[KIIP sách mới – Trung cấp 2] 10과: 언어생활 – Đời sống ngôn ngữ

1
14369

– Từ vựng: Sinh hoạt ngôn ngữ đúng đắn, khó khăn khi dùng tiếng Hàn.

– Ngữ pháp:
Động từ -고 말다
Động/tính – 는 척하다

– Hoạt động:
Nói về những khó khăn khi dùng tiếng Hàn
Viết về những khó khăn khi dùng tiếng Hàn

– Văn hóa và thông tin: Tục ngữ Hàn Quốc liên quan đến lời nói

• Sinh hoạt ngôn ngữ của những người này như thế nào?
• Các bạn khi nói chuyện bằng tiếng Hàn có gặp khó khăn gì không?

TỪ VỰNG (Trang 134)
1. 올바른 언어생활을 위해 지켜야 할 것은 무엇일까요?
Phải giữ gìn điều gì để cho sinh hoạt ngôn ngữ đúng đắn?

언어 예절을 지키다
Giữ gìn lễ nghi phép tắc của ngôn ngữ
예절: lễ tiết, nghi thức giao tiếp, lễ nghi phép tắc

올바른 언어를 사용하다.
Sử dụng ngôn ngữ đúng đắn
올바르다: đúng đắn (Lời nói, hành động hay suy nghĩ… đúng đắn không vượt khỏi quy phạm)

때와 장소에 맞게 말하다
Nói đúng thời điểm đúng lúc

표준어를 구사하다
Sử dụng thành thạo ngôn ngữ chuẩn
구사하다: sử dụng thành thạo, sử dụng thuần thục

정확하게 발음하다.
Phát âm một cách chính xác
적절하다: thích hợp, thích đáng, đúng chỗ

적절한 호칭을 쓰다
Sử dụng danh tính thích hợp
호칭: sự gọi tên, tên gọi, danh tính

비속어를 사용하지 않다
Không sử dụng lời nói tục
비속어: lời nói tục, lời nói bậy, lời nói thông tục

2. 여러분은 한국어로 말할 때 어떤 어려움이 있어요?
Các bạn gặp khó khăn gì khi nói bằng tiếng Hàn.

맞춤법이 틀리다
Sai quy tắc chính tả

단어가 잘 안 떠오르다
Không nhớ ra/ nghĩ ra từ vựng
떠오르다: nhớ ra, hiện ra

띄어쓰기를 잘못하다
Viết cách khoảng sai
띄어쓰기: viết cách (Việc viết cách khoảng từng từ khi viết văn. Hoặc quy tắc liên quan đến điều đó)
잘못하다: sai lầm, sai sót

모국어를 섞어 쓰다
Sử dụng lẫn lộn cả tiếng mẹ đẻ
섞다: lẫn, lẫn lộn/trộn lẫn

발음이 부정확하다
Phát âm không chính xác

높임말이 헷갈리다
Nhầm lẫn kính ngữ
헷갈리다: lẫn lộn, nhầm lẫn lung tung, hỗn loạn

억양이 부자연스럽다
Ngữ điệu không tự nhiên
억양: sự thay đổi âm điệu, ngữ điệu

사투리를 쓰다
Dùng phương ngữ/tiếng địa phương

속담 활용이 어렵다
Khó khăn trong việc dùng tốt tục ngữ
활용: sự hoạt dụng, sự tận dụng (Việc dùng tốt, đầy đủ năng lực hay ứng dụng mà đối tượng nào đó có)

동문서답하다
Hỏi bên Đông trả lời bên Tây, hỏi một đằng trả lời một nẻo

신조어/유행어를 따라 하다
Bắt chước từ mới/từ thịnh hành
신조어: từ mới
유행어: ngôn ngữ thịnh hành, từ ngữ thịnh hành

의도한 대로 말이 잘 안 나오다
Nói không được theo ý định/ ý đồ

아직 맞춤법이 많이 틀리는데 맞춤법에 맞게 잘 쓰고 싶어요.
Tớ vẫn bị sai nhiều lỗi chính tả, tớ muốn dùng đúng quy tắc chính tả.
제가 의도한 대로 말이 잘 안 나올 때가 많아요.
Tớ thì nhiều lúc nói không được như ý đồ của mình.

NGỮ PHÁP (Trang 135)
1. Động từ -고 말다: Bấm vào đây để xem chi tiết
Đứng sau động từ, có nghĩa tương đương trong tiếng Việt là ‘cuối cùng thì, kết cuộc thì’, dùng để diễn tả một sự tiếc nuối vì một việc nào đó đã xảy ra ngoài ý muốn hoặc diễn tả một kết quả đạt được sau quá trình phấn đấu vất vả. Lúc này thường sử dụng ở hình thức ‘고 말았다’.

Phía trước ‘고 말다’ thường xuyên xuất hiện các từ như ‘결국 (rốt cuộc, cuối cùng, kết cục), 드디어 (cuối cùng thì…, kết cuộc thì…), 마침내 (cuối cùng, kết cục), 끝내 (rốt cuộc thì, kết cục thì)’.

