Bài 9: Hình thức bị động 피동사(-이/히/리/기-); 아/어지다 và 게 되다

0
44913

Trong bài này chúng ta tìm hiểu với hình thức bị động trong tiếng Hàn. Để chuyển một câu thành bị động có thể thêm tiếp từ -이/히/리/기- vào gốc động từ. Một số động từ khác lại biến đổi theo hình thức -아/어지다 hoặc -게 되다. Do hình thức bị động trong tiếng Hàn phụ thuộc vào động từ và các tiếp từ nên sẽ gây khó khăn cho người nước ngoài khi học. Tuy nhiên nếu sử dụng hình thức bị động thành thạo thì người Hàn Quốc sẽ đánh giá khả năng tiếng Hàn của bạn rất cao. Hãy cùng tìm hiểu 3 hình thức bên dưới của thì bị động nhé.

1. 단어 피동 (-이/히/리/기-)
2. -아/어지다
3. -게 되다

 
1. 단어 피동 (-이/히/리/기-)

가: 아이가 인형을 안아요.
Em bé ôm con búp bê.
나: 아이가 할아버지에게 안겼어요.
Em bé được ông ôm.
가: 마크 씨가 문을 열어요.
Mark mở cửa.
나: 문이 열렸어요. / 문이 열러 있어요.
Cửa được mở./ Cửa mở

Sử dụng cấu trúc này diễn tả hành động đã xảy ra do con người hoặc hành động khác tác động vào. Cấu trúc này được thiết lập bằng cách gắn các đuôi -이/히/리/기- vào động từ. Chú ý chỉ áp dụng với động từ.

Hình thức bị động phổ biến nhất như sau:

Các từ bị động trên được dùng dưới dạng như sau. Hình thức chủ động ở cột bên phải và hình thức bị động ở cột bên trái.

Một số động từ thông dụng sẽ theo hình thức này như 쫓기다, 먹히다, 잡히다, 안기다, 읽히다. 

Một vài động từ thông dụng theo hình thức này như 들리다, 보이다, 바뀌디, 막히디, 팔리디, 풀리다, 끊기다, 열리다, 장기다, 잠히다.

Một vài động từ thông dụng theo hình thức này như 쓰이다, 놓이다, 쌓이다,걸리다, 꽃히다.

Bài viết liên quan  Bài 11: Diễn tả điều kiện: 아/어야 và 거든 (ở giữa câu)

2. -아/어지다

가: 우리 반 친구들하고 언제 식사할까요?
Khi nào chúng ta đi ăn cùng các bạn trong lớp?
나: 저는 아무 때나 괜찮아요. 약속이 정해지면 알려 주세요.
Tôi thì lúc nào cũng được. Khi nào lịch hẹn được quyết định thì hãy báo cho tôi nhé.
 
가: 왜 그렇게 힘들게 쓰고 있어요?
Sao bạn viết khó nhọc thế?
나: 볼펜이 안 좋은 것 같아요. 글씨가 잘 안 써져요.
Cái bút có vẻ không tốt. Nét chữ được viết ra xấu quá.
 
Cấu trúc này gần giống với câu bị động ở phần trước (gắn tiếp từ -이/히/리/기- vào động từ) và hình thức này chỉ được sử dụng với một số động từ mà không thể gắn tiếp từ -이/히/리/기-. Cấu trúc này diễn tả hành động của chủ ngữ xảy ra do tác động của người nào đó hoặc hành động gián tiếp nào đó.
 

휴대전화가 안 켜져요. 고장이 난 것 같아요.
Điện thoại của tôi không bật được. Chắc hỏng mất rồi.
커피가 다 쏟아져서 가방에 얼룩이 생겼어요.
Cafe bị đổ hết rồi nên cặp bị bẩn.
어젯밤에 제가 컴퓨터를 안 끄고 잤는데 아침에 일어나니까 꺼져 있었어요.
Tối qua tôi không tắt máy tính mà cứ thế đi ngủ, sáng dậy thấy máy tính đã được (bị) tắt.
 
