[KIIP sách mới – Trung cấp 1] 12과: 전통 명절 – Ngày lễ truyền thống

0
13342

Từ vựng (Trang 156)
1.
설날 (음력 1월 1일): Tết Nguyên Đán, Tết âm lịch
Một dịp lễ tết của Hàn Quốc. Gia đình và người thân tụ họp vào sáng ngày 1 tháng 1 âm lịch để cùng tưởng nhớ tổ tiên và lạy chào người lớn tuổi. Mọi người ăn canh bánh tteok và chơi các trò chơi dân gian như Yutnori, bập bênh, thả diều …

정월 대보름 (음력 1월 15일) Rằm tháng giêng âm lịch
정월: tháng giêng
대보름: rằm tháng Giêng
Ngày 15 tháng 1 âm lịch, là một ngày lễ truyền thống của Hàn Quốc, với ý nghĩa là rằm lớn nhất nên được xem là ngày bắt đầu việc đồng áng, với tục lệ uống ‘rượu thính tai’, ăn cơm ngũ cốc và các loại hạt.

추석 (음력 8월 15일): Trung Thu
Một trong những ngày lễ tết của Hàn Quốc. Vào ngày 15 tháng 8 âm lịch, người ta sửa soạn mâm cúng tổ tiên với hoa quả đầu mùa và bánh songpyeon được làm từ gạo mới. Ngoài ra, vào ngày tết Tết Trung Thu, người ta còn chơi các trò chơi dân gian như đấu vật, nhảy dây, đuổi bắt (gang-gang-sul-le) v.v…

동지 (양력 12월 21일): Đông chí
Một trong 24 tiết khí, là ngày có đêm dài nhất trong năm, nhằm khoảng ngày 21 tháng 12. Có phong tục nấu cháo đậu đỏ ăn và rải một ít cháo đậu đỏ lên cửa hay tường để đuổi ma quỷ.

건강하게 오래 살기를 기원한다: Cầu mong sống lâu khỏe mạnh
일 년 동안 피부병이 생기지 않는다: Không phát sinh bệnh ở da trong cả một năm
붉은색이 나쁜 것을 쫓는다: Màu đỏ xua đuổi những điều xấu
일년 농사에 감사한다: Cảm tạ mùa vụ trong một năm

2.
가족과 친척들이 모여 윷놀이를 하다: Gia đình và người thân tụ tập chơi yut
윷놀이: Trò chơi chia phe ra rồi lần lượt tung que Yut, di chuyển con cờ trên bàn Yut và phân định thắng thua.

연날리기, 제기차기 놀이를 즐기다: Chơi các trò chơi thả diều, đá cầu
제기차기: môn đá cầu, trò đá cầu
연날리기: trò chơi thả diều

보름달을 보며 소원을 빌다: Ngắm trăng rằm và cầu nguyện/ước nguyện

햇곡식햇과일차례를 지내다: Cúng lễ tổ tiên bằng ngũ cốc và hoa quả đầu vụ
햇곡식: ngũ cốc đầu năm, ngũ cốc đầu vụ, ngũ cốc mới thu hoạch
햇과일: hoa quả đầu năm, hoa quả đầu vụ, hoa quả mới thu hoạch
차례: lễ cúng Tết (Sự cúng tế vào ban ngày của ngày Tết Âm lịch hoặc Tết Trung Thu)

문법 (Trang 157, 158): Bấm vào tên ngữ pháp bên dưới để xem chi tiết
1. [Ngữ pháp] Động từ/Tính từ + 아/어도
Bằng việc thêm -아/어/여도 vào gốc động từ hay tính từ ở cuối mệnh đề trước thì mệnh đề sau được mong đợi xảy ra bất chấp những gì xảy ra trong mệnh đề phía trước (thể hiện dù giả định hay công nhận vế trước nhưng không có liên quan hoặc không ảnh hưởng đến vế sau). Tương đương với nghĩa “cho dù, mặc dù… cũng…”

라민: 선배, 공부 때문에 바쁜데 이번 추석 때 고향에 가요?
Tiền bối, vì chuyện học mà bận rộn nên Trung thu lần này có đi về quê không ạ?
정우: 그럼. 아무리 바빠도 명절에는 꼭 고향에 가야지. 부모님이 기다리시거든.
Tất nhiên rồi. Cho dù có bận rộn đi nữa nhưng nhất định phải về quê vào ngày lễ Tết chứ. Ba mẹ đang chờ đợi đó.

