[KIIP lớp 5 심화 sách mới] 11과. 외교와 국제 관계 Ngoại giao và quan hệ quốc tế

0
3376

1. 국제 사회에서 한국은 어떤 역할을 할까?
Hàn Quốc đóng vai trò thế nào trên trường quốc tế?

국제 사회와 외교 Cộng đồng quốc tế và ngoại giao
세계화의 영향으로 국제 사회와의 협력과 교류, 외교의 중요성이 더욱 커지고 있다. 외교란 한 국가가 자기 나라의 이익을 달성하기 위해 국제 사회에서 펼치는 평화적인 대외 활동을 말한다. 국가의 최고 지도자끼리 만나 교류하는 것을 정상외교라고 한다. 국가의 최고 지도자 간 외교 활동인 만큼, 경제 교류, 안보, 평화 정착 등과 같이 중요한 문제에 대해 합의를 이끌어 내기도 한다. 이 외에도 스포츠, 문화, 기업 등을 통한 외교도 있다.
Với ảnh hưởng của toàn cầu hóa, tầm quan trọng của hợp tác, giao lưu và ngoại giao với cộng đồng quốc tế ngày càng tăng. Ngoại giao nói đến hoạt động đối ngoại mang tính hòa bình mà một quốc gia thực hiện trong cộng đồng quốc tế nhằm đạt được lợi ích quốc gia của mình. Việc gặp gỡ và trao đổi của nhóm các nhà lãnh đạo cấp cao của các quốc gia được gọi là ngoại giao thượng đỉnh. Tương xứng là hoạt động ngoại giao giữa các nhà lãnh đạo tối cao của các quốc gia nên nó cũng thường dẫn dắt các thỏa thuận về các vấn đề quan trọng như giao lưu kinh tế, an ninh và thiết lập hòa bình. Ngoài ra, còn có ngoại giao thông qua thể thao, văn hóa và doanh nghiệp.
달성하다: thực hiện được, đạt được
펼치다: tạo nên (Thực hiện ước mơ hay kế hoạch… trong thực tế)
지도자: nhà lãnh đạo, người dẫn dắt, người hướng dẫn

해외로 진출하는 한국 Một Hàn Quốc tiến ra thế giới
한국의 많은 기업이 해외에 진출하여 투자하거나 현지에서 물건을 생산하기도 한다. 2019년 한 해 동안 한국이 해외에 직접 투자한 금액은 500억 달러를 넘는다. 특히 미국, 중국, 동남아시아 지역에 대한 투자가 많은 편이다.
한편, 한국의 국군은 해외의 분쟁 지역에서 평화유지군 활동에 참여하고 있다. 과거 6.25 전쟁 당시 유엔(UN)군의 도움을 받았던 것처럼, 지금은 한국 국군이 해외에서 국가 재건, 건설 지원, 의료 지원 등의 활동을 펼치면서 도움을 주고 있다. 소말리아, 동티모르, 레바논, 아이티, 남수단 등이 그 예이다.
Rất nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc thâm nhập thị trường nước ngoài để đầu tư hoặc sản xuất sản phẩm tại hiện trường. Riêng trong năm 2019, số vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Hàn Quốc đã vượt quá 50 tỷ USD. Đặc biệt đã đầu tư rất nhiều vào Mỹ, Trung Quốc, khu vực Đông Nam Á.
Mặt khác, quân đội Hàn Quốc đang tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình tại các khu vực xung đột ở nước ngoài. Cũng giống như việc trong quá khứ nhận được giúp đỡ của quân đội Liên hợp quốc (UN) trong Chiến tranh Triều Tiên lúc bấy giờ, quân đội quốc gia Hàn Quốc hiện đang vừa thực hiện các hoạt động như tái thiết quốc gia, hỗ trợ xây dựng và hỗ trợ y tế vừa giúp đỡ ở nước ngoài. Ví dụ như Somalia, Đông Timor, Lebanon, Haiti và Nam Sudan.
진출하다: tiến xuất, bước vào, tiến vào
현지: hiện trường

