국립광주박물관 – Bảo tàng Quốc gia Gwangju

0
290

박물관은 한 나라의 역사와 문화가 살아 숨 쉬고 과거와 현재, 미래가 공존하는 공간이다. 그 나라가 가진 문화의 힘을 확인할 수 있는 장소이기도 하다. Bảo tàng luôn được biết đến như một không gian chứa đựng hơi thở của quá khứ, hiện tại và tương lai về văn hóa và lịch sử của một quốc gia. Đồng thời cũng là nơi có thể kiểm chứng được sức mạnh mềm về văn hóa của một nước.

코리아넷이 대한민국의 지역별 국립박물관 6곳을 선정, 그곳에서 놓쳐선 안될 대표 소장품을 소개한다. 이번에는 광주와 전라남도 지역의 모든 문화와 역사를 한 자리에서 톺아볼 수 있는 국립광주박물관을 방문했다.

Korea.net đã chọn ra 6 bảo tàng quốc gia theo từng khu vực của Hàn Quốc, và giới thiệu những hiện vật, không gian,… mà khách tham quan không nên bỏ lỡ khi ghé thăm bảo tàng. Lần này phóng viên của Korea.net đã đến thăm Bảo tàng Quốc gia Gwangju, nơi lưu trữ những nét đẹp văn hóa và lịch sử của Gwangju nói riêng, và khu vực Jeollanam-do nói chung.

1. 통일신라의 우아한 품격을 담은 ‘광양 중흥산성 쌍사자 석등’ – “Đèn lồng đá đôi sư tử của pháo đài Jungheungsangseong Gwangyang”, sự trang nhã của Silla thống nhất

▲ ‘광양 중흥산성 쌍사자 석등’의 주요 특징은 대좌부를 이루는 간주석 부분이 원형이나 팔각형이 아니라 쌍사자로 대치됐다는 점이다. 1962년 12월 20일에 국보로 지정됐다. Đặc điểm chính của “Đèn lồng đá đôi sư tử của pháo đài Jungheungsangseong Gwangyang” là phần đá chính tạo thành bệ được thay thế bằng hình sư tử đôi thay vì hình tròn hoặc hình bát giác. Nó được chỉ định là bảo vật quốc gia vào ngày 20/12/1962. (Ảnh: Lee Jun Young / Korea.net - 이준영 기자 coc7991@korea.kr)
▲ ‘광양 중흥산성 쌍사자 석등’의 주요 특징은 대좌부를 이루는 간주석 부분이 원형이나 팔각형이 아니라 쌍사자로 대치됐다는 점이다. 1962년 12월 20일에 국보로 지정됐다. Đặc điểm chính của “Đèn lồng đá đôi sư tử của pháo đài Jungheungsangseong Gwangyang” là phần đá chính tạo thành bệ được thay thế bằng hình sư tử đôi thay vì hình tròn hoặc hình bát giác. Nó được chỉ định là bảo vật quốc gia vào ngày 20/12/1962. (Ảnh: Lee Jun Young / Korea.net – 이준영 기자 coc7991@korea.kr)

국립광주박물관 2층. 남북국시대 이후 광주와 전남의 주요 역사를 조명하는 전시품 중에 두드러지게 드러나는 작품이 있다. 가까이 다가보면 사자 두 마리가 등을 들고 있는 신기한 모습이다. 돌을 깎아 만든 등인 ‘광양 중흥산성 쌍사자 석등’이다.

Tại tầng 2 của Bảo tàng Quốc gia, trong số tất cả những hiện vật thể hiện lịch sử của Gwangju và tỉnh Jeollanam-do từ thời Nam – Bắc Quốc, có một hiện vật nổi bật nhất. Nếu tiến lại gần, có thể thấy hình ảnh 2 chú sư tử đá đang nâng một chiếc đèn lồng, và chiếc đèn lồng đá này gọi là “Đèn lồng đá đôi sư tử của pháo đài Jungheungsangseong Gwangyang”.