가: 비가 오면 이번 행사가 취소됩니까?
Nếu trời mưa sự kiện lần này có bị hủy không ạ?
나: 아닙니다. 비가 와도 행사는 진행됩니다.
Không. Cho dù trời có mưa thì sự kiện cũng sẽ được tiến hành.

나는 시간이 없어도 아침밥을 꼭 먹는다.
Tôi dù cho không có thì giờ thì nhất định vẫn phải ăn sáng.

고천 씨는 몸이 아무리 아파도 수업 시간에 결석하지 않는다.
고천 dù cho đau ốm đi nữa vẫn không vắng mặt trong giờ học.

2. [Ngữ pháp] Động từ + 게 되다 ‘được, bị, trở nên, phải…’
‘게 되다’ Đứng sau động từ hoặc tính từ tương đương với nghĩa ‘được, bị, trở nên, phải…’ trong tiếng Việt. Nó thể hiện sự thay đổi sang một tình trạng khác hoặc dẫn tới một tình trạng nào đó do hoàn cảnh khách quan khác với mong muốn và ý chí của chủ ngữ.

Cấu trúc “아/어/여지다” thể hiện quá trình biến hóa của trạng thái còn “게 되다” thể hiện kết quả biến hóa của trạng thái. (xem lại về “아/어/여지다” tại đây)

마리셀: 두 분은 처음에 어떻게 만나셨어요?
Lần đầu hai vị đã gặp nhau như thế nào ạ?
김영욱: 친한 친구 소개로 만나게 됐어요.
Chúng tôi đã được gặp nhau do người bạn thân giới thiệu ạ.

가: 제이슨 씨, 왜 짐을 싸고 있어요? 이사 가요?
제이슨, sao lại đóng gói đồ đạc vậy? Định chuyển nhà sao?
나: 네. 싸고 좋은 집을 구해서 이사 가게 됐어요.
Vâng, tôi tìm được nhà tốt và rẻ hơn nên sẽ chuyển nhà đi.

장사가 안 돼서 가게 문을 닫게 되었다.
Vì kinh doanh không được nên cửa hàng phải đóng cửa.

이번에 새로운 회사에 들어가게 되어서 정말 기쁘다.
Lần này tôi được vào công ty mới nên rất chi là vui.

말하기 (Trang 159)
과장님: 안젤라 씨, 명절 잘 보냈어요?
안젤라, kỳ nghỉ lễ diễn ra vui vẻ chứ?
안젤라: 네. 잘 보냈어요. 과장님도 연휴 동안 잘 지내셨어요? 
Vâng, vui ạ. Trưởng phòng trong kì nghỉ dài cũng tốt đẹp chứ ạ?
과장님: 고향 부모님 댁에 다녀왔어요. 아무리 바빠도 명절에는 부모님을 뵈러 가니까요. 그런데 안젤라 씨, 설날에 떡국 먹었어요?
Tôi đã đi về nhà bố mẹ ở quê. Bởi cho dù có bận đi nữa thì vào ngày lễ phải đi thăm cha mẹ chứ. Nhưng mà 안젤라 đã ăn canh tteok vào ngày Tết chưa?
안젤라: 아니요. 설날에 떡국을 먹어야 해요?
Chưa ạ. Phải ăn canh tteok vào ngày Tết ạ?
과장님: 그럼요. 안젤라 씨, 한국에서는 해가 바뀔 때 나이가 한 살 많아지잖아요. 그런데 한국 사람들은 설날에 떡국을 먹어야 나이가 한 살 더 많아진다고 생각하거든요.
Tất nhiên rồi. 안젤라, ở Hàn Quốc khi năm thay đổi (chuyển sang năm mới) thì sẽ thành nhiều thêm một tuổi còn gì. Tuy nhiên người Hàn Quốc nghĩ rằng phải ăn canh tteok vào ngày Tết mới được tính là thêm một tuổi.
안젤라: 그래요? 그래서 생일이 안 지났는데 한국 나이로는 한 살이 더 많은 거군요. 과장님 덕분에 한국 문화를 잘 알게 됐어요.
Vậy ạ? Vì thế sinh nhật tôi chưa đến nhưng theo tuổi Hàn Quốc thì đã thêm một tuổi rồi. Nhờ trưởng phòng mà tôi đã được biết thêm văn hóa Hàn Quốc.

