평화의 꿈을 담은 베를린의 예술 정원 – Khu vườn nghệ thuật Berlin: Nơi chắp cánh ước mơ hòa bình

0
265

독일 수도 베를린에 지구상 마지막 분단의 땅인 남북한의 식물이 한데 어우러질 예술정원이 탄생했다. 베를린 장벽 붕괴 30주년을 맞아 2019년 5월 23일 포츠담광장의 쿨투어포룸(Kulturforum)에 조성된 한시적인 정원 ‘제3의 자연 (Das dritte Land)’은 분단의 아픔과 통일의 중요성을 독일과 남북한이 공유할 수 있는 뜻깊은 장소이다.

Tại Berlin thủ đô nước Đức, một khu vườn nghệ thuật đã được tạo ra. Các loài thực vật của hai miền Nam–Bắc Hàn, vùng đất bị chia cắt cuối cùng trên Trái Đất, cùng xuất hiện nơi đây. Khu vườn “Das dritte Land” (Thiên nhiên thứ ba) trong khuôn viên phức hợp nghệ thuật Kulturforum cạnh quảng trường Potsdamer Platz được khai trương vào ngày 23 tháng 5 năm 2019 nhân kỷ niệm 30 năm ngày Bức tường Berlin sụp đổ là không gian vô cùng ý nghĩa, nơi Đức và hai miền Nam–Bắc Hàn có thể sẻ chia nỗi đau chia cắt cũng như tầm quan trọng của việc thống nhất đất nước.

무너진 베를린 장벽 인근에 조성된 이 예술정원은 조선시대 화가 겸재 정선(謙齋 鄭敾, 1676~1759)의 ‘인왕제색도(仁王霽色圖)’에서 착안한 백두대간으로 형상화됐다. 현무암과 흙으로 만든 축소 백두대간에서 안개가 자욱이 피어오르는 듯해 몽환적인 분위기를 자아낸다. 백두대간은 한반도의 등줄기로 남북을 잇는 주축이자 자연 생태계의 핵심축을 이루는 생물 다양성의 보고이기도 하다. 한반도의 북쪽 경계 백두산에서 시작해 금강산, 설악산을 거쳐 지리산을 통해 남해안으로 맥이 이어지는 백두대간은 생태학적인 면을 넘어 인문사회학적인 면에서도 소중한 가치를 지닌다.

Khu vườn nghệ thuật xây dựng gần Bức tường Berlin sụp đổ được phỏng theo hình dáng dãy núi Baekdu Daegan (Bạch Đầu Đại Cán) lấy cảm hứng từ bức họa “Inwang jesaekdo” (Nhân Vương tễ sắc đồ), nghĩa là “Núi Inwang sau cơn mưa” của họa sĩ thời Joseon Jeongseon (1676–1759). Sương mù dày đặc dường như đang bốc lên từ dãy Baekdu Daegan thu nhỏ làm từ đá bazan và đất, tạo ra bầu không khí đầy mộng ảo. Baekdu Daegan là xương sống của bán đảo Hàn, trục chính kết nối Bắc–Nam, đồng thời cũng là khu dự trữ đa dạng sinh học tạo thành trục cốt lõi của hệ sinh thái tự nhiên. Bắt nguồn từ ngọn núi Baekdu ở biên giới phía Bắc bán đảo Hàn, trải dài qua núi Kumgang (Kim Cương) và núi Seorak (Tuyết Nhạc), rồi chạy qua núi Jiri (Trí Dị) hướng về bờ biển phía Nam Hàn Quốc, dãy Baekdu Daegan có giá trị quý giá không chỉ trên phương diện sinh thái học mà cả phương diện nhân văn và xã hội học.

평화와 화해를 향한 무언의 기도와도 같은 이 신비한 예술정원은 40대 예술인 3명이 의기투합한 합작품이다. 금아트프로젝트(Keum Art Projects)의 김금화(Kim Keum-hwa 金錦和) 큐레이터와 설치미술가 한석현(Han Seok-hyun 韓碩鉉), 김승회(Kim Seung-hwoe 金承會) 두 작가가 3년여의 준비 끝에 일궈냈다. 기획과 조직은 김금화 큐레이터, 작품의 전체 비주얼은 한석현 작가, 식물 관련 부분은 김승회 작가가 나눠 맡았다.

