(P1) 역사의 태동(선사시대~고조선) – Sự khởi đầu của lịch sử (thời tiền sử ~ Gojoseon)

0
1152

한국 역사는 만주와 한반도 지역에서 시작됐다. 이 지역에 사람이 살기 시작한 시기는 70만 년 전으로 거슬러 올라간다. 동물의 뼈나 뿔로 만든 도구와 뗀석기를 사용했던 구석기 시대인의 대표 유적으로는 평안남도 상원 검은모루 동굴, 경기도 연천 전곡리, 충남 공주 석장리, 충북 청원 두루봉 동굴 등이 있다. 이들은 무리를 지어 사냥감을 찾아다니거나 채집하며 생활했다.

Lịch sử của đất nước Hàn Quốc bắt đầu ở vùng Mãn Châu và bán đảo Triều Tiên khi con người bắt đầu định cư vào khoảng 700.000 năm trước đây. Di tích về các dụng cụ làm từ sừng động vật và mảnh vỡ đá, tiêu biểu cho người thời kỳ đồ đá cổ, được tìm thấy ở hang Geomeunmoru ở Sangwon, tỉnh Pyeongannam-do; thôn Jeongok-ri ở Yeoncheon, tỉnh Gyeonggi-do; thôn Seokjang-ri ở Gongju, tỉnh Chungcheongnam-do; và hang Durubong ở Cheongwon, tỉnh Chungcheongbukdo. Những cư dân đầu tiên sinh sống ở bán đảo đã sống theo bầy và kiếm ăn bằng cách săn bắn động vật và thu lượm rau trái.

한국의 신석기시대는 기원전 8,000년 전 시작되었다. 농경이 시작돼 좁쌀을 비롯한 잡곡류를 경작했으며 정착 생활을 하면서 씨족사회를 이뤘다. Ở Hàn Quốc, thời kỳ đồ đá mới bắt đầu khoảng 8.000 năm trước công nguyên (TCN). Người dân canh tác, trồng trọt các loại ngũ cốc như kê và dần dần hình thành xã hội thị tộc.

이들은 돌을 갈아서 다양한 간석기를 만들어 사용했다. 신석기 시대의 대표적인 토기는 빗살무늬 토기다. 이 토기는 한반도 전역에서 발견되고 있는데 서울 암사동, 평양 남경, 김해 수가리 등이 대표적인 유적지이다. Họ mài đá để tạo ra nhiều loại công cụ bằng đá để sử dụng. Một trong những đặc điểm tiêu biểu nhất của thời kỳ đồ đá mới là bình đất nung hoạt tiết răng lược. Những bình đất này đã được tìm thấy ở khắp mọi nơi trên bán đảo Triều Tiên như phường Amsa-dong, Seoul; Namgyeong, Pyeongyang; và Suga-ri, Gimhae.

경기도 연천군 전곡리에서 발견된 구석기시대의 다기능 연모 – Rìu tay.Dụng cụ đa năng này có niên đại từ thời kỳ đồ đá cũ, được phát hiện ở thôn Jeongok-ri, huyện Yeoncheon-gun, tỉnh Gyeonggi-do.

한반도에는 기원전 10세기경, 만주 지역에는 기원전 15세기경 청동기시대가 시작됐다. 청동기시대 유적은 중국의 랴오닝성, 지린성 일대와 한반도 전역에 골고루 분포돼 있다. 청동기문화의 발전과 함께 족장이 지배하는 사회가 출현했으며, 강한 족장이 주변의 여러 부족을 통합해 국가로 발전하는 단계에 진입했다.

Thời kỳ đồ đồng bắt đầu vào khoảng thế kỷ 10 TCN ở bán đảo Triều Tiên và vào thế kỷ 15 TCN ở Mãn Châu. Các di tích thời kỳ đồ đồng phân bố đồng đều trên toàn bộ bán đảo Triều Tiên và tỉnh Liêu Ninh, Cát Lâm của Trung Quốc. Cùng với sự phát triển của văn hóa đồ đồng, xã hội đã xuất hiện thủ lĩnh thị tộc. Các thủ lĩnh mạnh nhất bắt đầu hợp nhất nhiều thị tộc thành một và những nhóm này dần dần phát triển thành các quốc gia đầu tiên.

Bài viết liên quan  배추가 없었다면 김치는 어찌 되었을까? Nếu không có cải thảo thì kimchi sẽ phải làm như thế nào?

가장 먼저 등장한 국가인 고조선을 세운 중심세력은 하느님을 믿는 부족과 곰을 숭상하는 부족이었다. 두 부족이 연합해 단군왕검을 추대했는데, 그는 제사장과 정치지도자를 겸했다. 고조선은 중국 요령 지역과 대동강 유역을 중심으로 독자적인 문화를 이뤘으며, 기원전 3세기에는 부왕, 준왕 등 강력한 왕이 세습했다. 왕 아래에는 상, 대부, 장군 등 통치체계를 갖췄다.

