1950년 6월 한국전쟁이 발발한 후 대한민국의 임시 수도가 된 부산은 휴전협정으로 전쟁이 끝나고 1953년 8월 15일 정부가 서울로 돌아갈 때까지 실질적인 수도의 역할을 했다. 임시 수도의 정부 청사로 사용했던 당시 경상남도청 인근 동네에는 피난민들이 대거 몰려들어 기약할 수 없는 타향살이를 시작했다. 그 애환의 흔적이 지금까지 남아 지나간 역사를 돌아보게 한다.
Tháng 6 năm 1950 chiến tranh liên Triều nổ ra, thành phcho đến khi hiệp định đình chiến được ký kết và chính thức di dời thủ đô về lại Seoul vào ngày 15 tháng 8 năm 1953. Khu vực thủ đô lâm thời nằm kề Uỷ ban nhân dân tỉnh ố Busan được chọn làm thủ đô lâm thời của Đại Hàn Dân Quốc và nó giữ vai trò một thủ đô thật sự Gyeongsangnam-do vào thời điểm đó, đây là nơi làm việc tạm thời của chính phủ cũng là nơi người dân lánh nạn ùn ùn kéo đến để bắt đầu một cuộc sống tha hương không lường trước. Cho đến tận ngày nay những dấu vết của một thời đau buồnA vẫn còn lưu lại và nó là nơi nhìn về một giai đoạn lịch sử đã đi qua.
부산이 수도 서울에 이어 대한민국 제2의 도시가 된 것은 한국 현대사의 비극과 밀접한 관련이 있다. 한국전쟁은 여러 측면에서 부산을 급격히 팽창시킨 결정적 계기였다. 전쟁 직전인 1949년 약 47만 명이던 이 도시의 인구는 이곳이 임시 수도가 되고 피난민이 유입되면서 가파르게 늘기 시작했다. 휴전 2년 후인 1955년에는 대부분의 피난민이 정착하면서 인구 100만 명을 돌파했고, 이로써 부산은 대도시로 탈바꿈하게 되었다.
Busan trở thành thành phố lớn thứ hai của Hàn Quốc sau Seoul có liên quan mật thiết tới một bi kịch trong lịch sử hiện đại Hàn Quốc. Cuộc chiến tranh liên Triều chính là mấu chốt khiến cho thành phố Busan mở rộng trên nhiều phương diện. Vào năm 1949 ngay trước khi cuộc chiến nổ ra một năm, dân số Busan vào khoảng 470 nghìn người nhưng khi thành phố được chọn trở thành thủ đô lâm thời, dân lánh nạn kéo tới sinh sống khiến dân số bắt đầu tăng mạnh. Hai năm sau kể từ khi đình chiến vào năm 1955 dân khi trước tới lánh nạn đã chọn nơi đây để định cư làm dân số tăng mạnh lên 1 triệu người. Chính vì lẽ đó Busan đã biến thành một đại đô thị.
피난민들은 임시 거처에 머물며 생계를 꾸려 나가야 했다. 부산역과 부산항이 인접해 있는 중앙동 40계단 일대는 그런 애환을 대표하는 장소이다. 이곳에는 아기에게 젖을 먹이는 젊은 엄마와 뻥튀기 장수, 휴식을 취하고 있는 지게꾼 등 피난민들의 모습이 조형물로 설치되어 있다. 이를 통해 짐작할 수 있듯 이곳은 노동과 휴식의 경계 지역이었다. 계단을 중심으로 아래쪽은 날품팔이, 껌 장사, 부두 하역 등을 하던 노동의 공간이었으며, 위쪽에는 임시 거처로 지어 놓은 천막집이나 판잣집들이 즐비했다. 피난민들은 고된 노동에 시달리다 잠시 틈이 나면 이 계단에 앉아 발을 뻗고 눈을 붙이거나 가족을 떠올리며 눈물 짓곤 했다.
Người dân lánh nạn đã sống ở những chỗ tạm và họ phải đi kiếm kế sinh nhai. Khu 40 cầu thang ở phường Jungang tiếp giáp với cảng và ga Busan là một địa danh tiêu biểu cho thời kỳ buồn vui đó. Nơi đây có những bức tượng mô phỏng hình ảnh những người dân lánh nạn đó – hình ảnh một người mẹ trẻ đang cho con bú, hình ảnh một người đang nổ bỏng bán, hình ảnh của cửu vạn đang nghỉ ngơi,… Qua đó chúng ta có thể phỏng đoán rằng đây chính là nơi lao động và nghỉ ngơi của người dân khi đó. Ở hướng dưới của bậc thang là chỗ làm của những người làm công kiếm tiền theo ngày, những người bán kẹo cao su, cửu vạn bến tàu. Và hướng trên là những túp lều, lán trại được dựng lên để có chỗ ở tạm qua ngày. Những người dân đi lánh nạn khi quá mệt với những công việc mệt nhọc có chút ít thời gian ngơi nghỉ họ sẽ ngồi xuống những bậc thang duỗi thẳng chân chợp mắt. Hoặc đôi lúc đây cũng chính là nơi nước mắt tuôn rơi khi nghĩ về gia đình.