높이가 250cm에 가까운 석등은 두 마리의 사자가 가슴을 맞대고 어둠을 밝히는 불집을 받치고 있다. “쌍사자 석등”이라 불리는 이유다. 두 사자의 입, 갈기, 꼬리, 발 등의 모양이 서로 다르기 때문에 암사자와 수사자로 구별하기도 한다.

Chiếc đèn lồng bằng đá cao gần 250 cm có hình hai con sư tử dùng hai chân trước nâng một hộp lửa soi sáng bóng tối. Đó cũng là lý do vì sao nó được gọi là “đèn lồng đá đôi sư tử”. Vì hình dạng miệng, bờm, đuôi và bàn chân của hai con sư tử khác nhau, nên chúng được phân biệt là sư tử cái và sư tử đực.

김희정 국립광주박물관 학예연구사는 “불교에서 사자는 부처의 불법과 진리를 수호하는 신비한 동물로 여겨져 불교 조각상에 조각되곤 했다”고 소상히 설명한다. 석등의 균형감이 뛰어나 가만히 앉아 바라보면 안전감을 느낄 수 있다.

Kim Heejeong – Giám tuyển Bảo tàng Quốc gia Gwangju giải thích: “Trong Phật giáo, sư tử được coi là loài vật thần bí bảo vệ luật pháp và chân lý của Đức Phật, thường được chạm khắc trên các tượng Phật”. Đèn lồng đá cho người xem cảm giác cân bằng tuyệt đối, nên nếu quan khách ngồi yên và ngắm nhìn thì có thể cảm nhận được rõ.

이름에서 짐작할 수 있듯이 광양 중흥산성 쌍사자 석등의 원래 위치는 전라남도 광양시 중흥산성 옥룡면 운평리 중흥산성. 일제강점기인 지난 1931년 대구로 옮겨질 뻔했다. 광양군 경찰서의 요청으로 조선총독부가 국유로 등록하고 서울로 옮겨졌단다. 이듬해 경복궁 안에 조성하고 광복이 된 이후 국립중앙박물관이 이어받았다가 1990년 8월부터 원래 위치와 가장 인접한 국립광주박물관에서 전시하고 있다.

Như có thể đoán từ cái tên, vị trí ban đầu của đèn lồng đá nằm ở pháo đài Jungheungsangseong, làng Unpyeong-ri, thị trấn Ongnyong-myeon, thành phố Gwangyang, tỉnh Jeollanam-do. Nó đã suýt nữa thì bị chuyển đến Daegu vào năm 1931, trong thời kỳ Nhật thuộc. Tuy nhiên, theo như yêu cầu từ Sở cảnh sát Gwangyang-gun, Phủ Tổng đốc Joseon lúc bấy giờ đã đăng ký nó thuộc quyền sở hữu của nhà nước, và chuyển nó đến Seoul.

Năm sau đó, nó được dựng phía bên trong cung điện Gyeongbokgung, và sau khi đất nước được giải phóng nó được tiếp quản bởi Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc. Đến tháng 8/1990, nó được chuyển giao cho Bảo tàng Quốc gia Gwangju, nơi gần nhất với vị trí ban đầu của nó, và được trưng bày triển lãm cho đến nay.

노형신 국립광주박물관 학예연구사는 “사자를 표현한 석등은 한국에 총 4점이 있는데 그 중에서 상태가 가장 좋은 석등” 이라며 “조형적으로 굉장히 아름다운 석등이라 국보로 지정됐다”고 소개한다.

Giám tuyển Noh Hyeong-sin cho biết: “Có tổng cộng 4 chiếc đèn lồng đá hình sư tử ở Hàn Quốc, và trong số đó, chiếc đèn lồng đá này đang ở tình trạng tốt nhất. Nó được chỉ định là bảo vật quốc gia vì nó có tính điêu khắc rất đẹp”.

