목판에 새긴 글자의 힘 – Sức mạnh văn tự khắc trên mộc bản

0
407

목판에 글씨나 그림을 새기는 각자(刻字)는 목판 인쇄와 현판 제작의 핵심 기술로 서체의 특성과 글 내용을 온전히 이해한 뒤에야 할 수 있는 일이다. 각자장의 기량은 각질의 흔적, 글자체의 균형도 등으로 평가된다. 김각한(Kim Gak-han, 金珏漢) 장인은 오랜 기간 작품 활동과 전승 활동을 펼친 노고를 인정받아 2013년 국가무형문화재 각자장 보유자가 되었다.

Khắc chữ (san khắc con chữ hoặc hình vẽ trên phiến gỗ) là kỹ thuật then chốt trong ngành in khắc gỗ và sản xuất biển hiệu nên đây là công việc chỉ có thể thực hiện được sau khi hiểu rõ đặc điểm của thể chữ và nội dung văn bản. Tay nghề của thợ khắc chữ được đánh giá dựa trên bề mặt chạm khắc và độ cân đối hình dáng chữ… Được ghi nhận bởi sự bền bỉ và tận tụy trong hoạt động chế tác và truyền bá nghề, nghệ nhân Kim Gak-han đã trở thành người nắm giữ kỹ thuật khắc chữ thuộc danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2013.

각자장 김각한(Kim Gak-han, 金珏漢) 씨가 각자 작업 중인 모습. 그는 책판용으로 조직이 치밀하면서 적당히 단단한 산벚나무를 애용한다. Nghệ nhân khắc chữ Kim Gak-han đang thực hiện công đoạn khắc chữ. Ông chuộng dùng gỗ anh đào vùng núi để làm mộc bản in sách vì có kết cấu đặc và độ cứng vừa phải.
각자장 김각한(Kim Gak-han, 金珏漢) 씨가 각자 작업 중인 모습. 그는 책판용으로 조직이 치밀하면서 적당히 단단한 산벚나무를 애용한다. Nghệ nhân khắc chữ Kim Gak-han đang thực hiện công đoạn khắc chữ. Ông chuộng dùng gỗ anh đào vùng núi để làm mộc bản in sách vì có kết cấu đặc và độ cứng vừa phải.

각자는 목판에 글자나 그림을 새기는 일을 말한다. 목판 인쇄물은 물론이고 건축물에 내거는 현판(懸板)도 각자를 통해 제작됐으니 역사가 오랜 기술이다. 각자의 기능을 가진 장인을 각자장이라고 한다. 2013년 각자장 보유자로 인정된 김각한은 방화로 소실됐던 숭례문(崇禮門) 현판, 세계에서 가장 오래된 것으로 알려진 금속활자 인쇄본 『직지심체요절(直指心體要節』(1377)의 목판본, 한국전쟁 때 불타 버린 『훈민정음 언해본(諺解本)』 등 굵직한 우리 문화재의 복원 작업에 참여했다.

Khắc chữ đề cập công việc san khắc con chữ hoặc hình ảnh trên mộc bản. Đó là kỹ thuật có lịch sử lâu đời, bởi lẽ nó được sử dụng để chế tác không chỉ các tác phẩm in mộc bản mà cả biển hiệu treo trên các tòa nhà. Thợ thủ công có kỹ năng khắc chữ được gọi là nghệ nhân khắc chữ (gakjajang). Nghệ nhân Kim Gak-han, người được công nhận nắm giữ kỹ thuật khắc chữ thuộc danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2013, đã từng tham gia vào việc phục chế các hạng mục di sản văn hóa quan trọng của Hàn Quốc như biển tên “Sungnyemun” (cổng thành phía nam Seoul bị đốt cháy một phần vào năm 2008), bản khắc gỗ của bộ sách Phật giáo “Trực chỉ tâm thể yếu tiết” (1377, được biết đến là tác phẩm in bằng kỹ thuật sắp chữ kim loại sớm nhất thế giới), hay bản khắc gỗ của sách “Huấn dân chính âm ngạn giải bổn” (1459, đã bị thiêu rụi trong Chiến tranh Triều Tiên 1950 – 1953).