Khu vườn nghệ thuật bí ẩn tựa như lời nguyện cầu thầm lặng cho hòa bình và hòa giải này là tác phẩm đồng lòng hợp sức giữa ba nghệ sĩ ở độ tuổi 40. Nhà giám tuyển trưng bày Kim Keum-hwa của các dự án nghệ thuật Keum (Keum Art Projects) cùng hai nghệ sĩ sắp đặt Han Seok-hyun và Kim Seung-hwoe đã tạo nên thành quả sau ba năm chuẩn bị. Họ chia nhau đảm trách công việc: Kim Keum-hwa thực hiện khâu quy hoạch và tổ chức, trong khi nghệ sĩ Han Seok-hyun lo thiết kế trực quan toàn dự án và nghệ sĩ Kim Seung-hwoe chuẩn bị phần cây trồng.

 

한석현(왼쪽), 김승회 두 설치미술 작가가 베를린 포츠담광장 쿨투어포룸에 조성된 예술 정원 ‘제3의 자연’에 식물을 식재하고 있다. 이 정원은 베를린 장벽 철거 30주년을 기념하고 한반도의 평화 통일을 염원하는 의미로 2019년 5월 개장했으며, 2020년 10월까지 방문객을 맞이할 예정이다. Nghệ sĩ sắp đặt Han Seok-hyun (trái) và Kim Seung-hwoe đang chăm sóc “Das dritte Land” (Thiên nhiên thứ ba), khu vườn nghệ thuật tạm mở cửa tại Berlin vào tháng 5 năm 2019. Nhân kỷ niệm 30 năm ngày Bức tường Berlin sụp đổ và ước vọng hòa bình, thống nhất bán đảo Hàn, khu vườn được xây ở quảng trường Potsdamer Platz, gần di tích bức tường. Nó sẽ mở cửa cho đến tháng 10 năm 2020. ⓒ 금아트프로젝트(Keum Art Projects)
한석현(왼쪽), 김승회 두 설치미술 작가가 베를린 포츠담광장 쿨투어포룸에 조성된 예술 정원 ‘제3의 자연’에 식물을 식재하고 있다. 이 정원은 베를린 장벽 철거 30주년을 기념하고 한반도의 평화 통일을 염원하는 의미로 2019년 5월 개장했으며, 2020년 10월까지 방문객을 맞이할 예정이다. Nghệ sĩ sắp đặt Han Seok-hyun (trái) và Kim Seung-hwoe đang chăm sóc “Das dritte Land” (Thiên nhiên thứ ba), khu vườn nghệ thuật tạm mở cửa tại Berlin vào tháng 5 năm 2019. Nhân kỷ niệm 30 năm ngày Bức tường Berlin sụp đổ và ước vọng hòa bình, thống nhất bán đảo Hàn, khu vườn được xây ở quảng trường Potsdamer Platz, gần di tích bức tường. Nó sẽ mở cửa cho đến tháng 10 năm 2020. ⓒ 금아트프로젝트(Keum Art Projects)
한반도 중부 이북의 고산 지대에서 자생하는 바람꽃(Anemone narcissiflora L.)이 활짝 피어 있다. 작가들은 흑백의 수묵화적 정취를 표현하기 위해 이 밖에도 오랑캐장구채, 기생꽃, 은꿩의다리, 큰까치수염 등 흰 꽃이 피는 식물들을 검은 바위에 흙을 얹고 심었다. Hoa phong quỳ (hoa cỏ chân ngỗng), loài hoa sinh trưởng ở vùng khí hậu núi cao phía Bắc của trung tâm bán đảo Hàn, đang nở rộ. Để tạo ấn tượng về một bức tranh phong cảnh đậm chất thủy mặc, hoa phong quỳ và các loại hoa dại màu trắng khác như hoa bắt ruồi, hoa sao châu Âu, hoa cửu lý hương bạc và hoa cổ ngỗng… được trồng vào lớp đất trên dãy đá đen.
한반도 중부 이북의 고산 지대에서 자생하는 바람꽃(Anemone narcissiflora L.)이 활짝 피어 있다. 작가들은 흑백의 수묵화적 정취를 표현하기 위해 이 밖에도 오랑캐장구채, 기생꽃, 은꿩의다리, 큰까치수염 등 흰 꽃이 피는 식물들을 검은 바위에 흙을 얹고 심었다. Hoa phong quỳ (hoa cỏ chân ngỗng), loài hoa sinh trưởng ở vùng khí hậu núi cao phía Bắc của trung tâm bán đảo Hàn, đang nở rộ. Để tạo ấn tượng về một bức tranh phong cảnh đậm chất thủy mặc, hoa phong quỳ và các loại hoa dại màu trắng khác như hoa bắt ruồi, hoa sao châu Âu, hoa cửu lý hương bạc và hoa cổ ngỗng… được trồng vào lớp đất trên dãy đá đen.

