, 호기심은 있었지만 돈이 없어 다닐 수 없었다. 나중에 어린 소년의 형편을 알게 된 그 도장의 관장은 무료로 레슨을 해 주었고, 그 덕에 태권도를 접할 수 있었다. 재미를 느낀 그는 중학교를 졸업하고 서울로 이사온 후에도 수련을 계속했다. 고등학교 때는 가정 형편을 고려해 대학 진학을 포기하는 대신 태권도를 자신의 진로로 선택했다. 졸업과 함께 도장에 사범으로 취직했고, 결혼한 후에는 세를 내서 소규모의 도장을 차렸다. 그 도장을 30년 동안 운영하다가 2016년에 신축 건물의 지하층을 매입해 규모를 넓혔다.

Shim Jae-wan sinh năm 1962, là con út trong gia đình bảy anh chị em tại một ngôi làng miền núi ở Chungcheongbuk-do. Lúc ông khoảng 7 tuổi, gần khu Shim sống có một võ đường taekwondo, tuy tò mò nhưng vì không có tiền nên Shim đã không thể theo học. Sau đó, giám đốc võ đường này biết được hoàn cảnh của cậu bé Shim nên đã dạy những bài học miễn phí cho cậu, nhờ đó ông đã tiếp cận được môn võ taekwondo. Nhận thấy môn võ này thú vị nên sau khi tốt nghiệp trung học, chuyển nhà lên Seoul, ông vẫn tiếp tục luyện tập. Giai đoạn học ở trường trung học phổ thông, cân nhắc hoàn cảnh gia đình, ông từ bỏ con đường học lên đại học và chọn taekwondo là con đường sự nghiệp của mình. Tốt nghiệp xong, ông xin vào làm huấn luyện viên trong võ đường và sau khi kết hôn, có điều kiện, ông lập nên một võ đường nhỏ. Võ đường hoạt động được 30 năm đến năm 2016 ông đã mua lại tầng hầm của một tòa nhà mới xây và mở rộng quy mô võ đường.

Bài viết liên quan  한복 - Trang phục truyền thống Hanbok

체계적으로 공부가 하고 싶었던 그는 연세대학교 평생교육원 태권도학과에 진학해 1기 졸업생이 되었고, 경희대학교 체육대학원 태권도학과에 들어가 학구열을 이어갔다. 그렇게 이론적인 틀을 쌓아가면서 기획력도 높여 갔다. Do mong muốn học một cách có hệ thống nên ông đã theo học Khoa Taekwondo thuộc Viện giáo dục thường xuyên, Đại học Yonsei và trở thành người tốt nghiệp khóa đầu tiên. Ông tiếp tục niềm say mê học tập của mình bằng việc theo học tại Khoa Taekwondo, trường Cao học Thể dục thể thao, Đại học Kyung Hee. Và như vậy, các khóa học không chỉ cải thiện nền tảng lý thuyết võ thuật mà còn tăng cường khả năng thực hiện kế hoạch của ông.

서울 광진구 구의동에 있는 그의 도장은 그의 남다른 기획력을 증명하는 현장이다. 일반적으로 태권도장들은 9 대 1 정도로 남자 수련생이 많지만, 심 관장의 도장은 남녀 비율이 6 대 4쯤 된다. 심 관장은 그런 특성을 십분 살린 프로그램을 짰다. 보통 한쪽 다리로 서서 다른 쪽 다리를 직선으로 차올리는 발차기는 여자 수련생들이 남자 수련생들보다 두세 배 잘한다. 그래서 ‘발차기 여행’이라는 프로그램을 시작했다. 여행지는 서울 시내가 되기도 하고, 때로는 미국이나 베트남 등 해외가 되기도 한다. 수련생들이 여행지의 자연이나 색다른 풍경을 배경으로 멋지게 발차기를 하면 심 관장이 그 모습을 사진이나 영상으로 찍어 기록한다. 그는 이 발차기 여행을 위해 영상 제작 기법도 배웠는데, “동영상을 블로그와 유튜브에 올리는 작업이 최고의 행복”이라고 말한다.