Các bộ tộc đóng vai trò trung tâm trong việc thành lập quốc gia đầu tiên, Gojoseon, là bộ tộc tin vào chúa trời và bộ tộc tôn sùng gấu. Hai bộ tộc này cùng ủng hộ Dangun Wanggeom và đưa ông lên làm thầy tế chính và là nhà lãnh đạo chính trị của họ. Gojoseon đã phát triển nền văn hoá độc lập ở Liêu Ninh, Trung Quốc và lưu vực sông Daedong-gang. Vào thế kỷ 3 TCN, các vị vua như vua Bu và vua Jun đã trở nên hùng mạnh và truyền ngôi lại cho con cháu họ. Dưới trướng vua có một hệ thống cai trị gồm các quan nha gọi là sang, daebu và janggun.

신석기시대의 대표적 유적지인 서울 암사동에서 출토된 뾰족 바닥의 토기 – Đồ đất nung họa tiết răng lược.Đồ vật có đáy nhọn này được phát hiện ở phường Amsa-dong, Seoul, là di tích lịch sử tiêu biểu của thời kỳ đồ đá mới.

기원전 3세기 말 중국은 진나라와 한나라가 교체되는 격변의 시기를 맞았다. 이때 많은 유민과 이민이 고조선으로 남하했으며, 이들의 지도자 위만이 기원전 194년 왕위에 오르면서 고조선은 팽창했다. 이때 철기문화를 받아들였고, 농업과 수공업이 발달했으며, 군사력도 강화했다. 또한 중국과 가까운 지리적 이점을 활용해 한반도 세력과 중국의 교역을 중개하면서 이익을 독점하려고 했다. 이는 고조선과 중국 한나라의 대립을 격화시켰고 한나라는 대규모 수군과 육군을 동원하여 고조선을 침공했다. 전쟁 초기에 고조선은 대승을 거두었고 완강히 저항했으나, 1년간의 전쟁 끝에 수도 왕검성이 함락되고 기원전 108년에 멸망했다.

Vào cuối thế kỷ 3, triều đại nhà Tần đã bị thay thế bởi triều đại nhà Hán ở Trung Quốc, tạo nên một giai đoạn xã hội biến động. Rất nhiều người đã di chuyển về phía Nam tới Gojoseon. Người lãnh đạo của họ, Wiman, đã lên ngôi vào năm 194 TCN và mở rộng lãnh thổ Gojoseon. Vào thời gian này, Gojoseon đã tiếp nhận văn hóa đồ sắt, phát triển nông nghiệp và thủ công đa dạng, tăng cường sức mạnh quân đội. Gojoseon cũng cố gắng tận dụng vị trí địa lý gần Trung Quốc bằng cách môi giới thương mại giữa bán đảo Triều Tiên và Trung Quốc. Điều này đã dẫn đến xung đột giữa Gojoseon và nhà Hán Trung Quốc. Nhà Hán đã kéo lực lượng lục quân và hải quân hùng hậu sang tấn công Gojoseon. Gojoseon kiên cường chống lại cuộc tấn công và giành chiến thắng vĩ đại vào giai đoạn đầu của cuộc chiến, nhưng sau một năm chiến tranh, pháo đài thủ đô Wanggeomseong bị tàn phá, Gojoseon đã sụp đổ vào năm 108 TCN.

Bài viết liên quan  국립중앙박물관 관람객수 세계 6위 - Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc đứng thứ 6 trên thế giới về lượt khách tham quan

고인돌(Dolmen) – Mộ đá
피라미드, 만리장성, 스톤헨지 같은 고대의 유적을 흔히 세계 7대 불가사의라고 한다. 그것들과 어깨를 나란히 할 만한 유적이 한반도에도 존재한다. 바로 고인돌이다. 세계 전체 고인돌의 절반에 가까운 4만 여 기가 한반도에 분포되어 있다.

Bảy kỳ quan thế giới là những tàn tích thời cổ đại như đại kim tự tháp, vạn lý trường thành và bãi đá cổ Stonehenge…. Có thể sánh ngang với những kỳ quan này là những ngôi mộ đá cổ ở Hàn Quốc cũng không kém phần bí ẩn. Hơn 40.000 ngôi mộ đá được tìm thấy trên bán đảo Triều Tiên, chiếm một nửa số ngôi mộ đá trên toàn thế giới.

고인돌은 사람의 뼈, 석기, 옥, 청동 제품 등 다양한 유물과 함께 출토되었다. 그러나 축조 당시의 기술에 대해 추론할 뿐, 고인돌 존재에 대해서는 아직 풀리지 않은 불가사의로 남아 있다. Rất nhiều các cổ vật đa dạng như xương người, đồ đá, ngọc bích, đồ đồng… được khai quật trong các ngôi mộ đá. Tuy nhiên, kỹ thuật xây dựng những ngôi mộ với các tảng đá lớn tại thời điểm đó vẫn còn là một bí ẩn chưa được tìm ra.

