다양성이 공존하는 홍대 문화의 생태계 – Hệ sinh thái đa dạng của văn hóa Hongdae

0
64

1980년대까지만 해도 홍대 앞은 일반적인 대학가에 지나지 않았다. 그러나 1990년대 들어 개방적이고 진취적인 분위기가 무르익으며 다양한 분야에서 창의적 실험과 도전이 모색되었다. 그 과정에서 홍대 지역은 ‘홍대 문화’라는 독자적인 정체성을 형성하며 외부적 환경 변화에 끊임없이 대응하고 있다.

Cho đến những năm 1980, khu vực phía trước Hongdae không khác gì với các làng đại học ở những nơi khác. Tuy nhiên, bầu không khí đầy cởi mở và tiến bộ đã hiện diễn vào những năm 1990, kèm theo đó là sự tìm tòi những thử nghiệm và nỗ lực đổi mới sáng tạo trên nhiều lĩnh vực. Quá trình này đã định hình một bản sắc riêng cho khu vực Hongdae, được gọi là “văn hóa Hongdae”, đồng thời khu phố này không ngừng thích ứng với những thay đổi từ môi trường bên ngoài.

홍대 앞은 과거 기차가 지나다니던 길목이었다. 폐선된 철길은 이제 흔적을 찾기 어렵지만, 철둑길을 따라 옹기종기 들어섰던 건물들은 ‘서교365’라는 이름으로 여전히 그 자리에 있다. 옛 정취를 간직한 건물들에는 개성 있는 가게들이 들어서 있다. Khu vực phía trước Hongdae từng là con đường có tuyến tàu lửa chạy ngang qua. Giờ đây khó có thể tìm lại dấu vết đường sắt vốn đã ngừng hoạt động. Tuy nhiên những tòa nhà chen chúc dọc theo đê đường ray vẫn còn đó với cái tên Seogyo 365. Các cửa hàng độc đáo xuất hiện bên cạnh những tòa nhà vẫn giữ nét hoài cổ. ⓒ Han Jung-hyun
홍대 앞은 과거 기차가 지나다니던 길목이었다. 폐선된 철길은 이제 흔적을 찾기 어렵지만, 철둑길을 따라 옹기종기 들어섰던 건물들은 ‘서교365’라는 이름으로 여전히 그 자리에 있다. 옛 정취를 간직한 건물들에는 개성 있는 가게들이 들어서 있다. Khu vực phía trước Hongdae từng là con đường có tuyến tàu lửa chạy ngang qua. Giờ đây khó có thể tìm lại dấu vết đường sắt vốn đã ngừng hoạt động. Tuy nhiên những tòa nhà chen chúc dọc theo đê đường ray vẫn còn đó với cái tên Seogyo 365. Các cửa hàng độc đáo xuất hiện bên cạnh những tòa nhà vẫn giữ nét hoài cổ. ⓒ Han Jung-hyun

홍대 앞에는 오랜 세월 축적된 독특한 대학 문화와 청년 문화가 있다. 이곳에서는 미술과 음악, 연극, 영화, 퍼포먼스 등 전방위적 예술 활동이 다채롭게 펼쳐진다. 또한 디자인, 만화, 출판, 광고, 패션, 디지털 콘텐츠 등 전문 업종도 밀집해 복합 문화 지역으로 성장해 왔다.

Khu vực phía trước Hongdae (cách gọi tắt của Hongik Daehakgyo, nghĩa là Đại học Hongik – chú thích của người dịch) có nền văn hóa đại học và văn hóa thanh niên độc đáo được tích lũy trong thời gian dài. Đây là nơi diễn ra nhiều hoạt động nghệ thuật đa dạng, bao gồm mỹ thuật và âm nhạc, sân khấu, phim ảnh, trình diễn, v.v. Ngoài ra, ngày càng nhiều ngành công nghiệp chuyên về thiết kế, truyện tranh, xuất bản, quảng cáo, nội dung kỹ thuật số,… tập trung ở đây cũng biến nơi này trở thành một khu văn hóa phức hợp.

