훈민정음 – Huấn dân chính âm
한글은 독창적인 글자로 사용하기에도 간편하다. 다른 나라 글자들과 달리 발성 기관을 본떠 창조되었다는 점에서 매우 과학적이다. 세종대왕이 1446년에 한글을 반포했을 때 공식 명칭은 훈민정음이었다.
Hangeul là hệ thống chữ viết và bảng chữ cái của Hàn Quốc, mang tính khoa học và dễ sử dụng. Khác với hệ thống chữ viết của các nước khác, Hangeul rất khoa học ở chỗ các chữ cái được tạo ra dựa trên hình dạng của cơ quan phát âm của con người khi nói. Hangeul được vua Sejong công bố vào năm 1446, với tên gọi chính thức là Hunminjeongeum.
같은 해 학자들은 왕명에 따라 훈민정음 해설서를 만들었는데, 이 책의 제목도 훈민정음이므로 둘을 구분하기 위해 해설서를 ‘훈민정음해례본’이라고도 한다. 한글을 창제한 목적과 원리 등이 상세히 설명된 훈민정음해례본은 서울 간송미술관에 소장돼 있으며, 1997년 유네스코 세계기록유산으로 등재되었다.
Cũng trong cùng năm đó, vua Sejong đã yêu cầu các học giả viết bản hướng dẫn sử dụng Hunminjeongeum. Để phân biệt bản hướng dẫn này với bản chính, các nhà học giả đã đặt tên cuốn sách là “Hunminjeongeum haeryebon” (Huấn dân chính âm giải lệ). Cuốn sách này giải thích chi tiết về mục đích và nguyên tắc sáng tạo Hangeul và hiện đang được lưu trữ tại bảo tàng mỹ thuật Kansong ở Seoul và được công nhận là di sản tư liệu thế giới vào năm 1997.
배우기 쉽고 쓰기도 간편한 한글이 반포된 후에야 비로소 하층민과 여자들도 글을 익히고 사용할 수 있었다. 한글은 반포 당시에는 모두 28개 글자였으나 지금은 24개만 쓰인다.
Sau khi bảng chữ cái Hangeul dễ học và dễ viết được ban hành, đến cả tầng lớp dân đen và phụ nữ cũng có thể học đọc và học viết. Mẫu tự Hangeul Hunminjeongeum ban đầu gồm 28 chữ cái, nhưng hiện nay chỉ có 24 chữ cái được sử dụng. Vào năm 1989, UNESCO đã ban hành “Giải thưởng Xóa nạn mù chữ vua Sejong”, lựa chọn các tổ chức hoặc cá nhân có công lao to lớn và đạt được các kết quả đặc biệt đóng góp cho việc thúc đẩy xóa nạn mù chữ trên thế giới để trao giải thưởng hàng năm.
조선왕조실록 – Joseon hoàng triều thực lục
1392년부터 1863년까지 472년 동안 조선 시대 임금과 신하들의 행적 및 정책과 관련된 사실들을 시간순으로 기록한 역사기록이다. Joseon hoàng triều thực lục là bản ghi ghép theo thứ tự thời gian về chính sách và thành tựu của các vua và quan thời Joseon trong suốt 472 năm từ 1392 đến 1863.
모두 1,893권 888책이며 서울대학교 규장각과 국가기록원 부산기록정보센터 등에 보관돼 있다. 실록 편찬은 주로 임금이 타계하고 다음 임금의 즉위 초기에 이뤄졌으며, 사관이 수시로 작성해두었던 사초를 기본 자료로 활용했다.
Biên niên sử hoàng triều Joseon này bao gồm 888 đầu sách 1.893 quyển và được lưu giữ tại thư viện Kyujanggak thuộc Đại học Quốc gia Seoul và Trung tâm thông tin lưu trữ Busan thuộc Viện Lưu trữ thông tin quốc gia Hàn Quốc. Sau khi nhà vua băng hà, biên niên sử của nhà vua sẽ được biên soạn ngay trong thời kỳ đầu kế vị của vị vua trị vì tiếp theo, dựa trên các bản kê khai hàng ngày được gọi là “bản thảo lịch sử” (sacho), do các sử quan viết lại.