Võ đường của giám đốc Shim ở Guui-dong, Gwangjin-gu, Seoul là hiện thực chứng minh cho khả năng lập kế hoạch phi thường của ông. Thông thường hầu hết các võ đường sẽ có tỷ lệ võ sinh nam nữ là 9/1 nhưng ở võ đường của ông thì có tỷ lệ võ sinh nam nữ là 6/4. Giám đốc Shim đã phát triển một chương trình làm nổi bật đặc tính của tỷ lệ này. Bình thường, các võ sinh nữ thực hiện tốt hơn từ hai đến ba lần so với các võ sinh nam trong trường hợp đứng một chân và chân còn lại đá thẳng lên cao. Điều này đã truyền cảm hứng cho giám đốc Shim phát triển chương trình có tên gọi là “Chuyến du hành của cú đá cao”. Điểm đến có thể ở trung tâm thành phố Seoul, và đôi khi ở nước ngoài, chẳng hạn như Mỹ hoặc Việt Nam. Giám đốc Shim sẽ chụp hình và quay phim lại những hình ảnh các võ sinh thực hiện cú đá cao ấn tượng, sử dụng cảnh quan thiên nhiên hoặc phong cảnh độc đáo làm nền. Ông cũng học được các kỹ thuật thực hiện các đoạn phim về chuyến du hành của cú đá và ông nói rằng, “Tôi rất vui khi tải các đoạn phim này lên blog hay YouTube”.

“아이들에게 어린 시절의 추억을 만들어 주고 싶었거든요. 특히 여자 수련생들이 나중에 엄마가 된 후 제가 촬영한 동영상을 자신들의 아이들에게 보여 주며 힘을 얻었으면 좋겠어요.”
또 하나, 그의 기획력을 보여 주는 일이 있다. 한국태권도도구수련원(Korea Taekwondo Tool Training Center) 대표이기도 한 그가 의욕적으로 벌이고 있는 ‘도구 수련’이 그것이다.

“Tôi muốn lưu lại kỷ niệm thời trẻ cho các em. Đặc biệt là các võ sinh nữ vì sau này khi trở thành mẹ, các em có thể cho con của mình xem các đoạn phim này, tôi muốn tiếp thêm sức mạnh cho các em.”
Một điều nữa thể hiện được khả năng lập kế hoạch của giám đốc Shim đó là ông còn là giám đốc của Trung tâm đào tạo công cụ Taekwondo Hàn Quốc (Korea Taekwondo Tool Training Center) vì ông là một người say mê với “Tập luyện bằng công cụ”.

“도구 수련은 다른 사범이 개발했지만 널리 퍼지진 못했어요. 저는 그것을 여러 단계로 나누어 교육에 접목시키고 있어요. 지금까지의 태권도 수련은 사범이 일방적으로 시키는 것이었지만, 도구를 이용하면 수련생들이 스스로 할 수 있어요. 예를 들어 예전엔 다리가 완전히 벌어지지 않는 아이들의 다리를 사범들이 몸을 눌러서 억지로 벌어지게 하곤 했는데, 도구 수련을 계속하면 아이들이 혼자 할 수 있어요. 처음엔 키 작은 도미노를 차서 넘어뜨리다가 점차 더 높은 도미노에 도전하고, 결국 목표치에 도달하는 거죠.”

“Tập luyện bằng công cụ đã được một huấn luyện viên trước tôi khởi động nhưng nó chưa được phổ biến rộng rãi. Tôi đã chia chương trình tập luyện bằng công thành nhiều giai đoạn nhỏ và đưa vào giảng dạy. Cho đến bây giờ, tất cả các khóa đào tạo taekwondo đều do huấn luyện viên trực tiếp hướng dẫn nhưng nếu sử dụng công cụ thì các võ sinh có thể tự mình luyện tập một số thứ. Ví dụ, trong quá khứ, chân của những đứa trẻ không mở rộng hoàn toàn ra được và các huấn luyện viên thường ấn người các em xuống để buộc chân các em phải mở ra, nhưng nếu thực hành bằng công cụ thì các em có thể tự làm được. Ban đầu, chúng tôi đá một con domino thấp và đánh bật nó, rồi dần dần những con domino cao hơn cho đến khi, cuối cùng, chúng tôi đạt được mục tiêu của mình.”

늘 다정한 할아버지 같은 심 관장이지만, 아이들이 자신보다 약하거나 어린 친구들을 괴롭히는 것만은 용납하지 않는다. Giám đốc Shim luôn là một người ông thân thiện nhưng không tha thứ cho bất cứ võ sinh nào ức hiếp các bạn nhỏ tuổi hoặc yếu hơn.

