[KIIP lớp 5 심화 sách mới] 17과. 가족 문제와 법 Pháp luật và vấn đề gia đình

0
3750


1. 법은 가족관계에 어떤 영향을 줄까?

Pháp luật ảnh hưởng thế nào đến mối quan hệ gia đình?

가족과 친족의 범위 Phạm vi gia đình và họ hàng
한국에서는 가족의 범위를 법으로 정하고 있다. 법적으로 가족은 배우자, 자신의 부모와 자녀, 형제자매를 포함한다. 자녀의 배우자, 배우자의 부모, 배우자의 형제자매의 경우에도 생계를 함께 하고 있다면 법적인 가족에 포함될 수 있다.
가족보다 넓은 개념으로는 친족이 있다. 법적으로 친족은 8촌 이내의 혈족, 4촌 이내의 인척, 배우자를 가리킨다. 이때 혈족이란 혈연관계가 있는 사람으로 부모나 조부모, 외조부모, 형제자매를 말한다. 인척은 혼인을 통해 관계를 맺게 된 친족으로 배우자의 가족 등을 말한다. 생계를 함께 하는 친족 간에는 기본적인 부양 의무가 있고, 재산을 상속받을 권리가 발생하기도 한다.
Ở Hàn Quốc, phạm vi gia đình đang được quy định bởi pháp luật. Về mặt pháp lý, gia đình bao gồm người bạn đời (vợ/chồng), cha mẹ và con cái của mình, anh chị em. Trường hợp người bạn đời của con cái, cha mẹ của người bạn đời, và anh chị em của người bạn đời cũng có thể được bao hàm trong gia đình một cách hợp pháp nếu họ đang sinh sống cùng.
Một khái niệm rộng hơn gia đình là họ hàng. Về mặt pháp lý, họ hàng chỉ những người thuộc cùng huyết thống (huyết tộc) trong vòng 8 đời (8 thế hệ), những người có quan hệ thông gia trong vòng 4 đời, và người bạn đời. Lúc này, huyết tộc nói đến những người có quan hệ huyết thống, bao gồm cha mẹ, ông bà nội, ông bà ngoại, anh chị em ruột. Quan hệ thông gia nói đến những người họ hàng được gắn kết thông qua hôn nhân, chẳng hạn như gia đình của người bạn đời. Giữa những người họ hàng cùng chung sống có những nghĩa vụ cấp dưỡng cơ bản và cũng có thể phát sinh quyền thừa kế tài sản.
가리키다: chỉ, chỉ ra (Đặc biệt chỉ ra đối tượng nào đó mà nói)
혈족: huyết tộc (Họ hàng thuộc cùng huyết thống)
인척: quan hệ thông gia (Quan hệ họ hàng được kết nối bằng hôn nhân)
맺다: được kết, được gắn kết (Quan hệ được tạo nên giữa mọi người)
부양: sự chu cấp, sự cấp dưỡng
상속: sự truyền lại, sự để lại, sự thừa kế

법률혼, 사실혼, 동거 Hôn nhân hợp pháp, hôn nhân thông lệ, sống thử
한국에서는 혼인 신고를 통해 법적 부부로 인정받는데 이것을 법률혼이라고 한다. 이와 달리, 혼인신고는 하지 않았지만 혼인 의사가 있고 부부나 다름없이 생활하는 경우를 사실혼이라고 한다. 한국에서는 사실혼의 경우에도 서로를 부양하도록 하고 있고 함께 모은 재산을 인정하는 등 법적권리를 일부 보장한다. 그러나 법률혼과 달리 상대방이 다른 사람과 혼인하더라도 이중 혼인으로 간주되지 않기 때문에 사실혼 상태인 경우에는 빠른 시일 안에 혼인 신고를 하는 것이 좋다. 함께 살기는 하지만 혼인할 의사가 없는 경우도 있는데 이를 동거라고 한다. 동거는 부부로 인정되지 않아서 아무런 법적 보호를 받을 수 없다.
Ở Hàn Quốc, việc được công nhận là một cặp vợ chồng hợp pháp thông qua đăng ký kết hôn được gọi là hôn nhân hợp pháp. Khác với điều này, trường hợp không đăng ký kết hôn nhưng có ý định kết hôn và chung sống như vợ chồng được gọi là hôn nhân trên thực tế (hôn nhân thông lệ). Ở Hàn Quốc, ngay cả trong hôn nhân thông lệ, hai người cũng phải chu cấp lẫn nhau và một phần quyền lợi hợp pháp như công nhận tài sản mà đã tích lũy cùng nhau cũng được bảo đảm. Tuy nhiên, không giống như hôn nhân hợp pháp, dù người kia kết hôn với người khác thì không được coi là hôn nhân đôi, vì vậy nếu đang trong một cuộc hôn nhân thông lệ, tốt hơn là nên khai báo kết hôn trong thời hạn quy định. Có một số người sống với nhau nhưng không có ý định kết hôn, đó gọi là sống thử. Sống thử không được công nhận là vợ chồng nên không có sự bảo vệ của pháp luật.
동거: sự sống thử
의사: ý, ý nghĩ, ý định
간주되다: được xem là, được coi như
시일: thời gian, thời hạn, ngày quy định