듣기 (Trang 160)
앵커(남): 민족 최대의 명절, 풍요로운 한가위다가왔습니다. 추석 연휴를 하루 앞두고 고향 집에 가는 귀성객들이 늘어나고 있는데요. 서울역에 나가 있는 박서윤 기자 연결하겠습니다.
Ngày lễ lớn nhất của dân tộc, ngày Trung thu sung túc đã đến gần. Còn một ngày trước kỳ nghỉ lễ Chuseok, những người khách hồi hương trở về ngôi nhà ở quê đang ngày càng tăng lên. Tôi sẽ kết nối tới phóng viên Park Seo-yoon đang có mặt tại ga Seoul.
기자(여): 네. 저는 지금 서울역에 나와 있습니다. 보시는 것처럼 서울역은 귀성객들로 붐빕니다. 가족과 친지들을 만나러 가기 위해 기차를 기다리는 시민들이 많습니다. 미리 기차표를 사지 못해 현장에서 표를 사는 사람들도 많습니다. 아무리 힘들어도 고향 가는 발걸음은 가벼워 보입니다. 지금 여기에는 고향에서 서울로 올라오신 부모님들도 계신데요. 자녀들이 고향 가는 길이 많이 막히기 때문에 반대로 부모님들이 서울로 올라오게 된 것입니다. 특히 이번 추석은 연휴가 짧아 역귀성객이 더 많아진 것으로 보입니다. 내일은 연휴가 시작되니 기차역과 고속 도로에 더욱 사람이 몰릴 것으로 예상됩니다. KBN 뉴스 박서윤입니다.
Vâng. Bây giờ tôi đang ở ga Seoul. Như các bạn có thể thấy, ga Seoul tấp nập bởi những người khách trở về quê. Có rất nhiều người dân chờ đợi chuyến tàu để đi gặp gia đình và người thân của họ. Cũng có nhiều người mua vé tại chỗ vì đã không thể mua trước được vé tàu. Dù có vất vả đến đâu thì bước chân về quê trông cũng nhẹ nhàng. Hiện tại ở đây cũng có những bậc cha mẹ từ quê nhà đến Seoul. Do đường về quê của con cái bị tắc nghẽn nên ngược lại các bậc cha mẹ đã phải đến Seoul. Đặc biệt, Chuseok lần này do ngày nghỉ ngắn nên dường như những người đi ngược về ga (hồi hương ngược, ám chỉ những bậc cha mẹ rời quê lên thăm con cái) trở nên nhiều hơn. Vì kỳ nghỉ lễ bắt đầu vào ngày mai nên dự kiến càng có nhiều người hơn đổ xô tới các ga xe lửa và đường cao tốc. Phóng viên Park Seo-yoon từ KBN News.

민족: dân tộc
풍요롭다: sung túc, phong phú
한가위: Tết Trung Thu
다가오다: đến gần
앞두다: trước mắt còn, còn, trước (…) là còn…
귀성객: khách về quê, khách hồi hương
늘어나다: tăng lên
붐비다: tấp nập, đông nghịt, chật ních
발걸음: bước chân
몰리다: đổ xô

발음:

유음화 1: Quy tắc đồng hoá phụ âm số 1 (bấm vào đây)
Khi đằng sau patchim ‘ㄹ’ xuất hiện phụ âm đứng đầu là ‘ㄴ’ thì ‘ㄴ’ được phát âm thành
ㄹ+ㄴ
↓ 
ㄹ+[ㄹ]

일년[일련]
달님[달림
생일날[생일랄]