 

Bài viết liên quan  호텔에서 즐기는 여름 보양식 - Món ăn bổ dưỡng mùa hè ở khách sạn

문화와 정서의 동질성 – Tính đồng nhất trong văn hóa và cảm xúc

김금화 큐레이터는 베를린에서 현대예술 독립기획사를 운영하면서 한국과 독일의 작가, 갤러리, 기업의 예술 전시 프로젝트를 돕고 있다. 한석현 작가는 현대 미술과 생태학적 실천의 확장적 결합에 천착해왔다. 베를린과 서울을 오가며 활동 중이다. 김승회 작가는 분단된 베를린 장벽과 통일 이후 장벽을 둘러싸고 발생한 사회적·도시건축학적·생태학적 변화에 주목해왔다. 미술과 조경의 소통이 가능한 공공미술을 기반으로 삼는다.

Giám tuyển Kim Geum-hwa điều hành một công ty tổ chức độc lập về nghệ thuật hiện đại ở Berlin, hiện bà đang giúp đỡ cho những nghệ sĩ, phòng trưng bày cũng như dự án triển lãm nghệ thuật của các công ty Hàn Quốc và Đức. Nghệ sĩ Han Seok-hyun đã đi sâu vào sự kết hợp mở rộng giữa nghệ thuật hiện đại và thực hành sinh thái học. Ông đang hoạt động qua lại giữa Berlin và Seoul. Trong khi đó, nghệ sĩ Kim Seung-hwoe chú tâm đến những biến đổi xã hội, kiến trúc đô thị và sinh thái xảy ra tại khu vực Bức tường Berlin khi Berlin bị chia cắt và sau khi thống nhất. Ông lấy nghệ thuật công cộng (Public art) cho phép giao tiếp giữa nghệ thuật và phong cảnh làm nền tảng.

백두대간의 지리적 특성이 한민족의 문화와 정서의 동질성에 큰 영향을 끼쳤다고 생각하는 한석현 작가는 이 정원을 구상하면서 시각적 표현에 대한 고민이 깊었다고 말한다. Nghệ sĩ Han Seok-hyun nghĩ rằng đặc điểm địa lý của dãy Baekdu Daegan ảnh hưởng lớn đến tính đồng nhất trong văn hóa và cảm xúc của dân tộc Hàn. Do đó, trong quá trình thiết kế khu vườn, ông phải suy tư nhiều về việc làm thế nào mô phỏng dãy núi đó một cách trực quan, sinh động.

“<인왕제색도>는 조선 시대를 대표하는 진경산수화의 걸작이며 남북한뿐만 아니라 해외에도 잘 알려져 있고, 지금까지 남북의 문화적 감수성을 공유하고 있는 작품이라 생각합니다. 그러한 문화적 배경을 이번 프로젝트에 넣으면서 비 갠 뒤 안개가 자욱한 산자락의 아름다움을 표현하고자 했습니다.”

“Tôi nghĩ “Nhân Vương tễ sắc đồ” là một kiệt tác tranh sơn thủy tả thực tiêu biểu cho triều đại Joseon, nổi tiếng không chỉ ở Nam–Bắc Hàn mà còn ở nước ngoài, đồng thời cho đến nay vẫn là tác phẩm chia sẻ sự cảm thụ văn hóa của hai miền Nam–Bắc. Tôi muốn đưa bối cảnh văn hóa như thế vào dự án lần này khi thể hiện vẻ đẹp chân núi trong màn sương mù dày đặc sau cơn mưa.”

