한국인에게 가장 전통이 잘 보존된 도시가 어디냐 물어본다면 전북 전주(全州)라 답하는 이들이 적지 않을 것이다. 그도 그럴 것이 한국 특유의 목조건물인 한옥(韓屋)이 유독 많은 도시가 전주다. 하지만 전주는 과거 전통에만 안주하는 도시가 아니다. 잘 보존한 과거 위에 다양한 문화와 혁신을 고루 섞어 비빔밥처럼 잘 비벼진 조화로운 도시다.
Nếu hỏi người Hàn Quốc thành phố nào có truyền thống được bảo tồn tốt nhất, sẽ không ít người trả lời là Jeonju thuộc tỉnh Jeonbuk. Và quả như thế, thành phố đặc biệt có nhiều nhà hanok – công trình kiến trúc gỗ đặc trưng của Hàn Quốc chính là Jeonju. Thế nhưng Jeonju không phải là một thành phố chỉ biết ngủ yên với truyền thống trong quá khứ. Đây là một thành phố pha trộn hài hòa các nền văn hóa và sự đổi mới đa dạng trên quá khứ được bảo tồn trọn vẹn, cũng như món cơm trộn bibimbap.
전주한옥마을 여행의 출발점으로 삼을 만한 곳 중 하난 오목대(梧木臺)다. 야트막한 언덕을 오르면 평평한 대지 위에 정자가 자리 잡고 있다. 전주한옥마을을 한눈에 조망하기에 더없이 훌륭한, 아니 유일한 장소라 할 수 있다. 약 30만 제곱미터에 무려 700채가 넘는 한옥들이 군락을 이루고 있다. 전주가 국내 최대 규모의 전통 한옥마을로 손꼽히는 까닭이다. 촘촘히 박혀 있는 기와지붕들은 마치 검푸른 파도가 밀려오는 듯한 착각마저 들게 한다.
Một trong những nơi xứng đáng chọn là điểm khởi đầu cho chuyến du ngoạn làng Hanok Jeonju chính là Omokdae (Ngô mộc đài). Đó là ngôi đình nằm trên đỉnh bằng phẳng của một ngọn đồi thấp. Có thể nói, đây là nơi đẹp nhất và duy nhất để ngắm nhìn toàn cảnh làng Hanok Jeonju. Có đến hơn 700 ngôi nhà hanok quy tụ thành một quần thể trong khoảng diện tích gần 300.000m2. Đây chính là lý do Jeonju được kể đến như một ngôi làng hanok truyền thống quy mô lớn nhất Hàn Quốc. Những mái ngói đan xen san sát khiến ta cảm nhận như thể một làn sóng màu xanh thẫm đang đánh vào bờ.
조선왕조의 시작 – SỰ KHỞI ĐẦU CỦA TRIỀU ĐẠI JOSEON
오목대가 전망대 구실만 하는 것은 아니다. 정자 안에 들어가면 현판들이 걸려 있는데, 그 중< 대풍가(大風歌) >에 그 비밀이 숨겨져 있다. Omokdae không chỉ được sử dụng như một đài quan sát. Bên trong có treo nhiều tấm bảng hiệu và trong số đó, có một bí mật được giấu trong “Daepungga” (tạm dịch “Đại phong ca – Bài ca gió lớn”).
大風起兮雲飛揚 큰바람 일자 구름이 흩날리네. Đại phong khởi hề vân phi dương
威加海內兮歸故鄉 온 천하에 위풍을 떨치고 고향으로 돌아왔노라. Uy gia hải nội hề quy cố hương
安得猛士兮守四方 어떻게 용사를 구해 천하를 지키랴! An đắc mãnh sĩ hề thủ tứ phương!
Tạm dịch:
Gió lớn vừa nổi lên, mây bay tỏa ra
Giũ bỏ hết uy phong khắp thiên hạ trở về cố hương
Làm sao tìm được dũng sĩ để gìn giữ thiên hạ!
오목대 < 대풍가 >의 주인공은 1392년 조선(朝鮮)을 건국한 태조(太祖) 이성계(李成桂 재위 1392∼1398)다. 고려(高麗) 말 장수였던 그가 왜적의 침입을 물리치고 상경하는 길에 전주에 들러 불렀다는 것이다. 훗날 사람들이 이성계가 전주 오목대에 이르러 옛 왕조를 무너뜨리고 새 왕조를 새로 세울 조짐을 드러냈다고 평가하는 이유다. 즉 조선왕조의 시작점이 전주였다는 것이다.