유음화 2: Quy tắc đồng hoá phụ âm số 2 (bấm vào đây)
Khi đằng sau patchim ‘ㄴ’ xuất hiện phụ âm đứng đầu là ‘ㄹ’ thì ‘ㄴ’ được phát âm thành ㄹ

ㄴ+ㄹ
 ↓ 
[ㄹ]+ㄹ

관리[괄리]
신랑[실랑]
한라산[할라산]

읽기 (Trang 161, 162)
1.
새해 복 많이 받으십시오. 새해에도 건강하고 평안하시기 바랍니다.
Chúc năm mới tràn đầy hạnh phúc. Cầu mong bạn mạnh khỏe và bình an trong năm mới.

근하신년! Cung chúc tân niȇn/Chúc mừng năm mới
새해에는 뜻한 것 이루시고 가정에 행복이 가득하시길 빕니다.
Chúc bạn năm mới đạt được mọi điều dự tính và ngập tràn hạnh phúc cùng gia đình.

가족, 친지들과 함께 보름달처럼 넉넉하고 풍성한 한가위 보내십시오.
Chúc bạn cùng với gia đình và người thân trải qua một Tết Trung Thu dồi dào và đủ đầy như trăng rằm.
넉넉하다: đầy đủ
풍성하다: dồi dào, phong phú

추석이 다가왔습니다. 감사와 행복이 넘치는 추석 연휴 보내시길 바랍니다.
Chuseok đang đến gần. Chúc bạn có một kỳ nghỉ lễ Chuseok tràn đầy hạnh phúc và sự biết ơn/sự cảm tạ.
넘치다: tràn ngập, tràn đầy, chan chứa

2. 올해에도 건강하게 지내고 공부 열심히 해라! Năm nay cũng hãy giữ gìn sức khỏe và học tập chăm chỉ!
설빔을 입다: mặc đồ Tết
새해 복 많이 받으세요! Năm mới tràn đầy hạnh phúc

덕담을 하다: chúc những lời chúc tốt đẹp, những lời chúc phúc
세배하다: lạy chào (Cúi lạy để chào hỏi người trên vào dịp tết)
세뱃돈을 받다: nhận tiền mừng tuổi, tiền lì xì

3. 
한국의 명절 – Ngày lễ tết ở Hàn Quốc

한국의 대표적인 명절에는 설날과 추석이 있다. 설날은 음력 1월 1일이다. 설날에는 아무리 바빠도 가족들이 모두 모여서 새해 인사를 한다. 새해 인사를 할 때 아랫사람윗사람에게 세배를 한다. 세배를 받은 윗사람아랫사람에게 덕담을 해 주고, 아이들에게는 세뱃돈을 준다. 그리고 함께 떡국을 먹는다. 설날에 떡국을 먹으면 나이도 한 살 더 먹는다고 생각한다. 또한 전통적으로 가족과 친척들이 모여 윷놀이를 하거나 아이들은 연날리기, 제기차기 놀이를 즐기기도 했다.
Các ngày lễ tiêu biểu ở Hàn Quốc là Tết Nguyên Đán và Tết Trung thu. Ngày Tết Nguyên Đán là ngày mùng 1 âm lịch. Vào ngày Tết, dù bận rộn đến đâu tất cả gia đình cũng quây quần và gửi lời chúc Tết. Khi chào hỏi chúc Tết, người bề dưới cúi lạy chào hỏi người bề trên. Người bề trên nhận được lạy chào thì gửi lời chúc tốt đẹp đến người dưới và tặng tiền lì xì cho trẻ con. Và cùng nhau ăn canh tteok. Người ta nghĩ rằng nếu ăn canh Tteok vào ngày Tết thì cũng sẽ được tính thêm một tuổi. Ngoài ra, theo truyền thống gia đình và người thân cũng tụ tập vui vẻ chơi trò chơi Yut hoặc trẻ nhỏ thì chơi thả diều và đá cầu.
인사하다: chào hỏi, chúc mừng
아랫사람: người bề dưới
윗사람: người bề trên
세배하다: lạy chào
덕담: lời chúc
세뱃돈: tiền lì xì
또한: ngoài ra
친척: họ hàng
윷놀이: trò chơi yut
연날리기: trò chơi thả diều
제기차기: trò chơi đá cầu