한마디로 홍대 지역은 새로운 트렌드를 선도하는 사람들의 놀이터다. 거리 곳곳에 개성 있고 자유로운 마인드를 지닌 대학생, 예술가, 클러버, 문화 기획자와 예술 경영인, 힙스터들이 활보한다. 이곳에 끊임없이 사람들이 몰리는 이유다.

Nói chung, khu vực Hongdae là sân chơi của những người dẫn đầu xu hướng. Sải bước ở khắp con phố này là sinh viên, nghệ sĩ, hội viên câu lạc bộ, nhà sản xuất văn hóa và kinh doanh, tổ chức hoạt động nghệ thuật, những người theo phong cách hipster với tư duy độc đáo, tự do. Đây là lý do mọi người không ngừng đổ xô đến nơi này.

홍대 앞 곳곳에서는 거리 공연을 하는 뮤지션들을 쉽게 볼 수 있다. 1990년대 이 지역이 활성화되면서 자연스럽게 버스킹 문화가 형성됐으며, 가수의 꿈을 키우기 위해 이곳에서 노래를 부르다가 훗날 유명해진 아티스트들도 많다. Nghệ sĩ biểu diễn đường phố là hình ảnh thường thấy ở khắp ngả Hongdae. Khu vực này được hồi sinh vào những năm 1990, văn hóa biểu diễn đường phố cũng xuất hiện. Nhiều nghệ sĩ đã trình diễn ở đây để theo đuổi giấc mơ ca sĩ và trở nên nổi tiếng trong tương lai. ⓒ 최태원(Choi Tae-won, 崔兌原)
홍대 앞 곳곳에서는 거리 공연을 하는 뮤지션들을 쉽게 볼 수 있다. 1990년대 이 지역이 활성화되면서 자연스럽게 버스킹 문화가 형성됐으며, 가수의 꿈을 키우기 위해 이곳에서 노래를 부르다가 훗날 유명해진 아티스트들도 많다. Nghệ sĩ biểu diễn đường phố là hình ảnh thường thấy ở khắp ngả Hongdae. Khu vực này được hồi sinh vào những năm 1990, văn hóa biểu diễn đường phố cũng xuất hiện. Nhiều nghệ sĩ đã trình diễn ở đây để theo đuổi giấc mơ ca sĩ và trở nên nổi tiếng trong tương lai. ⓒ 최태원(Choi Tae-won, 崔兌原)

범홍대권 – Toàn bộ khu Hongdae

사람들이 흔히 말하는 ‘홍대’는 서울 상수동(上水洞)에 소재한 홍익(弘益)대학교 주변의 번화가를 일컫는다. 이 지역은 ‘연대(연세대학교) 앞’이나 ‘이대(이화여자대학교) 앞’ 등 여느 대학가처럼 처음에는 ‘홍대 앞’이라는 명칭으로 불렸다. 이는 순전히 홍익대학교를 기준으로 한 지명이다.

Tên gọi Hongdae thường được dùng để chỉ khu phố sầm uất quanh Đại học Hongik ở Sangsu-dong, Seoul. Ban đầu, nơi này được gọi là “Hongdae-ap” (tạm dịch “phía trước Đại học Hongik”) như bất kỳ khu đại học nào khác, chẳng hạn “Yondae-ap” (tạm dịch “phía trước Đại học Yonsei”), “Edae-ap” (tạm dịch “phía trước Đại học Nữ Ewha”). Đây chẳng qua là cách gọi địa danh dựa theo Đại học Hongik.

1984년 지하철 2호선 홍대입구역이 개통되면서는 ‘홍대 입구’로 불리기도 했다. 그런가 하면 1990년대 후반에는 서울시가 서울 전역에 ‘걷고 싶은 거리’ 사업을 대대적으로 펼쳤는데, 이 시기 홍대 앞에 걷고 싶은 거리 구간이 조성되고부터는 ‘홍대 거리’라는 명칭도 생겨났다. 이렇게 홍대 앞은 세월이 흐르면서 지칭하는 말도 다양해지고, 각 명칭이 포괄하는 장소도 점차 넓어지는 추세다. 최근에는 ‘홍대 지역’이라는 말도 쓰인다.