Nhân vật chính của “Daepungga” tại Omokdae là Taejo Yi Seong-gye (Thái Tổ Lý Thành Quế, trị vì 1392-1398), người sáng lập triều đại Joseon vào năm 1392. Tương truyền, nhà vua đã ghé qua Jeonju nơi đây trên đường về kinh thành sau khi đánh đuổi giặc ngoại xâm khi còn là thời kỳ cuối triều đại Goryeo. Đây là lý do người ta đánh giá rằng Yi Seong-gye đã đến Omokdae Jeonju và cho thấy dấu hiệu sẽ lật đổ triều đại cũ và thành lập một triều đại mới. Nói cách khác, điểm khởi đầu của triều đại Joseon chính là Jeonju.
조선왕조와 전주의 연결고리는 오목대만이 아니다. 한옥마을 남쪽 끝에는 경기전(慶基殿)이 있다. 이때 경기는 경사스러운(慶) 터전(基)이라는 뜻으로, ‘조선왕조가 시작된 곳’이라는 뜻을 내포하고 있다. 즉 조선 개국 직후 이성계의 아들인 태종(太宗) 이방원(李芳遠 재위 1400∼1418)이 전주이씨(全州李氏) 가문의 본향(本鄕)인 전주를 비롯해 평양(平壤)과 개성(開城), 경주(慶州), 영흥(永興) 등 주요 도시에 아버지의 어진(御眞)을 모시는 건물을 지었다. 그중 전주에 세운 것이 경기전이다.
Mối liên hệ giữa triều đại Joseon và Jeonju không chỉ có Omokdae. Ở cuối phía nam của làng hanok là Gyeonggijeon (Khánh Cơ điện). “Gyeonggi” ở đây có nghĩa là “mảnh đất có điều lành”, ngụ ý “nơi triều đại Joseon bắt đầu”. Nói cách khác, ngay sau khi thành lập triều đại Joseon, vua Taejong Yi Bang-won (Thái Tông Lý Phương Viễn, trị vì 1400-1418), con trai của Yi Seong-gye, đã xây dựng các ngôi nhà thờ tranh chân dung của cha mình ở các thành phố lớn như Pyeongyang (Bình Nhưỡng), Kaesong (Khai Thành), Gyeongju (Khánh Châu), Yeongheung (Vĩnh Hưng)… cũng như Jeonju, quê hương của gia đình họ Yi (Lý) Jeonju. Trong số đó, ngôi nhà được xây dựng ở Jeonju chính là Gyeonggijeon.
공간은 크게 세 영역으로 구성되어 있다. 정전(正殿)은 태조의 어진을 모셨던 곳으로, 경기전의 중심 영역이다. 현재 정전에 있는 어진은 모사본(模寫本)이고, 원본(原本)은 정전 뒤 어진박물관에 수장돼 있다. 정전 북쪽에 있는 조경묘(肇慶廟)는 태조의 22대조이자 가문의 시조인 이한(李翰) 부부의 위패를 봉안하려고 지은 건물이다. 그리고 그사이에 사고(史庫)가 있다. 『조선왕조실록(朝鮮王朝實錄)』이라는, 조선 건국 이래 자그마치 472년 동안의 역사를 매일 같이 수록한 책을 보관하기 위해 지은 건물이다. 한 왕조의 역사적 기록 중 세계에서 가장 긴 시간에 걸쳐 작성된 기록물로서, 왕조 시절의 원본이 그대로 남아 있는 세계 유일 사례다. 대한민국 국보이자 유네스코 세계기록유산이다.
Không gian được chia thành ba khu vực chính. Khu vực trung tâm của Gyeonggijeon – Jeongjeon (Chính điện) là nơi thờ tranh chân dung của Taejo. Hiện tại, tranh chân dung trong Jeongjeon là bản sao, và bản gốc được lưu trữ trong Bảo tàng Tranh chân dung vua phía sau Jeongjeon. Jogyeongmyo (Triệu Khanh miếu) ở phía bắc của Jeongjeon được xây dựng để thờ bài vị ông bà Yi Han (Lý Hàn), tổ tiên dòng họ mà Taejo là đời thứ 22. Ở giữa có một kho sách là tòa nhà được xây dựng để lưu trữ biên niên sử của triều đại Joseon (Triều Tiên vương triều thực lục) ghi chép lịch sử hàng ngày của 472 năm kể từ khi triều đại Joseon thành lập. Đây là ghi chép lịch sử dài nhất thế giới về một triều đại và là trường hợp duy nhất trên thế giới mà bản gốc vẫn còn nguyên, đồng thời cũng là quốc bảo của Hàn Quốc và di sản ghi chép thế giới được UNESCO công nhận.
