<Trang 55> SECTION 1: 한국은 왜 대학진학률이 높을까? Hàn Quốc tại sao tỷ lệ học lên đại học cao?
Từ vựng:
대학진학률: tỷ lệ học lên đại học
이루어지다: được tạo thành, được hình thành, được thực hiên, đạt được
특수목적 중학교: trường trung học mang tính đặc thù, trường trung học cơ sở năng khiếu
해당되다: được phù hợp, được tương xứng
진학하다: học lên cao, học tiếp
마치다: kết thúc, hoàn thành, chấm dứt, làm xong
비율: tỷ lệ, phần trăm
OECD: Bấm vào đây để tìm hiểu thêm
평균: bình quân
이수: việc hoàn thành (chương trình học, khóa học, chương trình học)
희망하다: hi vọng, mong mỏi
대학수학능력시험: kỳ thi năng lực vào đại học, kỳ thi tuyển sinh đại học
치르다: trải qua
졸업 예정자: người dự kiến tốt nghiệp
실시되다: được thực thi
논술: Việc viết bài luật, việc đàm luận
거치다: thông qua, đi qua
경제협력 개발기구: (OECD: Organization for Economic Co-operation and Development) tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
최고: tốt nhất, cao nhất…
수준: trình độ, tiêu chuẩn, mức tiêu chuẩn
달하다: đạt, đạt đến, đạt được
사회적 지위: địa vị xã hội
상승시키다: làm tăng lên, nâng lên
인식되다: được nhận thức
물론: đương nhiên, tất nhiên
배경: bối cảnh
임금: tiền lương
영향: sự ảnh hưởng
연봉: lương hàng năm
전문대: trường cao đẳng nghề
집계되다: được tính tổng, được tổng cộng, được thống kê
학력별: theo học lực
임금차이: độ chênh lệch tiền lương, sự khác biệt về lương
나타나다: thể hiện, bộc lộ, phô bày, xuất hiện
사회적인 지위: địa vị xã hội
유리하다: có lợi
경쟁: sự cạnh tranh
치열하다: dữ dội, khốc liệt
벌어지다: xảy ra, diễn ra, nổ ra (chủ yếu những việc không tốt)
감당하다: cán đáng, đáp ứng, chịu đựng, đảm đương…
기꺼이: vui lòng, hân hoan
나타나다: thể hiện, bộc lộ, phô bày, xuất hiện
=> Hướng dẫn chi tiết cách dịch tiếng Việt: Bấm vào đây
Bài dịch:
Ở Hàn Quốc, tiểu học và trung học cơ sở là giáo dục bắt buộc nên ngoại trừ một bộ phận trường trung học cơ sở năng khiếu thì đaị đa số các em học sinh nhập học mà không cần trải qua kì thi đặc biệt nào. Trung học phổ thông không phải là giáo dục bắt buộc nhưng hầu hết các em học sinh đều học lên cấp 3. Tỷ lệ các học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông ở Hàn Quốc theo năm 2014 đạt 98%, cao hơn bình quân các nước OECD 82%. Việc tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông ở Hàn Quốc cao có mối liên quan sâu sắc với việc nhiều học sinh có mong mỏi học lên đại học.
Để nhập học đại học, bình thường phải trải qua kỳ thi tuyển sinh đại học. Kỳ thi tuyển sinh đại học được tổ chức vào tháng 11 hàng năm và bất cứ ai là người dự kiến tốt nghiệp (sắp tốt nghiệp) hoặc đã tốt nghiệp cấp 3 và những người có học lực tương đương đều có thể thi. Kỳ thi tuyển sinh đại học có thể nói là kỳ thi quan trọng nhất phải trải qua để học lên đại học, được coi như là kỳ thi kiểm tra năng lực có thể học đại học hay không. Ngoài thi tuyển sinh đại học thì ở mỗi trường đại học (các thí sinh) sau khi thông qua viết luận, phỏng vấn… mới được nhập học đại học. Tỷ lệ học lên đại học của Hàn Quốc đã đạt mức cao nhất trong số các quốc gia thuộc tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), khoảng 70% vào năm 2014.
Ở Hàn Quốc, giáo dục được coi là một trong những cách trọng yếu có thể nâng cao địa vị xã hội. Đương nhiên là nền tảng gia đình cũng quan trọng nhưng học vấn có thể ảnh hưởng lớn đến nghề nghiệp và tiền lương. Trên thực tế độ chênh lệch tiền lương theo học vấn ở Hàn Quốc là cao nhất trong số các quốc gia OECD, được thống kê rằng nếu lương một năm người tốt nghiệp cấp 3 nhận lần đầu là 100 thì người tốt nghiệp cấp 2 trở xuống là 71, người tốt nghiệp cao đăng nghề là 116, người tốt nghiệp đại học trở lên là 161. Vì có suy nghĩ phải tốt nghiệp đại học để nâng cao địa vị xã hội và có lợi cho tìm việc, hôn nhân nên cuộc cạnh tranh để vào trường đại học tốt diễn ra rất khốc liệt, nhiều phụ huynh trong khi phải cán đáng mức học phí đắt đỏ nhưng vẫn sẳn lòng gửi con vào đại học. Chính vì lý do này mà có thể cho rằng tỷ lệ học lên đại học của Hàn Quốc là rất cao so với các quốc gia khác.