Bài viết liên quan  베트남의 숨겨진 양심 Lòng tốt của người Việt Nam

Năm 1984, khi ga Hongdae-ipgu thuộc tuyến tàu điện ngầm số 2 được đưa vào sử dụng, khu vực Hongdae-ap cũng được gọi là “Hongdae-ipgu” (tạm dịch: “lối vào Đại học Hongik”). Vào cuối những năm 1990, thành phố Seoul thực hiện dự án phố đi bộ quy mô lớn khắp Seoul. Kể từ đó, một không gian đi bộ đã hình thành ở khu vực Hongdae-ap, nơi đây có thêm cái tên khác là “Phố Hongdae”. Cứ thế, theo thời gian, những từ dùng để chỉ khu vực Hongdae-ap càng phổ biến hơn, địa điểm gắn với tên gọi cũng dần mở rộng. Gần đây, cách gọi “khu vực Hongdae” cũng được sử dụng.

‘홍대’가 함의하는 지리적 범위의 확장에 큰 영향을 끼친 것이 지하철이다. 2000년도 이후 지하철 6호선, 공항철도(Airport Railroad), 경의중앙선(Gyeongui-Jungang Line)이 차례로 개통하면서 홍대 지역은 홍대입구역(2호선, 공항철도, 경의중앙선)과 합정역(2호선, 6호선), 상수역(6호선)을 잇는 서울 최대의 상권이 형성되었다. 행정 구역으로 보면 기존 서교동, 상수동, 동교동에서 인근 연남동, 연희동, 합정동, 망원동, 성산동까지 폭넓게 아우르게 되었다.

Tàu điện ngầm đã có ảnh hưởng to lớn đến việc mở rộng phạm vi địa lý mà thuật ngữ “Hongdae” ám chỉ. Từ năm 2000, với việc lần lượt khai trương tuyến tàu điện ngầm số 6, đường sắt sân bay, tuyến Gyeongui-Jungang, khu vực Hongdae đã phát triển thành khu thương mại lớn nhất Seoul, trải dài từ ga Hongdae-ipgu (tuyến 2, đường sắt sân bay, tuyến Gyeongui-Jungang) đến ga Hapjeong (tuyến 2, tuyến 6) và ga Sangsu (Tuyến 6). Xét theo đơn vị hành chính, khu vực Hongdae đã mở rộng từ các khu phố ban đầu là Seogyo-dong, Sangsu-dong và Donggyo-dong, đến Yeonnam-dong, Yeonhui-dong, Hapjeong-dong, Mangwon-dong và Seongsan-dong gần đó.

홍대 앞은 1990년대 이전까지만 해도 연세대학교 앞을 중심으로 하는 ‘신촌권’에 속했지만 이후 독자적인 문화를 꽃피우며 성장했고, 현재는 ‘범홍대권’의 중심 지역으로 자리 잡게 되었다.

Khu vực Hongdae-ap cho đến trước những năm 1990 vốn thuộc về Sinchon, có trung tâm là khu vực quanh Đại học Yonsei. Nhưng kể từ khi phát triển và đạt được thành tựu văn hóa riêng, khu vực Hongdae-ap đã trở thành trung tâm của toàn bộ khu vực Hongdae.

사진은 어울마당로 초입으로, 홍대 상권의 출발점이다. 대형 프랜차이즈 매장이 근방에 밀집해 있다. 이곳에 관광 안내소가 설치되어 있으며, 200미터 남짓 위쪽으로 걸어가면 홍익대학교 정문이 나온다. Ảnh chụp lối vào Eulmadang-ro - điểm khởi đầu của khu thương mại Hongdae. Các cửa hàng nhượng quyền lớn đều tập trung quanh đây. Ở đây có trung tâm hướng dẫn du lịch, và cổng chính của Đại học Hongik thì cách khoảng hơn 200m đi bộ. ⓒ Han Jung-hyun
사진은 어울마당로 초입으로, 홍대 상권의 출발점이다. 대형 프랜차이즈 매장이 근방에 밀집해 있다. 이곳에 관광 안내소가 설치되어 있으며, 200미터 남짓 위쪽으로 걸어가면 홍익대학교 정문이 나온다. Ảnh chụp lối vào Eulmadang-ro – điểm khởi đầu của khu thương mại Hongdae. Các cửa hàng nhượng quyền lớn đều tập trung quanh đây. Ở đây có trung tâm hướng dẫn du lịch, và cổng chính của Đại học Hongik thì cách khoảng hơn 200m đi bộ. ⓒ Han Jung-hyun