언뜻 비장해 보이는 공간이지만, ‘하마비(下馬碑)’와 ‘드므(순우리말. ‘頭毛’라 음차하기도 한다)’에서는 옛사람들의 위트가 엿보인다. 하마비는 ‘지위 고하를 막론하고 여기서부터는 하마, 즉 모두 말에서 내려 지나가라’라는 뜻에서 세운 비다. 경기전 정문 앞에 놓여 있는데, 비를 받치고 있는 두 마리의 사자(獅子) 또는 해치(獬豸) 모습에서 엄숙함보다 조선 석물 특유의 익살스러움이 묻어난다. 정전 뜰에 놓여있는 6개의 드므는 방화수를 담아뒀던 수조들이다. 행여 화마(火魔)가 건물 가까이 오더라도 물 표면에 반사된 자신의 흉측함에 놀라 도망가길 원하는 바람이 녹아 있다.
Thoạt nhìn, kho sách trông giống như một không gian bi tráng, thế nhưng ta có thể thấy được sự dí dỏm của người xưa thể hiện ở Hamabi (Hạ mã bia) và deumeu (từ thuần Hàn, cũng được phiên âm là “đầu mao”). Hamabi là một tấm bia được dựng lên có nghĩa “Tất cả mọi người “hạ mã” (xuống ngựa) bắt đầu từ điểm này, bất kể địa vị cao thấp để đi ngang qua.” Tấm bia này được đặt ở phía trước cổng chính của Gyeonggijeon, hai con sư tử hoặc kỳ lân đỡ tấm bia ở bên dưới toát lên sự hài hước độc đáo của các tác phẩm điêu khắc đá thời Joseon hơn là sự tôn nghiêm. Sáu deumeu trong sân chính điện là bể nước dùng để chứa nước chống hỏa hoạn. Trong đó thể hiện mong muốn con quỷ hỏa hoạn (hỏa ma) nếu có đến gần tòa nhà thì vì sợ hãi bởi sự gớm ghiếc của chính nó phản chiếu trên mặt nước mà sẽ bỏ chạy.
뿐만 아니라 500년에 가까운 조선왕조 내내 지금의 전북과 전남, 그리고 제주도 일대를 총괄하던 행정 관청이었던 전라감영(全羅監營), 전주부성(全州府城) 시설물 가운데 유일하게 남아 있는 풍남문(豐南門) 등은 오목대와 경기전, 그리고 한옥마을과 함께 전주의 역사와 전통, 나아가 위상을 상징하는 문화유산들이다.
Không chỉ có vậy, cổng Pungnammun (Phong Nam môn) – công trình duy nhất còn sót lại của tỉnh Jeonju trong số các công trình kiến trúc Jeolla Gamyeong (Toàn La giám doanh), Jeonjubuseong (Toàn Châu phủ thành) – cơ quan hành chính quản lý Jeonbuk, Jeonnam cùng đảo Jeju trong suốt triều đại Joseon gần 500 năm, là di sản văn hóa tượng trưng cho lịch sử, truyền thống và vị thế của Jeonju cùng với Omokdae, Gyeonggijeon và làng nhà cổ Hanok.
전통 속에 녹아있는 교류의 자취 – DẤU VẾT GIAO LƯU HÒA TAN TRONG TRUYỀN THỐNG
전주에 오로지 수백 년 전의 옛것만 남아 있는 것은 아니다. 포용력을 바탕으로 하는 변화의 증거들도 적지 않다. Ở Jeonju không phải chỉ còn lại những thứ của quá khứ hàng trăm năm trước. Không thiếu bằng chứng của sự thay đổi trên nền của sự bao dung.