국제기구에서 활약하는 한국인 Người Hàn Quốc hoạt động trong các tổ chức quốc tế
오늘날 환경, 전염병 등과 같은 문제는 한 국가의 힘만으로 해결하기 어렵다. 따라서 국제연합(UN)과 같은 단체를 만들어 세계 여러 나라가 서로 협력하고 있다. 반기문은 아시아인 최초로 유엔 사무총장으로 일했다. 이 외에도 세계보건기구(WHO) 사무총장이었던 이종욱, 세계은행(World Bank) 총재로 일했던 김용, 인터폴(INTERPOL) 총재 김종양, 기후변화 정부 간 협의체(IPCC) 의장 이회성 등은 다양한 국제기구를 대표하거나 중요한 임무를 수행해 오고 있다.
Ngày nay, các vấn đề như môi trường và các bệnh truyền nhiễm không thể một mình một quốc gia giải quyết được. Theo đó, nhiều quốc gia trên thế giới đang hợp tác với nhau bằng cách thành lập các tổ chức giống như Liên hợp quốc (LHQ). 반기문 là người châu Á đầu tiên giữ chức vụ Tổng thư ký Liên hợp quốc. Ngoài ra, 이종욱 từng là Tổng thư ký Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 김용 từng làm việc như Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (World Bank), 김종양 là chủ tịch INTERPOL, và 이회성 – chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) đang đại diện các các tổ chức quốc tế khác nhau hoặc đang thực hiện các sứ mệnh quan trọng.
활약하다: hoạt động tích cực, hoạt động mạnh mẽ
총재: thống đốc, tổng thư ký, chủ tịch (Người đứng đầu cao nhất quản lí, giám sát toàn bộ nghiệp vụ trong đoàn thể hay cơ quan nào đó)
사무총장: chánh văn phòng (Người chỉ đạo và bao quát nghiệp vụ hành chính của cơ quan hay tổ chức)
의장: chủ tịch (Người đại diện cho cơ quan hay đoàn thể tổ chức hội nghị, trở thành trung tâm phụ trách tiến hành hội nghị)
임무: nhiệm vụ
수행하다: thực hiện, tiến hành

Bài viết liên quan  [KIIP lớp 5 심화 sách mới] 14과. 금융과 자산 관리 Quản lý tài chính và tài sản

알아두면 좋아요
세계 5대 스포츠대회를 모두 개최한 한국 Hàn Quốc đăng cai tất cả 5 đại hội thể thao thế giới


한국은 주요 국제 스포츠 대회를 모두 개최하였다. 1988년 서울 올림픽(여름)을 시작으로 2002년 월드컵 축구 대회, 2011년 대구 세계 육상 선수권 대회, 2018년 평창 올림픽(겨울), 2019년 광주 세계 수영 선수권 대회 등이 열렸다. 한국은 독일, 일본, 이탈리아에 이어 세계 5대 스포츠를 모두 개최한 4번째 나라가 되었다. 대규모 국제 행사를 치르면서 한국을 세계에 알림과 동시에 다양한 국가와의 교류를 넓히고 있다.
Hàn Quốc đã đăng cai tổ chức tất cả các sự kiện thể thao quốc tế lớn. Bắt đầu với Thế vận hội Seoul 1988 (mùa hè), rồi Giải vô địch bóng đá World Cup 2002, Giải vô địch điền kinh thế giới Daegu 2011, Thế vận hội Pyeongchang 2018 (mùa đông) và Giải vô địch bơi lội thế giới Gwangju 2019 đã được tổ chức. Sau Đức, Nhật Bản và Ý, Hàn Quốc trở thành quốc gia thứ 4 đăng cai tổ chức cả 5 đại hội thể thao lớn của thế giới. Trong khi trải qua các sự kiện quốc tế quy mô lớn thì đồng thời Hàn Quốc cũng được thế giới biết đến và giao lưu với nhiều quốc gia khác được mở rộng.
개최하다: tổ chức (Lên kế hoạch và tổ chức hội nghị, sự kiện, trận đấu một cách bài bản)
선수권: nhà vô địch
육상: điền kinh
치르다: trải qua, làm được

2. 한국은 주변 국가와 어떤 관계를 맺고 있을까?
Hàn Quốc đang có mối quan hệ thế nào với các nước xung quanh?

한국과 외교 관계를 맺고 교류하는 나라가 늘어나고 있는데, 특히 아시아 국가와 서방 국가와의 교류가 활발하다.
Các quốc gia có quan hệ ngoại giao và giao lưu với Hàn Quốc đang tăng lên, đặc biệt là giao lưu sôi nổi với các nước châu Á và các nước phương Tây.