옛 철길의 흔적 – Dấu vết tuyến đường sắt xưa

한강변에 위치한 서울화력발전소는 홍대 지역에 큰 영향을 끼친 문화적 유전자라 할 수 있다. 발전소 소재지의 지명을 따라 일반적으로 당인리(唐人里) 화력발전소라 불리는 이곳은 1930년 준공된 한국 최초의 발전 시설로, 한 해 전 개통된 당인리선(Danginri Line)을 통해 석탄과 물자를 공급받았다. 발전소 연료가 석탄에서 가스로 대체되자 더 이상 철도가 필요 없게 되었고, 이에 따라 1980년 당인리선이 폐선되었다.

Nhà máy Nhiệt điện Seoul nằm ven sông Hán có thể nói là một “gen văn hóa” có sức ảnh hưởng lớn đến khu vực Hongdae. Thường được gọi là Nhà máy Nhiệt điện Dangin-ri – cách gọi theo địa điểm đặt nhà máy điện, đây là cơ sở phát điện đầu tiên của Hàn Quốc, được hoàn thành vào năm 1930, chuyên cung cấp than và vật tư qua tuyến Dangin-ri, vốn được khai trương một năm trước đó. Khi nhiên liệu của nhà máy điện được thay thế bằng khí đốt từ than, đường sắt không còn được dùng đến. Do đó, tuyến Dangin-ri cũng ngừng hoạt động vào năm 1980.

‘서교365’는 당인리선이 남긴 흔적이다. 기차가 운행되지 않으면서 폐선된 철길은 도로와 주차장으로 바뀌었고, 일부 구간에는 2~3층짜리 낮은 건물들이 들어섰다. 부지가 협소하다 보니 2~5미터 폭의 건물들이 다닥다닥 붙어 있는 형상이 연출되었다. 약 200미터가량 가늘고 길게 이어진 이 건물군이 서교365이다. 건물들이 서교동 365번지 일대에 자리하고 있어 이런 명칭이 붙었다.

Seogyo 365 là vết tích còn lại của tuyến Dangin-ri. Do các chuyến tàu ngửng hoạt động, các tuyến đường sắt bỏ hoang được biến thành đường bộ và bãi đậu xe. Ở một vài nơi, các tòa nhà thấp khoảng hai đến ba tầng được dựng lên. Vì phần đất khá hẹp nên các tòa nhà chỉ rộng 2-5m và đứng chen chúc nhau. Dải tòa nhà dài và hẹp đứng san sát nhau khoảng chừng 200m chính là Seogyo365. Vì thuộc lô đất 365 Seogyo-dong nên chúng mới có tên như vậy.

Bài viết liên quan  고향에 오는 것 - Về quê

서교365는 주변의 말쑥한 고층 건물들과 대조를 이룬다. 이 허름한 건물들을 둘러싸고 철거 논란이 지속되고 있지만, 옛 자취를 소중히 여기는 인근 상인들과 건축가들의 노력으로 아직까지는 보존되고 있다. 개성 있는 식당과 선술집, 가난한 예술가들의 작업실이 많은 데다가 독특한 경관이 지닌 매력이 한몫했을 것이다.

Seogyo 365 tương phản với những tòa nhà cao tầng ngay ngắn ở gần đó. Những tranh cãi liên tiếp nổ ra xoay quanh việc phá dỡ tòa nhà cũ kỹ này. Tuy nhiên, nó vẫn đang được bảo tồn nhờ vào nỗ lực của những kiến trúc sư, thương nhân xung quanh – những con người luôn trân trọng dấu vết cổ xưa. Nhiều tiệm ăn và quán rượu độc đáo, xưởng làm việc của các nghệ sĩ nghèo, cũng như sự quyến rũ của phong cảnh độc đáo góp phần thu hút khách tham quan đến nơi đây.