1. Khi -아/어지다 gắn vào động từ chủ động ‘능동형’, hình thức này thay đổi như sau:


2. Chú ý chỉ sử dụng cấu trúc này với động từ trong đó không thể gắn thêm tiếp từ -이/히/리/기-. Tuy nhiên, gần đây có thể sử dụng một số động từ với hình thức này.
• 전화를 끊었어요. -> 전화가 끊겼어요. / 끊어졌어요.
(Tôi) cúp điện thoại. -> Điện thoại bị ngắt.
° 공책에 글씨를 썼어요. -> 공책에 글씨가 쓰여 있어요. / 써져 있어요. ;
(Tôi) viết chữ trong quyển vở. Chữ được viết trong cuốn vở.

3. Hình thức -아/어지다 có thể gắn với tính từ nhằm diễn tả sự thay đổi trạng thái. Xem lại hình thức này trong phần Sơ cấp.
• 미나 씨가 정말 예뻐졌어요.
Mina càng ngày càng xinh ra.
• 청소를 해서 방이 깨끗해졌어요.
Tôi lau dọn nên phòng trở nên sạch sẽ.
 
3. -게 되다
가: 자야 씨가 입원했다면서요?
Nghe nói Jaya nhập viện à?
나: 며칠 전에 교통사고가 나서 입원하게 되었어요.
Cách đây mấy hôm cô ấy bị tai nạn giao thông nên phải nhập viện.
 
가: 요즘에 남편하고 사이가 좋아졌어요?
Dạo này tình cảm vợ chồng trở nên tốt hơn rồi chứ?
나: 네, 서로 이야기를 많이 한 후에 서로 잘 이해하게 되었어요.
Vâng, sau khi nói chuyện nhiều thì thấy hiểu nhau hơn.
 
Cấu trúc này diễn tả ý bị động trong trường hợp kết quả nằm ngoài ý chí chủ quan hoặc ý định của chủ ngữ.

Bài viết liên quan  Bài 2: Biểu hiện sự tương phản: 기는 하지만, 기는 -지만, (으)ㄴ/는 반면에, (으)ㄴ/는데도

한국으로 유학을 와서 작년부터 서울에 살게 되었어요.
Tôi qua du học Hàn Quốc và được sống ở Seoul từ năm ngoái.
친구가 이 가게를 좋아하니까 저도 자주 오게 돼요.
Vì bạn tôi thích cửa hàng này nên tôi cũng được đến thường xuyên.
다음 학기에 친구들이 모두 고향으로 돌아가고 저만 혼자 한국에 남게 될 것 같아요.
Tất cả bạn tôi đều về quê vào học kỳ tới nên có vẻ như tôi bị bỏ lại một mình ở Hàn Quốc.
 
1. Thường sử dụng cấu trúc này dưới hình thức quá khứ -게 되었어요 diễn tả trạng thái hoặc hành động đã được thực hiện tại thời điểm hiện tại hoặc hành động đã được quyết định. Có thể rút gọn thành -게 됐어요.
• 회사 사정이 안 좋아서 이번 달에 회사를 그만두게 되었어요.
Tình hình công ty chúng tôi đang khó khăn nên tháng này tôi nghỉ việc.
 
2. Sử dụng cấu trúc này khi người nói muốn kể cho người nghe về sự việc đã xảy ra với họ theo phương thức gián tiếp. Sử dụng cấu trúc này trong văn nói làm cho không khí cuộc hội thoại trở nên nhã nhặn, mềm mại hơn so với kể một cách trực tiếp.
• 이번 학기에는 제가 장학금을 받게 되었습니다.
Cấu trúc này là cách diễn đạt mềm mại hơn so với ý ‘장학금을 받았습니다.’
 
3. Cấu trúc này còn diễn tả kết quả của sự thay đổi nào đó.
• 옛날에는 축구를 안 좋아했는데 남자 친구와 자주 보다 보니 좋아하게 되었어요.
Ngày trước tôi không thích bóng đá nhưng sau khi hay xem với bạn trai thì tôi trở nên thích.
• 친구들과 노래방에 가서 자주 연습하니까 노래를 잘하게 되었어요.
Vì hay cùng bạn bè đi đến quán karaoke rồi chịu khó luyện hát nên tôi hát trở nên hay hẳn lên.

>> Link tổng hợp tất cả ngữ pháp tiếng Hàn thông dụng trung cấp: Bấm vào đây
>> Like trang facebook để theo dõi và cập nhật các bài học tiếng Hàn: Bấm vào đây
>> Tham gia nhóm học và thảo luận tiếng Hàn: Bấm vào đây 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here