국립경주박물관 – Bảo tàng Quốc gia Gyeongju

0
169

박물관은 한 나라의 역사와 문화가 살아 숨 쉬고 과거와 현재, 미래가 공존하는 공간이다. 또한 그 나라의 문화의 힘을 확인할 수 있는 장소이기도 하다. 코리아넷이 대한민국의 지역별 국립박물관 6곳을 선정, 그곳에서 놓쳐선 안될 대표 소장품을 소개한다. 국립중앙박물관에 이어 두 번째로 신라의 문화유산을 한 눈에 살필 수 있는 국립경주박물관으로 가본다.

Bảo tàng luôn được biết đến như một không gian chứa đựng hơi thở của quá khứ, hiện tại và tương lai về văn hóa và lịch sử của một quốc gia. Đồng thời cũng là nơi có thể kiểm chứng được sức mạnh mềm về văn hóa của một nước.

Korea.net đã chọn ra 6 bảo tàng quốc gia theo từng khu vực của Hàn Quốc, và giới thiệu những hiện vật, không gian,… mà khách tham quan không nên bỏ lỡ khi ghé thăm bảo tàng. Tiếp nối Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc, hãy cùng ghé thăm Bảo tàng Quốc gia Gyeongju, nơi cất giữ những di sản văn hóa của triều đại Silla.

1. 마립간의 권위와 신성함을 보여주는 ‘금관’ – “Vương miện vàng”, biểu tượng quyền lực của đấng đế vương và sự thiêng liêng

▲ 신라는 마립간이라는 지배자를 중심으로 고대 국가의 틀을 갖추기 시작했는데 왕과 왕족, 최고 귀족들만 독점적으로 황금장신구를 소유했다고 한다. 그들에게 황금은 곧 권력의 상징이었고 특히 ‘금관’은 그 중에서도 최고 권위자만이 쓸 수 있었던 위세품이었다. Ở triều đại Silla, vàng là biểu tượng của quyền lực mà chỉ có người trong hoàng gia hay các quý tộc mới được phép sử dụng, trong đó “vương miện vàng” là vật mà chỉ có người có quyền lực cao nhất mới được phép sử dụng. (Ảnh: Lee Jun Young / Korea.net)
▲ 신라는 마립간이라는 지배자를 중심으로 고대 국가의 틀을 갖추기 시작했는데 왕과 왕족, 최고 귀족들만 독점적으로 황금장신구를 소유했다고 한다. 그들에게 황금은 곧 권력의 상징이었고 특히 ‘금관’은 그 중에서도 최고 권위자만이 쓸 수 있었던 위세품이었다. Ở triều đại Silla, vàng là biểu tượng của quyền lực mà chỉ có người trong hoàng gia hay các quý tộc mới được phép sử dụng, trong đó “vương miện vàng” là vật mà chỉ có người có quyền lực cao nhất mới được phép sử dụng. (Ảnh: Lee Jun Young / Korea.net)

박물관 내 신라역사관 제2전시실에는 유독 사람들이 몰리는 곳이 있다. 멀리서도 ‘우와~’하는 감탄사가 들려오는 그곳에는 눈부신 황금빛을 뿜어내는 신라시대 ‘금관’이 전시돼 있다.

Có một nơi được nhiều du khách đặc biệt tìm đến, là Phòng triển lãm thứ 2 Khu lịch sử Silla nằm trong Bảo tàng Quốc gia Gyeongju, thành phố Gyeongju, tỉnh Gyeongsangbuk-do. Ở nơi này, một “vương miện vàng” từ triều đại Silla phát ra những tia sáng vàng rực rỡ, đến mức đứng từ xa cũng có thể nghe thấy những câu cảm thán đầy kinh ngạc.

우뚝 솟은 나뭇가지와 사슴뿔 모양 장식. 거기에 동글동글한 달개와 태아 모양의 비취색 곡옥(曲玉)이 금실에 엮여 빼곡하게 매달려 있다. 그것도 모자라 금관 좌우에는 드리개가 길게 늘어져 있고, 금관의 주인공을 더 화려하게 꾸며줄 허리띠까지. 과연 ‘황금의 나라’라 불린 신라답게 모든 게 금이다.