아나이스: 어제 면접 본다고 했는데 잘 봤어요?
Nghe nói hôm qua cậu đi phỏng vấn, phỏng vấn tốt chứ?
제이 슨: 아니요, 면접관 질문을 잘못 이해해서 동문서답하고 말았어요.
Không, tớ không hiều rõ câu hỏi phỏng vấn nên rốt cuộc đã hỏi một đằng trả lời một nẽo rồi.

가: 어젯밤에 축구 경기 보느라고 잠을 잘 못 잤어요.
Tối qua vì mải xem trận đấu bóng đá nên đã không ngủ được.
나: 저도 보려고 했는데 너무 피곤해서 잠이 들고 말았어요.
Tớ cũng định xem nhưng vì quá mệt nên kết cuộc thì đã ngủ mất.

• 담배를 끊으려고 결심했지만 결국 다시 피우고 말았다.
Tôi đã quyết tâm bỏ hút thuốc nhưng cuối cũng vẫn hút thuốc lại.
결심하다: Quyết tâm

• 고향에 있는 동안 한국말을 안 해서 다 잊어버리고 말았다.
Tôi đã không nói tiếng Hàn trong khoảng thời gian ở quê nên kết cục giờ quên hết rồi.

1. 보기 와 같이 친구와 이야기해 보세요.
Hãy nói chuyện với bạn bè như ví dụ:

발음이 부정확해서 사람들이 잘못 알아듣다
Phát âm không chính xác nên mọi người không nghe hiểu sai/nhầm.

=> 회의할 때 실수한 것이 있어요?
Có sai sót gì trong cuộc họp không?
네. 제 발음이 부정확해서 사람들이 잘못 알아듣고 말았어요.
Vâng. Phát âm của tôi không chính xác nên rốt cuộc thì mọi người đã nghe và hiểu nhầm.
알아듣다: nghe thấy và hiểu được

1)높임말이 헷갈려서 과장님께 반말을 하다
Nhầm lẫn kính ngữ nên nói trống không với trưởng phòng

2) 단어가 잘 안 떠올라서 모국어를 섞어 쓰다
Không nhớ rõ từ vựng nên bị lẫn lộn với tiếng mẹ đẻ

3) 적절한 호칭을 몰라서 거래처 사람들을 잘못 부르다
Không biết danh tính chính xác nên đã gọi sai khách hàng.
거래처: khách hàng, người giao dịch

4) 뜻을 잘못 알고 비속어를 사용하다
Không biết rõ nghĩa nên dùng từ thô tục.

2. 여러분이 의도하지 않았는데 일어난 일이 있어요? 친구들과 이야기해 보세요. Các bạn có chuyện gì xảy ra ngoài ý muốn không? Hãy thử nói chuyện với bạn bè

• 청소할 때, Khi dọn dẹp
• 다이어트를 할 때, Khi giảm cân
• 중요한 시험이 있을 때 Khi có cuộc thi quan trọng

어제 청소를 하다가 부딪혀서 꽃병을 깨고 말았어요.
Hôm qua khi dọn dẹp thì bị đụng phải nên kết cục bình hoa bị vỡ mất rồi.
부딪다: đụng phải, vướng vào/ va đập, đâm sầm

2. Động từ + 는 척하다, Tính từ + (으)ㄴ 척하다: Bấm vào đây để xem chi tiết
Biểu hiện một hành động/ trạng thái nào đó trên thực tế không phải là như vậy, nhưng lại tô điểm, thể hiện nó giống như thế. Có nghĩa tương đương trong tiếng Việt là ‘làm như, giả vờ, giả bộ như, tỏ ra như, làm ra vẻ, vờ’

고천: 요즘은 유행어가 빨리 바뀌어서 무슨 말인지 이해를 잘 못하겠어요.
Dạo này từ thịnh hành thay đổi nhanh quá tớ không thể hiểu rõ lời nói đó là gì cả.
라민: 저도 모르는 유행어가 많은데 그냥 따라 하면서 아는 척해요.
Tớ cũng có nhiều từ thịnh hành không biết nên cứ thế làm theo và giả vờ là biết.

• 가: 친구들 모임에 잘 다녀왔어요?
Đi họp bạn vui chứ?
나: 안 갔어요. 나가기 싫어서 바쁜 척했어요.
Tớ không có đi. Tớ ghét đi ra ngoài nên đã giả vờ bận rộn.

• 친구가 하는 말이 이해가 안 됐지만 공감하는 척했어요.
Tôi đã không hiểu được lời bạn nói nhưng vẫn tỏ ra vẻ đồng cảm.

• 길에서 넘어졌는데 너무 창피해서 아프지 않은 척했어요.
Tôi đã bị té ngã trên đường nhưng vì quá xấu hổ nên đã giả vờ như không bị đau.

1. 보기 와 같이 친구와 이야기해 보세요.
Hãy trò chuyện với bạn bè như ví dụ.