한국전쟁의 아픔이 고스란히 녹아 있는 또 다른 공간이 바로 영도 다리이다. 피난민들에게 가난보다 고통스러운 것은 알 수 없는 가족의 행방이었다. 그들은 약속이라도 한 듯 이 다리 난간에 헤어진 가족을 찾는 벽보를 붙이기 시작했고, 눈물을 흘리며 기약 없는 가족 상봉을 기다렸다. 부산 남쪽에 자리한 섬 영도는 1934년 다리가 만들어지면서 내륙과 이어지게 되었다. 영도 다리는 국내 최초의 연륙교이자 유일한 도개교로 부산을 상징하는 구조물이었기에 피난민들은 이곳에서 가족과 만날 날을 꿈꾸었다.
Một địa điểm khác vẫn còn lưu lại nguyên vẹn nỗi đau của cuộc chiến tranh liên Triều chính là cây cầu Yeongdo. Với những người dân đi lánh nạn nỗi đau đớn của họ chính là sự bặt vô âm tín của người thân trong gia đình hơn là nghèo đói. Chẳng ai bảo ai họ bắt đầu dán những tờ rơi tìm người thân thất lạc của mình trên thành cầu và nước mắt cứ thế mà tuôn trào mong mỏi ngày được gặp lại những người thân trong vô vọng. Cây cầu được xây vào năm 1934 nối Yeongdo, một hòn đảo nằm ở phía nam Busan, với đất liền. Cầu Yeongdo không những là cây cầu đầu tiên nối đảo với đất liền mà còn là cây cầu quay duy nhất. Vì kiến trúc cây cầu được xem là biểu tượng cho Busan nên người dân lánh nạn luôn mơ ước một ngày họ sẽ được đoàn tụ với gia đình mình tại đây.
전시 임시 수도 – Thủ đô lâm thời trong thời chiến
이와 달리 동아대학교 석당박물관은 부산이 임시 수도였음을 증명하는 곳이다. 이 건물은 일제가 진주에 있던 경남도청을 부산으로 옮기면서 1925년 준공되었다. 부산이 항만의 관문이고 교통의 중심지인 점을 감안해 식민 통치의 효율성을 높이기 위해 도청을 옮긴 것이다. 한국전쟁 시기에는 임시 수도의 정부 청사로 사용됐으며, 휴전 뒤에는 다시 경남도청으로 복귀됐다가 도청이 창원으로 이전하면서 부산지방법원 등으로 활용되는 등 한국 근현대사의 정치·사회적 변화 속에서 부침이 많았던 건물이다. 그러한 연유로 이 건물은 2002년 등록문화재(근대 문화유산 중 보존 및 활용을 위한 가치가 커서 정부가 지정, 관리하는 문화재) 제41호로 지정되었다. 2009년부터는 동아대학교의 박물관으로 사용되면서 역사 교육의 장소가 되었다.
Bảo tàng Seokdang của Trường Đại học Dong-A nơi minh chứng cho việc Busan chính là thủ đô lâm thời. Tòa nhà được hoàn công vào năm 1925 cũng chính là lúc đế quốc Nhật chuyển tòa thị chính tỉnh Gyeongsangnam vốn được đặt ở Jinju đến Busan. Với việc Busan là cửa ngõ của bến cảng và là đầu mối giao thông nên nơi đây được chọn là địa điểm mới để đặt tòa nhà thị chính nhằm tăng cường hiệu quả thống trị thực dân. Vào thời chiến tranh liên Triều, nơi đây được dùng làm trụ sở chính phủ của thủ đô lâm thời và sau khi đình chiến lại làm trụ sở Gyeongsangnam như trước đó. Sau khi trụ sở được di dời đến Changwon thì tòa nhà dùng làm tòa án tỉnh Busan. Tòa nhà đã trải qua nhiều thăng trầm với những sự thay đổi của xã hội và chính trị của lịch sử cận hiện đại Hàn Quốc. Chính vì lý do đó nó đã được chỉ định là Di sản tài sản văn hoá (những di sản văn hoá có giá trị cao để bảo tồn và sử dụng trong số những di sản văn hoá cận đại được chính phủ chỉ định và quản lý) thứ 41 vào năm 2002. Từ năm 2009 tòa nhà được dùng làm viện bảo tàng của trường Đại học Dong-A và đồng thời đã trở thành nơi giảng dạy lịch sử.