2. 한국 청동기 시대의 대표 유물, ‘화순 대곡리 청동기’ – “Đồ tạo tác bằng đồng từ Daegok-ri Hwasun”, hiện vật tiêu biểu từ thời kỳ đồ đồng của Hàn Quốc

▲ 1972년에 국보로 지정된 화순 대곡리 청동기 총 13점이 국립광주박물관에서 전시되고 있다. 13 hiện vật được được tạo tác bằng đồng từ Daegok-ri Hwasun đã được chỉ định là bảo vật quốc gia vào năm 1972. (Ảnh: Lee Jun Young / Korea.net - 이준영 기자 coc7991@korea.kr)
▲ 1972년에 국보로 지정된 화순 대곡리 청동기 총 13점이 국립광주박물관에서 전시되고 있다. 13 hiện vật được được tạo tác bằng đồng từ Daegok-ri Hwasun đã được chỉ định là bảo vật quốc gia vào năm 1972. (Ảnh: Lee Jun Young / Korea.net – 이준영 기자 coc7991@korea.kr)

박물관 2층 역사문화실은 구석기시대부터 삼국시대까지 광주·전남지역에서 살았던 사람의 모습을 보여주는 전시실이다. 이곳에 흥미로운 이야기를 품은 유물이 있다. Phòng Lịch sử và Văn hóa ở tầng 2 của bảo tàng là phòng triển lãm trưng bày vết tích của những người sống ở khu vực Gwangju, và Jeollanam-do từ thời đại đồ đá cũ đến thời Tam Quốc. Nơi này hiện đang lưu giữ những hiện vật mang theo những câu chuyện thú vị.

Bài viết liên quan  '등산 장비 빌리고 관광 안내 받고'···삼청동 '등산관광센터' 개관 - Leo núi giữa lòng thành phố Seoul

지난 1971년 전남 화순군 대곡리의 어느 농가에서 배수로 공사 중 한국식 동검 3점, 잔무늬거울 2점, 가지방울 4점(팔주령 2점, 쌍두령 2점), 청동도끼 1점, 청동새기개 1점 등 총 11점의 청동기를 발견했다. 37년 뒤, 국립광주박물관이 다시 발굴조사에 착수해 한국식 동검 2점을 추가로 찾았다.

Năm 1971, trong quá trình xây dựng mương thoát nước tại một trang trại ở Daegok-ri, huyện Hwasun-gun, tỉnh Jeollanam-do, người ta đã phát hiện ra tổng cộng 11 hiện vật trong một ngôi mộ bao gồm: 3 chiếc dao găm bằng đồng kiểu Hàn Quốc; 2 chiếc gương đồng với thiết kế tinh xảo; 4 chuông nhánh (2 chuông hình tám viên ngọc Paljuryeong, 2 chuông lưỡng đầu); 1 rìu đồng; và 1 mũi vuốt đồng. 37 năm sau, Bảo tàng Quốc gia Gwangju bắt đầu khai quật lại, và tìm thấy thêm hai chiếc dao găm bằng đồng kiểu Hàn Quốc.

청동기들이 출토된 무덤은 땅을 깊게 파 통나무널을 묻은 다음에 그 위에 3~4단의 돌을 쌓고 봉분을 덮은 돌무지나무널무덤이다. Ngôi mộ nơi khai quật các đồ đồng là một ngôi mộ đá ván gỗ, đất được đào sâu, chôn một tấm ván gỗ, xếp ba đến bốn lớp đá lên trên, và mộ được đậy kín.

껴묻거리(사망자와 함께 매장되는 물품)인 청동기는 매우 정교하고 세련되게 만들어져 당시의 수준 높은 청동기 제작기술을 엿볼 수 있다. 무덤의 주인이 누구인지는 알 수 없지만 당시 매우 강력한 힘과 권력을 가졌을 것이다.

Đồ tùy táng (vật chôn cùng người đã khuất) bằng đồng được làm rất công phu và tinh xảo, cho ta cái nhìn thoáng qua về kỹ thuật sản xuất đồ đồng cao cấp thời bấy giờ. Tuy không biết rõ chủ nhân của ngôi mộ là ai, những cũng có thể đoán được đó là một người có quyền lực rất lớn.