목공에서 각자로 – Từ nghề mộc đến nghệ thuật khắc chữ

단단한 목판에 글씨를 정교하게 새기기 위해서는 여러 가지 도구가 필요하다. 그가 사용하는 도구는 망치, 칼, 끌 등 30여 가지에 이른다. Cần sử dụng nhiều dụng cụ để khắc chính xác các chữ trên phiến gỗ cứng. Nghệ nhân sử dụng hơn 30 dụng cụ như búa, dao, đục...
단단한 목판에 글씨를 정교하게 새기기 위해서는 여러 가지 도구가 필요하다. 그가 사용하는 도구는 망치, 칼, 끌 등 30여 가지에 이른다. Cần sử dụng nhiều dụng cụ để khắc chính xác các chữ trên phiến gỗ cứng. Nghệ nhân sử dụng hơn 30 dụng cụ như búa, dao, đục…

장인의 출발은 목공예였다. 그는 1957년 경상북도 김천(金泉)에서 농사짓는 부모의 5남 1녀 중 다섯째로 태어나 초등학교만 겨우 마쳤다. 6학년 때 부친이 사망하면서 중학교 진학을 포기할 수밖에 없었던 그는 김천 시내 목공소에 다니며 소목 일을 배우기 시작했다.

Xuất phát điểm của nghệ nhân Kim là thợ mộc. Sinh năm 1957 trong một gia đình làm nông ở thành phố Gimcheon, Gyeongsangbuk-do, ông là con thứ năm trong số năm người con trai và một con gái, vì vậy khó khăn lắm mới học xong tiểu học. Khi cha qua đời vào năm ông học lớp 6, ông buộc phải bỏ dở việc học cấp hai và bắt đầu học nghề mộc tại một cơ sở chế biến gỗ ở trung tâm thành phố Gimcheon.

Bài viết liên quan  부산, 한 편의 시(詩)로 출렁이다 - Dạt dào Busan qua một trang thơ

“어릴 때부터 손으로 만드는 걸 좋아했어요. 촌구석에 널린 게 나무였으니까요. 덕분에 일찌감치 나무를 다룰 줄 알았죠.” “Từ lúc nhỏ, tôi thích tự tay làm mọi thứ. Nhờ quanh làng đều có cây cối nên tôi biết cách xử lý gỗ từ rất sớm.”

학업에 대한 미련이 많았던 그는 낮엔 일하고 밤엔 공부하면서 검정고시로 중‧고등학교 과정을 마쳤다. 군 제대 후에는 서울로 올라와 종로 탑골공원 근처 목공예학원에 다녔다. 그러던 중 1983년 동덕(同德)미술관에서 열린 오옥진(吳玉鎭)의 전시회는 그의 인생을 단번에 바꿔 놓았다.

Luyến tiếc con đường học vấn, ông đã làm việc vào ban ngày và học vào ban đêm, cuối cùng đã hoàn thành chương trình trung học cơ sở và trung học phổ thông sau các bài thi đánh giá năng lực. Sau khi xuất ngũ, ông chuyển đến Seoul và theo học tại trường nghề thiết kế đồ gỗ gần công viên Tapgol ở Jongno-gu. Giữa lúc ấy, một lần đến với cuộc triển lãm năm 1983 của nghệ nhân khắc chữ Oh Ok-jin (1935 – 2014) tại Phòng Trưng bày Nghệ thuật Dongduk đã hoàn toàn thay đổi cuộc đời ông.

“그때 전통 각자를 처음 봤어요. 옛 서울의 지도 < 수선전도(首善全圖) > 를 복원한 것을 보고 첫눈에 반해 버렸죠. 곧바로 하던 일을 정리하고 선생을 찾아가 배움을 청했습니다.”그의 스승은 1996년 각자장이 국가무형문화재로 지정되면서 첫 번째 보유자가 된 인물이었다. 김각한은 2005년 전승교육사가 되었고, 이후 문화재 복원과 전승 활동을 인정받아 8년 후 스승의 뒤를 이어 2대 보유자로 지정되었다. 스승과의 만남이 목공에 머물 뻔했던 장인을 각자의 길로 들어서게 했다면, 서예가 박충식(朴忠植)은 그를 진정한 장인의 길로 이끌었다.