Bài viết liên quan  [KIIP lớp 5 심화 sách mới] 4과. 대한민국 국민을 위한 복지 Phúc lợi cho công dân Hàn Quốc

2. 이혼과정에서 어떤 법적 보호를 받을 수 있을까?
Có thể nhận sự bảo hộ pháp lý nào trong quá trình ly hôn?

이혼의 종류 Các kiểu ly hôn
이혼은 부부로서의 관계를 끝내는 것을 말한다. 부부가 모두 이혼에 동의할 경우에는 가정법원에 협의이혼을 신청하면 이혼숙려기간을 거쳐 최종적으로 의사를 확인한 후 이혼하게 된다. 이혼숙려기간은 일반적으로 1개월이고 미성년인 자녀가 있을 때는 3개월까지 늘어난다. 이와 달리 부부 중 한 쪽이 이혼에 동의하지 않을 때는 가정법원의 재판을 통해 이혼할 수 있다. 이를 재판상 이혼이라고 하는데 법적으로 6가지의 재판상 이혼 사유가 규정되어 있다.
Ly hôn đồng nghĩa với việc chấm dứt mối quan hệ vợ chồng. Trường hợp cả hai vợ chồng thuận tình ly hôn, nếu đăng ký thỏa thuận ly hôn ở Tòa án gia đình thì sẽ trải qua thời gian xem xét ly hôn và cuối cùng sau khi xác nhận ý định ly hôn thì việc ly hôn được hoàn thành. Thời gian xem xét ly hôn nói chung là 1 tháng, và có thể kéo dài đến 3 tháng nếu có con cái chưa thành niên. Ngược lại, nếu một trong hai bên vợ chồng không đồng ý ly hôn thì việc ly hôn có thể được thực hiện thông qua xét xử tại Tòa án gia đình. Đây được gọi là ly hôn bằng xét xử và có sáu lý do để ly hôn bằng xét xử đang được quy định.
규정되다: được quy định
재판상 이혼: Ly hôn đơn phương, ly hôn bằng xét xử (trái ngược với thuận tình ly hôn)

재판상 이혼 사유 Lý do ly hôn bằng xét xử
1. 배우자가 부정한 행위를 저지른 경우
Người bạn đời (vợ/chồng) đã gây ra hành vi bất chính
2. 부부로서 동거하지 않거나 상대방을 부양하지 않는 경우
Không chung sống như một cặp vợ chồng hoặc không chu cấp cho người kia
3. 배우자나 그의 부모로부터 매우 부당한 대우를 받은 경우
Nhận đối xử rất bất công từ người bạn đời hoặc cha mẹ của người ấy.
4. 자신의 부모가 배우자로부터 대우 부당한 대우를 받은 경우
Cha mẹ của bản thân bị đối xử bất công từ người bạn đời
5. 배우자가 살았는지 죽었는지 3년이 넘도록 알 수 없는 경우
Hơn 3 năm không biết được người bạn đời còn sống hay đã chết (mất liên lạc)
6. 기타 혼인을 계속하기 어려운 중대한 사유가 있는 경우
Có những lý do nghiêm trọng khác khiến khó tiếp tục cuộc sống hôn nhân