친구가 지루한 이야기를 할 때/ 지루해도 재미있다
Khi bạn bè nói chuyện nhàm chán/ Dù nhàm chán nhưng thú vị
=> 친구가 지루한 이야기를 할 때 어떻게 해요?
Phải làm gì khi bạn bè nói chuyện nhàm chán?
지루해도 재미있는 척해요.
Dù chán nhưng giả vờ là thú vị

1) 광고 전화를 받았을 때/ 한국어를 전혀 못하다
Khi nhận điện thoại quảng cáo/ Hoàn toàn không biết tiếng Hàn

2) 말다툼한 사람을 길에서 만났을 때/ 그 사람을 모르다
Khi gặp người đang cãi cọ trên đường/ Không biết người đó
말다툼하다: cãi cọ, tranh cãi, đôi co

3) 친구가 준 선물이 마음에 안 들 때/ 마음에 안 들어도 기분이 좋다
Khi bạn tặng quà mình không thích/ Dù không thích nhưng vẫn vui vẻ

4) 고향의 가족들이 걱정할 때/ 별일 없이 잘 살다.
Khi gia đình ở quê lo lắng/ Sống tốt mà không có vấn đề gì

2. 다음 질문에 ‘-는 척하다’를 사용해서 이야기해 보세요.
Dùng -는 척하다 và nói chuyện trong các câu hỏi sau.

• 언제 바쁜 척해요? Khi nào giả vờ bận rộn?
• 언제 자는 척해요? Khi nào giả vờ ngủ?
• 언제 멋있는 척해요? Khi nào giả vờ ngon miệng?

받기 싫은 전화를 받았을 때 바쁜 척해요.
Khi nhận cuộc điện thoại mình ghét thì giả vờ bận rộn.

Từ vựng mới:
지루하다: buồn chán, nhàm chán (Chán và buồn tẻ vì cùng một trạng thái được tiếp tục)
전혀: Hoàn toàn
말다툼: Cãi nhau
별일: việc đặc biệt, vấn đề đặc biệt

NÓI (Trang 137)
1. 라민 씨와 이링 씨가 한국어 사용의 어려움에 대해 이야기합니다. 다음 대화처럼 이야기해 보세요.
Ramin và Yiring đang nói về khó khăn của việc sử dụng tiếng Hàn. Hãy nói chuyện như đoạn đối thoại sau.

라민: 이링 씨는 한국에 온 지 오래돼서 이제 적응이 다 됐죠?
Yiring cậu đến Hàn Quốc cũng đã lâu rồi giờ đã thích ứng được hết rồi chứ?
이량: 생활하는 건 괜찮은데 오래 살수록 한국어가 점점 더 어려워지는 것 같아요.
Việc sinh hoạt thì không sao nhưng mà càng sống lâu thì dường như tiếng Hàn dần khó thêm thì phải.
라민: 그래요? 저는 이링 씨 한국어가 유창해서 항상 부러웠는데요.
Vậy ư? Tớ luôn ganh tị vì Yiring nói tiếng Hàn lưu loát.
이량: 어휘나 문법은 많이 알아도 의도한 대로 말이 잘 안 나올 때가 많아요.
Dù biết nhiều từ vựng hay ngữ pháp nhưng mà có nhiều lúc tớ không thể nói theo ý mình được.
라민: 저도 그래요. 단어가 잘 안 떠오를 때가 많고 마음이 급하면 모국어를 섞어 쓰기도 해요. 그럴 때마다 좀 부끄러워요.
Tớ cũng thế. Có nhiều lúc không nhớ rõ từ rồi nếu quá gấp gáp là dùng lẫn lộn luôn với tiếng mẹ đẻ. Mỗi khi như thế thật xấu hổ.
이량: 계속 노력하면 점점 더 나아지겠죠? 같이 노력해 봐요.
Nếu cứ nỗ lực thì sẽ dần tốt lên nhỉ? Cùng nhau nỗ lực nhé.

1) 의도한 대로 말이 잘 안 나오다 | 마음이 급하면 모국어를 섞어 쓰다
Không thể hiện lời nói theo ý đồ của bản thân được| nếu vội vàng là dùng lẫn lộn với tiếng mẹ đẻ.
2) 때와 장소에 맞게 말을 못하다 | 가끔 동문서답하다
Nói không phù hợp thời điểm và hoàn cảnh | Thỉnh thoảng vấn đông đáp tây, hỏi một đằng trả lời một nẻo

2. 여러분은 한국어를 사용할 때 어떤 어려움이 있어요? 친구와 함께 이야기해 보세요.
Các bạn có những khó khăn nào khi sử dụng tiếng Hàn không? Hãy chia sẻ với bạn bè.

한국어 사용의 어려움 Khó khăn của việc sử dụng tiếng Hàn
• 발음이 부정확해서 사람들이 자꾸 다시 질문한다.
Phát âm không chính xác nên mọi người thường hỏi lại.

• 한국어를 배울 때 표준어만 배워서 사투리 쓰기가 쉽지 않다.
Khi học tiếng Hàn chỉ học tiếng phổ thông nên việc dùng phương ngữ không dễ dàng.