Những cành cây cao chót vót cùng họa tiết trang trí hình gạc hươu, cùng với những viên đá hình dấu phẩy màu ngọc bích và miếng vàng mỏng hình tròn được treo lủng lẳng. Hơn nữa, những chiếc mặt dây chuyền dài treo ở bên trái và bên phải của vương miện, cũng như một chiếc thắt lưng càng tạo thêm vẻ xa hoa cho người đeo vương miện. Đúng như tên gọi “đất nước của vàng”, tất cả mọi thứ của Silla đều là vàng.

이 금관은 경상북도 경주시 황남동 천마총에서 출토된 것으로 무덤의 주인은 500년 전후에 살았던 왕 또는 최고 왕족으로 추정된다.
Chiếc vương miện bằng vàng này được khai quật từ Lăng mộ Cheonmachong ở phường Hwangnam-dong, thành phố Gyeongju, tỉnh Gyeongsangbuk-do, và chủ nhân của ngôi mộ được cho là một vị vua hoặc gia đình hoàng gia cao nhất sống vào khoảng năm 500 trước SCN.

Bài viết liên quan  부산, 한 편의 시(詩)로 출렁이다 - Dạt dào Busan qua một trang thơ

김대환 국립경주박물관 학예연구사는 관람할 때 가장 중요한 포인트로 금관의 ‘의장’(디자인)을 꼽는다. 금관의 나뭇가지 모양에 대해 “고대사회에서 나무는 하늘과 땅을 이어주는 신성한 존재로 여겼다”며 “신라의 왕들은 자신의 권력 역시 신성한 것이라 과시하기 위해 나무에서 모티브를 가져왔다”고 설명했다. 금관을 쓰고 움직이면 달개와 곡옥이 흔들리면서 소리가 나는데 이것 역시 지배자의 위엄을 나타내는 거라고.

Kim Daehwan, giám tuyển của bảo tàng đã chọn “thiết kế” của vương miện vàng là điểm nhấn quan trọng nhất khi tham quan. Về hình dáng các cành của vương miện vàng, Kim giải thích: “Trong xã hội cổ đại, cây cối được coi là sinh vật thiêng liêng nối liền trời và đất. Vậy nên các vị vua của Silla lấy ý tưởng thiết kế từ cây cối để thể hiện rằng quyền lực của họ cũng rất thiêng liêng”.

Khi vương miện vàng được đeo và di chuyển, những miếng vàng mỏng hình tròn và viên đá hình dấu phẩy sẽ rung chuyển và phát ra âm thanh, điều này cũng tượng trưng cho phẩm giá của người cai trị.

전 세계에서 출토된 금관은 10여 개 정도인데 그 중 무려 6점이 신라시대의 금관이다. 6점 가운데서도 이곳 국립경주박물관에 전시되어있는 금관이 가장 호화스럽고 발전된 모습을 보여준다.
Có khoảng 10 chiếc vương miện bằng vàng được khai quật trên khắp thế giới và có tới 6 chiếc trong số đó có từ thời Silla. Và chiếc vương miện bằng vàng được trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia Gyeongju được cho là có vẻ ngoài sang trọng và cao cấp nhất.

화려하디 화려한 금관을 쓰고 귀걸이, 목걸이, 허리띠, 신발까지 황금으로 두른 채 자신의 권력을 뽐냈을 당시 왕과 왕족의 모습을 상상해 보는 것도 좋은 관람 방법 중 하나가 될 듯하다.
Một trong những cách tốt nhất để xem triển lãm là hãy tưởng tượng các vị vua và gia đình hoàng gia vào thời điểm đó, thể hiện quyền lực của mình bằng cách đội những chiếc vương miện, hoa tai, vòng cổ, thắt lưng và thậm chí cả giày dát vàng xa hoa.