Bài viết liên quan  [KIIP lớp 5 심화 sách mới] 13과. 한국의 경제체제 Thể chế kinh tế của Hàn Quốc

저지르다: gây ra, tạo ra, làm ra
부정하다: bất chính, tiêu cực
부당하다: không chính đáng, bất chính
중대하다: trọng đại (Rất quan trọng và to lớn)

이혼 이후의 법적 권리 Quyền lợi hợp pháp sau khi ly hôn
부부에게 자녀가 있을 경우에는 이혼 과정에서 자녀의 양육권, 양육비, 면접교섭권 등을 미리 의논해야 한다. 합의가 되지 않으면 가정법원에서 결정한다. 자녀의 양육권을 갖게 된 쪽에서는 상대방에게 자녀가 성년이 될 때까지의 양육비를 청구할 수 있다. 자녀를 양육하지 않는 쪽에서는 자녀에 대한 면접교섭권을 행사할 수 있다. 면접교섭권은 양육권을 침해하지 않는 범위에서 허용되며, 자녀의 안전이나 건강을 해칠 우려가 있는 경우에는 제한될 수 있다.
Trong trường hợp cặp vợ chồng có con phải thảo luận trước về quyền nuôi con, chi phí nuôi dưỡng con và quyền thỏa hiệp gặp mặt con cái trong quá trình ly hôn. Nếu không thỏa thuận được thì tòa án gia đình sẽ quyết định. Bên nhận được quyền nuôi con có thể yêu cầu bên kia chi phí nuôi dưỡng con cái cho đến khi con đủ tuổi thành niên. Bên không nuôi con có thể thực hiện quyền gặp mặt tiếp xúc với con cái. Quyền gặp mặt con cái được cho phép trong chừng mực không xâm phạm đến quyền nuôi con và có thể bị hạn chế nếu có lo ngại gây tổn hại đến sự an toàn hoặc sức khỏe của đứa trẻ.
청구하다: yêu cầu
행사하다: tiến hành, thực hiện (Tạo nên nội dung của quyền lợi trên thực tế)
우려: sự lo ngại, sự lo nghĩ, sự lo lắng

이혼 과정에서는 재산도 중요한 문제가 될 수 있다. 결혼생활 중 상대방과 함께 형성한 재산에 대해 어느 한 쪽이 분할을 청구할 수 있다. 그리고 이혼에 책임이 있는 배우자는 상대방에게 정신적 고통을 준 대가로 위자료를 지급해야 한다. 재산분할이나 위자료는 일정 기간 내에 청구해야만 받을 수 있으므로 주의가 필요하다.
Tài sản cũng có thể trở thành vấn đề quan trọng trong quá trình ly hôn. Bất kỳ một trong hai bên có thể yêu cầu sự phân chia về tài sản được hình thành cùng với bên kia trong thời kỳ hôn nhân. Và người bạn đời chịu trách nhiệm cho việc ly hôn phải trả tiền bồi thường vì đã khiến người kia bị tổn thương về mặt tình cảm. Cần chú ý vì chỉ có thể yêu cầu phân chia tài sản hoặc tiền bồi thường trong một thời hạn nhất định.
분할: sự phân chia
위자료: tiền bồi thường

알아두면 좋아요
재판까지 가고 싶지 않다면? 이혼 조정 제도도 있어요.

Nếu không muốn đưa ra xét xử? Thì còn có chế độ hòa giải ly hôn.