“Đó là lần đầu tiên trong đời tôi biết đến nghệ thuật khắc chữ truyền thống. Tôi ngay lập tức say mê bản phục chế của mộc bản “Thủ thiện toàn đồ” (bản đồ toàn cảnh kinh thành Seoul xưa). Khá nhanh sau đó, tôi quyết định gác lại công việc đang làm rồi tìm đến nghệ nhân Oh bái sư học nghề.” Thầy của ông trở thành người nắm giữ kỹ thuật khắc chữ đầu tiên khi nghề này được ghi nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 1996. Kim Gak-han trở thành trợ lý giảng dạy cho chương trình đào tạo người kế nhiệm vào năm 2005 và sau đó tám năm, ông kế nhiệm thầy mình trở thành người thứ hai nắm giữ kỹ thuật khắc chữ nhờ những hoạt động trong việc phục chế và truyền bá di sản văn hóa. Nếu như cuộc gặp gỡ với thầy Oh Ok-jin khiến ông hướng sự nghiệp của mình từ nghề mộc sang nghề khắc chữ thì chính thư pháp gia Park Chung-sik đã dẫn dắt Kim đến với con đường trở thành một nghệ nhân thực thụ.

“각자를 배운 지 2년쯤 되니까 한자를 제대로 알아야 한다는 걸 절감하게 되더군요. 문자를 다루는 공예인 만큼 글과 글자에 대한 이해가 없이는 더 이상 나아갈 수 없었죠.”
“Sau khoảng hai năm học nghề khắc chữ, tôi nhận ra rằng mình cần phải hiểu biết sâu sắc Hán tự. Vì đây là nghề thủ công liên quan đến văn tự nên tôi không thể tiến xa hơn nếu không hiểu rõ về nội dung và con chữ.”

그는 본격적으로 서예를 배우기로 하고 아예 선생의 서실이 있던 방배동 인근으로 이사를 했다. 이때 마련한 작은 공간이 지금의 공방으로 자리 잡는 계기가 됐다. 배움에 대한 갈증은 1992년 방송통신대학 중어중문학과 입학으로 이어졌다. 늦게 빠진 공부만큼 재미있는 것도 없었다. 일하며 공부하느라 6년 만에 졸업했지만 글공부는 지금도 놓지 않고 있다.

Sau khi quyết định học thư pháp một cách nghiêm túc, nghệ nhân Kim đã chuyển đến vùng phụ cận phường Bangbae, nơi có thư phòng của thầy Park. Không gian nhỏ được dựng lên lúc đấy dần trở thành nhà xưởng ở hiện tại. Khát khao học tập của ông được kéo dài với việc nhập học Khoa Ngữ văn Trung Quốc tại Đại học Phát thanh Truyền thông năm 1992. Không có gì vui hơn việc được học tiếp ở độ tuổi xế chiều. Dù mất tận sáu năm để tốt nghiệp vì vừa làm vừa học, cho đến bây giờ ông vẫn không xao lãng việc học văn tự.

치목에서 인출까지 – Từ xử lý gỗ đến in ấn

각자의 핵심은 새기는 일이지만, 그 시작과 끝은 나무라고 해도 과언이 아니다. 그만큼 적합한 나무를 구해 오랜 시간 건조시키며 삭이는 치목(治木) 과정이 중요하다. Cốt lõi của nghệ thuật khắc chữ là công đoạn chạm khắc, nhưng không ngoa khi nói rằng khởi đầu và kết thúc của nghề này nằm ở chất lượng gỗ. Đó là lý do tại sao quá trình xử lý gỗ từ tìm loại cây phù hợp, phơi khô thật lâu rồi đem chạm khắc lại quan trọng đến vậy.

“현판은 용도에 따라 돌배나무, 소나무 등 다양한 수종을 씁니다. 하지만 책판용으로는 조직이 치밀하면서 적당히 단단한 산벚나무가 가장 적합하죠. 『팔만대장경』 목판의 수종을 분석해 보니 70% 이상이 산벚나무였습니다. 그러나 나무의 종류보다는 나무를 충분히 숙성시키는 작업이 더 중요합니다. 7~8년 이상 말리는 과정을 거치면서 나뭇결이 잘 삭아야 변형되지 않고 오래 보전할 수 있거든요.”

“Đối với các biển hiệu, tùy theo mục đích sử dụng mà ta dùng đa dạng loại gỗ như gỗ lê rừng, gỗ thông… Nhưng đối với phiến gỗ khắc in sách thì cây anh đào vùng núi là phù hợp nhất do có kết cấu đặc và độ cứng vừa phải. Kết quả phân tích loại gỗ được sử dụng làm mộc bản của bộ “Đại tạng kinh Cao Ly” (hay “Bát vạn Đại tạng kinh”) cho thấy rằng hơn 70% trong số chúng được làm bằng gỗ anh đào vùng núi. Tuy nhiên, việc gia công cho gỗ cứng cáp quan trọng hơn việc chọn loại gỗ. Cần phải có quá trình phơi khô ít nhất bảy đến tám năm để có được thớ gỗ chắc chắn, qua đó bảo quản được lâu mà không bị biến dạng.”