Bài viết liên quan  [KIIP lớp 5 심화 sách mới] 18과. 재산 문제와 법 Pháp luật và vấn đề tài sản

중국 Trung Quốc
중국은 오래전에 유교, 불교, 한자 등을 한국에 전해 주었고 문화적·경제적으로 밀접한 관계를 유지해 오고 있다. 6·25 전쟁 당시 중국이 북한을 지원하는 등 과거에는 한국과 중국 사이의 갈등도 있었지만, 1992년 이후 외교 관계가 정상화되었다. 오늘날 중국은 한국의 중요한 무역 상대이면서 남북관계 개선에서도 중요한 역할을 하고 있다.
Trung Quốc đã du nhập Nho giáo, Phật giáo và chữ Hán vào Hàn Quốc từ trước đó lâu, và đang duy trì mối quan hệ mật thiết về văn hóa và kinh tế. Trước đây, giữa Hàn Quốc và Trung Quốc từng có bất đồng, chẳng hạn như Trung Quốc ủng hộ Bắc Hàn trong Chiến tranh Triều Tiên, nhưng quan hệ ngoại giao đã được bình thường hóa từ năm 1992. Ngày nay, Trung Quốc đang vừa là đối tác thương mại quan trọng của Hàn Quốc vừa đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện quan hệ liên Triều.
밀접하다: mật thiết, tiếp xúc mật thiết

일본 Nhật Bản
일본은 과거에 35년간 한국을 식민 지배했던 국가이지만, 오늘날 두 나라는 경제적·문화적으로 활발하게 교류하며 함께 발전해 가고 있다. 식민지 시절에 한국 여성을 강제로 전쟁에 끌고 갔던 일본군 ‘위안부’ 문제 등의 역사가 남아 있어 이를 해결하기 위해 노력하고 있다.
Nhật Bản trong quá khứ từng là quốc gia đô hộ (cai trị thuộc địa) Hàn Quốc trong 35 năm, nhưng ngày nay hai nước đang giao lưu kinh tế và văn hóa một cách tích cực và cùng nhau phát triển. Lịch sử với vấn đề ‘người vợ làm nguồn an ủi’ của quân đội Nhật Bản mà cưỡng bức kéo đi theo những người phụ nữ Hàn Quốc tham chiến trong thời kỳ thuộc địa vẫn còn đó, và 2 nước đang nỗ lực để giải quyết những vấn đề này.
지배하다: chi phối, điều khiển, thống trị, thống lĩnh (Cai quản hay chiếm giữ và làm cho con người hay tập thể nào đó phục tùng theo ý mình)
식민지: thuộc địa (Nước chịu sự cai trị về mặt chính trị, kinh tế bởi quốc gia khác có thế lực mạnh)
시절: thời, thời kỳ
위안부: người vợ làm nguồn an ủi, động viên (Người phụ nữ động viên để giảm những ham muốn tình dục của những người lính trong quân đội thời chiến tranh)


ASEAN(아세안, 동남아시아국가연합) Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

베트남, 필리핀, 태국 등 아세안 국가들은 인구가 많고 성장 속도가 매우 빠르다. 2019년 11월에는 한국과 아세안 사이의 특별 정상 회의를 부산에서 개최하였다. 한국 정부의 신남방 정책으로 한국과 아세안 국가와의 협력의 중요성이 더욱 높아지고 있다. 아세안은 특히 한류의 인기가 높은 곳이기도 하다.
Các nước ASEAN như Việt Nam, Philippines và Thái Lan có dân số đông và tốc độ tăng trưởng đang rất nhanh. Vào tháng 11 năm 2019, một hội nghị thượng đỉnh đặc biệt giữa Hàn Quốc và ASEAN đã được tổ chức tại Busan. Tầm quan trọng của hợp tác giữa Hàn Quốc và các nước ASEAN ngày càng tăng bởi Chính sách hướng Nam mới của chính phủ Hàn Quốc. ASEAN cũng là nơi mà làn sóng Hàn Quốc đặc biệt được ưa thích.
신남방 (문재인 대통령 외교 정책): chính sách hướng Nam mới (chính sách đối ngoại của Tổng thống Moon Jae-in)