특히 그는 한반도의 산세가 담고 있는 수묵화적 풍경을 정원 예술로 어떻게 구현할 수 있을지 탐색한 끝에 결국 검은 바위 밑에서 피어나는 흰 색깔의 야생화와 안개 분무 장치를 통해서 산수화의 정취를 표현해 냈다. Đặc biệt, sau khi tìm hiểu làm thế nào tái hiện cảnh quan đậm chất tranh thủy mặc do thế núi trên bán đảo Hàn tạo nên bằng nghệ thuật vườn cảnh, cuối cùng ông đã thể hiện được cái thi vị của tranh sơn thủy qua thiết bị phun sương và những bông hoa dại trắng đang nở rộ bên dưới dãy đá đen.

두 작가들은 한민족에게 중요한 의미를 갖고 있는 백두대간을 형상화하기 위해 현무암과 흙으로 모형을 만들고, 인공 분무 장치로 산자락에 안개가 피어오르는 듯한 풍경을 연출했다. Hai nghệ sĩ đã xây dựng một bản sao dãy núi Baekdu Daegan bằng đá bazan và đất, có lắp đặt hệ thống phun sương tạo sương mù nhằm tái hiện hình ảnh của dãy núi - nơi người Hàn xem là xương sống của lãnh thổ bán đảo. ⓒ 금아트프로젝트(Keum Art Projects)
두 작가들은 한민족에게 중요한 의미를 갖고 있는 백두대간을 형상화하기 위해 현무암과 흙으로 모형을 만들고, 인공 분무 장치로 산자락에 안개가 피어오르는 듯한 풍경을 연출했다. Hai nghệ sĩ đã xây dựng một bản sao dãy núi Baekdu Daegan bằng đá bazan và đất, có lắp đặt hệ thống phun sương tạo sương mù nhằm tái hiện hình ảnh của dãy núi – nơi người Hàn xem là xương sống của lãnh thổ bán đảo. ⓒ 금아트프로젝트(Keum Art Projects)

“북쪽의 꽃을 심고 싶다고 했을 때 다들 불가능할 것이라고 했습니다. 하지만 불가능한 것처럼 보이는 것들을 가능하게 만들 수 있다는 상상력을 방문객들에게 선사하는 게 예술가가 할 수 있는 일이 아닌가 싶었습니다. “Khi chúng tôi nói muốn trồng hoa Triều Tiên trong khu vườn này, ai cũng bảo việc đấy không thể thực hiện. Nhưng tôi nghĩ phải chăng điều người nghệ sĩ có thể làm là chắp cánh cho trí tưởng tượng của du khách bằng cách biến những điều không thể thành có thể.”

‘제3의 자연’은 성 마테우스 교회 앞 부지에 1,250㎡(25×50m) 넓이로 조성되었으며, 당초 남북한에서 자생하는 식물 60종(남한 식물 37종, 북한 식물 23종) 3,000주를 심을 계획이었으나 북한 측의 미온적 태도로 인해 현재 45종(남한 식물 31종, 북한 식물 14종) 1,500주만 식재되어 있다. “Das dritte Land” (Thiên nhiên thứ ba) có diện tích 1,250 mét vuông (25 × 50 m), nằm ở phía trước nhà thờ Thánh Matthew. Các nghệ sĩ ban đầu dự định trồng kết hợp 3.000 cây đại diện cho 60 giống thực vật (37 từ Hàn Quốc và 23 từ Triều Tiên). Tuy nhiên, phản ứng hời hợt của phía Triều Tiên đã giới hạn khu vườn chỉ còn 1.500 cây thuộc 45 giống (31 Hàn Quốc và 14 từ Triều Tiên).
‘제3의 자연’은 성 마테우스 교회 앞 부지에 1,250㎡(25×50m) 넓이로 조성되었으며, 당초 남북한에서 자생하는 식물 60종(남한 식물 37종, 북한 식물 23종) 3,000주를 심을 계획이었으나 북한 측의 미온적 태도로 인해 현재 45종(남한 식물 31종, 북한 식물 14종) 1,500주만 식재되어 있다. “Das dritte Land” (Thiên nhiên thứ ba) có diện tích 1,250 mét vuông (25 × 50 m), nằm ở phía trước nhà thờ Thánh Matthew. Các nghệ sĩ ban đầu dự định trồng kết hợp 3.000 cây đại diện cho 60 giống thực vật (37 từ Hàn Quốc và 23 từ Triều Tiên). Tuy nhiên, phản ứng hời hợt của phía Triều Tiên đã giới hạn khu vườn chỉ còn 1.500 cây thuộc 45 giống (31 Hàn Quốc và 14 từ Triều Tiên).