왕실의 동향은 물론, 당시의 정치·경제·사회·문화 등 전 분야에 걸친 다양한 역사적 사실이 수록되었다는 점에서 아주 귀중한 자료로 평가받는다. 실록이 완성되어 일단 사고에 보관되면, 누구에게도 열람이 허용되지 않았다.
Hoàng triều thực lục được xem là các nguồn tư liệu lịch sử cực kỳ quý giá bởi chúng chứa đựng thông tin không chỉ về các biến động trong hoàng gia mà còn về các sự thật mang tính lịch sử gồm chính trị, kinh tế, văn hóa và các khía cạnh khác của xã hội Joseon. Một khi biên niên sử được biên soạn và đặt trong sago (kho sách lịch sử), sẽ không ai được phép mở ra.
왕실의 제사나 외국 사신 접대 등 중요한 행사가 열릴 경우에만 과거의 사례를 참고하기 위해 예외적으로 그 내용의 일부를 확인할 수가 있었다. Tuy nhiên, vẫn có những ngoại lệ, trong các trường hợp đặc biệt khi cần phải tham khảo hướng dẫn các lễ nghi mang tính quốc gia quan trọng như nghi thức tưởng niệm tổ tiên hoàng gia hoặc tiếp đón công sứ nước ngoài thì có thể xem lại một phần các tài liệu này.
실록을 보관하는 사고는 원래 궁궐 내의 춘추관과 충주, 전주, 성주 등 4곳에 있었으나, 1592년 임진왜란 때 대부분 불타버렸다. 이후 묘향산, 태백산, 오대산, 강화도 마니산에 새로 사고를 설치해 실록을 보관했다.
Ban đầu có bốn sago, một ở chunchugwan (văn phòng hồ sơ nhà nước) tại cung đình hoàng gia, và có ba sago nữa ở các trung tâm hành chính vùng chủ chốt ở miền Nam, gồm Chungju, Jeonju và Seongju. Tuy nhiên, các kho sách lịch sử này đã bị phá hủy vào năm 1592 khi Nhật Bản xâm lược Hàn Quốc. Sau đó Triều đại Joseon phải xây những sago mới trên một vài ngọn núi xa xôi hẻo lánh như núi Myohyangsan, núi Taebaeksan, núi Odaesan và núi Manisan.
승정원일기 – Nhật ký Seungjeongwon
1623년 3월부터 1910년 8월까지 왕의 비서실인 승정원에서 매일 처리한 문서와 사건을 일기 형식으로 기록한 것이다. 역대 임금의 명령은 물론, 각 관청의 보고와 상소 내용이 상세히 기록돼 있다. 총 3,243권에 이르며 서울대학교 규장각에 소장돼 있다.
Văn bản này được soạn bởi Seungjeongwon (văn phòng thư ký của hoàng triều), ghi chép các văn bản và sự kiện hàng ngày dưới dạng nhật ký từ tháng 3 năm 1623 đến tháng 8 năm 1910. Không chỉ các sắc lệnh của nhà vua; báo cáo, nội dung tấu sớ của các cơ quan chính phủ cũng được ghi chép chi tiết. Tổng cộng có 3.243 cuốn và được lưu giữ tại thư viện Kyujanggak của đại học Quốc gia Seoul.
일성록 – Nhật ký Ilseongnok
조선 후기 왕의 활동과 국정 운영을 기록한 연대기이다. 왕의 처지에서 기록한 일기체로 기록되어 있으나 실질적으로는 정부 공식 기록물이라 할 수 있다. Đây là ghi chép về hoạt động của các vua cuối thời Joseon và việc điều hành triều chính. Mặc dù cuốn sách được viết dưới dạng nhật ký của nhà vua nhưng trên thực tế, văn bản này vẫn được coi là một tài liệu chính thức của triều đình.
1760년(영조 36년)부터 1910년(융희 4년)까지 151년간의 기록이 총 2,329권으로 구성되어 있다. 18~20세기 조선 내부의 정치 활동부터 동서양의 정치·문화적 교류의 구체적 모습과 세계사의 보편적 흐름까지 담고 있다.