당인리선이 지나갔던 길은 무허가 건물들이 헐리고 고급 카페와 술집, 음식점들이 들어서면서 대규모 상권으로 변모했고 홍대 지역의 중심지로 부상했다. 홍대입구역 7번 출구부터 상수역 방향으로 약 2㎞가량 뻗어 있는 이 길의 현재 공식 도로명은 ‘어울마당로’이다. 지난해에 마포구청이 이 길을 관광 특화 거리로 재정비하면서 ‘레드 로드(red road)’라는 이름을 새롭게 붙였다. 당인리 화력발전소는 건축가 조민석(Minsuk Cho)이 이끄는 매스스터디스(Mass Studies)의 설계에 따라 현재 리모델링 중인데, 2026년 전시실과 공연장을 갖춘 복합문화공간으로 거듭날 예정이다.

Con đường từng là tuyến Dangin-ri đã được chuyển đổi thành một khu thương mại sầm uất sau khi các tòa nhà xây dựng trái phép bị tháo dỡ, thay vào là các quán cà phê, quán rượu, nhà hàng cao cấp được dựng lên, và địa điểm này nổi lên như là trung tâm của khu vực Hongdae. Con đường trải dài 2km từ cửa ra số 7 ga Hongdae-ipgu hướng đến ga Sangsu hiện có tên chính thức là Eoulmadang-ro. Năm ngoái, Văn phòng Quận Mapo-gu đã chỉnh trang nó lại thành con đường chuyên phục vụ cho du lịch và đặt cái tên mới là “Red Road” (tạm dịch: “Con đường Đỏ”). Còn nhà máy nhiệt điện Dangin-ri hiện đang được tu sửa theo thiết kế Mass Studies do kiến trúc sư Minsuk Cho đứng đầu. Nó được dự kiến sẽ trở thành không gian văn hóa phức hợp bao gồm phòng triển lãm và phòng biểu diễn vào năm 2026.

경의선숲길은 일반적인 공원과 달리 도심을 가로지르며 길게 이어져 있는 것이 특징이다. 2016년 옛 철길에 조성되었으며, 서울의 대표적 산책로이자 휴식처로서 시민들에게 사랑받고 있다. Không giống với các công viên khác, Công viên Rừng Gyeongui Line có đặc điểm là dài và xuyên qua trung tâm thành phố. Nó được xây dựng trên một tuyến đường sắt cũ vào năm 2016 và được người dân yêu mến như một nơi đi dạo và thư giãn phổ biến ở Seoul. ⓒ Văn phòng Quận Mapo-gu - 마포구청
경의선숲길은 일반적인 공원과 달리 도심을 가로지르며 길게 이어져 있는 것이 특징이다. 2016년 옛 철길에 조성되었으며, 서울의 대표적 산책로이자 휴식처로서 시민들에게 사랑받고 있다. Không giống với các công viên khác, Công viên Rừng Gyeongui Line có đặc điểm là dài và xuyên qua trung tâm thành phố. Nó được xây dựng trên một tuyến đường sắt cũ vào năm 2016 và được người dân yêu mến như một nơi đi dạo và thư giãn phổ biến ở Seoul. ⓒ Văn phòng Quận Mapo-gu – 마포구청

홍대 문화의 출발 – Sự khởi đầu của văn hóa Hongdae

인디와 대안, 언더그라운드로 요약되는 홍대 문화는 1955년 홍익대학교의 상수동 이전과 함께 시작되었다고 할 수 있다. 특히 홍익대 미대의 존재는 1970-80년대 이 지역의 정체성을 결정 지은 원동력이다. 이 시기에 작업실, 미술 학원, 공방, 미술 전문 서점, 스튜디오, 갤러리 등이 이곳에 자리 잡았다.