 

Bài viết liên quan  [Đọc - Dịch] 이순신 장군과 보 응웬 잡 장군 Tướng quân Lee Sun Sin và Đại tướng Võ Nguyên Giáp

수묵화적 풍경 – Cảnh quan đậm chất tranh thủy mặc

그가 처음 예술 정원을 구상한 것은 2016년 베를린 베타니엔 예술가의 집(Kunstlerhaus Bethanien)에서 입주 작가로 머물고 있을 때였다. Lần đầu tiên Han Seok-hyun thai nghén ý tưởng khu vườn nghệ thuật là khi lưu trú trong nhà trưng bày nghệ thuật Künstlerhaus Bethanien ở Berlin với tư cách một nghệ sĩ thường trú vào năm 2016.

“2016년 봄 베를린에 처음 도착했을 때 사람들이 한없이 평화롭고 행복해 보였습니다. 독일 통일이 이런 안정감과 평화를 가져왔다는 생각이 들었지요. 베를린 장벽이 붕괴하는 순간을 담은 다큐멘터리를 보고 감동해서 눈물이 났습니다. 독일 통일이 양측이 서로 원하고 자유롭게 왕래해서 이루어진 것처럼 우리도 정치적 결정만 기다리기보다는 남북한 사람들이 더 자주 만나고 이야기를 나눠야 한다고 생각했습니다. 그러다가 문득 지난 10여 년간 저 자신조차도 누군가와 통일에 관해 이야기해 본 적이 없었다는 데 생각이 미쳐서 남북한과 관련된 작업을 하고 싶어졌어요”.

“Khi mới đến Berlin vào mùa xuân năm 2016, người dân trông thật yên bình và hạnh phúc. Tôi chợt nghĩ chính sự thống nhất nước Đức đã mang lại cảm giác ổn định và bình yên như thế này. Tôi từng xúc động đến rơi nước mắt khi xem một bộ phim tài liệu về khoảnh khắc Bức tường Berlin sụp đổ. Nước Đức thống nhất sau khi người dân hai bên Đông Đức và Tây Đức bày tỏ khát vọng thống nhất và bắt đầu tự do qua lại. Thiết nghĩ người dân Nam–Bắc Hàn nên làm tương tự người Đức, tức gặp gỡ và giao lưu với nhau thường xuyên hơn thay vì chỉ trông chờ vào các quyết định chính trị của hai chính phủ. Thế rồi đột nhiên tôi nghĩ đến chuyện ngay cả bản thân mình cũng chưa từng trò chuyện với bất kỳ ai về tiến trình thống nhất bán đảo Hàn trong suốt 10 năm qua, do đó tôi bắt đầu muốn thực hiện dự án nào đó liên quan hai miền Nam–Bắc Hàn.”

예술 정원의 핵심 주제는 ‘자연에는 경계가 없다’이다. ‘제3의 자연’이란 명칭을 붙인 이유도 여기에 있다. 이 작명은 김금화 큐레이터가 했는데, 르네상스 시대 철학자 자코포 본파디오(Jacopo Bonfadio)가 정원을 인간이 만든 ‘제3의 자연(Terza Natura)’이라 정의하고 예술의 한 분야로 끌어올린 데서 착상했다. 방문객들은 이곳에서 남북한 경계 없이 어우러진 한반도의 산수와 초목을 감상할 수 있다.

Chủ đề chính của khu vườn nghệ thuật là “Thiên nhiên không ranh giới”. Đây cũng là lý do dẫn đến việc đề ra cái tên “Thiên nhiên thứ ba”. Cái tên này do giám tuyển Kim Geum-hwa đặt ra, được truyền cảm hứng từ việc triết gia người Ý thời Phục hưng Jacopo Bonfadio đã định nghĩa một khu vườn là “terza natura” (thiên nhiên thứ ba) – không gian nhân tạo được nâng lên thành một loại hình nghệ thuật. Tại đây, khách tham quan có thể chiêm ngưỡng cảnh quan sông núi và thảm thực vật của bán đảo Hàn đã hòa làm một, không có biên giới giữa hai miền Nam–Bắc.