Các ghi chép trong 151 năm từ 1760 (vua Yeongjo năm 36) đến 1910 (vua Yunghui năm thứ 4), được biên soạn thành tổng cộng 2.329 tập. Ghi chép này cung cấp thông tin chi tiết và sống động về tình hình chính trị trong nước cũng như các trao đổi văn hóa, chính trị với phương Đông và phương Tây từ thế kỷ 18 đến 20.
영조정순왕후가례도감의궤 (조선, 18세기) – ‘가례’는 왕실의 큰 경사를 의미하는데 특히 ‘가례도감의궤’는 왕이나 왕세자의 결혼식을 정리한 기록을 말한다. 사진은 조선 제21대 왕 영조와 계비인 정순왕후의 혼례를 기록한 의궤의 일부이다.
영조정순왕후가례도감의궤 (조선, 18세기) Nghi thức hôn lễ của vua Yeongjo và hoàng hậu Jeongsun (Triều đại Joseon, thế kỷ 18)
‘가례’는 왕실의 큰 경사를 의미하는데 특히 ‘가례도감의궤’는 왕이나 왕세자의 결혼식을 정리한 기록을 말한다. 사진은 조선 제21대 왕 영조와 계비인 정순왕후의 혼례를 기록한 의궤의 일부이다. “Garye” có nghĩa là tin tốt của hoàng tộc. “Cuốn sách minh họa Gaerye” là một bản ghi chép về đám cưới của vua hay hoàng tử. Trong ảnh là hình ảnh hôn lễ vua Yeongjo, vị vua thứ 21 của Joseon và hoàng hậu Jeongsun được ghi lại trong Uigwe.
조선왕조 의궤 – Nghi thức hôn lễ hoàng gia của Triều đại Joseon
조선 시대 왕실에서 거행된 여러 가지 의례의 내용을 정리한 기록이다. 조선왕조실록보다 내용이 자세하며 임금의 행차 모습 등이 그림으로도 표현되어 더 사실적이다. Đây là bản ghi chép các nghi lễ được thực hiện trong hoàng thất Joseon. So với Joseon wangjo sillok, những quyển sách này được viết thực tế hơn, gồm cả hình ảnh về các sự kiện cụ thể, ví dụ như cuộc du hành của vua.
왕비와 세자의 책봉과 혼례를 비롯해 왕실의 장례, 왕릉의 조성과 이장 등 제례가 주요 내용이지만, 임금이 모범을 보이기 위해 직접 농사를 짓는 친경이나 궁궐 건물의 신축과 보수 등의 경우에도 의궤가 편찬되었다. 정조 임금 때 화성 성곽 축성과 수원 행차를 담은 상세한 의궤가 작성된 것이 그중 하나다.
Chủ đề được đề cập đến thường xuyên nhất là các đám cưới hoàng gia, sắc phong hoàng hậu và hoàng thái tử, đám tang cấp nhà nước và hoàng tộc, xây dựng lăng mộ hoàng gia. Ngoài ra cũng có đề cập đến các sự kiện phản ánh hình ảnh mẫu mực của nhà vua như tham gia cày ruộng tịch điền hay các đợt xây dựng hoặc nâng cấp các cung điện. Trong tài liệu còn đề cập đến việc thi công pháo đài Hwaseong và chuyến thăm chính thức của vua Jeongjo tới thành lũy mới ở Suwon.
의궤는 왕조실록과 마찬가지로 사고에 보관되었는데, 조선왕조 초기의 의궤는 1592년 임진왜란 때 대부분 소실됐다. 다행히 그 이후 제작된 총 3,895권에 이르는 방대한 의궤가 남아 있다. Những ghi chép về nghi thức hoàng gia mang tên Uigwe cũng được lưu trữ trong kho sago, nhưng đáng tiếc là chúng đã bị lửa thiêu rụi trong cuộc xâm lược của Nhật vào năm 1592. Chỉ còn lại 3.895 tập Uigwe được chế tác sau chiến tranh.
또한 1866년 프랑스군이 반출해 그동안 파리 국립도서관에 보관되어 있던 이 의궤는 한국 정부와 학계의 지속적인 반환요청으로 2011년 영구임대 방식으로 모두 반환됐다. Một vài trong số đó đã bị quân đội Pháp mang đi vào năm 1866 và được lưu giữ trong thư viện quốc gia Pháp cho đến năm 2011, sau đó tất cả các tài liệu đã được trả lại nhờ một loạt những đề nghị liên tục từ chính phủ Hàn Quốc và giới nghiên cứu sử học.