Nhạc indie, alternative và underground là những từ tóm gọn để chỉ văn hóa Hongdae. Có thể nói văn hóa Hongdae được hình thành vào năm 1955, khi Đại học Hongik chuyển đến Sangsu-dong. Đặc biệt, sự hiện diện của Trường Đại học Mỹ thuật thuộc Đại học Hongik là nguồn động lực quyết định bản sắc của khu vực này năm 1970-1980. Trong thời kỳ này, xưởng vẽ, học viện nghệ thuật, phòng thủ công, tiệm sách chuyên về mỹ thuật, studio, phòng trưng bày đã mở cửa tại đây.

미술 학원은 미대생들의 작업실에서 시작하여 학원으로 발전하는 경우가 많았다. 그러다가 1986년경 홍익대에서 산울림 소극장까지 이어진 길 양쪽으로 입시 전문 대형 미술 학원 거리가 생겨났다. 무수히 들어선 미술 학원들은 홍대 앞 특유의 풍경을 이루는 요소 중 하나가 되었다. 그러나 2013년 이후 홍익대 미대가 실기 시험을 폐지하면서 미술 학원들이 점차 줄어들고 있다.

Đa phần các học viện nghệ thuật ban đầu chỉ là xưởng vẽ của sinh viên Trường Đại học Mỹ thuật, sau đó chúng phát triển thành các viện. Vào khoảng năm 1986, các học viện nghệ thuật lớn chuyên luyện thi đại học mọc lên san sát hai bên đường từ Đại học Hongik đến Nhà hát nhỏ Sanwoollim. Những học viện nghệ thuật mọc lên như nấm là một trong những yếu tố làm nên cảnh quan độc đáo của khu vực phía trước Hongdae. Tuy nhiên, kể từ năm 2013, khi Trường Đại học Mỹ thuật trực thuộc Đại học Hongik bãi bỏ kỳ thi thực hành thì số lượng các học viện nghệ thuật cũng cũng giảm dần.

Bài viết liên quan  색다른 K-컬처와 지역관광 즐기세요···‘2024 한국방문의 해’ 10대 사업 - Triển khai 10 dự án thúc đẩy “Năm Du lịch Hàn Quốc 2024”

홍대 지역이 사회적 관심을 받으며 언론에 보도되기 시작한 것은 1990년대 초반 포스트 모던 양식의 고급 카페들이 등장하면서부터다. 문화예술인들이 드나들던 거리에 우아하고 고풍스러운 테마 카페와 복합 갤러리가 등장하면서 자유롭고 세련된 이미지가 부각되었다. 예술가들이 직접 운영하는 카페들도 늘어났다. 홍대 정문에서 극동방송국과 주차장 거리에 이르는 길 주변에 카페 골목이 형성되면서 이 일대는 ‘피카소 거리’로 불리게 되었다.

Khu vực Hongdae bắt đầu thu hút sự quan tâm của công chúng và truyền thông vào đầu những năm 1990, khi các quán cà phê cao cấp mang phong cách hậu hiện đại kiểu phương Tây xuất hiện. Các phòng trưng bày phức hợp và tiệm cà phê theo chủ đề mang hơi hướng cổ xưa, trang nhã xuất hiện trên những con phố mà các nghệ sĩ văn hóa thường xuyên lui tới, làm nổi bật hình ảnh tự do và tinh tế của khu phố. Các tiệm cà phê do nghệ sĩ trực tiếp điều hành cũng tăng lên. Từ đó, một con hẻm đầy tiệm cà phê mọc lên ven đường từ cổng chính Hongdae đến Đài Phát thanh Viễn Đông (Far East Broadcasting Company) và bãi đỗ xe, cung đường này được gọi là Phố Picasso.

한편 소비 문화가 확산되면서 우려의 목소리도 커져갔다. 1993년부터 홍익대 미대생들이 시작한 ‘거리 미술전(Street Art Exhibition)’은 홍대 문화의 정체성과 건강한 대학 문화를 지키기 위한 학생들의 대응이었다. 매년 담벼락 곳곳에 벽화 그리는 행사를 진행하였고, 그 결과 ‘벽화 거리’가 조성되었다.