그런가 하면 부산이 임시 수도 역할을 했던 역사적 사실과 의미를 기념하기 위해 최근에 조성된 거리도 있다. 동아대학교 부민 캠퍼스에서 임시 수도 기념관을 잇는 ‘대한민국 임시수도 기념 거리’에는 그 시절을 기억하기 위한 다양한 조형물과 당시 운행되었던 전차를 볼 수 있다.
Gần đây người ta đã chọn một con đường để tôn vinh về một sự thật lịch sử là Busan đã từng giữ vai trò của một thủ đô lâm thời. Con đường nhằm tôn vinh giai đoạn lịch sử của một thủ đô lâm thời Đại Hàn Dân Quốc kết hợp với phòng lưu niệm đặt tại cơ sở Bumin, trường Đại học Dong-A, chúng ta có thể chiêm ngưỡng những chiến xa và nhiều tấm điêu khắc gợi nhớ đến thời kỳ này.
임시 수도 기념관은 일제 강점기 경남도지사 사택으로 지어졌다가 임시 정부 시절 대통령 관저로 사용되었다. 현재는 한국전쟁 시절 임시 수도로서 국난을 극복해 낸 부산의 위상과 역사성에 대한 내용으로 꾸며져 있다. 실물 크기의 이승만 대통령 밀랍 인형과 집무실을 그대로 재현해 전시하고 있으며, 그 외에 전쟁 당시 사용하던 물건들과 당시 생활상을 엿볼 수 있는 판잣집, 피난 학교, 국제 시장의 좌판 등을 모형으로 전시하고 있다.
Phòng lưu niệm thủ đô lâm thời đã được xây dựng làm nhà ở của cán bộ nhà nước tỉnh Gyeongsangnam vào thời kỳ Nhật chiếm đóng và rồi được dùng làm dinh thự tổng thống trong thời kỳ chính phủ lâm thời. Hiện nay nó được trưng bày những nội dung về lịch sử và vị thế của Busan, thành phố đã vượt qua những thảm họa đất nước với tư cách là một thủ đô lâm thời vào thời chiến tranh liên Triều. Tại đây tái hiện nguyên vẹn và trưng bày phòng làm việc và tượng sáp của Tổng thống Rhee Syngman có kích cỡ như thật. Ngoài ra nơi đây còn trưng bày mô hình những túp lều có thể trải nghiệm được cuộc sống và những vật dụng được sử dụng vào thời chiến tranh ấy, trường lánh nạn, khay đựng hàng ở chợ quốc tế.
산복도로 – Những con đường xẻ ngang sườn núi
부산에는 산 중턱을 지나는 산복도로가 유난히 많다. 총연장 길이가 65㎞나 되기 때문에 부산을 ‘산복도로의 도시’라고 부를 정도다. 당장 거처가 필요했던 피난민들이 산에 천막집과 판잣집들을 만들기 시작했던 것이 산복도로가 많아진 이유다. 실핏줄 같은 길을 따라 따닥따닥 작은 집들이 들어서고, 집과 집 사이로 다시 미로 같은 골목이 빽빽이 얽혀 있는 이곳에서 사람들은 고달픈 삶을 이어갔다. 신산했던 정경이 담긴 장소가 이제는 세월이 흘러 관광객들이 즐겨 찾는 공간이 되었다. 그 대표적인 곳이 감천문화마을이다.
Tại Busan có vô vàn con đường xẻ ngang sườn núi. Với tổng chiều dài 65 km nên Busan được gọi với tên là “thành phố với những cung đường xẻ ngang sườn núi”. Đó chính là bởi vì những người dân đi lánh nạn cần một chỗ sinh sống ngay nên họ dựng lên những túp lều, lán trại ở trên núi. Men theo những con đường nhỏ như những mạch máu mọc lên những ngôi nhà nhỏ san sát nhau, và những con hẻm như những mê trận nằm giữa những ngôi nhà chằng chịt, chính tại nơi đây nhiều người đã trải qua một thời kỳ gian lao trong cuộc sống. Khu vực với đầy những gian khổ thời đó, giờ đây khi thời gian qua đi nó đã trở thành nơi mà du khách thích lui tới. Một trong những địa điểm tiêu biểu chính là làng văn hoá Gamcheon.