2. 아름답고도 긴 여운을 남기는 종소리, ‘성덕대왕신종’ – “Chuông của vua Seongdeok”, tiếng chuông để lại ấn tượng đẹp và lâu dài

▲ 1962년 국보로 지정된 '성덕대왕신종'을 두고 독일의 한 저명한 학자는 “이 종 하나만으로 박물관을 지을 수 있을 정도”라고 평가하기도 했다. “Chuông của vua Seongdeok” đã được chỉ định là bảo vật quốc gia vào năm 1962. (Ảnh: Lee Jun Young / Korea.net)
▲ 1962년 국보로 지정된 ‘성덕대왕신종’을 두고 독일의 한 저명한 학자는 “이 종 하나만으로 박물관을 지을 수 있을 정도”라고 평가하기도 했다. “Chuông của vua Seongdeok” đã được chỉ định là bảo vật quốc gia vào năm 1962. (Ảnh: Lee Jun Young / Korea.net)

박물관 정문을 지나 안뜰로 들어서면 바깥에 전시돼 있는 커다란 종이 보인다. 신라 최고의 기술자들이 만들어 낸 높이 366cm, 무게 18.9톤에 이르는 ‘성덕대왕신종’이다.
Khi đi qua cổng chính của bảo tàng và bước vào sân, một chiếc chuông lớn được trưng bày bên ngoài sẽ hiện ra trước mắt. Đây là “Chuông của vua Seongdeok”, cao 366 cm và nặng 18,9 tấn, được tạo ra bởi những kỹ sư giỏi nhất của Silla.

신라 제35대 왕인 경덕왕이 돌아가신 아버지 성덕대왕을 위해 만들기 시작해 아들인 혜공왕에 의해 완성된 종으로 ‘봉덕사종’, ‘에밀레종’이라 불리기도 한다.

Vua Kyoungdeok, vị vua thứ 35 của triều đại Silla, đã bắt đầu làm chuông để tưởng nhớ người cha đã qua đời của mình là Vua Sungdeok và sau đó được hoàn thành dưới sự chỉ đạo của con trai là Hoàng tử Hye Kong, được gọi là ‘Chuông Bongdeoksa’ hoặc ‘Chuông Emile’.

종의 가장 위 끝에 있는 종뉴(큰 종을 매다는 고리)는 용이 여의주를 물고 있는 모습을 하고 있다. 밑으로 내려와 종의 몸체를 살펴보면 위에는 보상당초무늬와 연꽃 무늬가, 그 아래에는 종의 백미라 할 수 있는 아름다운 ‘비천상’이 새겨져 있다.

Dây chuông trên đỉnh của chuông (vòng để treo quả chuông) giống như một con rồng đang ngậm viên ngọc rồng trong miệng. Xuống phía dưới và nhìn vào thân chuông, những hoa văn trang trí hình hoa sen được khắc trên thân, bên dưới có hình ảnh của một nàng tiên bay lên giữa mây hoa và bầu trời tuyệt đẹp, có thể nói là điểm nhấn của chiếc chuông.

▲ 성덕대왕신종에 새겨져 있는 ‘비천상’의 모습. 성덕대왕신종을 만들 때 어린 아이를 같이 넣었다는 전설이 있었지만 실제 종의 재질을 과학적으로 분석해본 결과 이는 사실이 아닌 것으로 밝혀졌다. 그만큼 만들기 어려웠다는 걸 상징적으로 보여주기 위한 것으로 풀이된다. Hình ảnh của 'Vị thần trên bầu trời' được khắc trên chuông của Vua Sungdeok. Dù có một truyền thuyết rằng có một đứa trẻ được đưa vào khi tạo ra chuông của Vua Sungdeok, nhưng sau khi phân tích vật liệu của chiếc chuông theo phương pháp khoa học, nó đã được xác định là không đúng. Điều này được giải thích là để thể hiện sự khó khăn trong quá trình làm chuông.
▲ 성덕대왕신종에 새겨져 있는 ‘비천상’의 모습. 성덕대왕신종을 만들 때 어린 아이를 같이 넣었다는 전설이 있었지만 실제 종의 재질을 과학적으로 분석해본 결과 이는 사실이 아닌 것으로 밝혀졌다. 그만큼 만들기 어려웠다는 걸 상징적으로 보여주기 위한 것으로 풀이된다. Hình ảnh của ‘Vị thần trên bầu trời’ được khắc trên chuông của Vua Sungdeok. Dù có một truyền thuyết rằng có một đứa trẻ được đưa vào khi tạo ra chuông của Vua Sungdeok, nhưng sau khi phân tích vật liệu của chiếc chuông theo phương pháp khoa học, nó đã được xác định là không đúng. Điều này được giải thích là để thể hiện sự khó khăn trong quá trình làm chuông.