각자할 원고나 도안이 준비되면 나무를 적합한 크기로 잘라 대패질해서 다듬은 다음 풀칠을 하고 원고나 도안 종이를 붙인다. 인쇄를 목적으로 하는 목판은 좌우를 바꿔서 붙인다. 그런 다음 종이 두께의 절반가량을 손으로 비벼서 벗겨 내고 사포로 문질러 도안을 목판에 밀착시킨다. 그러고 나서 기름칠을 해 도안이 선명하게 드러나도록 하는데, 이를 배자(排字)라고 한다.

Khi bản thảo hoặc bản vẽ để khắc được chuẩn bị xong, gỗ được cắt theo kích thước thích hợp và bào nhẵn, sau đấy phết hồ và dán tờ bản thảo hay bản vẽ lên. Đối với mộc bản dùng để in ấn, giấy có chữ mẫu được lật ngược và dán lên mặt ván gỗ theo chiều từ trái sang phải. Tiếp theo, lấy tay miết tầm phân nửa độ dày của giấy lên mặt ván rồi bóc ra, chà tiếp bằng giấy nhám để bản vẽ thiết kế dán chặt vào ván gỗ. Sau đó, một lớp dầu được bôi lên để làm cho bản vẽ thiết kế nổi rõ. Quá trình này được gọi là baeja (sắp xếp chữ).

“배자에 사용하는 기름은 어떤 종류든 상관없지만 볶지 않고 생으로 착즙한 것을 써야 합니다. 볶은 기름은 굳어 버려서 글자를 새길 수가 없거든요.” “Không quan trọng sử dụng loại dầu nào cho quá trình baeja, nhưng chúng ta phải sử dụng dầu ép nguyên chất, chưa rang. Bởi vì dầu rang đông cứng lại khiến ta không thể khắc chữ lên đó.”

Bài viết liên quan  세계 시장 선도하는 K-푸드로···농식품부, 수출 혁신 전략 발표 - Hàn Quốc công bố chiến lược đổi mới xuất khẩu thực phẩm

각자는 글자나 문양의 특징을 고려해 작업에 적합한 칼과 끌, 망치 등을 사용한다. 목판본처럼 좌우를 바꿔서 새기는 것을 반서각(反書刻), 공공건물이나 사찰 등의 현판과 같이 보이는 그대로 새기는 것을 정서각(正書刻)이라고 한다.

Nghệ nhân khắc chữ dùng dao, đục, búa… phù hợp với mỗi dự án sau khi cân nhắc đặc điểm của chữ hay hoa văn. Kiểu xoay ngược chữ theo chiều trái sang phải rồi khắc giống như trên mộc bản được gọi là banseogak (khắc chữ ngược), trong khi kiểu khắc trực diện y như trên biển hiệu của công trình công cộng hoặc chùa chiền được gọi là jeongseogak (khắc chữ thuận).

각자 작업이 끝나면 목판본의 경우 양옆에 손잡이와 통풍 기능을 겸하는 마구리를 만들어 끼운다. 그리고 각자한 나무판에 알맞은 농도의 먹물을 고르게 칠한 다음 인출할 종이를 덮고 밀대로 문질러 찍어 낸다. 현판의 경우 각자 후 채색해 완성한다.

Sau khi quá trình khắc chữ hoàn tất, mộc bản được tra thêm hai thanh gỗ hai bên, vừa làm tay cầm, vừa có chức năng thông gió. Tiếp theo, một lượng mực có nồng độ thích hợp được phết đều lên bề mặt mộc bản đã khắc. Sau đó người ta phủ giấy cần in lên, rồi dùng con lăn chà xát tờ giấy để in chữ. Đối với biển hiệu thì công đoạn cuối cùng là phủ màu lên chữ đã khắc để hoàn thiện.