부산대병원에서 감천고개로 오르다 보면 오른쪽으로 계단식 마을 풍경이 펼쳐진다. 전쟁 때 피난 온 신흥 종교 태극도 신도들이 이곳으로 옮겨오면서 만든 부락이 태극도 마을인데, 감천문화마을의 원형이다. 부산 사람들은 이곳을 ‘기차 마을’이라고도 불렀다. 밤이 되면 루핑집 창문으로 불빛이 비치는데, 멀리서 보면 수평으로 길게 이어진 집들이 달리는 밤기차 같아서 붙여진 이름이다. 마치 레고를 쌓은 듯 집들이 촘촘하게 들어차 있고, 지붕이 색색으로 알록달록해 이색적 풍경을 연출한다.
Từ bệnh viện trường Đại học Busan leo lên con dốc Gamcheon nhìn về hướng bên phải phong cảnh ngôi làng bày ra trước mắt. Vào thời chiến những tín đồ Taegeukdo (Thái cực đạo) mới nổi đi lánh nạn đã chuyển đến nơi đây và dựng lên ngôi làng lấy tên là làng Thái cực đạo, đó chính là tiền thân của làng văn hoá Gam Cheon. Người dân Busan còn gọi ngôi làng này là “làng tàu hỏa”. Vào ban đêm ánh đèn chiếu qua những ô cửa sổ của ngôi nhà mái lợp, nếu nhìn từ xa những ngôi nhà nối dài theo hàng ngang giống như những đoàn tàu hỏa chạy ban đêm nên nó được gọi với tên như vậy. Những ngôi nhà san sát nhau như thể trò xếp lego và những mái nhà với nhiều màu sắc đã làm nên khung cảnh đầy màu sắc.
마을 곳곳마다 어느 방향으로 가도 골목과 골목이 만나고, 가파른 경사의 계단과 계단이 만난다. 골목은 가로로 집들을 이어주고, 계단은 세로로 골목들을 이어준다. 현재는 도시 재생 사업의 일환으로 기존 마을을 깨끗하게 보존하고 곳곳에 공공미술 작품을 설치하여 문화예술 마을로 탈바꿈했다. 「르몽드」나 CNN 등 해외 언론이 적극 추천한 장소이기도 하다.
Khắp mọi ngóc ngách trong ngôi làng dù đi theo hướng nào chăng nữa cũng là những con hẻm giao với những con hẻm và những bậc thang dốc. Con hẻm nối với những ngôi nhà theo hướng ngang còn cầu thang thì lại nối những con hẻm theo hướng dọc. Hiện nay với dự án tái sinh thành phố, những ngôi làng cũ đã được bảo tồn nguyên vẹn và ở mọi nơi đều treo những tác phẩm mĩ thuật công cộng nên làng đã lột xác thành ngôi làng văn hoá nghệ thuật. Những kênh truyền thông của thế giới như Le Monde hay CNN cũng tích cực giới thiệu đến mọi người ngôi làng này.
부산에는 산 중턱을 지나는 산복도로가 유난히 많다.
당장 거처가 필요했던 피난민들이
산에 천막집과 판잣집들을 만들기 시작했던 것이 산복도로가 많아진 이유다.
실핏줄 같은 길을 따라 따닥따닥 작은 집들이 들어서고,
집과 집 사이로 다시 미로 같은 골목이 빽빽이 얽혀 있는 이곳에서
사람들은 고달픈 삶을 이어갔다.
Busan có vô vàn con đường xẻ ngang sườn núi.
Đó là vì những người dân đi lánh nạn cần một chỗ sinh
sống và họ bắt đầu dựng lên những lều, lán trên núi.
Men theo những con đường nhỏ như những mạch máu mọc lên những ngôi nhà nhỏ san sát nhau,
những con hẻm như những mê trận nằm giữa những ngôi nhà san sát lên nhau,
chính tại nơi đây nhiều người đã trải qua một giai đoạn gian lao của cuộc sống.
도떼기 시장 – Chợ sinh tử
낯선 도시에서 하루하루 막막하고 속절없는 피난살이를 견뎌야 했던 피난민들이 암울한 상황 속에서도 희망의 끈을 놓지 않고, 억척스레 가족을 부양하며 삶을 일굴 수 있었던 것은 시장 덕분이었다. 그들에게 소중한 끼니를 제공했던 부산의 시장들은 각자의 구구절절한 사연들이 아로새겨진 장소들이다. 특히 국제시장과 부평깡통시장 일대에서는 해방 직후 일제 전시 물품과 한국전쟁 당시 미군부대에서 밀반출된 생활 물자를 난전에서 팔았기에 ‘도떼기 시장’이라 불리기도 했다.