Bài viết liên quan  한국 이동통신 속도, 아태지역 25개국 중 1위 - Hàn Quốc đứng đầu châu Á – Thái Bình Dương về tốc độ tải xuống mạng di động

남아 있는 마지막 꿈 – Giấc mơ cuối cùng còn lại

그는 매일 아침 8시 반에 일어나 11시쯤 도장에 도착하면 바로 도복으로 갈아입고 사범들과 함께 실내를 정돈한다. 11시 30분쯤 사범들과 식사를 하고 나면 그는 교육 프로그램을 관리하고, 다른 사범들은 초등학교 수련생들을 데려오기 위해 인근 학교로 향한다. 이 도장에는 두 대의 12인승 미니버스가 있다. 버스를 타고 12시 반에서 2시 사이에 도장에 도착한 아이들은 모두 도복으로 갈아입고 수련을 시작한다.

Giám đốc Shim thường thức dậy vào lúc 8 giờ rưỡi sáng và khoảng 11 giờ đến võ đường, đến nơi ông thay ngay võ phục và cùng với các huấn luyện viên khác chuẩn bị phòng tập. Khoảng 11 giờ rưỡi, ông thường ăn trưa với các huấn luyện viên và quản lý các chương trình giảng dạy, sau bữa trưa, ông quản lý chương trình giảng dạy còn các huấn luyện viên thì đi đến các trường gần đó để đưa các em võ sinh lứa tuổi tiểu học về võ đường. Võ đường có hai xe buýt nhỏ 12 chỗ. Các em đi xe buýt này đến võ đường khoảng tầm 12 giờ rưỡi và đến 2 giờ, tất cả các em thay võ phục và bắt đầu tập luyện.

심 관장의 일과는 모든 수련생이 떠나고 도장을 대충 정리한 후인 밤 10시에서 11시 사이까지 길게 이어진다. 그는 “집에 돌아가 씻고 뭐 좀 먹고 수련생들 사진들을 블로그와 유튜브에 올리다 보면 보통 새벽 1시 반이나 2시쯤 잠자리에 들지만, 숙달돼서 그런지 별로 힘들지는 않다”고 말한다.

Lịch làm việc của giám đốc Shim kéo dài đến khoảng 10–11 giờ khuya, sau khi các võ sinh ra về thì ông dọn dẹp sơ qua võ đường. Ông nói, “Tôi thường về nhà, tắm rửa, ăn uống chút ít, đăng tải các đoạn phim của các em lên blog và YouTube và thường là khoảng 1–2 giờ sáng tôi đi ngủ, quen việc rồi nên cũng không thấy mệt mỏi gì cả.”

“좀 피곤하다 싶을 때는 집에서 쉬면서 아이들 발차기 운동하는 사진을 보면 저절로 힐링이 되죠.” “Nếu thấy hơi mệt thì về nhà nghỉ ngơi, xem hình các em tập đá tự nhiên lại thấy khỏe.”

남들이 보면 그의 일상은 태권도가 전부이지만, 그는 자신의 하루하루를 항상 새로워한다. Theo mọi người nhìn, taekwondo là tất cả cuộc sống thường nhật của ông nhưng ông luôn làm mới mỗi ngày của mình.

“처음 도장을 열 때 세 가지 꿈을 가졌어요. 내 집을 마련하는 것, 갖고 싶은 차를 사는 것, 그리고 내 소유의 공간에 도장을 차리는 것이 꿈이었죠. 이 꿈들을 다 이루었어요.” “Khi mới mở võ đường, tôi có đến ba ước mơ. Đó là mua nhà, mua xe và mở võ đường trên không gian mà tôi sở hữu. Những ước mơ này tôi đều đã thực hiện được.”

이제 남은 꿈은 단 하나, 현재 50대 후반인 그는 70세가 될 때까지 아이들이 태권도를 하며 잘 자랄 수 있도록 돕고 싶단다. 하지만 그의 생각과 달리 현실은 안타까울 때가 많다. Bây giờ, bước vào độ tuổi cuối 50, ông chỉ còn một ước mơ, đó là tiếp tục hướng dẫn trẻ em phát triển tốt với taekwondo cho đến khi ông 70 tuổi. Tuy nhiên, cũng có nhiều lúc đáng tiếc, hiện thực không như ý tưởng của ông.