Bài viết liên quan  [KIIP sách mới - Trung cấp 1] 16과: 기후와 날씨 - Khí hậu và thời tiết

한국의 또 다른 큰 명절인 추석은 음력 8월 15일로 한가위라고도 한다. 추석에는 조상에게 차례를 지낸다. 그 해에 처음으로 얻은 햇곡식햇과일을 준비해서 조상에게 감사하는 마음을 표현하는 것이다. 그리고 추석에는 송편을 빚어서 먹는데 송편을 예쁘게 빚으면 예쁜 아이를 낳는다는 말도 전해지고 있다. 또한 전통적으로 추석 밤에는 보름달바라보면서 소원을 빌었다. 그런데 시대가 바뀌면서 현대의 명절 모습은 예전과 많이 달라졌다. 진적이나 아는 사람들을 직접 찾아가는 대신에 명절 인사를 문자 메시지로 보낸다. 그리고 가족들이 함께 여행을 가기도 하고 개인적인 시간을 보내기도 한다. 요즘은 오랜만에 가족이 모인다는 의미와 일상에서 휴식한다는 의미가 더 커지게 되었다.
Chuseok, một ngày lễ lớn khác ở Hàn Quốc vào ngày 15 tháng 8 âm lịch, còn được gọi là Tết Trung thu. Vào ngày Chuseok thì làm lễ cúng tổ tiên. Người ta chuẩn bị ngũ cốc đầu vụ và trái cây đầu vụ thu được đầu tiên trong năm đó để bày tỏ lòng biết ơn đối với tổ tiên. Vả lại vào ngày Chuseok người ta nặn bánh 송편 ăn và cũng có lời nói đang được lưu truyền rằng nếu nặn songpyeon đẹp sẽ sinh ra những đứa con xinh xắn. Ngoài ra theo truyền thống, vào đêm Chuseok người ta vừa ngắm trăng tròn vừa ước nguyện. Tuy nhiên khi thời đại thay đổi, diện mạo ngày lễ tết hiện đại cũng đã thay đổi rất nhiều so với trước đây. Thay vì trực tiếp tìm đến thăm những người thân hoặc người quen biết thì gửi lời chúc Tết qua tin nhắn văn bản. Và các thành viên trong gia đình cùng nhau đi du lịch và cũng dành thời gian cho bản thân. Gần đây, ý nghĩa sum họp gia đình sau một thời gian dài và ý nghĩa tạm nghỉ ngơi trong cuộc sống thường nhật càng trở nên rõ nét hơn.
한가위: tết Trung Thu, rằm tháng 8
추석: Trung Thu
조상: tổ tiên
차례를 지내다: cúng tổ tiên
그 해: năm đó
얻다: nhận được, thu được
햇곡식: ngũ cốc mới thu hoạch
햇과일: hoa quả mới thu hoạch
송편: bánh songpyeon
Một loại bánh tteok hình bán nguyệt được lót lá thông rồi đem hấp cách thủy, vỏ bánh được làm bằng bột gạo, nhân bánh được làm bằng đậu đỏ, đậu nành, hoặc hạt mè (vừng).
빚다: nặn (bánh)

낳다: sinh đẻ
전해지다: truyền miệng
보름달: trăng rằm
바라보다: ngắm, quan sát
소원을 빌다: cầu nguyện
예전: ngày xưa
진적: họ hàng
찾아가다: tìm đến
일상: cuộc sống thường ngày
커지다: to hơn, lớn lên