Thứ giúp cho những người dân chạy nạn vượt qua được những ngày chơi vơi, vô vọng tại một thành phố xa lạ và giúp họ không mất đi niềm hy vọng để có thể chăm lo cho gia đình và duy trì cuộc sống dù ở trong hoàn cảnh tăm tối như vậy chính là những khu chợ. Các khu chợ ở Busan giúp họ kiếm được những bữa ăn quý giá cũng chính là nơi khắc sâu nỗi tâm tư của mỗi người. Đặc biệt khu chợ quốc tế và khu chợ hộp thiếc Bupyeong được gọi là “chợ sinh tử” (hay được gọi với tên dottegi sijang) vì nơi đây bán những hàng hoá sinh hoạt được xuất lậu từ những doanh trại lính Mỹ thời chiến tranh liên Triều và những vật phẩm thuộc đế quốc Nhật cai trị sau cuộc giải phóng tại nơi hỗn chiến.
국제시장은 여러 나라들에서 원조 받은 구제 물품으로 한때 국내 패션 문화 1번지 역할을 담당하기도 했는데, 없는 물품이 없다 하여 가히 ‘국제적’이라는 의미에서 그런 이름을 얻었다. 국내 최초의 공설 시장인 부평깡통시장은 전후 군수 물자가 암거래되던 곳이다. 전쟁 당시 부산에 미군이 주둔하면서 이들이 먹던 깡통 음식들이 음성적으로 반출, 난전에서 거래되었던 것이다. 이곳에서 미군 물건을 사고파는 사람들을 ‘양키 장사꾼’이라 했는데, 그들은 미군과 함께 생활하는 여성들로부터 술, 담배, 식료품 등을 넘겨 받아 쏠쏠한 이익을 남기고 팔았다. 부평깡통시장은 부산을 대표하는 음식의 발상지로도 유명했다. 부산어묵이 처음으로 태어난 곳이면서 피난 시절에는 부산돼지국밥이 만들어졌다. 또한 사람들은 미군부대 군인들이 먹다 남긴 잔반을 걷어서 죽을 만들어 팔기도 했다. 일명 ‘꿀꿀이죽’, ‘UN탕’이라고 불리던 이 음식은 부대찌개의 원조라 할 수도 있겠는데, 소시지와 햄 등이 들어 있어 피난민들에게 중요한 단백질 공급원 역할을 했다.
Chợ quốc tế một thời đã giữ vai trò khu văn hoá thời trang số một trong nước với những hàng hóa cứu tế được nhận viện trợ từ nhiều nước trên thế giới. Ở ngôi chợ này bày bán mọi thứ và cái tên chợ được đặt như vậy là xuất phát từ tính quốc tế của nó. Chợ hộp thiếc Bupyeong (Bupyeong Kkangtong sijang), ngôi chợ công đầu tiên trong nước, là nơi buôn lậu những hàng hoá, những vật dụng quân nhu sau chiến tranh. Vào thời chiến tranh, lính Mỹ đóng quân ở Busan, đồ hộp là những món mà lính Mỹ thường ăn được bí mật tuồn ra bên ngoài và được bán ở vùng chiến sự. Tại đây người ta gọi những người buôn bán vật dụng của lính Mỹ là “nhà buôn Mỹ” và họ đã lấy những thực phẩm, thuốc lá, rượu,… từ những cô gái sống cùng lính Mỹ bán và thu một món hời. Chợ hộp thiếc Bupyeong cũng là nơi làm ra những món ăn tiêu biểu cho Busan. Đây là nơi đầu tiên món eomuk (chả cá) Busan được làm ra, cũng là nơi chế biến món dwaeji gukbap (súp thịt lợn) vào thời lánh nạn. Đồng thời người dân đã lấy đồ ăn dư của lính trong doanh trại Mỹ và làm ra món cháo để bán. Món cháo có tên là “cháo thập cẩm”, “súp UN”. Có thể được coi là nguồn gốc của món súp thập cẩm, món này có xúc xích, thịt nguội và những thứ khác đã giữ vai trò là nguồn cung cấp chất đạm quan trọng cho những người đi lánh nạn.
헌책방 골목 – Con hẻm hiệu sách cũ
150여 미터에 걸친 좁은 골목길에 약 40개의 서점이 빼곡히 들어차 있던 보수동 책방 골목은 당시 전국 최대 규모였다. 전쟁 중 구덕산 일대와 보수동 뒷산, 영도 등에는 대학생들이 천막과 판자로 만들어진 임시 교실에서 수업을 받는 모습을 흔히 볼 수 있었다. ‘전시연합대학’이라 불리었던 이 학교는 문교 당국이 서울 시내에 있었던 여러 대학을 통합시킨 것이었다. 이 때문에 학생들의 통학로였던 보수동 골목은 늘 북적였고, 자연스럽게 책방 골목이 형성되었다.