Từ vựng:
엿: kẹo kéo, kẹo mạch nha
찹쌀떡: bánh bột nếp
붙다: dính, đỗ, đậu
찍다 nghĩa đen: bấm (lỗ), đâm, xỉa/ nghĩa bóng: chấm, chọn (lựa chọn con người hay sự vật nào đó làm đối tượng nào đó)
풀다 nghĩa đen: tháo, cởi, mở/ nghĩa bóng: giải quyết, tháo gỡ vấn đề hay đáp án
Bài dịch:
Những món quà chúc thi đậu phổ biến ở Hàn Quốc.
Ở Hàn Quốc, người ta tặng nhiều loại quà mang ý nghĩa chúc thi tốt cho những người tham gia các kỳ thi quan trọng như là thi tuyển sinh đại học hoặc thi tuyển vào công ty. Vì kẹo kéo và bánh bột nếp dính tốt và không dễ bị rớt nên từ xưa đã thường được tặng như là món quà chúc thi đậu. Ngày nay, mọi người cũng tặng các món quà như là tặng nĩa được cho là mang ý nghĩa chọn đúng đáp án, giấy vệ sinh mang ý nghĩa giải bài tốt, gương mang ý nghĩa thi tốt.
(Ở đây 보다 là cách chơi chữ, soi gương dùng chữ 보다 và thi cũng dùng chữ 시험을 보다. Tương tự như với 찍다 và 풀다 cũng là 1 cách chơi chữ, cụ thể như mình giải thích phía trên. Giống như trong tiếng Việt ăn đậu/ đỗ để thi đậu/ đỗ vậy)
<Trang 56> SECTION 2: 기러기 아빠 왜 생겼을까? Tại sao xuất hiện “bố ngỗng”?
Từ vựng:
기러기: con ngỗng trời
기러기 아빠: là cụm từ chỉ người bố trong những gia đình cho con đi dụ học từ sớm, mẹ sang nước ngoài cùng với con để chăm sóc, người bố ở lại Hàn một mình, đi làm kiếm tiền để gởi sang nuôi con du học.
진학률 : tỷ lệ học lên cao, tỷ lệ học tiếp
교육열: nhiệt huyết giáo dục, sự hiếu học
최고: tốt nhất, cao nhất…
수준: trình độ, tiêu chuẩn, mức tiêu chuẩn
우수하다: ưu tú, vượt trội
인재: nhân tài
길러내다: đào tạo
이바지하다: cống hiến, đóng góp
궁극적: tính cuối cùng (đạt đến phần kết thúc hay cuối cùng của công việc nào đó).
발전하다: phát triển, tiến triển
영향을 끼치다: gây ảnh hưởng
평가되다: được đánh giá, được nhận xét
지나치다: quá, thái quá
인하다: do, bởi, tại
문제점: vấn đề
성공하다: thành công
사교육비: tiền học thêm
정규: chính quy
학교교육: giáo dục học đường (sự giáo dục nhận được từ trường học)
과외: sự dạy thêm, sự học thêm
사교육: giáo dục tư, sự dạy tư, sự học tư
상당하다: khá nhiều, tương đối, tương đương…
부담: trọng trách, gánh nặng
대학 입시: kì thi tuyển sinh đại học
앞두다: trước, đứng trước…
더욱: hơn nữa, càng…
고3병: 고등학교 3학년 수험생이 입시 준비로 인해 겪는 스트레스, 소화불량 등과 같은 각종 질환 (Các loại bệnh như stress, rối loạn tiêu hóa mà thí sinh học năm 3 trung học phổ thông bị mắc phải do phải chuẩn bị cho thi tuyển sinh )
입시지옥’: địa ngục trần gian kỳ thi tuyển sinh
표현하다: biểu hiện, thể hiện, bày tỏ
유리하다: có lợi
인식되다: được nhận thức
경쟁: sự cạnh tranh, sự ganh đua
경쟁이 치열하다: cạnh tranh khốc liệt
시달리다: đau khổ, khổ sở
연령: độ tuổi
낮아지다: thấp đi, thấp xuống
영향을 끼치다: gây ảnh hưởng
조기: thời kỳ đầu, sớm
돈을 벌다: kiếm tiền
상황: tình hình, tình huống, hoàn cảnh
열풍: cơn sốt
증가: sự gia tăng
=> Hướng dẫn chi tiết cách dịch tiếng Việt: Bấm vào đây
Bài dịch:
Hàn Quốc không chỉ tỷ lệ học lên đại học mà nhiệt huyết giáo dục cũng ở mức cao nhất thế giới. Nhiệt huyết giáo dục cao ở Hàn Quốc đã góp phần rất lớn trong việc đào tạo ra nhiều nhân tài ưu tú, cuối cùng, nó được đánh giá là thứ có ảnh hưởng lớn để nền kinh tế Hàn Quốc có thể phát triển nhanh chóng trong một thời gian ngắn.