경기전 바로 맞은편에 다소 이질적으로 보이는 건물이 우뚝 서있다. 전동성당(殿洞聖堂)이다. 한반도 최초의 순교(殉敎) 현장에 들어선 성당으로, 지난 1914년 완공되었다. 그런데 이 건물을 지은 주요 인부들은 조선인 혹은 한국인이 아니었다. 『전동성당 100년사』에 따르면, 성당 건축을 위해 중국인 목수 5명과 석공 100여 명이 가마를 설치해 65만 장의 벽돌을 찍어냈다고 한다. 그들을 이끈 인물은 강의관(姜義寬)이라는 이였는데, 쌍흥호(雙興號)라는 건축회사를 운영하며 다양한 천주교 관련 건물을 지은 것으로 알려져 있다. 전주라고 하면 으레 조선왕조와 전통이라는 키워드를 떠올리곤 하지만, 알고 보면 오랜 교류의 자취도 숨어있다.
Ngay đối diện Gyeonggijeon là một tòa nhà trông khá khác biệt đứng sừng sững. Đó là Nhà thờ Jeondong. Nhà thờ được xây tại nơi có những người tử vì đạo đầu tiên trên bán đảo Triều Tiên và hoàn thành vào năm 1914. Tuy nhiên, những người thợ chính xây dựng tòa nhà này không phải là người Joseon hay Hàn Quốc. Theo sách “Lịch sử 100 năm Nhà thờ Jeondong”, năm thợ mộc Trung Quốc và hơn 100 thợ điêu khắc đá đã dựng một lò nung và đúc 650.000 viên gạch để xây dựng nhà thờ. Được biết, người cai quản họ là Gang Ui-gwan, ông điều hành công ty kiến trúc tên là Ssangheungho và đã xây dựng nhiều tòa nhà Công giáo. Khi nhắc đến Jeonju, chúng ta thường nghĩ đến các từ khóa “triều đại Joseon” và “truyền thống”, nhưng khi tìm hiểu chúng ta cũng thấy dấu vết của sự giao lưu lâu đời ẩn chứa tại đây.
전주 하면 중국과의 교류도 빼놓을 수 없다. 중국인들이 전주에 정착하기 시작한 것은 지금으로부터 125년 전의 일이다. 1899년 전주에서 약 50킬로미터 거리에 있는 군산(群山)이 개항(開港)되며 ‘쿨리(苦力)’라 불렀던 인부를 비롯해 상인들이 들어오기 시작한 것이다. 그들 눈에 군산보다 상업과 문화, 행정 등 여러 방면에서 상위 도시였던 전주가 들어온 것은 당연한 일이었다. 그리고 점차 정착하는 이들이 많아졌고, 그들은 지금의 다가동(多佳洞) 차이나 거리를 중심으로 화교(華僑) 공동체를 일구어 나갔다.
Nói về Jeonju, ta không thể bỏ qua giao lưu với Trung Quốc. Người Trung Quốc bắt đầu sinh sống ổn định ở Jeonju cách đây 125 năm. Năm 1899, cảng Gunsan (cách Jeonju khoảng 50km) mở cửa, những người lao động được gọi là “Coolie” (tên gọi chung cho những người lao động nhập cư gốc Á, thường là Trung Quốc và Ấn Độ, không có công việc ổn định – chú thích của người dịch) và các thương nhân bắt đầu tìm đến. Việc họ chú ý tới Jeonju, một thành phố ở vị thế cao hơn Gunsan về nhiều mặt như thương mại, văn hóa và hành chính là một điều đương nhiên. Dần dần, ngày càng có nhiều người an cư ở đó, và họ đã xây dựng một cộng đồng Hoa kiều tập trung quanh con phố Trung Quốc Daga-dong.
당시 화교들 중에는 해운업이나 농업에 종사하는 이들도 있었지만 60%에 달하는 이들은 요식업과 주단포목(紬緞布木)을 거래하는 상업에 종사한 것으로 알려져 있다. 오랜 전통의 도시에 화교의 유입에 따른 문화적 접변(接變)은 특히 요식업에 큰 영향을 미쳤다. ‘중화요리(中華料理)’라는 전에 없던 음식들이 한반도에 전래되기 시작한 것이다.
Vào thời đó, cũng có một số Hoa kiều làm nghề vận chuyển hoặc nghề nông, nhưng được biết có tới 60% người Hoa kinh doanh nghề ăn uống và buôn bán lụa là. Dòng người Hoa kiều du nhập vào thành phố lâu đời này đã có tác động mạnh mẽ, đặc biệt đến ngành công nghiệp ăn uống. Các món ăn chưa từng có gọi là “ẩm thực Trung Hoa” bắt đầu được giới thiệu đến bán đảo Triều Tiên.