Con đường sách phường Bosu-dong, nơi mọc lên hơn 50 hiệu sách tại con hẻm hẹp dài khoảng hơn 150 mét. Vào thời đó quy mô của nó lớn nhất nước. Trong thời chiến ở khu vực núi Gudeok phía sau phường Bosu, Yeongdo… người ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh những sinh viên đang học trong những phòng học tạm được dựng lên từ lều và phên. Ngôi trường này đã từng được gọi là “đại học liên hiệp thời chiến” và nó đã được cơ quan giáo dục thống nhất với các trường đại học ở nội thành Seoul. Do đó con hẻm phường Bosu, vốn dĩ được coi là khu đại học của sinh viên, lúc nào cũng nhộn nhịp và dần hình thành một con hẻm hiệu sách.
전쟁으로 더욱 열악해진 출판 사정으로 교과서는 물론이고, 일반 도서도 제대로 구입하기가 어려웠던 시절이었다. 때문에 책을 팔려는 사람들과 사려는 사람들을 상대로 헌책 노점이 성황을 이루었고, 이 노점들이 하나둘 자리 잡게 된 것이 지금 보수동 책방 골목의 시초다. 당시 지식인들은 자신이 아끼는 진귀한 책을 눈물을 머금고 팔아 끼니를 해결해야만 했다. 그렇게 모인 책들로 인해 이곳은 부산의 지식 창고이자 문화 골목의 상징이 되어 오늘에 이르고 있다.
Vì chiến tranh tình hình xuất bản vô cùng thiếu thốn nên rất khó có thể mua được giáo trình và các loại sách. Chính vì vậy người bán và người mua đã tạo nên sự sôi động trong mua bán trao đổi những quyển sách cũ. Từng sạp bán sách như thế này mọc lên là khởi nguồn cho con hẻm hiệu sách phường Bosu ngày nay. Vào thời đó giới tri thức đã ngậm ngùi bán đi những quyển sách quý giá mà bản thân trân quý để có cái ăn hàng ngày. Những quyển sách được thu thập như vậy làm cho nơi đây trở thành kho tàng tri thức của Busan và ngày nay nó đã trở thành biểu trưng cho con hẻm văn hoá.
UN기념공원은 전쟁의 기억을 직접적으로 되살려주는 장소이다. 한국전쟁에 참전했다가 산화한 UN군들이 영면해 있는 곳으로 영국, 터키, 캐나다, 호주, 네덜란드 등 11개국 총 2,297명의 전사자들이 잠들어 있다. 폴란드의 아우슈비츠나 일본 히로시마의 평화기념공원처럼 전쟁의 상흔을 딛고 오늘을 사는 모든 이들에게 평화의 소중함과 자유의 가치를 알리는 소중한 공간이다. UN기념공원 주위에는 지구촌의 화합을 염원하고 인류의 평화와 안식을 기원하는 UN평화공원과 UN조각공원, UN평화기념관도 있다.
Khu tưởng niệm Liên Hiệp Quốc là nơi khơi dậy những miền ký ức về chiến tranh. Đây là nơi an nghỉ của quân lính Liên Hiệp Quốc hy sinh khi tham gia cuộc chiến tranh liên Triều. Có tổng số 2.297 quân lính tử trận đến từ 11 quốc gia như Anh, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, Canada, Úc, Hà Lan đang yên giấc tại đây. Cũng như khu tưởng niệm hoà bình Auschwitz ở Phần Lan và Hiroshima ở Nhật Bản, đây là không gian quý giá nhằm khơi gợi cho tất cả mọi người đang sống trong xã hội ngày nay nhận thấy giá trị của tự do và điều quý giá của hòa bình khi gợi nhắc lại vết thương chiến tranh. Xung quanh khu tưởng niệm Liên Hiệp Quốc còn có nhà tưởng niệm hoà bình Liên Hiệp Quốc, công viên điêu khắc Liên Hiệp Quốc và công viên hòa bình Liên Hiệp Quốc, nơi hướng đến hoà bình và an lành cho nhân loại cũng như niềm khát khao hòa hợp toàn cầu.