문화와 정보 (Trang 164)
강릉 단오제 – Lễ hội Tết Đoan Ngọ Gangneung

한국의 4대 명절은 설날, 한식, 단오, 추석이다. 그중에서 단오는 음력 5월 5일로 1년 중에서 만물기운이 가장 강한 날이다. 그래서 만물에서 나는 것으로 음식을 만들어 먹고 창포물머리를 감는 풍습이 있었으며 남자들은 씨름을 하고 여자들은 그네를 탔다.
Bốn ngày lễ lớn ở Hàn Quốc là Tết Nguyên Đán, ngày lễ Hàn Thực, ngày Tết Đoan Ngọ và Tết Trung Thu. Trong đó, Tết Đoan Ngọ vào ngày 5/5 âm lịch, là ngày có sắc khí vạn vật mạnh nhất trong một năm. Vì vậy đã có phong tục làm và ăn thức ăn được sinh ra từ vạn vật và gội đầu bằng nước hoa xương bồ, đàn ông thì chơi đấu vật và phụ nữ thì chơi xích đu.
단오: Tết Đoan Ngọ (tìm hiểu chi tiết đầy đủ về nguồn gốc và nội dung của ngày lễ này tại đây)
Một ngày lễ truyền thống của Hàn Quốc vào mồng năm tháng năm âm lịch, có phong tục phụ nữ gội đầu bằng nước hoa xương bồ (chang-po) và chơi xích đu, đàn ông thì chơi đấu vật.
-제 (Phụ tố): cúng tế, lễ hội

한식: Hàn Thực, ngày lễ Hàn Thực
Là một ngày lễ của Hàn Quốc, ngày thứ 105 tính từ Đông Chí, vào khoảng ngày mồng 6 tháng 4, là dịp người Hàn đi thăm mộ, dọn cỏ và cúng bái ở mộ phần tổ tiên.
기운: khí, sắc khí (Sức mạnh hay bầu không khí tuy không nhìn thấy bằng mắt nhưng cảm nhận được)
만물: vạn vật
강하다: mạnh
창포물: nước cây thạch xương bồ
머리 감다: gội đầu
풍습: phong tục
씨름: môn đấu vật
그네를 타다: chơi xích đu

Bài viết liên quan  [KIIP sách mới - Trung cấp 1] 6과: 주거 환경 - Môi trường sống

강릉 단오제는 강릉 지역에서 단오 때 행해 온 축제로 한국의 단오 축제 중에서 가장 유명하다. 규모도 크고 내용도 다양하여 한국을 대표하는 축제이자 민속놀이널리 알려져 2005년에 유네스코 세계 무형 유산이 되었다. 이에 따라 강릉 단오제는 온 지역 주민들이 하나가 되는 축제이면서 세계가 함께 지켜야 할 문화재로서의 의미를 갖게 되었다.
Lễ hội Đoan Ngọ Gangneung là một lễ hội được tổ chức vào Tết đoan ngọ ở khu vực Gangneung và là lễ hội nổi tiếng nhất trong số các lễ hội Đoan Ngọ của Hàn Quốc. Với quy mô lớn và nội dung đa dạng nó được biết đến rộng rãi như một lễ hội và trò chơi dân gian đại diện ở Hàn Quốc và đã được UNESCO công nhận là Di sản Phi vật thể Thế giới vào năm 2005. Theo đó, Lễ hội Đoan Ngọ Gangneung là lễ hội mà tất cả cư dân địa phương trở thành một đồng thời mang ý nghĩa như một di sản văn hóa mà cả thế giới sẽ phải cùng nhau gìn giữ.
행하다: thực hiện, chấp hành, thi hành, hành xử
유명하다: nổi tiếng
민속놀이: trò chơi dân gian
널리: một cách rộng rãi
유네스코: UNESCO
무형 유산: di sản văn hóa phi vật thể
의미를 갖다: mang ý nghĩa

한국에서는 예로부터 마을 공동체의 신앙바탕으로 풍년과 지역의 안전을 기원하였다. 현재 강릉 단오제에서도 매년 풍요를 바라는 제사와 공연을 올리고 참가자들을 위한 여러 행사도 진행하고 있다.
Ở Hàn Quốc, từ xa xưa người ta đã cầu nguyện cho một năm bội thu và sự an toàn của địa phương dựa trên nền tảng tín ngưỡng của cộng đồng làng xã. Hiện tại ở lễ hội Gangneung Dano hàng năm cũng vẫn đang tiến hành nhiều sự kiện cho người tham gia và gia tăng các buổi công diễn, cúng tế cầu nguyện sự sung túc.
신앙: tín ngưỡng
바탕: nền tảng
풍년: năm được mùa
풍요: sự phong phú, sự giàu có, sự sung túc
제사: sự cúng tế, sự cúng giỗ
올리다: tăng lên
진행하다: tiến hành