이혼 조정 제도란 재판상 이혼까지 가지 않고 서로 타협을 통해 해결할 수 있는 제도이다. 조정 신청서를 법원에 제출하면 1~2달 안에 날짜가 잡히고 법률전문가의 도움을 받을 수 있다. 조정 역시 판결문을 받게 되며 이에 동의하지 않으면 이의를 제기할 수 있다. 이 경우 소송 절차로 넘어가게 된다. 이혼 조정 제도는 재판에 비해 빠르고 비용이 저렴하다는 장점이 있다.
Chế độ hòa giải ly hôn là chế độ có thể giải quyết thông qua thỏa hiệp lẫn nhau mà không cần thông qua ly hôn bằng xét xử. Nếu gửi đơn đăng ký hòa giải lên tòa án, trong vòng một đến hai tháng sẽ được định ra một ngày và có thể nhận được sự trợ giúp từ chuyên gia pháp lý. Hòa giải cũng thế, sẽ nhận được một bản phán quyết, và nếu không đồng ý thì có thể đưa ra ý kiến bất đồng (kháng cáo). Trong trường hợp này, sẽ chuyển sang trình tự tố tụng. Chế độ hòa giải ly hôn có ưu điểm là nhanh hơn và rẻ hơn so với xét xử.
잡히다: được xác định (Vị trí, phương hướng, ngày tháng… được định ra)
역시: vẫn, vẫn thế
판결문: bản phán quyết, bản án, bản tuyên án
이의: ý khác, ý kiến bất đồng
제기하다: đề xuất, nêu ra, đưa ra (Đưa ra ý kiến hay vấn đề)
넘어가다: chuyển sang, chuyển, chuyển giao

Bài viết liên quan  [KIIP lớp 5 심화 sách mới] 18과. 재산 문제와 법 Pháp luật và vấn đề tài sản

이야기 나누기
가정폭력은 엄연한 범죄! Bạo lực gia đình rõ ràng là sự phạm tội!

엄마와 함께 쉼터에 사는 A군(6살)은 갖고 놀던 장난감이 고장나면 아빠에게 맞는 공포에 시달린다. 알코올 중독자인 아버지에게 계속 폭력을 당한 후유증 때문이다. 2018년 여성가족부와 경찰청이 국회에 제출한 자료에 따르면 경찰이 가정폭력 피해를 접수한 18세 이하 어린이 및 청소년만 2015년~2017년 8,914명에 달했다. 드러나지 않는 피해는 훨씬 더 클 것으로 예상되고, 특히 다문화가정의 경우 언어소통이나 경제적·문화적 갈등과 겹쳐 가정폭력 사례가 많을 것으로 예상된다.
Bạn A (6 tuổi), sống cùng với mẹ ở chỗ nghỉ ngơi, đã đau khổ với nỗi khiếp sợ bị bố đánh khi món đồ chơi mà em từng cầm chơi bị hỏng. Đó là vì di chứng của việc liên tục bạo hành từ người cha nghiện rượu của mình. Theo số liệu do Bộ Bình đẳng giới và Gia đình và Sở cảnh sát trình lên Quốc hội năm 2018, cảnh sát đã tiếp nhận trình báo thiệt hại do bạo lực gia đình với chỉ riêng trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi từ năm 2015 đến năm 2017 đạt đến 8914 người. Thiệt hại mà không lộ diện được dự đoán ​​sẽ lớn hơn nhiều, và đặc biệt trường hợp gia đình đa văn hóa, được dự đoán bởi nhiều trường hợp bạo lực gia đình chồng chất nhau đã từng xảy ra do việc thông hiểu ngôn ngữ hoặc bất đồng kinh tế và văn hóa.
엄연하다: nghiễm nhiên, rõ ràng (Minh bạch đến mức không ai có thể phủ nhận được)
시달리다: đau khổ, khổ sở
공포: sự khiếp sợ, sự kinh hoàng, sự hãi hùng
후유증: di chứng, hậu quả để lại
당하다: đối xứng, ứng với, tương ứng với
드러나다: lộ ra, lộ diện
사례: ví dụ cụ thể, ví dụ điển hình
겹치다: chồng chất, dồn dập

가정폭력이 발생하면 112 또는 1366(여성긴급전화)으로 신고할 수 있다. 1577-1366(다누리 콜센터)은 이주민 여성을 위한 긴급전화이다. 당장 피해를 신고하지 않더라도 가정폭력이 발생했다면 폭행이 발생한 날짜와 시간, 장소, 내용 등을 기록해 두는 것이 좋다.
Khi bạo lực gia đình xảy ra có thể khai báo tới 112 hoặc 1366 (đường dây khẩn cấp dành cho phụ nữ). 1577-1366 (Danuri Call Center) là số điện thoại khẩn cấp dành cho phụ nữ nhập cư. Ngay cả khi không trình báo thiệt hại ngay lập tức, nếu bạo lực gia đình đã xảy ra, thì nên ghi lại ngày, giờ, địa điểm và nội dung đã phát sinh sự bạo hành.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here