• 신조어나 유행어를 따라 하고 싶은데 너무 빨리 바뀐다.
Muốn nói theo từ mới hay từ thịnh hành nhưng mà chúng thay đổi nhanh quá.

Từ vựng mới:
유창하다: lưu loát, trôi chảy

NGHE (Trang 138)
1. 여러분은 다른 사람과 말할 때 어떤 문제가 있습니까?
Các bạn có vấn đề gì khi nói chuyện với người khác không?

저는 평소에 직설적으로 말하는 편인데 상대방이 가끔 상처를 받아요.
Tôi thuộc diện bình thường hay nói thẳng thắn nên thường gây tổn thương cho đối phương.

억양이 부자연스러워서 제가 말할 때마다 사람들이 고향이 어디냐고 물어봐요.
Ngữ điệu không được tự nhiên nên mỗi khi nói chuyện thì mọi người hỏi rằng quê tôi ở đâu.

격식을 차려서 말해야 하는 상황에서 어떻게 말해야 할지 잘 모를 때가 많아요.
Trong tình huống phải nói một cách lịch sự thì có nhiều lúc tôi không biết là phải nói như thế nào.

2. 잠시드 씨와 안젤라 씨가 이야기합니다. 잘 듣고 질문에 답해 보세요.
Jamshid và Angela đang trò chuyện. Hãy nghe thật kỹ và trả lời câu hỏi.
1) 거래처와의 회의 결과가 어떻습니까?
Kết quả cuộc họp với khách hàng thế nào?
(결과가 별로 안 좋습니다.)

2) 들은 내용과 같으면 O, 다르면 X 하세요.
Điền O nếu đúng, X nếu sai với nội dung nghe.
① 안젤라 씨는 회의 준비를 열심히 하지 않았다.
Angela đã không cố gắng chuẩn bị cho cuộc họp.
② 거래처 사람들이 좀 불쾌해 하는 것 같았다.
Các vị khách hàng có chút khó chịu.
③ 안젤라 씨는 때와 장소에 맞게 말할 수 없었다.
Angela đã không thể nói chuyện phù hợp với thời điểm và hoàn cảnh.

3) 안젤라 씨는 회의에서 자신의 의견을 어떻게 말했습니까?
Angela đã làm thế nào để bày tỏ ý kiến của bản thân trong cuộc họp?
 (직설적으로 말했습니다)

Lời thoại:
잠시드(남): 거래처하고 중요한 회의가 있다고 들었는데 잘 끝났어요?
Nghe nói rằng bạn có cuộc họp quan trọng với khách hàng, nó kết thúc tốt đẹp chứ?
안젤라(여): 아니요. 열심히 준비했는데 결과는 별로 안 좋았어요.
Không. Mình đã chuẩn bị chăm chỉ, nhưng kết quả không tốt lắm.
잠시드(남): 왜요? 무슨 일 있었어요?
Tại sao? Đã có chuyện gì à?
안젤라(여): 제가 제안을 하면서 의견을 좀 직설적으로 말했더니 거래처 사람들이 좀 불쾌해하는 것 같았어요. 그래서 저도 좀 당황스러웠고요.
Khi mình đưa ra kiến nghị cũng đồng thời bày tỏ quan điểm một cách thẳng thắn nên có vẻ như những người khách hàng đã có chút khó chịu. Vì vậy, mình cũng đã hơi bối rối.
잠시드(남): 그랬군요. 어떤 경우에는 부드럽게 말하는 게 더 효과적일 때가 있어요.
Thì ra là vậy. Trong một số trường hợp việc nói một cách mềm mỏng sẽ có hiệu quả hơn.
안젤라(여): 네. 때와 장소에 맞게 말하는 게 중요하다는 건 아는데 제 한국어 실력이 부족하니까 쉽지 않네요.
Ừ. Mình biết điều quan trọng là phải nói đúng lúc và đúng chỗ, nhưng điều đó không dễ dàng vì năng lực tiếng Hàn còn hạn chế.
잠시드(남): 회의 때문에 걱정 많이 했는데 그렇게 끝나서 많이 아쉽겠어요.
Vì cuộc họp mà đã lo lắng rất nhiều nhưng đã kết thúc như vậy nên chắc sẽ rất đáng tiếc.

불쾌하다: bực mình, khó chịu
당황스럽다: bối rối, hoang mang
부드럽다: mềm mỏng

PHÁT ÂM:
Nguyên âm ㅢ được phát âm như sau:
(1) Khi là âm tiết đầu tiên của từ thì được phát âm là [의]. 의사 [의사]
(2) Khi không phải âm tiết đầu tiên của từ thì 의 có thể được phát âm là [이]. 회의 [회의/회이]
(3)ㅢ của âm tiết bắt đầu bằng phụ âm thì được phát âm là [ㅣ] . 무늬 [무니]
(4) Tiểu từ 의 có thể phát âm là [에]. 나의 책 [나의 책/나에 책]

Nghe và đọc lại:
1) Việc viết cách vẫn còn khó.
2) Tôi thường mặc trang phục nhiều hoa văn.
3) Nếu có hy vọng và nỗ lực thì sẽ đạt được vào một thời điểm nào đó thôi.