미국, 러시아 Mỹ, Nga
미국은 6·25 전쟁 당시 유엔군으로 참전하여 한국을 지원하였고, 전쟁 이후에는 한국의 피해를 복구하고 국가를 재건하는 과정에 기여한 우방 국가이다. 오늘날에도 한국과 미국은 군사적, 정치적, 경제적, 문화적 측면에서 많은 교류를 이어오고 있다. 러시아(구소련)는 과거 공산주의의 대표 국가였고 6·25 전쟁 당시 북한을 지원하였다. 하지만 1990년 외교 관계를 맺은 이후 점차 교류와 협력이 늘어나고 있다.
Hoa Kỳ tham gia Chiến tranh Triều Tiên với tư cách là lực lượng của Liên hợp quốc và đã hỗ trợ Hàn Quốc, và sau chiến tranh, là quốc gia có quan hệ hữu hảo đã góp phần vào quá trình khắc phục thiệt hại của Hàn Quốc và tái thiết đất nước. Ngay cả ngày nay, Hàn Quốc và Hoa Kỳ vẫn đang tiếp tục có nhiều giao lưu về quân sự, chính trị, kinh tế và văn hóa. Nga (Liên Xô cũ) trong quá khứ là quốc gia tiêu biểu của chủ nghĩa cộng sản và ủng hộ Bắc Hàn trong Chiến tranh Triều Tiên. Tuy nhiên, kể từ khi quan hệ ngoại giao được thiết lập vào năm 1990, sự giao lưu và hợp tác đang ngày càng gia tăng.
복구하다: phục hồi, khôi phục
우방: nước quan hệ hữu hảo, nước anh em
재건하다: tái thiết, xây dựng lại

Bài viết liên quan  [KIIP lớp 5 심화 sách mới] 17과. 가족 문제와 법 Pháp luật và vấn đề gia đình

EU(유럽연합) EU (Liên minh Châu Âu)
1996년 한국과 EU(유럽연합)은 경제·통상·과학기술 등 다양한 분야에서 협력하기로 약속한 이후 한국-EU 관계가 정치, 경제, 문화 등을 중심으로 급속히 확대되고 발전하였다. 한국은 EU와 정치·경제·안보 3대 분야 협정을 모두 체결한 최초의 국가이다.
Kể từ khi Hàn Quốc và EU (Liên minh châu Âu) hứa hẹn hợp tác trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, thương mại và khoa học kỹ thuật vào năm 1996, quan hệ Hàn Quốc-EU đã nhanh chóng mở rộng và phát triển tập trung vào chính trị, kinh tế và văn hóa. Hàn Quốc là quốc gia đầu tiên ký kết hiệp định với EU trên cả 3 lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh.

이야기 나누기
이제는 ‘스타 외교관’ Giờ đây có cả ‘Nhà ngoại giao ngôi sao’

BTS(방탄소년단) UN 총회 연설 “자신만의 목소리를 찾아라”
BTS가 한국 가수 최초로 UN 총회 연설에 나서 젊은 세대를 위한 메시지를 전 세계에 알렸다. “국가, 인종, 성 정체성 등에 상관없이 자신 스스로에 대해 이야기하며 자신의 이름과 목소리를 찾길 바란다”라고 강조했다.
BTS는 유니세프와 함께 ‘진정한 사랑은 나 자신을 사랑하는 것에서 시작한다’는 LOVE MY SELF 캠페인을 진행하고 있으며, 유니세프의 아동 및 청소년 폭력 근절 캠페인을 후원하고 있다.
Bài phát biểu của BTS tại Đại hội đồng LHQ “Hãy tìm tiếng nói của chính bạn”
BTS đã trở thành ca sĩ Hàn Quốc đầu tiên phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và truyền đi thông điệp cho thế hệ trẻ ra thế giới. Và đã nhấn mạnh rằng “Tôi muốn bạn tìm thấy tên và giọng nói của chính mình bằng cách nói về bản thân, bất kể quốc gia, chủng tộc hay giới tính của mình” anh nói.
BTS cùng với UNICEF đang thực hiện chiến dịch LOVE MY SELF ‘Tình yêu đích thực bắt đầu bằng việc yêu thương chính mình’ đồng thời đang hỗ trợ chiến dịch xóa bỏ bạo lực đối với trẻ em và thanh thiếu niên của UNICEF.
외교관: nhà ngoại giao, cán bộ ngoại giao
정체성: tính bản sắc, bản sắc
진정하다: chân thành, chân thực
근절: sự trừ tiệt, sự tiêu trừ tận gốc

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here