중화요리는 새 정착지의 식재료를 이용해 현지화되고, 이내 현지인의 입맛을 사로잡아 대중화의 길을 걷는 특성이 있다. 소스인 춘장(春醬)만 중국에서 왔을 뿐 지금은 한국식 중화요리의 대표주자가 된 ‘짜장면’이 대표적인 경우다. 전주 화교는 그 짜장면에 또 한 번 혁신을 가했다. ‘물짜장’이라는 새로운 음식으로 변주해 낸 것이다.
Ẩm thực Trung Hoa có đặc điểm được bản địa hóa với các nguyên liệu thực phẩm của vùng đất mới, nhanh chóng quyến rũ khẩu vị của người dân địa phương và bước vào con đường đại chúng hóa. Hiện tại món jjajangmyeon (mì tương đen) – đại diện của ẩm thực Trung Hoa tại Hàn Quốc – là ví dụ điển hình và chỉ có chunjang (xuân tương) là nước xốt đến từ Trung Quốc. Hoa kiều ở Jeonju một lần nữa đã mang lại một cuộc cách mạng cho món jjajangmyeon. Họ đã biến tấu thành một món ăn mới có tên là mul-jjajang (“mul” có nghĩa là “nước” – chú thích của người dịch).
물짜장에는 춘장이 전혀 들어가지 않는다. 기름기 많은 짜장면을 부담스러워하는 한국 손님을 위해 춘장 대신 간장을 주축으로 삼았기 때문이다. 즉 간장 베이스에 전분을 넣어 걸쭉한 소스를 만든 뒤, 삶은 해물과 밀가루 면 위에 얹은 것이다. 원래의 짜장면과는 전혀 다르게 해물잡탕면에 가까운, 또 하나의 한국식 중화요리가 탄생하는 순간이었다.
Trong mul-jjajang hoàn toàn không có tương chunjang. Đó là bởi vì người ta đã dùng nước tương là gia vị chính thay cho chunjang dành cho các vị khách Hàn Quốc ngại món mì jjajang nhiều dầu mỡ. Tinh bột được cho vào nước tương để chế biến thành nước sốt đặc rồi đem rưới lên trên hải sản luộc và mì làm từ bột mì. Đó chính là giây phút ẩm thực Trung Hoa theo phong cách Hàn Quốc mới ra đời, hoàn toàn khác với jjajangmyeon ban đầu và gần giống món mì hải sản.
대히트를 친 물짜장은 멈춰 있지 않았다. 또다시 ‘순한맛’과 한국인이 좋아하는 ‘매운맛’으로 분화되어 갔다. 그러고는 이내 군산시(群山市)와 익산시(益山市), 완주군(完州郡) 등 인근 도시로도 번져나갔다. 전주에서는 전주화교소학교(全州華僑小學校) 교장이기도 한 화교 류영백(劉永伯) 씨가 운영하는 진미반점(真味飯店), 역시 오랜 역사를 자랑하는 대보장(大寶莊) 등이 물짜장 명맥을 잇고 있는 식당으로 정평이 나 있다.
Món mul-jjajang không dừng lại sau khi tạo nên tiếng vang. Món này lại được phân thành hai loại vị thuần và vị cay mà người Hàn Quốc vốn yêu thích, và nhanh chóng lan tỏa sang các thành phố lân cận như Gunsan, Iksan, Wanju-gun. Ở Jeonju, nhà hàng Jinmi Banjeom của ông Ryu Yeong-baek – một Hoa kiều và cũng là Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hoa kiều Jeonju, và nhà hàng Daebojang cũng tự hào có lịch sử lâu đời đều được công nhận là những nhà hàng kế thừa danh tiếng của món mul-jjajang.
사실 화교의 유입은 전주뿐만 아니라 한반도 전체의 식문화를 진일보시키는 데 큰 도움을 주었다. 예를 들어 불고기나 갈비탕, 잡채, 심지어 순대에까지 들어가는 당면(唐麵) 등 다양한 식재료들이 화교들을 통해 들어왔다. 그리고 거기에 한국의 식재료와 요리법이 접목되면서 음식문화의 폭발적인 융성을 가져왔다.