전쟁이 만든 향토 음식 – Món ăn đất mẹ mà chiến tranh đã làm nên
부산 사람들에게 향토 음식이 무엇이냐고 물으면 대다수가 주저 없이 돼지국밥과 밀면을 꼽는다. 그러나 오늘날 부산을 대표하는 이 음식들의 역사는 그리 오래되지 않았다. 한국전쟁 시기에 새로이 정착한 음식이기 때문이다. 이 음식들은 여러 지역 출신 피난민들의 식문화를 수용하고 통합하는 과정을 거쳐 탄생했다.
Khi hỏi người dân Busan về món ăn quê hương đất mẹ là gì thì đa phần họ sẽ không chần chừ mà kể ra ngay món dwaeji gukbap (súp thịt lợn) và milmyeon (mì). Thế nhưng lịch sử của những món ăn ngày nay đại diện cho Busan lại không dài. Bởi vì nó chỉ mới được tạo ra trong cuộc chiến tranh liên Triều. Những món ăn này được làm ra qua quá trình kế thừa văn hóa ẩm thực của những người dân chạy nạn đến từ nhiều vùng miền.
밀면
밀면은 북한에서 온 피난민들이 고향에서 먹던 냉면을 생각하며, 당시 구하기 힘든 재료였던 메밀 대신 원조 물자로 들어온 밀가루를 활용해 만들어 먹었던 음식이다. 메밀 냉면이 밀가루 냉면으로 바뀐 셈이다. 냉면의 절반 가격에 먹을 수 있었던 밀면은 초기에는 대용 음식이라는 인식이 짙었다. 냉면 사먹을 돈이 없을 때 먹거나 두 사람이 함께 먹어야 할 때 냉면 한 그릇 가격으로 나눠 먹던 음식이 밀면이었다. 시간이 지나면서 밀면은 부산 음식의 특징인 맵고 짜면서도 시원하고 진한 풍미를 자극하는 조리법이 가미되어 향토 음식으로 자리 잡게 되었다.
Mì là món ăn được những người dân chạy nạn đến từ Bắc Hàn làm ra khi nghĩ về món mì lạnh mà mình đã được ăn tại quê nhà. Vào thời đó nguyên liệu chính là bột kiều mạch vốn là một nguyên liệu khó tìm nên họ đã dùng bột mì có được từ hàng viện trợ để làm ra món mì này. Điều đó chẳng khác gì món naengmyeon (mì lạnh kiều mạch) đã được đổi thành mì lạnh bột mì. Món mì chỉ bằng nửa giá mì lạnh này vào thời kỳ đầu được xem là một món ăn tạm khi không đủ tiền để mua một tô mì lạnh hoặc khi có hai người ăn mà chỉ đủ tiền để mua hai tô mì này thay vì hai tô mì lạnh. Thời gian qua đi mì đã trở thành món ăn quê hương đất mẹ với sự gia giảm trong cách chế biến kích thích hương vị đậm đà và mát dù đặc trưng của món ăn Busan vẫn cay và mặn.
밀면은 식당마다 다소 차이는 있지만, 밀가루와 전분을 배합하여 만든 면에다 사골과 채소, 여러 가지 한약재를 넣어 고아 푹 우려낸 육수를 살짝 얼려 시원하게 먹는다. 냉면처럼 물밀면, 비빔밀면 두 가지로 대별된다. 살얼음이 동동 뜬 육수에 말은 물밀면은 부드러우면서도 쫀득하여 씹는 맛이 상쾌하다. 비빔밀면은 부산 사람들의 기질처럼 벌건 고춧가루에 파, 마늘, 양파 등을 다져 넣은 양념으로 비벼서 먹는데, 화끈하면서도 달콤한 맛이 색다른 이열치열의 여름 별미다.
Cách chế biến món mì ở mỗi nhà hàng ít nhiều có sự khác biệt thế nhưng nó đều là món nước hầm hơi sắc lại khi hầm với xương ống, rau củ và các loại thuốc bắc hòa với mì được làm từ bột mì và bột ngũ cốc. Giống như mì lạnh món mì này cũng chia làm hai loại đặc trưng là mì nước và mì khô trộn. Mì nước có nước lèo và bên trên là những viên đá lạnh, sợi mì mềm nhưng dai tạo cảm giác thích thú khi nhai. Mì khô trộn là loại mì gồm có hành tây, tỏi, hành thái nhỏ bỏ vào bột ớt đỏ cay nồng như khí chất của người dân Busan. Nó là một mỹ vị mùa hè theo triết lý khác biệt lấy độc trị độc vì dù món ăn cay nóng vẫn mang vị ngọt ngào.