‘비천’은 불교에서 말하는 하늘을 날아다닌다는 여자 선인으로, 무릎을 꿇은 채 무언가를 간절히 빌며 하늘로 올라가는 듯한 모습을 하고 있다. 이현태 학예연구사는 “종소리를 통해 하늘과 땅을 연결시켜 주고 그것을 비천상으로 형상화한 것”이라고 해석한다.

Trong Phật giáo Hàn Quốc, “Bicheon” là từ ngữ dùng để nói đến một tiên nữ bay lượn trên bầu trời, với tư thế quỳ gối và tha thiết cầu nguyện một điều gì đó. Giám tuyển Lee Hyuntae giải thích “nó là sự kết nối giữa trời và đất thông qua tiếng chuông”.

종에 새겨진 무늬는 좌우가 정확히 대칭을 이루고 있는 것 역시 특징. 좌우로 한 쌍씩, 모두 네 상이 부조돼 있는데, 이 학예연구사는 “남아있는 종 중에 이렇게 큰 종도 없지만 지금 당장 디자인으로 활용해도 손색이 없을 정도”라며 “통일신라 과학 기술의 총집합체”라고 설명했다.

Một đặc điểm khác của hoa văn khắc trên chuông là mặt trái và mặt phải đối xứng một cách chuẩn xác. Có bốn hình được chạm nổi trên chiếc chuông, hai hình bên phải và hai hình bên trái. Về điều này, Lee cho biết: “Không có chiếc chuông nào lớn như vậy còn tồn tại nhưng chiếc chuông có một không hai này ngày nay có thể được sử dụng cho mục đích thiết kế. Nó là bộ sưu tập khoa học và công nghệ của Silla Thống nhất”.

Bài viết liên quan  기술이 바꾸는 예술 경험 방식 - Trải nghiệm nghệ thuật được công nghệ hóa

비록 녹음된 것이긴 하지만 매시 20분 간격으로 종소리를 들을 수 있다. 은은하게 꽤 오랫동안 울려 퍼지는 종소리를 들으며 비천상을 바라보고 있노라면 마음이 편안해지는 걸 느낄 수 있다.
Mặc dù được ghi âm nhưng cứ 20 phút lại có thể nghe thấy tiếng chuông một lần. Nếu vừa nhìn ngắm “Bicheonsang”, vừa lắng nghe tiếng chuông ngân kéo dài thì có thể giúp cho tâm hồn cảm thấy bình yên, thoải mái hơn.

3. 아픈 사람을 낫게 해주는 ‘약사여래’ – “Dược Sư Như Lai”, chữa lành người bệnh

▲ '약사여래'는 통일신라시대 800년 전후 경에 제작한 것으로 알려져 있으며 국보로 지정돼 있다. Tượng “Dược Sư Như Lai” được biết là đã được sản xuất vào khoảng 800 năm trước vào thời Silla Thống nhất, và đã được chỉ định là bảo vật quốc gia. (Ảnh: Lee Jun Young / Korea.net)
▲ ‘약사여래’는 통일신라시대 800년 전후 경에 제작한 것으로 알려져 있으며 국보로 지정돼 있다. Tượng “Dược Sư Như Lai” được biết là đã được sản xuất vào khoảng 800 năm trước vào thời Silla Thống nhất, và đã được chỉ định là bảo vật quốc gia. (Ảnh: Lee Jun Young / Korea.net)

불교에서 약사여래는 모든 질병을 치료해 주고 수명을 연장해 주며 사람들의 생활에 직접적인 이익을 주는 부처로 널리 알려져 있다. 박물관 신라미술관 불교조각 3실에 있는 ‘약사여래’가 많은 이들의 사랑을 받고 있는 것도 그러한 연유에서다.

Trong Phật giáo, “Dược Sư Như Lai” là vị Phật có thể chữa lành bách bệnh, kéo dài tuổi thọ và trực tiếp mang đến phước lành trong đời sống của mọi người. Đó cũng là lý do, bức tượng “Dược Sư Như Lai” được trưng bày ở Phòng 3 Điêu khắc Phật giáo Khu Nghệ thuật Silla của bảo tàng được rất nhiều người yêu mến.