Trên thực tế, dòng người Hoa kiều nhập cư vào Hàn Quốc đã giúp cho văn hóa ẩm thực của không chỉ Jeonju mà còn trên toàn bộ bán đảo Triều Tiên tiến thêm một bước. Nhiều nguyên liệu thực phẩm đã được đưa vào bán đảo Triều Tiên thông qua những Hoa kiều, ví dụ như món miến trong các món như thịt nướng bulgogi, súp sườn bò galbitang, miến trộn japchae và thậm chí cả món dồi sundae. Sự kết hợp giữa nguyên liệu và cách chế biến của Hàn Quốc đã dẫn đến sự bùng nổ của văn hóa ẩm thực.
그런 면에서 이제는 화교와 전주, 화교와 한국을 굳이 구분해 생각하는 것은 큰 의미가 없을지도 모른다. 문화에는 위아래도, 내 것 네 것도 없기 때문이다. 어떤 문명이든 다른 문명을 다각적으로 받아들여 융합하는 과정에서 그간의 단점을 보완하고 장점을 극대화하며 발전을 도모해 왔을 뿐이다. 전주는 그와 같은 교류를 품어주는 품 너른 고장이었으며, 그런 교류의 결과가 곧 전주다.
Về mặt đó, giờ đây có lẽ việc nhất định phải phân biệt Hoa kiều và Jeonju, hoặc Hoa kiều và Hàn Quốc không còn ý nghĩa lớn nữa. Bởi vì trong văn hóa, không có trên dưới và cũng không có của tôi hay của bạn. Bất cứ nền văn minh nào trong quá trình tiếp nhận và sáp nhập các nền văn minh khác ở nhiều góc độ cũng chỉ bổ sung những yếu điểm cũng như phát huy tối đa thế mạnh của mình mà thôi. Jeonju là một vùng đất hào phóng đón nhận những cuộc giao lưu như vậy, và kết quả của những cuộc giao lưu đó chính là Jeonju.
혁신 끝에 탄생한 전주비빔밥 – MÓN CƠM TRỘN BIBIMBAP JEONJU RA ĐỜI SAU SỰ ĐỔI MỚI
태초부터 당연한 것도 없었다. 비빔밥 역시 그러하다. 그중에서도 고급스러운 색과 맛, 그리고 고소한 풍미가 일품인 전주비빔밥을 궁중음식에서 유래했다고 하는 경우가 있으나, 이는 사실과 다르다. 전주비빔밥이 이토록 인기를 얻게 된 데에도 지치지 않는 혁신의 노력이 있었다.
Không có gì là điều hiển nhiên kể từ khi khai thiên lập địa. Món cơm trộn bibimbap cũng vậy. Trong đó có người cho rằng cơm bibimbap Jeonju với sắc màu, vị cao cấp và hương vị bùi thơm số một có nguồn gốc từ món ăn cung đình, nhưng điều này không đúng. Bibimbap Jeonju được yêu mến đến mức như thế là nhờ những nỗ lực đổi mới không mệt mỏi.
현재 전주에서 가장 오래된 전주비빔밥 식당은 1951년 문을 연 ‘한국집’이다. 다만 당시에는 비빔밥이 아니라 ‘한국떡집’이라는 상호를 내걸고 떡과 정과(正果)를 판매했다고 한다. 그 뒤 부가가치를 높이기 위해 식사 메뉴로 떡국을 팔기 시작했다. 문제는 당시에는 떡국이 주로 겨울에만 먹는 음식으로 인식되었다는 점이다. 그때 떠올린 것이 사철 장사가 가능한 ‘뱅뱅돌이’였다.
Hiện tại, nhà hàng bibimbap Jeonju lâu đời nhất ở Jeonju là Han Kook Jib, mở cửa vào năm 1951. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, nghe nói rằng nhà hàng lấy tên là Hankook Tteokjip bán tteok (bánh gạo) và các loại mứt jeonggwa (món ăn làm từ các loại hoa quả, gừng, củ sen, sâm… sên đường hoặc mật ong – chú thích của người dịch) chứ không phải là bibimbap. Sau đó, họ bắt đầu bán tteokguk (súp bánh gạo) trong thực đơn bữa ăn để tăng giá trị gia tăng. Vấn đề là vào thời điểm đó, tteokguk được xem là món ăn chủ yếu chỉ ăn vào mùa đông. Và lúc đó, ý tưởng về món ăn có thể bán được suốt bốn mùa nảy ra chính là baengbaengdori.