해인사 대장경판 및 제경판
고려 시대(918~1392)인 1236년부터 15년간에 걸쳐 불경을 나무에 새긴 경판이 고려대장경판이다. 경판의 수가 총 8만 1,258개이므로 팔만대장경이라고도 한다. 경판마다 양면에 새겨져 있다. 현재 경상남도 합천군의 해인사에 보관돼 있다. 해인사는 802년에 지어진 불교 사찰이다.
Daejanggyeongpan đã được thực hiện trong suốt Triều đại Goryeo (918 – 1392), thuộc dự án quốc gia bắt đầu từ năm 1236 và được hoàn thiện trong 15 năm. Bộ sưu tập thường được biết đến với cái tên Palman Daejanggyeong, hay là Bát vạn đại tạng kinh, vì nó bao gồm 81.258 khối gỗ. Mỗi tấm kinh đều được khắc ở cả hai mặt. Hiện bộ kinh này đang được bảo quản tại chùa Haeinsa, ngôi chùa Phật giáo được xây dựng vào năm 802, ở huyện Hapcheon-gun, tỉnh Gyeongsangnam-do.
고려대장경판은 몽골의 침입으로 국난에 처한 고려가 불교의 힘으로 상황을 타개하기 위해 제작됐다. 고려대장경판은 중국 송나라, 원나라, 명나라 때 새겨진 다른 대장경판과 비교할 때 불교 내용이 훨씬 풍부하며, 경판이 온전히 보존된 값진 세계문화유산이다. 고려대장경판 제작은 한국의 인쇄와 출판 기술의 발전에도 크게 기여했다.
Bát Vạn Đại Tạng Kinh đã được chế tác để sử dụng sức mạnh của Phật giáo giúp Goryeo đối mặt với cuộc khủng hoảng quốc gia do sự xâm lược của Mông Cổ. Daejanggyeongpan thường được so sánh với các bộ đại tạng kinh khác của các Triều đại Tống, Nguyên và Minh ở Trung Quốc, tuy nhiên được đánh giá cao vì nội dung phong phú và hoàn thiện hơn. Quy trình sản xuất Bát Vạn Đại Tạng Kinh đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển công nghệ in ấn và xuất bản ở Hàn Quốc.
5·18민주화운동 기록물 – Tài liệu về Phong trào vận động dân chủ 18/5
5·18 민주화운동은 1980년 5월 18일부터 27일까지 한국 광주를 중심으로 전개된 민주화 요구 운동으로, 1980년대 이후 동아시아 지역에서 민주화 운동을 확산하는 데 적지 않은 영향을 끼친 것으로 평가되고 있다. 5·18 민주화운동 기록물은 당시 시민들의 일련의 활동과 이후에 이 사건의 피해자 보상과 관련해 기록되고 생산된 문건, 사진, 영상 등의 자료를 총칭하는데, 등재 기록물은 5·18 기념재단, 국가기록원, 육군본부, 국회도서관, 미국에서 소장하고 있는 기록물들로 구성되어 있다.
Phong trào vận động dân chủ ngày 18 tháng 5 là phong trào vận động yêu cầu dân chủ hóa đã diễn ra tập trung tại Gwangju, Hàn Quốc từ ngày 18 đến 27 tháng 5 năm 1980. Phong trào vận động dân chủ hóa 18/5 được coi là có tác động đáng kể đến sự lan rộng của phong trào dân chủ hóa ở Đông Á kể từ những năm 1980. Bộ tài liệu về phong trào vận động dân chủ Gwangju ban đầu được ghi chép và bảo quản để phục vụ cho công tác quản lý hoạt động và bồi thường cho các nạn nhân có liên quan. Các tài liệu này bao gồm đồ vật, ảnh, video, được bảo quản ở nhiều nơi như Tổ chức Tưởng niệm ngày 18 tháng 5, Viện lưu trữ quốc gia, Bộ lục quân, Thư viện quốc gia và các tổ chức khác ở Mỹ.