고인돌은 형태에 따라 탁자식 고인돌과 바둑판식 고인돌로 구분된다. 탁자식 고인돌은 땅 위에 4개의 돌을 세워 무덤을 만든 뒤 그 위에 덮개돌을 올린 것으로, 주로 한반도 북쪽에 있다. 바둑판식 고인돌은 지하에 무덤을 만들고 그 위에 돌을 얹은 것으로, 주로 한반도 남쪽에서 많이 보인다.

Những ngôi mộ đá được phân thành hình bàn và bàn cờ vây. Mộ đá hình bàn chủ yếu ở miền Bắc Bán đảo Hàn, được làm từ 4 khối đá dựng trên đất thành mộ và đặt lên trên đó khối đá nóc. Mộ đá hình bàn cờ vây chủ yếu được tìm thấy ở khu vực miền Nam Bán đảo Hàn được dựng mộ dưới lòng đất và đặt đá lên phía trên.

Bài viết liên quan  식물이 주는 힘, 홈가드닝 - Trồng cây tại nhà, sức mạnh từ cây xanh (Home Gardening)
강화 부근리 탁자식 고인돌 – Ngôi mộ cổ kiểu bàn ở thôn Bugeun-ri, Ganghwa

고인돌을 흔히 무덤이라고 말하지만, 단정하기는 어렵다. 12세기 고려의 대학자 이규보는 고인돌을 감상하고 자신의 책에 다음과 같은 기록을 남겼다. ‘세상 사람이 고인돌을 옛 성인이 고여 놓은 것이라고 말하는데, 과연 신기한 기술이다.’ 20세기 초 미국인 선교사 호레이스 언더우드는 고인돌은 무덤과 상관없으며, 땅의 신에 대한 제사용으로 만들었다고 추정했다. 한국 민속학자 손진태도 한국의 전설에 등장하는 거인인 마고할머니(혹은 마귀할멈)가 살던 집이 고인돌이라는 민담을 소개하며 제단이라고 주장했다.

Các mộ đá thường là các lăng mộ, nhưng rất khó để nói chắc chắn điều này. Yi Gyu-bo, một học giả vĩ đại thời Goryeo ở thế kỷ 12, đã để lại những nhận xét sau về mộ đá: “Người ta nói rằng những ngôi mộ được xây dựng bởi các vị thánh. Đó thực sự là một kỹ thuật tuyệt vời”. Vào đầu thế kỷ 20, nhà truyền giáo người Mỹ Horace Underwood đã cho rằng những tảng đá này không liên quan đến những ngôi mộ mà được làm như một vật hiến tế cho các vị thần đất. Nhà dân tộc học Hàn Quốc Son Jin-tae cũng cho rằng mộ đá là bệ thờ vì người xưa tin rằng đó là ngôi nhà của bà lão khổng lồ (hay bà mụ ma quỷ) xuất hiện trong truyền thuyết dân gian.

전라남도 순천에 조성된 고인돌 공원 – Công viên Dolmen được xây dựng ở Suncheon, tỉnh Jeollanam-do

고인돌은 만주 지역을 제외한 중국이나 일본에서는 거의 볼 수 없다. 그러나 한반도에는 전국 방방곡곡에 분포돼 있으며, 수천 년 동안 모진 비바람에도 끄떡없이 한국인과 삶을 함께해오다 기원전 어느 시기에 축조가 끊겼다.

Ngoại trừ Mãn Châu, các mộ đá hiếm khi được tìm thấy ở Trung Quốc hay Nhật Bản. Tuy nhiên, những ngôi mộ đá cổ đã được tìm thấy rải rác trên khắp bán đảo Triều Tiên và cùng tồn tại với người Hàn Quốc trong hàng ngàn năm dù mưa gió dữ dội cho tới khi những ngôi mộ này bị ngừng xây dựng vào một thời điểm nào đó TCN.

이러한 점이 알려지면서 전 세계 학자들은 한국 고인돌의 인류 문화사적 중요성에 주목하고 있다. 인천 강화, 전라남도 화순, 전라북도 고창 지역의 고인돌이 2000년 유네스코 세계문화유산에 등재되었으며 많은 전문가들이 한반도에 고인돌이 밀집된 이유를 비롯해 한국, 유럽, 인도 고인돌의 상관관계에 대해 연구를 이어오고 있다.

Với những đặc điểm đó, các nhà học giả trên toàn thế giới đang rất chú ý đến tính quan trọng di tích văn hóa nhân loại của những ngôi mộ đá Hàn Quốc. Năm 2000, việc UNESCO đăng ký các mộ đá ở Ganghwa, Hwasun và Gochang là di sản văn hóa thế giới đã cho thấy sự quan tâm ngày càng tăng của thế giới đến mộ đá Hàn Quốc trong lịch sử văn hóa nhân loại.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here