“요즘 아이들이 예전 아이들보다 정신적으로 약한 것 같아요. 과잉 보호하는 어머니들이 많기도 하고요. 형제자매 없이 혼자 크는 아이들이 많다 보니 양보, 배려, 협동심 같은 것이 없고 툭하면 싸워요. 심지어 배가 불러서 음식을 버릴지언정 남에게 주진 않아요. 늘 받기만 해서 나누는 걸 모르는 거죠. 체격은 커졌지만 체력은 약해졌고, 골밀도와 근력 같은 것도 감소했어요.”

“Dạo này trẻ em hình như yếu hơn về tinh thần so với trẻ em ngày xưa. Có nhiều bà mẹ bảo vệ con quá mức. Nhiều đứa trẻ lớn lên một mình mà không có anh chị em nên không biết nhường nhịn, hợp tác và hơi một tí là đánh nhau. Thậm chí no bụng rồi các em cũng bỏ đồ ăn đi, không cho người khác. Thường các em chỉ biết nhận mà không biết cách chia sẻ. Những đứa trẻ ngày càng cao hơn nhưng chúng thiếu sức chịu đựng và đã có sự suy giảm thực sự về mật độ xương và sức mạnh cơ bắp.”

아이들의 그런 모습을 볼 때면 속상하지만 “그럴수록 태권도의 역할이 더욱 중요하다”는 게 그의 생각이다. 처음 도장에 오는 아이들에게 존댓말을 가르치고 명상 훈련을 시키는 것도 기본 인성을 키우기 위해서다. 늘 다정한 할아버지 같은 심 관장이지만, 아이들이 자신보다 약하거나 어린 친구들을 괴롭히는 것만은 용납하지 않는다.

Khi nhìn thấy những đứa trẻ như thế này, Shim cảm thấy buồn nhưng ông lại nghĩ “thực hiện được vai trò của taekwondo đối với các em quan trọng hơn”. Những đứa trẻ mới đến tập ở võ đường sẽ được dạy kính ngữ và tập ngồi thiền để nâng cao nhân tính cơ bản. Giám đốc Shim luôn là một người ông thân thiện nhưng không tha thứ cho bất cứ võ sinh nào ức hiếp các bạn nhỏ tuổi hoặc yếu hơn.

“운동으로 몸만 강해지면 아무 소용이 없어요. 태권도는 육체적으로 강해지되 그 힘을 절제하는 정신도 함께 연마하는 거예요. 몸을 쓸 줄 알게 되면 행동에 더욱 조심해야 하고, 남보다 세졌으면 남을 도와야지 피해를 주면 안 되는 거죠.” “Không có ích gì nếu chỉ có khỏe vềthể lực. Taekwondo tăng cường thể chất và điều tiết sức mạnh ấy bằng tinh thần. Khi biết sử dụng sức lực thể chất thì càng phải thận trọng trong hành động của mình, nếu đã mạnh hơn người khác thì nên giúp đỡ chứ không nên làm tổn hại ai.”

자기보다 어린 친구들을 괴롭힌 수련생이 받는 벌 중에는 검은 띠를 하얀 띠로 바꾸는 것도 있다. 하얀 띠는 처음 시작할 때 매는 것이니, “네 머리와 마음을 고쳐 처음부터 다시 시작하라”는 뜻이 담긴 벌이다. Võ sinh bắt nạt các bạn nhỏ tuổi hơn sẽ bị nhận một trong các hình phạt là bị đổi đai đen thành đai trắng. Khi đeo đai trắng là xem như bắt đầu như lúc đầu, hình phạt đó có nghĩa là “hãy chỉnh đốn đầu óc và tâm trí của mình, hãy bắt đầu lại từ đầu”.

텅 비었던 도장 안이 도복 입은 아이들로 북적이기 시작했다. ‘심 사범’의 얼굴이 환해졌다. ‘평화는 승리보다 귀하다’라는 말의 뜻을 알 것 같았다. Căn phòng trống lúc nãy đã chật kín các em mặc võ phục. Khuôn mặt của “Huấn luyện viên Shim” bừng sáng. Đây chính là “Hòa bình quý giá hơn cả chiến thắng”.

김흥숙(Kim Heung-sook 金興淑) 시인
Kim Heung-sook, Nhà thơ
Ahn Hong-beom, Ảnh.
Huỳnh Minh Tú, Dịch.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here