Trong khi đó, văn hóa tiêu dùng lan rộng cũng gây ra nhiều nỗi lo ngại. Để đối phó với tình trạng này, sinh viên Trường Đại học Mỹ thuật, Đại học Hongik đã khởi xướng ra Triển lãm Nghệ thuật Đường phố (Street Art Exhibition) từ năm 1993, nhằm gìn giữ bản sắc văn hóa Hongdae và văn hóa đại học lành mạnh. Sự kiện vẽ tranh tường ở khắp nơi trong khu phố được tổ chức, tạo nên một “khu phố bích họa”.

홍대 클럽 거리에는 1990년대 중후반에서 2000년대 초반 이곳에서 일어난 인디 뮤직 신을 주도했던 라이브 클럽들이 자리를 잡고 있다. 올해 20주년을 맞은 클럽 FF도 그중 하나. ‘록 음악 맛집’으로 통하는 이곳은 크라잉넛(Crying Nut)이나 서울전자음악단(Seoul Electric Band) 같은 록 밴드들이 무대에 선다. Con phố câu lạc bộ Hongdae có các câu lạc bộ nhạc sống vốn dẫn đầu âm nhạc indie nơi này từ nửa cuối những 1990 và nửa đầu những năm 2000. Trong số đó có câu lạc bộ FF, nơi kỷ niệm 20 năm thành lập vào năm nay. Đây được biết đến như một “nhà hàng nhạc rock” với các ban nhạc trình diễn trên sân khấu như Crying Nut hoặc Seoul Electric Band. ⓒ Han Jung-hyun
홍대 클럽 거리에는 1990년대 중후반에서 2000년대 초반 이곳에서 일어난 인디 뮤직 신을 주도했던 라이브 클럽들이 자리를 잡고 있다. 올해 20주년을 맞은 클럽 FF도 그중 하나. ‘록 음악 맛집’으로 통하는 이곳은 크라잉넛(Crying Nut)이나 서울전자음악단(Seoul Electric Band) 같은 록 밴드들이 무대에 선다. Con phố câu lạc bộ Hongdae có các câu lạc bộ nhạc sống vốn dẫn đầu âm nhạc indie nơi này từ nửa cuối những 1990 và nửa đầu những năm 2000. Trong số đó có câu lạc bộ FF, nơi kỷ niệm 20 năm thành lập vào năm nay. Đây được biết đến như một “nhà hàng nhạc rock” với các ban nhạc trình diễn trên sân khấu như Crying Nut hoặc Seoul Electric Band. ⓒ Han Jung-hyun

획일성에 대한 저항 – Chống lại sự đồng nhất

홍대 지역에는 1990년대 중후반부터 라이브 클럽들이 생겨나며 지역 문화에 핵심적인 역할을 하기 시작했다. 클럽 문화는 기존에 형성돼 있던 미술 문화와 새롭게 나타난 소비 문화가 결합하며 탄생했다. 대표적인 사례가 1992년에 생긴 카페 ‘발전소’다. 이곳은 음악 작업을 하던 가게 주인의 작업실에서 출발해 바(bar)로 발전했으며, 댄스 클럽의 원형이 되었다. 1994년에는 드럭(Drug)을 필두로 실험적, 도전적인 무대를 선보였던 라이브 클럽들이 성행했다. 클럽은 대안적인 놀이 문화를 찾던 이들의 해방구였다. 2000년대부터는 클럽의 정체성을 강화하기 위한 방편으로 이들 클럽을 중심으로 다양한 축제들이 개최되었다.

Các câu lạc bộ nhạc sống bắt đầu xuất hiện ở khu vực Hongdae từ nửa sau những năm 1990, dần đóng vai trò trung tâm trong văn hóa địa phương. Văn hóa câu lạc bộ ra đời từ sự kết hợp giữa văn hóa mỹ thuật vốn có với văn hóa tiêu dùng mới nổi. Trường hợp tiêu biểu là tiệm cà phê Kraftwerk khai trương vào năm 1992. Nơi này ban đầu là phòng thu âm của một chủ cửa hàng âm nhạc, sau đó nó phát triển thành quán bar, trở thành hình mẫu cho những câu lạc bộ khiêu vũ về sau. Kể từ năm 1994, các câu lạc bộ nhạc sống bắt đầu bùng nổ, đứng đầu là câu lạc bộ Drug với sân khấu đầy thách thức và thử nghiệm mới. Các câu lạc bộ này là cứu cánh cho những ai đang tìm kiếm văn hóa giải trí thay thế. Từ những năm 2000, nhiều lễ hội khác nhau được tổ chức quanh các câu lạc bộ này như là cách để củng cố bản sắc của câu lạc bộ.