Bài viết liên quan  [SÁCH MỚI] TỔNG HỢP NGỮ PHÁP KIIP 4 - TRUNG CẤP 2 - Chương trình hội nhập xã hội KIIP (사회통합프로그램)

ĐỌC (Trang 139)
1. 다음은 신조어 사용에 대한 다양한 의견입니다. 긍정적인 면과 부정적인 면을 이야기해 보세요.
Tiếp theo là những ý kiến về việc dùng từ mới. Hãy nói về mặt tích cực và tiêu cực.

신조어 사용을 긍정적으로 보는 이유 Lý do nhìn nhận tích cực việc sử dụng từ mới
• 재치가 있다 Có sự linh hoạt, lanh lợi, dí dỏm
• 새로운 현상을 표현할 수 있다 Có thể biểu hiện hiện tượng mới.
• 쉽게 공감할 수 있다 có thể dễ dàng đồng cảm
• 젊은 세대와 소통이 잘된다 Giao tiếp dễ dàng với giới trẻ
공감하다: đồng cảm (Bản thân mình cũng cảm nhận giống hệt tâm trạng hay suy nghĩ của người khác)

신조어 사용을 부정적으로 보는 이유 Lý do nhìn nhận tiêu cực việc dùng từ mới
• 언어가 파괴된다. Ngôn ngữ bị phá hỏng
• 의미가 확실하지 않다. Ý nghĩa không chính xác
• 혼란을 일으킨다. Gây ra sự hỗn loạn
• 세대 간의 소통 단절을 유발한다. Gây ra sự gián đoạn giao tiếp giữa các thế hệ.

2. 다음은 신조어 사용에 대한 토론 내용입니다. 여러분의 의견도 함께 이야기해 보세요.
Tiếp theo là nội dung bài thảo luận về việc dùng từ mới. Các bạn cũng hãy chia sẽ ý kiến của bản thân với nhau.

요즘은 뉴스나 신문에서도 신조어를 많이 사용하는데 새로운 현상들을 표현하기 위해 어느 정도의 신조어는 필요하다고 생각해요.
Gần đây trên những bản tin hay báo chí cũng sử dụng rất nhiều từ mới tôi, nghĩ là cần một lượng từ mới ở mức độ nào đó để thể hiện những hiện tượng mới.

맞아요. 사회가 급변하니까 그런 특징들을 표현하려면 신조어만큼 딱 맞는 것도 없지요. 몇몇 신조어들은 저도 쉽게 공감할 수 있어서 자주 쓰고 있어요.
Đúng vậy. Xã hội thay đổi quá nhanh nên nếu muốn thể hiện những đặc trưng như thế thì không có từ nào hợp như từ mới cả. Tôi có thể đồng cảm được một vài từ mới nên thường xuyên dùng nó.
급변하다: thay đổi quá nhanh
몇몇: một vài, một số, dăm ba
공감하다: đồng cảm

정말 필요할 때 사용하는 건 저도 동의하지만 대부분이 습관적으로 사용해서 문제인 것 같아요. 우리 아들이 말하는 걸 들어 보면 도대체 무슨 말인지 반도 못 알아들을 때가 많거든요.
Tôi đồng ý dùng khi thật sự cần nhưng mà đại bộ phận sử dụng như thói quen nên dường như là vấn đề đấy. Nếu như thử nghe con trai tôi nói chuyện thì nhiều lúc tôi hoàn toàn không thể hiểu được đến cả nửa lời nói của nó.
습관적: mang tính thói quen

저도 무분별하게 사용하는 건 문제라고 생각해요. 하지만 기성세대도 신조어를 많이 알고 있으면 오히려 젊은 세대와 소통이 잘될 수 있지 않을까요?
Tôi cũng nghĩ là việc sử dụng không phân biệt gì là một vấn đề. Tuy nhiên nếu thế hệ trước cũng biết nhiều từ mới thì trái lại là không phải sẽ có thể giao tiếp được với thế hệ trẻ sao?
무분별하다: không phân biệt, không kiêng nể gì

긍정적인 면이 있어도 의미가 확실하지 않으니까 격식차려야 하는 자리에서는 안 쓰는 게 좋을 것 같아요.
Dù có mặt tích cực nhưng ý nghĩa không rõ ràng nên việc không sử dụng ở những nơi phải giữ lễ nghĩa có lẽ sẽ tốt hơn.
긍정적: tính tích cực
확실하다: rõ ràng, xác thực
격식: nghi lễ, nghi thưc, thủ tục
차리다: duy trì, giữ gìn
자리: chỗ

3. 다음은 신조어 사용에 대한 칼럼입니다. 잘 읽고 질문에 답해 보세요.
Tiếp theo là chuyên mục về việc sử dụng từ mới. Hãy đọc kỹ rồi trả lời câu hỏi.
칼럼: (column) cột, mục (báo)