“정원은 자연에 대한 동경, 자연에 질서를 부여하려는 욕망에서 비롯됐습니다. 이러한 정원의 의미에 분단된 남북한의 현재를 뛰어넘는 한반도의 유토피아적 상상을 중첩시킨 제목입니다.” “Khu vườn bắt nguồn từ sự khao khát thiên nhiên và mong muốn thiết lập trật tự trong đó. Từ ý nghĩa như thế, cái tên của khu vườn khơi dậy trí tưởng tượng không tưởng về một bán đảo Hàn đã vượt qua hiện thực Nam–Bắc Hàn bị chia cắt.”

상상과 현실 – Ý tưởng và hiện thực

그러나 작가들의 이런 구상은 프로젝트가 진행되며 엄정한 분단의 현실과 마주하게 되었다. 기획 초기에 호의적이고 협조적이었던 북한 측은 2019년 2월 하노이 북미정상회담 결렬 이후 소극적 태도로 돌아섰다. Tuy nhiên, ý tưởng này của các nghệ sĩ phải đối mặt với hiện thực khách quan của sự chia cắt khi dự án đang được tiến hành. Phía Triều Tiên rất thiện chí và hợp tác trong giai đoạn đầu của dự án đã quay lại thái độ thụ động sau khi Hội nghị thượng đỉnh Mỹ–Triều tại Hà Nội hồi tháng 2 năm 2019 không thành.

그 결과 현재 예술 정원에는 작가들이 처음 선별한 60종 3,000주의 남북한 식물 가운데 절반가량인 45종 1,500주만 심겨 있다. 북한에서 가져오기로 한 식물이 교착 상태에 빠진 남북 관계 때문에 전달되지 않아서다. 그래서 북한 쪽 백두대간이 자생지인 야생화들은 경북 봉화군에 있는 국립백두대간수목원에서 가져와 아쉬움을 달랬다. 아직 시간이 남아 있는 만큼 큐레이터와 작가들은 북측에서 직접 식물들을 가져올 방법을 찾고 있다. 베를린자유대학교 소속 베를린 식물원, 한국 국립수목원, 북한 조선중앙식물원 등과 접촉 중이다.

Kết quả là, trong khu vườn nghệ thuật hiện tại, chỉ trồng được 1.500 cây thuộc 45 giống, chiếm khoảng một nửa trong số 3.000 cây thuộc 60 giống cây của hai miền Nam–Bắc được các nghệ sĩ lựa chọn ban đầu. Đó là vì các loài thực vật dự kiến mang từ Triều Tiên sang đã không được chuyển đến do quan hệ Hàn Quốc–Triều Tiên rơi vào trạng thái đóng băng. Do đó, những loài hoa dại vốn có nguồn gốc bản địa từ dãy núi Baekdu Daegan ở phía Triều Tiên đã được mang đến từ Vườn ươm Quốc gia Baekdu Daegan thuộc huyện Bonghwa-gun, tỉnh Gyeongsangbuk-do để xoa dịu đi sự tiếc nuối. Thời gian vẫn còn nên nhà giám tuyển và hai nghệ sĩ đang tìm cách nhập cây trồng trực tiếp từ Triều Tiên. Họ đang liên lạc với Vườn bách thảo Berlin trực thuộc Đại học Tự do Berlin, Vườn ươm Quốc gia Hàn Quốc, Vườn bách thảo Trung ương Joseon của Triều Tiên.

Bài viết liên quan  한국의 온돌 난방법 - Phương pháp làm ấm bằng Ontol của Hàn Quốc

그 밖에도 어려움은 또 있었다. 대도시 베를린에서 예술 정원을 조성하는 일은 쉽지 않았다. 우선 행정적 허가를 받아내는 게 최대 관건이었다. 베를린 공원관리청으로부터 허락을 받는 힘겨운 과정은 김금화 큐레이터가 발 벗고 나섰다. 적법한 절차를 밟고, 규격과 시공 방법도 독일 표준을 따라야 했다. 공원관리청, 식물보호관리청 등의 규정과 작가들의 예술적 아이디어 사이에서 타협해야 할 것들이 숱했다.