최정아 국립광주박물관 학예연구사는 “화순 대곡리 청동기는 하나하나의 가치도 중요하지만 13점의 청동기가 하나의 무덤에서 한꺼번에 나왔기 때문에 더욱 중요하다”고 평가한다. Giám tuyển Choi Jungah đánh giá: “Giá trị của mỗi mảnh đồng từ Daegok-ri Hwasun rất quan trọng, nhưng nó còn quan trọng hơn vì 13 mảnh đồng được tìm thấy trong cùng một ngôi mộ”.

▲ 화순 대곡리 청동팔주령은 납작한 판에 여덟 방향의 방사꼴로 퍼진 돌기 끝에 둥근 방울이 하나씩 달려 불가사리와 같은 특이한 모습을 갖추고 있다. Chuông hình tám viên ngọc Paljuryoeng của Daegok-ri Hwasun có hình dáng giống sao biển, với những chiếc chuông tròn được gắn vào từng góc nhô ra theo tám hướng, và chiếc chuông có dáng phẳng. (Ảnh: Lee Jun Young / Korea.net - 이준영 기자 coc7991@korea.kr)
▲ 화순 대곡리 청동팔주령은 납작한 판에 여덟 방향의 방사꼴로 퍼진 돌기 끝에 둥근 방울이 하나씩 달려 불가사리와 같은 특이한 모습을 갖추고 있다. Chuông hình tám viên ngọc Paljuryoeng của Daegok-ri Hwasun có hình dáng giống sao biển, với những chiếc chuông tròn được gắn vào từng góc nhô ra theo tám hướng, và chiếc chuông có dáng phẳng. (Ảnh: Lee Jun Young / Korea.net – 이준영 기자 coc7991@korea.kr)

화순 대곡리에서 발견한 청동기 중 한쌍으로 출토된 팔주령(八珠鈴)이 유난히 눈길을 사로 잡는다. 팔주령 뒷면 가운데에 작은 고리가 달렸다. 어딘가에 매달아 사용했을 것으로 추정된다.

Bài viết liên quan  자국 언어로 편하게 대화···명동역 'AI 동시통역' 시스템 현장 가보니 - Trải nghiệm hệ thống “thông dịch đồng thời bằng AI” tại ga Myeongdong

Trong số những hiện vật bằng đồng được khai quật ở Daegok-ri Hwasun, có một cặp chuông hình 8 viên ngọc Paljuryeong thu hút tầm nhìn. Có một móc xích nhỏ được gắn ở chính giữa phía sau chiếc chuông, người ta cho rằng nó đã được sử dụng bằng cách treo nó ở đâu đó.

노형신 연구사는 “다른 곳에서 출토된 청동 유물 가운데 비슷한 것들이 있긴 하지만 출토지가 명확한 것은 화순 대곡리가 최초의 사례”라며 이 컬렉션이 중요한 이유를 곁들인다. Giám tuyển Noh đã tiết lộ thêm lý do vì sao bộ sưu tập này lại quan trọng, “mặc dù có những hiện vật bằng đồng tương tự được khai quật ở nơi khác, nhưng Daegok-ri Hwasun là ví dụ đầu tiên có địa điểm khai quật rõ ràng”.

# 국립광주박물관, 아시아 도자문화를 조명한다 – Bảo tàng Quốc gia Gwangju, nơi làm sáng tỏ văn hóa gốm sứ khu vực châu Á

1975년 전남 신안군 증도에서 한 어부가 그물로 청자 꽃병을 건져 올렸다. 652년 전인 1323년에 바닷속에 침몰한 중국 무역선에서 나온 것으로 확인됐다. 이후 수중 작업으로 2만4000여 점의 문화재를 추가로 발굴했다. 대부분의 유물은 현재 국립광주박물관에서 소장하고 있다.