뱅뱅돌이는 전주지역에서 비빔밥을 일컬었던 말로, 주걱이나 숟가락으로 뱅뱅 돌려가며 밥을 비비는 모습을 비유적으로 표현한 이름이다. 당시 시장에서는 대형 그릇에 온갖 나물을 넣어 한꺼번에 비빈 뒤, 손님 주문에 따라 1인분씩 덜어주는 방식이었다고 한다. 전주 역사에 조예가 깊은 한학자 고(故) 조병희(趙炳喜 1910~2003) 씨는 1988년에 전주문화원이 발간한 『전주풍물기 (全州風物記)』라는 책에 실은‘1920년대 남밖장’이라는 글에서 뱅뱅돌이에 대해 이렇게 썼다.
“음식점에 들르게 되면 건장한 일꾼이 커다란 양푼을 손에 받쳐 들고 옥 쥔 숟가락 두어 개로 비빔밥을 비벼 대는데, 흥이 나면 콧노래를 부르기도 하고, 빙빙 돌리던 양푼이 허공에 빙빙 돌다가 다시 손으로 받쳐 들고 비벼대는 솜씨는 남밖장만이 가지고 있는 정경이랄까?”
Baengbaengdori là một từ dùng để chỉ bibimbap ở vùng Jeonju, đó là tên gọi thể hiện theo lối ẩn dụ hình ảnh dùng thìa hoặc muôi đánh xoay theo vòng tròn để trộn cơm. Thời đó, nghe kể lại ở chợ người ta bán theo cách cho đủ loại rau vào một bát lớn, trộn tất cả lên cùng một lúc và xẻ ra từng phần một theo đơn đặt hàng của khách. Cố học giả Cho Byung-hee (1910-2003), người rất thông thạo lịch sử của Jeonju, đã viết như sau về baengbaengdori tại phần “Chợ Nambak những năm 1920”, trong quyển sách “Jeonju Pungmulgi” (Toàn Châu phong vật ký) được Trung tâm Văn hóa Jeonju xuất bản vào năm 1988: “Khi bạn ghé nhà hàng sẽ chứng kiến người nhân viên tráng kiện một tay đỡ bát đồng khổng lồ và trộn cơm bằng hai chiếc thìa và còn hát ngân nga khi hứng chí lên. Tài nghệ tung hứng chiếc bát đang xoay tròn lên không trung rồi sau đó dùng tay bắt lại và tiếp tục trộn quả là cảnh tượng chỉ có thể thấy được ở chợ Nambak mà thôi”.
남밖장은 전주부성의 남문, 즉 풍남문 밖에 있는 시장을 가리키는 말로, 지금은 전주남문시장이라 불린다. 낮 시간대 시장도 인상적이지만 매일 밤 열리는 야시장 때문에라도 여행자들의 성지로 일컬어지는 곳이다. 아무튼 남밖장의 이런 뱅뱅돌이를 콩나물과 고사리, 애호박, 표고버섯 같은 채소에 쑥부쟁이와 꽃버섯 등의 계철 채소, 그리고 쇠고기 육회를 얹는 식으로 고급스럽게 재해석해 낸 것이 바로 한국집이었다.
Nambakjang là từ chỉ khu chợ bên ngoài cổng phía nam, tức là Pungnammun của Jeonju Buseong, bây giờ gọi là chợ Nammun Jeonju. Ban ngày chợ vốn đã ấn tượng, thế nhưng chợ đêm mở cửa mỗi ngày cũng được gọi là thánh địa của khách du lịch. Tóm lại, việc thể hiện món baengbaengdori thành món ăn cao cấp gồm các loại rau như giá đỗ tương, rau dương xỉ, bí ngòi, nấm đông cô cùng với các loại rau theo mùa như hài nhi cúc, nấm súp lơ và thịt bò sống bày lên trên chính là nhà hàng Han Kook Jib.
현재 전주에 비빔밥 식당으로 한국집만 있는 것은 아니다. 은행과 밤, 대추 등 영양식 재료를 넣은 비빔밥을 돌솥에 담아내는 하숙영 가마솥비빔밥(전 중앙회관), 밥을 미리 초벌 볶음을 해서 내는 성미당 등도 사랑을 받고 있다. 1950년대초 한국집이 비빔밥을 고급화한 이래 셀 수 없이 많은 비빔밥 식당이 자신만의 변주와 혁신을 이어가며 1960~1970년대부터 이미 ‘비빔밥 골목’을 형성하기 시작한 곳이 전주다. 그래서일까? 지금은 전주 시민은 물론 전주를 찾는 거의 모든 여행자의 필수 방문지로 자리매김한 지 오래다. 심지어 2007년 이래 매년 가을이면 전주비빔밥축제도 열리고 있다.