사회가 변화함에 따라 우리가 사용하는 언어가 새롭게 만들어지기도 한다. 과거에는 없었던 것들을 표현하고, 급변하는 사회의 특징을 반영하기 위해 신조어가 자연스럽게 등장했다. 그러나 신조어의 사용은 언어를 파괴하고 기성세대와의 소통 단절을 유발하는 요인이 되기도 한다.
Cùng với sự biến đổi của xã hội ngôn ngữ mà chúng ta sử dụng cũng được tạo ra mới. Để thể hiện những điều không có trong quá khứ, phản chiếu những đặc trưng của xã hội biến hóa nhanh chóng thì từ mới đã xuất hiện một cách tự nhiên. Tuy nhiên việc sử dụng từ mới cũng là nguyên nhân chủ yếu cho việc gây ra sự gián đoạn giao tiếp với thế hệ trước và phá hủy đi ngôn ngữ.
급변하다: Biến đổi quá nhanh, cấp biến, đột biến, thay đổi quá nhanh
반영하다: Phản ánh, phản chiếu

한 설문 조사 결과에 따르면 89.2%의 직장인이 신조어 때문에 세대 차이를 느낀 적이 있고, 신조어 사용이 비교적 활발한 20대의 96%가 뜻을 이해하지 못해 검색해 봤다고 답했다. 전문가들은 신조어의 출현이 자연스러운 현상이라고 인정하면서도 의사소통의 어려움을 가져올 정도로 무분별하게 사용하는 것은 문제가 있다고 지적한다. 한편 신조어를 사용하면 젊어지는 기분이 들고, 자녀들과의 대화도 늘어서 좋다는 기성세대도 있다. 그 밖에 신조어의 사용을 긍정적으로 평가하는 이유로 ‘재치 있는 말들이 많아서’, ‘새로운 현상을 적절하게 표현할 수 있어서’ ‘쉽게 공감할 수 있어서’라는 응답도 있었다.
Theo kết quả của một cuộc khảo sát thì 89.2% người đi làm vì từ mới mà cảm nhận được sự khác biệt thế hệ và 96% những người ở độ tuổi 20 – những người sử dụng từ mới tương đối tích cực đã trả lời rằng không thể hiểu ý nghĩa của nó và đã thử tìm kiếm. Các chuyên gia thừa nhận sự xuất hiện của từ mới là hiện tượng tự nhiên nhưng cũng chỉ ra rằng có vấn đề trong việc sử dụng bừa bãi đến mức gây ra khó khăn trong việc giao tiếp. Mặt khác cũng có thế hệ cũ thấy trẻ hơn khi sử dụng từ mới và thấy tốt vì việc nói chuyện với con cái cũng nhiều lên. Ngoài ra cũng đã có những câu trả lời như ‘vì có nhiều câu dí dỏm’, ‘ có thể biểu hiện thích hợp tình huống mới’, ‘có thể dễ dàng đồng cảm’ là những lý do đánh giá tích cực của việc sử dụng từ mới.
세대 차이: Sự khác biệt giữa các thế hệ
출현: Sự xuất hiện
인정하다: Thừa nhận
의사소통: sự trao đổi, sự giao tiếp
지적하다: chỉ ra, chỉ trích

기성세대: thế hệ cũ, thế hệ trước
적절하다: thích hợp, thích đáng, đúng chỗ

그러나 신조어를 사용할 경우, 의미 전달이 명확하지 않아 혼란을 가져올 수 있다. 따라서 미디어나 보고서 등 공식적인 상황에서 사용하는 것은 지양하는 것이 바람직하다.
Tuy nhiên trường hợp sử dụng từ mới việc truyền đạt ý nghĩa không chính xác nên có thể gây nên sự hỗn loạn. Vì vậy việc hạn chế sử dụng trong những hoàn cảnh mang tính chính thức như truyền thông hay bản báo cáo là đúng đắn.
전달: sự truyền tải, sự truyền đạt
혼란:L sự hỗn loạn
미디어: (media) Truyền thông
지양하다: tránh xa, hạn chế
바람직하다: lí tưởng, đúng đắn (Đáng nghĩ là tốt)

1) 신조어가 등장하게 된 배경은 무엇입니까?
Bối cảnh xuất hiện của từ mới là gì?
배경: Bối cảnh
(과거에는 없었던 것들을 표현하고, 급변하는 사회의 특징을 반영하기 위해서 등장하게 되었습니다.)

2) 윗글의 내용과 같은 것을 고르세요. Chọn ý giống với nội dung bài đọc trên.
① 신조어는 사회의 특징을 반영하기 위해 꼭 필요하다.
Để phản chiếu những đặc trưng của xã hội thì từ mới rất cần thiết.
② 신조어의 뜻을 이해하지 못하는 직장인이 약 90%를 차지한다.
Có khoảng 90% người đi làm không thể hiểu nghĩa của các từ mới.
③ 전문가들은 신조어 때문에 의사소통의 어려움을 느낀다.
Các chuyên gia cảm nhận được khó khăn của việc giao tiếp do từ mới.
④ 신조어는 급변하는 사회 모습을 나타내지 못한다.
Từ mới không thể thể hiện được hình ảnh của xã hội biến đổi nhanh chóng.