Năm 1975, một ngư dân đã vớt bình hoa gốm sứ xanh lên bằng lưới ở đảo Jeungdo, huyện Sinan-gun, tỉnh Jeollanam-do. Nó được xác nhận đến từ một tàu buôn Trung Quốc bị chìm trên biển vào năm 1323, cách đây 652 năm. Sau đó, đã có thêm 24.000 hiện vật được khai quật thêm thông qua việc tìm kiếm dưới nước. Hầu hết các hiện vật đều đang được lưu giữ tại Bảo tàng Quốc gia Gwangju.

1층 아시아도자문화실은 아시아 도자 문화의 흐름을 직접 눈으로 볼 수 있는 공간이다. 신안해저문화재와 함께 수천년 동안 만들어진 한국의 토기와 도자기를 선보인다. Quan khách có thể ngắm nhìn tận mắt dòng chảy văn hóa gốm sứ châu Á tại Phòng văn hóa Gốm sứ châu Á ở tầng 1. Cùng với di sản văn hóa dưới đáy biển Sinan, đồ đất nung và gốm sứ Hàn Quốc được chế tạo qua hàng ngàn năm cũng được trưng bày.

▲ 국립광주박물관은 1975년 신안에서 발굴한 2만4000여 점의 문화재 중에 1만9000여 점을 소장하고 있다. 박물관 1층 아시아도자문화실은 한국 도자를 비롯한 아시아 도자와 신안해저문화재 1150여 점을 선보인다. Không gian trưng bày văn hóa gốm sứ Hàn Quốc và di sản văn hóa dưới đáy biển Sinan. (Ảnh: Bảo tàng Quốc gia Gwangju - 국립광주박물관)
▲ 국립광주박물관은 1975년 신안에서 발굴한 2만4000여 점의 문화재 중에 1만9000여 점을 소장하고 있다. 박물관 1층 아시아도자문화실은 한국 도자를 비롯한 아시아 도자와 신안해저문화재 1150여 점을 선보인다. Không gian trưng bày văn hóa gốm sứ Hàn Quốc và di sản văn hóa dưới đáy biển Sinan. (Ảnh: Bảo tàng Quốc gia Gwangju – 국립광주박물관)

이러한 풍부한 소장품을 모퉁잇돌 삼아 국립광주박물관은 ‘도자문화관’ 건립 사업을 추진 중이다. ‘아시아 도자문화 교류 거점’ 박물관으로 자리매김한다는 웅대한 비전을 제시하면서. Sử dụng những bộ sưu tập phong phú này làm nền tảng, Bảo tàng Quốc gia Gwangju đang xúc tiến dự án xây dựng “Trung tâm Văn hóa Gốm sứ”, với tầm nhìn lớn, nơi này sẽ đóng vai trò như là một “cơ sở trao đổi văn hóa gốm sứ châu Á”.

‘도자문화관’ 엔 광주⋅전남 지역을 비롯한 한국 도자기를 중심으로 아시아 도자기의 다양한 역사와 문화에 관한 모든 정보를 담아낼 계획이다. 지상 2층 7,137㎡ 규모. 한국도자문화실, 신안해저문화재실, 신기술융합콘텐츠 영상실 등 3개의 전시실로 꾸며진다. 내년 개관을 목표로 공사가 한창 진행중이다.

“Trung tâm Văn hóa Gốm sứ” có kế hoạch lưu trữ tất cả thông tin về lịch sử và văn hóa đa dạng của gốm sứ châu Á, tập trung vào gốm sứ Hàn Quốc, bao gồm cả vùng Gwangju và Jeollanam-do. Trung tâm được xây dựng có 2 tầng trên mặt đất, với quy mô 7,137 m², bao gồm ba phòng triển lãm: Phòng Văn hóa Gốm sứ Hàn Quốc; Phòng Di sản văn hóa dưới đáy biển Sinan; và Phòng video Nội dung hội tụ Công nghệ mới. Việc xây dựng đang được tiến hành với mục tiêu khai trương vào năm sau.

광주 = 샤를 오두앙 기자 caudouin@korea.kr
Bài viết từ Charles Audouin, caudouin@korea.kr

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here