서체에 대한 이해 – Am tường về thể chữ

김 장인이 책판을 인출(印出)한 뒤 각자가 잘되었는지 점검하고 있다. 각자장은 대량 인출이 필요한 서적을 만들기 위해 책판에 글자와 그림을 새기는 기술을 지닌 장인이다. Sau khi lấy các bìa sách ra, nghệ nhân Kim đang kiểm tra xem chữ được in khắc gỗ đã ổn chưa. Nghệ nhân khắc chữ là những người thợ có tài khắc chữ và hình vẽ lên mộc bản để tạo ra những chế bản sách cần in số lượng lớn.
김 장인이 책판을 인출(印出)한 뒤 각자가 잘되었는지 점검하고 있다. 각자장은 대량 인출이 필요한 서적을 만들기 위해 책판에 글자와 그림을 새기는 기술을 지닌 장인이다. Sau khi lấy các bìa sách ra, nghệ nhân Kim đang kiểm tra xem chữ được in khắc gỗ đã ổn chưa. Nghệ nhân khắc chữ là những người thợ có tài khắc chữ và hình vẽ lên mộc bản để tạo ra những chế bản sách cần in số lượng lớn.

각자의 기법은 크게 음각(陰刻)과 양각(陽刻)으로 구분한다. 음각은 글자 자체를 파내는 기법으로 문자를 바탕면보다 깊게 파낸다. 양각은 글자 주변을 깎아내 입체적으로 돌출시키는 기법이다.
Kỹ thuật khắc chữ phân thành hai loại lớn là khắc lõm (âm khắc) và khắc nổi (dương khắc). Khắc lõm là kỹ thuật khắc sâu xuống mỗi con chữ sao cho ký tự lõm sâu hơn bề mặt phẳng. Khắc nổi là kỹ thuật vát bỏ phần xung quanh con chữ, làm cho ký tự nhô lên dưới dạng lập thể.

“각자의 기본은 음각인데 사실 그게 가장 어렵습니다. 그저 획을 따라서 새기면 무슨 글자인지 읽을 수는 있겠죠. 하지만 서체를 보면 어떤 부분에는 힘이 들어가 있고 어디는 힘을 뺐는데, 그런 디테일을 각자로도 잘 표현할 수 있어야 합니다. 획에 힘이 들어간 곳은 더 깊고 넓게 파야 글자가 살죠. 완성했을 때 누구의 서체인지 알 수 있어야 하니까요. 한마디로 서체의 특징을 잘 알고 글의 흐름을 이해할 필요가 있습니다.”

“Kỹ thuật căn bản của nghề khắc chữ là khắc lõm, nhưng trên thực tế, đây lại là kỹ thuật khó nhất. Dù chỉ cần khắc theo từng nét ký tự là sẽ có thể đọc ra đấy là chữ gì. Nhưng khi nhìn vào nét chữ, người thợ cần phải thể hiện lực mạnh nhẹ của đôi tay qua từng nét khắc chi tiết. Nơi có nét chữ được viết mạnh hơn cần được chạm khắc sâu và rộng hơn để chữ trông sống động. Bạn cần phải nhận diện được nét chữ đó là của ai khi bản khắc hoàn thành. Tóm lại, điều cần thiết là vừa phải am tường đặc trưng từng thể chữ, vừa phải hiểu rõ mạch văn bản.”

자신의 이름이 새겨진 많은 작품들에 둘러싸인 그에게도 전승에 대한 고민은 적지 않다. Mặc dù để lại dấu ấn bởi vô số tác phẩm mang tên mình, nghệ nhân Kim vẫn không ít băn khoăn về việc truyền lại nghề này.

“이 일만으로 생활이 어렵다 보니 젊은 사람들이 배우려고 하질 않아요. 대부분 취미로 배우는 은퇴자들이죠. 애쓴다고 되는 일이 아니니까 마음을 비우게 됩니다. 지금껏 그래왔듯이 작품만 생각하려고요.”
“Bởi vì rất khó để kiếm sống bằng nghề này nên các bạn trẻ thường không muốn học. Người chịu học thì hầu hết là những người về hưu, học vì đam mê. Điều này nằm ngoài tầm kiểm soát của tôi nên tôi đành bỏ qua cho nhẹ đầu. Tôi chỉ tập trung vào tác phẩm của mình, giống như những gì đã làm cho đến bây giờ.”

아직 대표작이 나오지 않았다며 겸손해하는 장인은 우리 각자의 미래를 걱정하면서도 낙관했다. Người nghệ nhân khiêm tốn bảo rằng bản thân vẫn chưa tạo ra được một kiệt tác nào. Dù còn nhiều trăn trở nhưng ông vẫn tỏ ra lạc quan về tương lai nghề khắc chữ truyền thống.

이기숙(Lee Gi-sook, 李基淑)자유기고가
Lee Gi-sook, Nhà văn
Ảnh. Lee Min-hee
Dịch. Nguyễn Trung Hiệp

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here