Bài viết liên quan  [KIIP sách mới - Trung cấp 2] 9과: 사건과 사고 - Sự kiện và sự cố

3) 신조어를 공식적인 상황에서 사용하는 것을 지양해야 하는 이유를 고르세요.
Chọn lý do phải hạn chế sử dụng từ mới tại môi trường mang tính chính thức.
① 세대 간의 소통 단절을 유발한다.
Gây ra sự gián đoạn giao tiếp giữa các thế hệ.
② 새로운 현상을 적절하게 표현할 수 있다.
Có thể biểu hiện thích hợp hiện tượng mới.
③ 정확성이 떨어지고 혼란을 일으킬 수 있다.
Tính chính xác bị sụt giảm và có thể gây ra hỗn loạn.
④ 재치 있는 표현이 많아 쉽게 공감을 할 수 있다.
Có nhiều biểu hiện thú vị nên có thể dễ dàng thấu hiểu.

VIẾT (Trang 141)
1. 한국어를 하면서 어떤 어려움을 느낍니까? 그리고 어떤 노력이 필요하다고 생각합니까?
Bạn cảm thấy khó khăn gì khi nói tiếng Hàn? Và bạn nghĩ rằng cần phải nỗ lực thế nữa?
한국어를 하면서 느끼는 어려운 점
Điểm cảm thấy khó khăn khi nói tiếng Hàn

2. 한국어를 하면서 여러분이 느끼는 어려움을 써 보세요. 그리고 그것을 극복하기 위해 어떤 노력이 필요한지도 써 보세요.
Hãy viết những khó khăn mà các bạn cảm nhận được khi nói tiếng Hàn. Và cũng hãy viết về nổ lực cần thiết để khắc phục những khó khăn đó.

VĂN HÓA VÀ THÔNG TIN (Trang 142)
말과 관련된 한국 속담 Tục ngữ Hàn Quốc liên quan đến lời nói

속담은 예로부터 전해 오는 인생에 대한 가르침을 간결하게 표현하는 말이다. 속담은 오랜 인생 경험을 통해 얻은 교훈으로서, 그 안에는 한국인의 사고방식과 행동 양식이 담겨 있다.
Tục ngữ là những lời nói được truyền lại từ ngày xưa thể hiện súc tích những lời dạy về cuộc sống. Tục ngữ là bài học rút ra từ (là sự giáo huấn có được thông qua) những kinh nghiệm cuộc sống lâu dài, trong đó chứa đựng những lối tư duy và cách thức hành động của người Hàn Quốc.
간결하다: giản khiết, súc tích, cô đọng
교훈: sự giáo huấn (Việc chỉ dạy điều gì có ích hay một sự hướng dẫn cho hành động nào đó)
사고방식: phương pháp tư duy, lối tư duy, kiểu tư duy, cách suy nghĩ
양식: cách thức, lề lối

한국인들은 전통적으로 말의 가치를 중요하게 여겼다. 그래서 말과 관련된 속담이 특히 많고 현대인들에게도 아주 친숙하게 사용되고 있다. 예를 들어 ‘가는 말이 고와야 오는 말이 곱다’. ‘말 한마디에 천 냥 빚도 갚는다’, ‘말이 씨가 된다‘와 같은 속담에는 말을 중시하는 한국인의 사고방식이 반영되어 있다.
Theo truyền thống người Hàn Quốc coi trọng giá trị của lời nói. Vì thế tục ngữ liên quan đến lời nói đặc biệt nhiều và cũng đang được người hiện đại sử dụng một cách rất thân thuộc. Ví dụ như những câu tục ngữ sau ‘lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau’,’trả nợ nghìn lạng vàng cho một lời nói – lời nói đáng giá ngàn vàng’,’lời nói trở thành hạt giống’ thì trong tục ngữ phản ảnh cách suy nghĩ coi trọng lời nói của người Hàn Quốc.
여기다: cho, xem như
말이 씨가 된다: lời nói trở thành hạt giống – hàm ý hãy thận trọng/cẩn thận trong lời nói, nếu nói điều xấu thì điều đó có thể trở thành sự thật