이렇게 복합적인 문화 지역으로 성장한 홍대 앞은 2002년 한일월드컵을 계기로 정부가 지원하는 공공 프로젝트가 본격화되면서 문화 관광 지역으로 그 정체성이 전환되었다. 이로써 홍대 문화는 소수의 마니아들이 즐기던 문화에서 대중화, 관광 상품화되는 현상이 가속화되었다. 이에 대한 반작용도 나타났다. 임대료 상승으로 폐관 위기에 처한 소극장이나 철거 위기에 놓인 공연장을 지키려는 움직임이 나타난 것이다. 다른 한편으로는 서울프린지페스티벌, 한국실험예술제, 와우북페스티벌 등 다양한 분야의 언더그라운드 축제들이 개최되었다.

Khu vực Hongdae-ap, nơi phát triển thành khu vực văn hóa phức hợp, đã thay đổi bản sắc thành khu vực du lịch văn hóa khi các dự án công cộng được chính phủ chính thức hỗ trợ từ sau World Cup Hàn Quốc – Nhật Bản năm 2002. Kết quả là văn hóa Hongdae đã nhanh chóng phát triển từ niềm đam mê của một nhóm nhỏ trở thành một hiện tượng phổ biến và được thương mại hóa về du lịch. Điều này cũng có tác dụng phụ. Nó khiến giá thuê nhà tăng cao, dẫn đến một phong trào bảo vệ rạp chiếu phim nhỏ có nguy cơ đóng cửa hoặc phòng biểu diễn có nguy cơ bị phá dỡ. Mặt khác, các lễ hội underground trên nhiều lĩnh vực khác nhau đã được tổ chức tại đây, chẳng hạn như Lễ hội Seoul Fringe, Lễ hội Nghệ thuật Thử nghiệm Hàn Quốc, Lễ hội Sách Seoul Wow.

그러나 이러한 노력에도 불구하고 거대 자본이 유입되면서 많은 문화 공간들이 문을 닫게 되었다. 홍대 문화 형성에 중심적 역할을 하였던 주체들이 지속적으로 사라지고 있는 것이다. 하지만 이러한 위기에도 홍대 문화는 상업적 획일화에 저항하며 새롭게 변모하고 있다. 오랜 시간 축적되어 온 문화적 저력이 남아있기 때문이다. 다양한 분야에서 활동하는 문화 생산자들이 끊임없이 홍대 문화 생태계를 다층적으로 재구성하고 있다. 이들로 인해 ‘홍대다움’은 사라지지 않고 계속될 것이다.

Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực như vậy, dòng vốn lớn đổ vào dẫn đến nhiều không gian văn hóa bị đóng cửa. Các chủ thể đóng vai trò chính trong việc định hình văn hóa Hongdae liên tục biến mất. Thế nhưng, ngay cả trong cuộc khủng hoảng này, văn hóa Hongdae vẫn đang thay hình đổi dạng, chống lại sự đồng nhất về mặt thương mại. Đó là vì sự tồn tại của tiềm lực văn hóa vốn đã được tích lũy trong thời gian dài. Các nhà sản xuất văn hóa hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau liên tục tổ chức lại hệ sinh thái văn hóa Hongdae. Nhờ vào đó, “dáng vẻ Hongdae” không hề mất đi mà sẽ còn tiếp diễn.

이무용(Lee Mu-yong, 李武容) 전남대학교 문화전문대학원 교수(Professor, Graduate School of Culture, Chonnam National University)
Lee Mu-yong, Giáo sư Viện Đào tạo Sau đại học Văn hóa, Đại học quốc gia Chonnam
한정현(Han Jung-hyun, 韓鼎鉉) 포토그래퍼
Ảnh. Han Jung-hyun
Dịch. Lê Thị Phương Thủy

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here