Tuy nhiên, cũng bởi tại nhiệt huyết giáo dục quá mức mà nhiều vấn đề đã và đang nảy sinh. Nhiệt huyết giáo dục cao đại đa phần là dành cho việc học lên đại học. Đặc biệt nhiều bậc phụ huynh có suy nghĩ rằng việc vào được các trường đại học tốt là điều kiện cơ bản cho sự thành công trong xã hội, đã chi không ít cho tiền học thêm của con cái trong thời gian học cấp 2 và cấp 3. Không cần phải tốn nhiều tiền như thế trong trường hợp chỉ học chính quy ở trường, nhưng vì cần nhiều tiền để được học tư như học viện hay học thêm nên đã gây ra gánh nặng tương đối cho phụ huynh.
Học thêm không chỉ gây gánh nặng cho phụ huynh mà còn cả với các em học sinh. Rất nhiều trường hợp các em học sinh phải học tại học viện hoặc nghe giảng qua mạng đến tận đêm khuya để vào được trường đại học tốt. Đặc biệt cuộc sống của các em học sinh đứng trước ngưỡng cửa thi đại học lại càng mệt mỏi. Vì vậy nên cũng đã xuất hiện các câu nói thể hiện cuộc sống năm học cấp 3 khổ sở như là “bệnh học sinh năm 3”, “địa ngục trần gian thi tuyển sinh”. Gần đây, khi được nhận thức rằng các trường trung học phổ thông năng khiếu như trường cấp 3 khoa học hay trường cấp 3 ngoại ngữ có lợi cho việc vào được trường đại học tốt, thì không chỉ kỳ thi tuyển sinh đại học mà sự cạnh tranh vào trường cấp 3 cũng trở nên khốc liệt và kéo theo đó là độ tuổi phải vật vã vì áp lực thi cử cũng đang ngày càng thấp đi.
Ngoài ra, các trường hợp mà năng lực tiếng Anh có ảnh hưởng lớn đến việc vào đại học và xin việc là không hề ít nên sự quan tâm dành cho việc học tiếng Anh cũng cao. Vì vậy con cái cũng được gởi đi du học từ sớm đến những quốc gia sử dụng tiếng Anh ngay từ khi còn nhỏ. Lúc này, vì không thể gởi con còn nhỏ một mình ở nước ngoài nên nhiều trường hợp mẹ của đứa trẻ phải đi theo cùng, người bố ở lại Hàn Quốc kiếm tiền gởi học phí. Người bố ở trong trường hợp như thế này gọi là “bố ngỗng”. Với cơn sốt du học sớm vào cuối thập niên 1990 đã bắt đầu sự gia tăng của những “ông bố ngỗng” vì có thể gây ảnh hưởng không tốt đến quan hệ gia đình nên cũng trở thành vấn đề xã hội.
Từ vựng:
전형: sự tuyển chọn, sự chọn lựa
선발하다: tuyển chọn, chọn lọc
농어촌학생: học sinh vùng nông thôn và làng chài
재외국민: công dân ở nước ngoài, kiều bào sinh
특성화고교출신자: người có xuất thân học trường chuyên cấp 3
저소득층학생: học sinh thuộc tầng lớp có thu nhập thấp, học sinh nghèo
무렵: vào lúc, khoảng lúc, khoảng thời kỳ
고르다: đồng đều, như nhau
Bài dịch:
Chế độ xét tuyển đặc biệt dành cho con em gia đình nhập cư
Phương pháp xét tuyển học sinh vào đại học có xét tuyển thường dành cho đối tượng là học sinh bình thường và xét tuyển đặc biệt dành cho đối tượng là học sinh có tư cách đặc biệt. Đối tượng xét tuyển đặc biệt có học sinh vùng nông thôn và làng chài, kiều bào sinh, người có xuất thân học trường chuyên cấp 3, học sinh nghèo, con em trong gia đình người nhập cư cũng được bao gồm ở đây. Xét tuyển đặc biệt dành cho con em gia đình người nhập cư được thực thi lần đầu tiên vào kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2011, mang đến cơ hội học tập ở một bộ phận trường đại học với những tên gọi ví dụ như là “xét tuyển cơ hội đồng đều” (고른기회전형), “xét tuyển đặc biệt mukunghoa một tấm lòng” (한마음 무궁화 특별전형).
>> Xem các bài học khác của lớp 5 chương trình KIIP: Bấm vào đây
>> Tham gia group dành riêng cho học tiếng Hàn KIIP lớp 5: Bấm vào đây
>> Theo dõi các bài học ở trang facebook: Hàn Quốc Lý Thú