입법부,행정부,사법부, 독립기관, 지방자치단체 – Hành chính, lập pháp, tư pháp, Cơ quan độc lập, Chính quyền địa phương

0
984

입법부,행정부,사법부 – Hành chính, lập pháp, tư pháp
국회는 국민의 의사를 대표하는 기관으로 모든 법률은 국회에서 만들어진다. 현행 국회의원의 임기는 4년이며, 정원은 300명이다. 1948년 5월 31일 제1대 제헌국회가 출범했으며, 2020년 4월 15일 총선 으로 제21대 국회가 구성됐다.
Quốc hội là cơ quan đại diện cho nhân dân và là cơ quan lập pháp. Hiện tại, có 300 đại biểu quốc hội, được bầu theo nhiệm kỳ 4 năm. Quốc hội Lập hiến khóa 1 được thành lập vào ngày 31 tháng 5 năm 1948 và tới cuộc tổng tuyển cử ngày 15 tháng 4 năm 2020, Quốc hội khóa 21 đã được ra đời.

국회 의석 수 (단위:명 / 2020년 9월) Sơ đồ tổ chức chính phủ

국회의사당은 서울을 가로지르는 한강 중간의 여의도에 있다. 국회의원은 253명의 지역구 의원 과 47명의 비례대표 의원으로 구분된다. 비례대표 의원들은 직능을 대표한다. 2020년 9월 기준 국회 다수당은 더불어민주당이며, 제1 야당은 국민의힘이다.

Tòa nhà Quốc hội nằm ở Yeouido, đoạn giữa của sông Hàn bắc ngang qua Seoul. Các đại biểu Quốc hội được chia thành 253 đại biểu của địa phương và 47 đại biểu đại diện theo tỷ lệ. Các đại biểu đại diện theo tỷ lệ đại diện cho chức năng nhiệm vụ. Hiện tại, tới tháng 9 năm 2020, đảng đa số trong Quốc hội là Đảng Dân chủ Đồng hành và đảng đối lập thứ 1 là Đảng Quyền lực Nhân dân.

행정권은 대통령을 수반으로 하는 행정부에서 행사한다. 직선제로 선출되는 대통령의 임기는 5년이며, 헌법에 따라 연임은 허용되지 않는다. 윤석열 대통령은 2022년 3월 9일 치러진 대선에서 당선되어 5월 10일 취임했다.

Quyền hành chính được thực hiện bởi cơ quan hành pháp, đứng đầu là Tổng thống. Tổng thống được bầu theo chế độ bầu cử trực tiếp, có nhiệm kỳ là 5 năm và không được phép tái đắc cử theo Hiến pháp. Tổng thống Yoon Suk Yeol đã được bầu trong cuộc bầu cử tổng thống được tổ chức vào ngày 9 tháng 3 năm 2022 và nhậm chức vào ngày 10 tháng 5.

대통령이 의장, 국무총리가 부의장인 국무회의는 행정부의 권한에 속하는 중요한 정책을 심의 한다. 국무총리는 대통령 유고 시 그 권한을 대행해 임시로 행정 각부를 통할한다. 행정부는 2020년 9월 기준 18부 5처 18청 2원 4실 7위원회의 조직을 갖추고 있다.

Trong các kỳ họp chính phủ, Tổng thống với vai trò Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng với vai trò Phó Chủ tịch Quốc hội cùng thảo luận kỹ lưỡng về các chính sách quan trọng thuộc thẩm quyền của cơ quan hành pháp. Trường hợp Tổng thống không còn khả năng thực hiện vai trò của mình, Thủ tướng sẽ tạm thời thay thế Tổng thống kiểm soát các cơ quan hành chính. Tính đến tháng 9 năm 2020, tổ chức cơ quan hành pháp bao gồm 18 bộ, 5 vụ, 18cục, 2 viện, 4 phòng và 7 ủy ban.