Bên cạnh đó còn có những khó khăn khác. Tạo dựng một khu vườn nghệ thuật ở thành phố lớn Berlin không hề đơn giản. Điều cốt yếu nhất là trước hết phải được chấp thuận về mặt hành chính. Giám tuyển Kim đã không quản ngại trong suốt quá trình đầy gian truân xin phép Sở Quản lý công viên và Phát triển công nghiệp Berlin (BIDPA). Phải tiến hành các thủ tục pháp lý, quy cách và phương pháp thi công cũng phải làm theo các tiêu chuẩn của Đức. Có vô số điều phải thỏa hiệp giữa các quy định của Sở BIDPA và cơ quan quản lý cây xanh với ý tưởng nghệ thuật của các nghệ sĩ.

또 다른 문제는 재정이었다. 다행히 2019년 3월 한 달 동안 크라우드펀딩을 통해 3만 2,500유로를 모금할 수 있었다. 이 과정에서 국내 유명 배우들과 뮤지션 등 각계 인사들이 프로젝트에 공감해 응원 메시지를 보냈으며, 기획과 홍보에 힘을 보탰다. 한국문화예술위원회, 독일 주재 한국문화원, 독일 크룰재단(Hans and Charlotte Krull Foundation) 등에서도 후원이 뒤따랐다. 아직 북한 땅에서 자란 식물을 기다리고 있는 미완의 단계이지만 어렵게 이룬 성과는 각별한 의미를 갖게 되었다. 당초 2019년 11월 15일까지였던 개장 기간도 베를린 주민들과 베를린 미테(Mitte) 지구 문화국의 지지와 성원으로 올해 10월 30일까지 연장됐다.

Một vấn đề khác là tài chính. May mắn thay, chỉ trong tháng 3 năm 2019, 32.500 euro đã được quyên góp thông qua gây quỹ cộng đồng. Trong quá trình gây quỹ, nhiều người thuộc các tầng lớp xã hội như diễn viên hay nhạc sĩ nổi tiếng trong nước đã đồng cảm với dự án và gửi lời động viên, góp sức vào việc lên kế hoạch và quảng bá. Tiếp sau đó là tài trợ đến từ Hội đồng Văn hóa Nghệ thuật Hàn Quốc, Trung tâm văn hóa Hàn Quốc ở Đức, Quỹ Hans và Charlotte Krull… Mặc dù vẫn trong giai đoạn dang dở, chờ đợi các giống cây sinh trưởng trên mảnh đất Triều Tiên, những thành tựu khó khăn lắm mới đạt được lại có ý nghĩa đặc biệt. Lúc đầu dự định mở cửa khu vườn đến ngày 15 tháng 11 năm 2019, nhưng nhờ sự ủng hộ và hỗ trợ của người dân Berlin cũng như Phòng Văn hóa quận Mitte mà sẽ được kéo dài đến ngày 30 tháng 10 năm nay.

독일 당국의 지원 – Hỗ trợ từ chính quyền Đức

2019년 5월 23일부터 11월 15일까지 1차 개장 기간에는 다양한 이벤트가 열려 분위기를 띄웠다. 첫날 공연을 펼친 세계적 소프라노 조수미(Jo Su-mi 曺秀美) 씨는 “독일 분단과 통일의 상징인 베를린에서 남북 교류와 평화를 기원하는 예술 정원을 응원해 주고 싶었다”고 말했다. 이날 개장 행사에서는 가야금 연주자 주보라(Ju Bo-ra)와 퓨전 타악기 핸드팬(Handpan) 연주자 진성은(Jin Sung-eun)의 합동 연주도 있었다.

Những sự kiện tổ chức trong thời gian mở cửa lần thứ nhất (từ ngày 23 tháng 5 đến ngày 15 tháng 11 năm 2019) đã khuấy động bầu không khí nơi đây. Jo Sumi, ca sĩ opera giọng nữ cao nổi tiếng thế giới, người biểu diễn trong ngày khai mạc, đã nói: “Tôi muốn ủng hộ khu vườn nghệ thuật nguyện cầu cho hòa bình và trao đổi giữa hai miền Nam–Bắc Hàn này tại Berlin, biểu tượng của sự chia cắt và thống nhất nước Đức”. Cũng trong lễ khai mạc hôm ấy, nghệ sĩ đàn tranh gayageum Ju Bo-ra đã diễn tấu chung với nghệ sĩ nhạc cụ gõ hợp nhất handpan Jin Sung-eun.