돼지국밥
역시 부산을 대표하는 음식이 된 돼지국밥은 돼지 육수에 밥을 말고, 돼지고기 고명을 넉넉히 넣어 먹는 음식이다. 기호에 따라 부추, 마늘, 청양고추, 양파, 김치 등을 한데 섞어, 뜨끈하면서도 푸짐하게 한 그릇으로 먹는 국밥이다. Đây là món ăn đặc trưng của vùng Busan gồm cơm trộn vào súp thịt lợn chứa đầy ắp thịt, lòng lợn. Món súp này tùy theo sở thích mà có thể bỏ vào lá hẹ, tỏi, ớt cay, hành tây, kim chi… trộn vào nhau trong một cái niêu sôi sùng sục và đầy đặn.
요즘의 부산 돼지국밥은 여러 지역의 음식 문화가 반영되면서 완성됐다. 원래 부산의 돼지국밥은 국과 고기 고명, 밥이 한 그릇에 같이 담겨 있던 형태였다. 그러나 외부인들이 정착하면서 다양한 지역의 음식 문화를 수용하게 되었다. 우선 육수부터 살펴보면 국물이 뽀얀 육수와 조금 연한 육수, 맑은 육수가 골고루 있다. 뽀얀 육수는 돼지 사골로 육수를 뽑는데 국물이 진하고 맛이 구수하다. 제주의 몸국과 일본 규슈의 사골 라면 돈코츠와 닮았다. 조금 연한 육수는 내장과 돼지머리를 통째로 넣고 고아 육수를 만든다. 이는 부산 돼지국밥의 기본형으로 이북 피난민들에 의해 개발됐는데, 깊은 맛과 감칠맛이 뛰어나다. 맑은 육수는 살코기만을 삶아서 육수를 낸다. 서부 경남의 돼짓국에서 유래된 것으로 맛이 정갈하다.
Súp thịt lợn Busan dạo gần đây được hoàn thiện và phản ánh văn hoá ẩm thực của nhiều vùng miền. Súp thịt lợn ở Busan vốn dĩ chỉ có thịt luộc, súp và cơm trong một cái niêu. Thế nhưng nó đã kế thừa văn hóa ẩm thực của nhiều khu vực khi được những người vùng khác tạo ra. Trước tiên nếu nhìn vào nước súp thì có loại đục, hơi nhạt và trong. Loại súp đục vì được nấu từ xương ống lợn mà có nước đậm và ngọt. Nó rất giống với món súp momguk Jeju và món mì tonkotsu của vùng Kyushu, Nhật Bản. Loại nước súp hơi nhạt được hầm từ nội tạng và đầu lợn. Đây là cách thức chế biến theo kiểu truyền thống của món súp thịt lợn của Busan được dựa theo cách nấu của những người dân chạy nạn đến từ vùng phía Bắc. Vị của thịt vô cùng tuyệt hảo. Nước súp trong chính là nước luộc thịt tươi. Nó có nguồn gốc từ món súp thịt lợn khu vực phía tây của vùng Gyeongsangnam và có hương vị thanh ngọt.
부산의 돼지국밥은 그 종류 또한 다양하다. 돼지고기만 들어간 돼지국밥, 수육과 순대가 들어간 순대국밥, 돼지 내장이 들어간 내장국밥, 수육과 내장이 들어간 섞어국밥, 수육∙순대∙내장 등이 모두 들어간 모둠국밥, 밥과 육수가 따로 나오는 따로국밥, 수육∙육수∙밥이 따로 나오는 수육백반, 밥 대신 국수가 들어간 돼지국수 등이 있다. 이는 여러 지역의 돼지고기 음식이 부산에서 ‘돼지국밥’으로 정착했다는 의미를 내포한다.
Món súp thịt lợn của Busan có rất nhiều loại. Là món súp thịt lợn chỉ gồm thịt lợn, món súp dồi có cả thịt luộc và dồi (sundae gukbap), súp nội tạng có nội tạng lợn (naejang gukbap), súp trộn gồm thịt luộc và nội tạng (seokkeo gukbap), súp thập cẩm gồm thịt luộc, dồi và nội tạng (modum gukbap)… món súp với cơm và nước súp được để riêng (ttaro gukbap), món cơm gồm có thịt luộc, nước lèo và cơm (suyuk baekban), còn có cả món súp miến được bỏ vào thay cơm (dwaegi guksu). Điều này hàm chứa ý nghĩa rằng những món ăn thịt lợn ở các khu vực đều được tạo ra dựa trên “súp thịt lợn” của Busan.
최원준(Choi Weon-jun 崔元僔) 시인, 동의대학교 평생교육원 교수
Choi Weon-jun Nhà thơ, Giáo sư Viện Giáo dục trọn đời, Đại học Dong-eui
안홍범 사진
Ahn Hong-beom Ảnh