한편 ‘발 없는 말이 천리 간다‘는 속담이나 ‘호랑이도 제 말 하면 온다‘. ‘낮말은 새가 듣고 밤말은 쥐가 듣는다‘는 속담처럼 말을 할 때는 조심해서 하라는 교훈이 담긴 속담도 많다. 이 밖에 어떤 상황에서든지 말은 언제나 바르게 하고 가려서 해야 한다는 의미가 담긴입은 삐뚤어져도 말은 바로 해라‘, ‘같은 말이라도 아 다르고 어 다르다‘라는 속담이 있다.
Mặc khác giống như những câu tục ngữ ‘Lời nói không chân đi vạn dặm’  hay ‘Nhắc hổ là hổ tới’, ’tai vách mạch rừng’, cũng có nhiều tục ngữ chứa đựng bài học là khi hãy cẩn thận nói chuyện. Ngoài ra có tục ngữ chứa đựng ý nghĩa là dù trong bất cứ hoàn cảnh nào lời nói bao giờ cũng phải chọn lựa và nói một cách nghiêm túc như ‘Dù miệng méo cũng hãy nói lời đúng đắn’, ’Cùng một lời nói, cách diễn đạt khác nhau thì tâm trạng người nghe sẽ khác nhau’.
발 없는 말이 천리 간다: lời nói không chân đi vạn dặm
호랑이도 제 말 하면 온다: (nhắc tới hổ là hổ tới) => nói Tào Tháo, Tào Tháo tới
낮말은 새가 듣고 밤말은 쥐가 듣는다: (Lời nói ban ngày thì có chim nghe, lời nói ban đêm thì có chuột nghe) => tai vách mạch rừng
교훈: sự giáo huấn (Việc chỉ dạy điều gì có ích hay một sự hướng dẫn cho hành động nào đó)
바르다: đúng đắn, nghiêm túc (Lời nói hay hành động… không sai lệch với quy phạm xã hội hay đạo lí)
가리다: chọn lựa, phân biệt, phân định
입은 삐뚤어져도 말은 바로 해라: Dù miệng méo cũng hãy nói lời đúng đắn
삐뚤어지다: bị lệch
같은 말이라도 아 다르고 어 다르다: Cùng một lời nói, cách diễn đạt khác nhau thì tâm trạng người nghe sẽ khác nhau’.
담기다: chứa đựng
다르고: khác biệt

1) 한국에 말과 관련된 속담이 많은 이유가 무엇입니까?
Lý do có nhiều tục ngữ liên quan đến lời nói ở Hàn Quốc là gì?
2) ‘말을 조심해서 하라’는 의미가 담긴 속담에는 어떤 것들이 있습니까?
Trong câu tục ngữ mang ý nghĩa là ‘hãy cẩn thận lời nói’ có những điều gì?
3) 여러분 고향에는 말과 관련된 속담으로 무슨 속담이 있습니까?
Tại quê hương của các bạn có tục ngữ nào là tục ngữ liên quan đến lời nói không?

KIỂM TRA TỪ VỰNG ĐÃ HỌC:
언어 예절을 지키다: Giữ gìn lễ nghi phép tắc của ngôn ngữ
올바른 언어를 사용하다: Sử dụng ngôn ngữ đúng đắn
때와 장소에 맞게 말하다: Nói đúng thời điểm đúng lúc
표준어를 구사하다: Sử dụng thành thạo ngôn ngữ chuẩn
정확하게 발음하다: phát âm một cách chính xác
적절한 호칭을 쓰다: Sử dụng danh tính thích hợp
비속어: lời nói thông tục, lời nói tục-nói bậy
맞춤법이 틀리다: Sai quy tắc chính tả
띄어쓰기를 잘못하다: Sai viết cách
발음이 부정확하다: Phát âm không chính xác
억양이 부자연스럽다: Ngữ điệu không tự nhiên
속담: tục ngữ
활용: hoạt dụng
신조어: từ mới
유행어: ngôn ngữ thịnh hành, từ ngữ thịnh hành
단어가 잘 떠오르다: Không nhớ ra/ nghĩ ra từ vựng
모국어: tiếng mẹ đẻ
섞다: trộn lẫn
헷갈리다: lẫn lộn, nhầm lẫn lung tung, hỗn loạn
사투리를 쓰다: Dùng phương ngữ/tiếng địa phương
동문서답하다: vấn đông đáp tây, hỏi một đằng trả lời một nẻo
의도하다: có ý định
결심하다: quyết tâm
거래처: Khách hàng, người giao dịch
지루하다: Nhàm chán, buồn chán
전혀: Hoàn toàn
말다툼: cãi cọ, tranh cãi, đôi co
별일: việc đặc biệt, vấn đề đặc biệt
유창하다: Lưu loát
직설적이다: tính thẳng thắn
격식을 차리다: làm khách, giữ theo đúng quy cách
제안: sự kiến nghị
재치: lanh lợi, thú vị
현상: hiện tượng
파괴: phá hủy
혼란을 일으키다: gây lên sự hỗn loạn
단절: gián đoạn
유발하다: dẫn đến, gây ra
무분별하다: không phân biệt, không kiêng nể gì
칼럼: (column) cột, mục (báo)
배경: Bối cảnh
급변하다: Biến đổi quá nhanh
방영하다: Phản ánh, phản chiếu
세대 차이: Sự khác biệt thế hệ
출현: Sự xuất hiện
인정하다: Thừa nhận
의사소통: sự trao đổi, sự giao tiếp
적절하다: Chỉ ra, chỉ trích
미디어: (media) Truyền thông
지양하다: tránh xa, hạn chế

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here