6월 7일에는 수화(手話)를 하면서 북한 가요 <임진강>을 불러 유명해진 싱어송라이터 이랑(Lee Lang 李瀧)이 성 마테우스 교회에서 콘서트를 열었다. 11월 8일에는 사찰 음식을 세계에 알린 정관(Jeong Kwan) 스님이 이 교회에서 남북 통일을 염원하는 화합의 만찬을 선보였다. 이어 김금화 큐레이터의 기획으로 ‘경계와 유토피아, 정치와 예술’이라는 주제 아래 베를린에서 활동하는 다양한 국적의 작가들이 퍼포먼스를 펼쳤다. 프로젝트가 연장되면서 세 사람은 북한 식물을 확보하는 데 계속 힘을 쏟고 있다.

Nữ ca sĩ kiêm nhạc sĩ Lee Lang, người trước đó đã trở nên nổi tiếng nhờ trình diễn ca khúc Triều Tiên “Dòng sông Imjin” bằng ngôn ngữ ký hiệu, tổ chức một buổi hòa nhạc tại nhà thờ Thánh Matthew (trong khuôn viên Kulturforum) vào ngày 7 tháng 6. Đến ngày 8 tháng 11, ni sư – đầu bếp Jeong Kwan, người đã giới thiệu ẩm thực thuần chay đến với thế giới, trình bày một bữa tiệc hòa hợp tại nhà thờ, mong muốn sự thống nhất Nam–Bắc. Các nghệ sĩ với nhiều quốc tịch đang hoạt động ở Berlin cũng đã biểu diễn trong các sự kiện do giám tuyển Kim Keum-hwa tổ chức với chủ đề “Biên giới và Utopia, Chính trị và Nghệ thuật”. Khi dự án được kéo dài, cả ba nghệ sĩ tiếp tục dồn sức tìm cách thu thập các loài cây từ Triều Tiên.

“북쪽의 꽃을 심고 싶다고 했을 때 다들 불가능할 것이라고 했습니다. 하지만 불가능한 것처럼 보이는 것들을 가능하게 만들 수 있다는 상상력을 방문객들에게 선사하는 게 예술가가 할 수 있는 일이 아닌가 싶었습니다. 우리는 올해도 계속 상상을 현실로 만들기 위해 노력할 겁니다. 예술 정원에서 남북한 사람들이 모여 막걸리라도 한 잔씩 하면서 어떤 이야기든 나누게 된다면 좋을 것 같습니다.”

“Khi chúng tôi nói muốn trồng hoa Triều Tiên trong khu vườn này, ai cũng bảo đây là việc không thể thực hiện. Nhưng tôi nghĩ phải chăng điều người nghệ sĩ có thể làm là chắp cánh cho trí tưởng tượng của du khách bằng cách biến những điều không thể thành có thể. Chúng tôi sẽ tiếp tục cố gắng biến trí tưởng tượng thành hiện thực trong năm nay. Sẽ thật tuyệt nếu người dân hai miền Nam–Bắc tụ họp trong khu vườn nghệ thuật, cùng nhau trò chuyện về bất cứ điều gì trong lúc nhắm nháp từng ly rượu gạo makgeolli.”

한석현 작가의 말에는 간절함과 결연함이 배어 있었다. 김금화 큐레이터는 “남북 대화가 진척되어 이 정원에서 남북 생태학자들이 심포지엄을 열고 백두대간의 식물에 대해 토론하는 모습을 보고 싶다”고 소망했다.

Lời nói của nghệ sĩ Han Seok-hyun chứa đầy sự tha thiết và quyết tâm. Giám tuyển Kim Geum-hwa thì hy vọng: “Mong sao tiến trình đối thoại giữa Hàn Quốc và Triều Tiên diễn ra suôn sẻ, để rồi nhìn thấy hình ảnh các nhà sinh thái học từ hai miền tổ chức một hội nghị chuyên đề trong khu vườn này, thảo luận về các loài thực vật thuộc dãy núi Baekdu Daegan”.

김학순(Kim Hak-soon 金學淳) 언론인, 고려대학교 미디어학부 초빙교수
Kim Hak-soon Nhà báo, Giáo sư thỉnh giảng Khoa Truyền thông, Đại học Korea

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here