Bài viết liên quan  폭발적으로 성장하는 공유오피스 - Sự phát triển bùng nổ của văn phòng chia sẻ

사법부는 최고법원인 대법원과 그 밑의 고등법원, 지방법원, 가정법원, 행정법원, 특허법원 등으로 이뤄져 있다. 대법원장은 국회의 동의를 얻어 대통령이 임명하며, 대법관은 대법원장의 제청을 받아 같은 절차를 거쳐 대통령이 임명한다. 임기는 6년으로 동일하다.

Bộ Tư pháp bao gồm Tòa án tối cao, dưới đó là Tòa án cấp cao, Tòa án địa phương, Tòa án gia đình, Tòa án hành chính, Tòa án bằng sáng chế…. Chánh án Tòa án tối cao được Tổng thống bổ nhiệm với sự đồng ý của Quốc hội, các thẩm phán của Tòa án tối cao được Tổng thống bổ nhiệm dựa trên đề xuất của chánh án Tòa án tối cao, thông qua các thủ tục tương tự. Nhiệm kỳ cho chánh án và thẩm phán là 6 năm.

대한민국대통령

독립기관 – Cơ quan độc lập
입법부, 행정부, 사법부 외에도 전문화된 독립기관들이 각각의 기능을 수행한다. Bên cạnh các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp còn có các cơ quan độc lập chuyên môn hóa, thực hiện chức năng của mình.

헌법재판소는 헌법에 따라 법률위헌심사권과 탄핵심판권 및 정당해산 결정권을 부여받고 있다. 대통령과 국회 그리고 대법원장이 각각 3명씩 선임하는 9명의 재판관으로 구성되며, 헌법재판소장은 재판관 중에서 국회의 동의를 얻어 대통령이 임명한다.

Tòa án Hiến pháp được trao quyền thẩm định đạo luật vi phạm Hiến pháp, quyền phán quyết luận tội và quyết định giải tán một đảng chính trị theo Hiến pháp. Hội đồng thẩm phán gồm có 9 người, trong đó Tổng thống, Quốc hội và Tòa án tối cao mỗi bên bổ nhiệm 3 người. Chủ tịch Tòa án Hiến pháp được Tổng thống bổ nhiệm trong số các thẩm phán với sự đồng ý của Quốc hội.

중앙선거관리위원회는 선거와 국민투표의 공정한 관리, 정당 및 정치자금에 관한 사무를 처리한다. 위원은 특정 정당에 가입하거나 정치 활동을 할 수 없고, 임기는 6년이며 위원장은 위원 중에서 호선(互選)한다.

Ủy ban Bầu cử Trung ương xử lý các công việc liên quan đến quản lý công bằng trong các cuộc bầu cử và trưng cầu dân ý, quỹ chính trị và chính đảng. Ủy viên của Ủy ban này không thể tham gia các đảng chính trị hoặc hoạt động chính trị. Nhiệm kỳ các ủy viên là 6 năm, chủ tịch ủy ban được bầu bởi các thành viên trong ủy ban.

국가인권위원회는 개인의 기본인권을 보호·증진함으로써 인간으로서 존엄과 가치를 구현토록 하는 역할을 수행한다. 과거 민주화 과정에서 나타난 인권개선에 대한 국민의 열망을 반영해 2001년 11월 출범했다. 대한민국에 거주하거나 활동 중인 외국인이 받은 인권침해와 차별행위에도 그 권한이 미친다.

Ủy ban Nhân quyền Quốc gia là hiện thân cho sự tôn trọng giá trị con người bằng cách bảo vệ và tăng cường nhân quyền cơ bản của cá nhân. Ủy ban này được thành lập vào tháng 11 năm 2001, phản ánh mong muốn của người dân về việc cải thiện nhân quyền trong quá trình dân chủ hóa trong quá khứ. Ủy ban này cũng có quyền xử lý các trường hợp vi phạm nhân quyền và các hành vi phân biệt đối xử với người nước ngoài đang cư trú hoặc làm việc tại Hàn Quốc.