높이가 180cm에 가까운 큰 체구의 ‘약사여래’는 조형적으로 완성미가 뛰어나지만 두 손이 없다. 팔을 든 자세와 사진으로 남아있는 옛 자료를 통해 약단지로 보이는 물체를 왼손에 든 모습으로 보아 약사여래라 추정하고 있다.

Tượng “Dược Sư Như Lai” có thân hình to lớn, cao gần 180 cm, được điêu khắc hoàn chỉnh nhưng không có tay. Bức tượng được phỏng đoán là Phật Dược Sư, dựa trên những bức ảnh cũ còn sót lại và tư thế giơ tay, thực tế là ông đang cầm một vật trông giống như lọ thuốc ở tay trái.

신명희 학예연구사는 약사여래의 뒷면을 눈 여겨 보길 추천한다. 불상의 뒤를 살펴보면 정수리와 머리, 등 뒤에 커다란 구멍이 있는데, 이는 불상을 만든 뒤 내형토(內型土)를 제거할 때 사용했다. 고도의 기술이 없으면 이러한 대형 불상을 만들기 어렵기에 그 과정에서 필요한 요소들이 불상의 뒷면에 보인다는 것.

Giám tuyển Shin Myung-Hee đã khuyên khách tham quan nên nhìn vào phía sau tượng Phật Dược Sư, vì nếu nhìn vào mặt sau của tượng Phật, sẽ thấy được những lỗ lớn trên đỉnh đầu, đầu, dùng để tháo khuôn bên trong sau khi làm tượng Phật. Khó có thể tạo ra một bức tượng Phật lớn như vậy nếu không có công nghệ tiên tiến, nên các yếu tố cần thiết trong quá trình này đều được thể hiện rõ ở mặt sau của bức tượng.

그러면서 “박물관에 오시거든 부디 약사여래를 만나 자신과 가족의 건강을 빌어보시길 바란다”고 전했다. Shin đề xuất, “nếu đến bảo tàng hãy gặp tượng Dược Sư Như Lai và cầu nguyện cho sức khỏe của bản thân và gia đình”.

# 국립경주박물관 더 즐기기 – Típ nhỏ khi đến Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc

– 금관이 출토된 천마총을 직접 방문해보는 건 어떨까. 천마총은 내부를 들여다볼 수 있게 돼 있는데 출토된 현장을 복원해 놓은 모습도 볼 수 있다. 박물관에서 천마총까지 걸어서는 20분 정도가 소요된다. 먼 거리는 아니지만 걸어가기는 조금 힘들다. 버스는 배차간격이 길어 택시 이용을 추천한다. 출발하자마자 “다 왔심더”하는 택시 기사님의 농담 섞인 이야기를 구수한 경상도 사투리로 들을 수 있는 재미도 있다.

– Đến tham quan Lăng mộ Cheonmachong ở phường Hwangnam-dong, nơi khai quật vương miện vàng thời Silla. Khi đến đây, khách tham quan có thể nhìn vào phía trong ngôi mộ và xem vị trí khai quật đã được khôi phục. Đi bộ từ bảo tàng đến lăng mộ mất khoảng 20 phút, mặc dù không quá xa nhưng cũng có thể khá mệt, và vì phải đợi rất lâu mới có một chuyến xe buýt, nên Korea.net khuyến khích nên sử dụng taxi.

– 밤에 박물관을 찾는 것도 좋겠다. 조명을 받은 성덕대왕신종의 비천상이 금방이라도 튀어나와 날아갈 것 같은 모습을 볼 수 있다. 야간개장은 매달 마지막 주 수요일, 3~12월 매주 토요일 10:00~21:00.

– Ghé thăm bảo tàng vào ban đêm cũng là một ý tưởng không tệ. Khách tham quan có thể nhìn “Bicheonsang” được chiếu sáng trên “Chuông của vua Seongdeok”, hình ảnh nàng tiên nữ bay ra khỏi chuông đồng sẽ khiến bạn cảm thấy diệu kỳ. Vào thứ Tư cuối cùng của tháng, bảo tàng thường mở cửa từ 10:00 – 21:00, và thứ Bảy hàng tuần từ tháng 3 – 12.

경주 = 이경미 기자 km137426@korea.kr
사진 = 이준영 기자 coc7991@korea.kr
Bài viết từ Lee Kyoung Mi, km137426@korea.kr

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here