Hiện tại, không chỉ có Han Kook Jib là nhà hàng bibimbap ở Jeonju. Nhà hàng Ha Suk-yeong Gamasot Bibimbap (trước đây là Jungang Hoegwan) với món bibimbap được làm từ các thành phần dinh dưỡng như bạch quả, hạt dẻ, táo tàu trong nồi đá và nhà hàng Seongmidang với món bibimbap có cơm được xào sơ trước… cũng được yêu thích. Kể từ khi Han Kook Jib xây dựng hình ảnh cao cấp cho món bibimbap vào đầu những năm 1950, rất nhiều các nhà hàng bibimbap đã tiếp tục tạo ra các biến thể và đổi mới của riêng họ, và nơi bắt đầu hình thành “ngõ hẻm bibimbap” vào những năm 1960-1970 chính là Jeonju. Không biết có phải vì vậy mà giờ đây, ngõ hẻm từ lâu đã trở thành điểm đến không thể bỏ qua đối với người dân Jeonju cũng như hầu hết tất cả du khách đến thăm Jeonju. Thậm chí, kể từ năm 2007, Lễ hội Bibimbap Jeonju cũng được tổ chức cứ mỗi khi mùa thu đến.
당연한 풍경 너머의 새로운 발견 – NHỮNG KHÁM PHÁ MỚI NGOÀI NHỮNG PHONG CẢNH SẴN CÓ
전주에 가면 한국의 어제와 오늘을 한 눈에 확인할 수 있다. 500년에 가까운 시간 동안 여러 모순을 극복하며 지탱해 온 조선왕조의 기반에서부터 인적 물적 교류를 통해 더욱 풍성한 문화를 살찌워온 역사, 그리고 전통에 기반을 두되 한순간도 안주하지 않고 변주에 변주, 혁신에 혁신을 거듭하며 발전해 온 한국 사회의 저변을 만날 수 있다.
Đến Jeonju, ta có thể chứng kiến được cả ngày hôm qua và hôm nay của Hàn Quốc. Ta có thể gặp gỡ từ nền tảng của triều đại Joseon được giữ vững trải qua bao mâu thuẫn trong gần 500 năm, lịch sử nuôi dưỡng một nền văn hóa phong phú thông qua giao lưu con người và vật chất, cho đến cơ sở của xã hội Hàn Quốc đã phát triển dựa trên truyền thống nhưng không một phút giây ngủ yên mà liên tục lặp lại quá trình thay đổi trên những thay đổi và đổi mới trên những đổi mới.
2010년 인구 50만 이상의 대도시 가운데 세계 최초로 국제슬로시티로 지정된 연유, 2012년 세계에서 4번째로 유네스코 음식창의도시로 선정된 비밀도 바로 거기에 숨어 있다. 다시 말하건대 전주는 역사와 전통을 단순히 ‘답습’하는 것이 아니라 포용성을 바탕으로 발전적으로 ‘계승’해야 하는 이유를 일깨워주는 여행지이다.
Nguyên do Jeonju được chỉ định là “Slow City quốc tế” (tạm dịch “Thành phố sống chậm”) đầu tiên trên thế giới trong số các thành phố lớn với dân số hơn 500.000 người vào năm 2010, và là thành phố thứ tư trên thế giới được chọn là “Thành phố Sáng tạo Ẩm thực UNESCO” vào năm 2012 cũng chính là ở đây. Nói cách khác, Jeonju là một điểm đến du lịch nhắc nhở chúng ta về sự cần thiết phải “kế thừa” lịch sử và truyền thống một cách tiến bộ dựa tinh thần đón nhận cởi mở, thay vì chỉ đơn giản là “làm theo”.
권기봉(KWON Ki-bong 權奇鳯) 작가
이민희(Lee Min-hee 李民熙) 사진작가
Kwon Ki-bong – Nhà văn
Ảnh. Lee Min-hee
Dịch. Nguyễn Thị Phương Mai