지방자치단체 – Chính quyền địa phương
지방자치제도는 1995년 6월에 전면 시작됐다. 1949년 지방자치법이 제정됐으나, 한국전쟁과 4·19혁명, 5·16군사정변 등으로 이어지는 정치적 격동기를 거치면서 지방자치법의 효력이 정지되거나 선거가 연기돼왔었다.

Chế độ tự trị địa phương được bắt đầu hoàn toàn từ tháng 6 năm 1995. Mặc dù luật tự trị địa phương được ban hành vào năm 1949, nhưng luật này đã bị đình chỉ hiệu lực hoặc cuộc bầu cử đã bị trì hoãn do bất ổn chính trị bởi chiến tranh liên Triều, cách mạng ngày 19 tháng 4 và đảo chính quân sự ngày 16 tháng 5….

지방자치단체는 광역자치단체와 기초자치단체로 구분된다. 광역자치단체는 서울특별시, 6개 광역시, 8개 도, 그리고 제주특별자치도까지 포함해 모두 16개였으나, 2012년 7월 행정중심복합도시인 세종특별자치시가 새로 출범해 모두 17개로 늘었다. 기초자치단체인 시·군·구는 모두 226개이다.

Các chính quyền tự trị địa phương được phân chia thành chính quyền khu vực và chính quyền địa phương cơ bản. Tổng cộng có 16 chính quyền khu vực bao gồm thành phố đặc biệt Seoul, 6 thành phố lớn, 8 tỉnh và tỉnh tự trị đặc biệt Jeju. Tháng 7 năm 2012, thành phố phức hợp trung tâm hành chính – thành phố tự trị đặc biệt Sejong đã được thành lập nâng tổng số chính quyền khu vực lên 17. Có 226 chính quyền địa phương cơ bản gồm thành phố (si), quận (gun) và phường (gu).

지방자치단체장과 의원은 주민의 직접투표로 선출되며 임기는 동일하게 4년으로 되어 있다. 자치단체장은 3회까지 연임할 수 있으며, 지방의원은 연임제한이 없다. 지방자치제도는 지역주민의 참여와 의사를 존중하는 이른바 ‘풀뿌리 민주주의’ 실현이라는 매우 중요한 의미가 있다.

Người đứng đầu các chính quyền và ủy viên hội đồng địa phương được người dân bầu thông qua bỏ phiếu trực tiếp với nhiệm kỳ 4 năm. Người đứng đầu một chính quyền tự trị có thể được tái nhiệm tối đa 3 lần còn các ủy viên hội đồng địa phương không có giới hạn tái nhiệm kỳ. Chế độ tự trị địa phương có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hiện thực hóa cái gọi là “chủ nghĩa dân chủ lấy dân làm gốc”, tôn trọng ý nghĩ và sự tham gia của người dân địa phương.

세종특별자치시 – Thành phố tự trị đặc biệt Sejong
2012년 7월 1일 출범한 17번째 광역자치단체이다. 수도권으로 집중된 기능을 분산하여 수도권 과밀화를 해소하고 국토의 균형 발전과 지방 분권을 지향하기 위해 건설되었다. 2019년 8월 기준 세종시로 이전한 정부기관은 국무조정실과 국토교통부, 보건복지부 등 21개, 소속기관은 조세심판원 등 20개이다.

Thành phố tự trị đặc biệt Sejong là khu vực chính quyền tự trị thành phố lớn thứ 17 được hoạt động vào ngày 1 tháng 7 năm 2012 nhằm giảm bớt sự tập trung vào khu vực thủ đô và giải quyết các vấn đề đông đúc tại khu vực thủ đô; đồng thời hướng tới sự phân quyền giữa việc phát triển cân bằng trên toàn lãnh thổ và phân quyền địa phương. Tính đến tháng 8 năm 2019 có 21 cơ quan hành chính của chính phủ được chuyển đến thành phố Sejong như Bộ Giao thông địa chính, Bộ Y tế phúc lợi… và 20 cơ quan trực thuộc như Viện hỗ trợ thuế …

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here