Từ vựng cuối bài
□ 설날: Tết Nguyên Đán, Tết âm lịch
Một dịp lễ tết của Hàn Quốc. Gia đình và người thân tụ họp vào sáng ngày 1 tháng 1 âm lịch để cùng tưởng nhớ tổ tiên và lạy chào người lớn tuổi. Mọi người ăn canh bánh tteok và chơi các trò chơi dân gian như Yutnori, bập bênh, thả diều …
□ 정월 대보름: Rằm tháng giêng âm lịch
Ngày 15 tháng 1 âm lịch, là một ngày lễ truyền thống của Hàn Quốc, với ý nghĩa là rằm lớn nhất nên được xem là ngày bắt đầu việc đồng áng, với tục lệ uống ‘rượu thính tai’, ăn cơm ngũ cốc và các loại hạt.
□ 추석: Trung Thu
Một trong những ngày lễ tết của Hàn Quốc. Vào ngày 15 tháng 8 âm lịch, người ta sửa soạn mâm cúng tổ tiên với hoa quả đầu mùa và bánh songpyeon được làm từ gạo mới. Ngoài ra, vào ngày tết Tết Trung Thu, người ta còn chơi các trò chơi dân gian như đấu vật, nhảy dây, đuổi bắt (gang-gang-sul-le) v.v…
□ 동지: Đông chí
Một trong 24 tiết khí, là ngày có đêm dài nhất trong năm, nhằm khoảng ngày 21 tháng 12. Có phong tục nấu cháo đậu đỏ ăn và rải một ít cháo đậu đỏ lên cửa hay tường để đuổi ma quỷ.
□ 음력: âm lịch
□ 부럼: các loại hạt cứng
□ 팥죽: cháo đậu đỏ
□ 송편: bánh songpyeon
Một loại bánh tteok hình bán nguyệt được lót lá thông rồi đem hấp cách thủy, vỏ bánh được làm bằng bột gạo, nhân bánh được làm bằng đậu đỏ, đậu nành, hoặc hạt mè (vừng).
□ 떡국: canh tteok
□ 기원하다: cầu mong, mong ước, cầu khẩn, khẩn cầu
□ 피부병: bệnh da, bệnh xuất hiện ở da
□ 생기다: sinh ra, nảy sinh, phát sinh
□ 붉은색: màu đỏ
□ 쫓다: xua đuổi
□ 가족과 친척들이 모여 윷놀이를 하다: Gia đình và người thân tụ tập chơi yut
□ 연날리기, 제기차기 놀이를 즐기다: Chơi các trò chơi thả diều, đá cầu
□ 보름달을 보며 소원을 빌다: Ngắm trăng rằm và cầu nguyện/ước nguyện
□ 햇곡식과 햇과일로 차례를 지내다: Cúng lễ tổ tiên bằng ngũ cốc và hoa quả đầu vụ

□ 풍습: phong tục tập quán
□ 한가위: Tết Trung Thu
□ 황금연휴: kì nghỉ lễ vàng (nghỉ lễ dài ngày)
□ 귀성 전쟁: cuộc chiến hồi hương, về quê
□ 귀성객: khách hồi hương, khách về quê
□ 고속도로: đường cao tốc
□ 붐비다: tấp nập, đông nghịt, chật ních
□ 근하신년: chúc mừng năm mới
□ 가득하다: đầy, chan chứa, tràn đầy
□ 빌다:  cầu, cầu mong, cầu khẩn
□ 친지들: những người thân
□ 보름달: trăng rằm
□ 넉넉하다:  đầy đủ
□ 풍성하다:  dồi dào, phong phú
□ 덕담을 하다: chúc những lời chúc tốt đẹp, những lời chúc phúc
□ 세배하다: lạy chào (Cúi lạy để chào hỏi người trên vào dịp tết)
□ 설빔을 입다: mặc đồ Tết
□ 세뱃돈을 받다: nhận tiền mừng tuổi, tiền lì xì

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here