01. 한국의 주인은 누구일까? Chủ nhân của Hàn Quốc là ai ?
정치와 민주주의의 의미 Ý nghĩa của chủ nghĩa dân chủ và chính trị
‘정치’ 하면 무엇이 떠오르는가? 누군가는 선거를 떠올리고 누군가는 대통령을, 누군가는 법을 떠올릴 수도 있다. 정치는 좁게 보면 국가를 통치하는 것을 가리키므로 선거, 대통령, 법 등과도 밀접한 관계가 있다. 한편, 넓은 의미의 정치는 국가를 다스리는 일은 물론 일상생활에서 사람들 사이의 서로 다른 이해관계를 조정하는 것을 가리킨다. 학교나 회사에서 어떤 규칙을 정하는 것, 지역의 문제 해결을 위해 주민 회의를 여는 것 등도 일상생활 속 정치의 모습이다.
Nếu nhắc đến chính trị thì điều gì nảy lên trong bạn? Ai đó có thể nghĩ đến bầu cử, ai đó có thể nghĩ đến tổng thống và ai đó cũng có thể nghĩ đến pháp luật. Nếu nhìn ở góc hẹp thì chính trị có liên quan mật thiết đến luật pháp, tổng thống, bầu cử bởi nó chỉ ra việc thống trị của một đất nước. Mặt khác, chính trị theo nghĩa rộng đương nhiên chỉ việc điều hành đất nước cũng như việc điều chỉnh quan hệ lợi ích khác nhau giữa mọi người trong cuộc sống hàng ngày. Việc chọn ra qui tắc nào trong công ty hay trường học, hay việc họp cư dân để giải quyết vấn đề của khu vực cũng là hình ảnh của chính trị trong đời sống hàng ngày.
떠오르다: nổi lên, hiện ra, nảy lên
떠올리다: chợt nhớ ra, nhớ đến, nhắc tới
통치하다: thống trị (Đảm nhận và cai quản đất nước hay khu vực)
가리키다: chỉ, chỉ ra (Đặc biệt chỉ ra đối tượng nào đó mà nói)
밀접하다: mật thiết, tiếp xúc mật thiết
다스리다: cai trị, thống trị, điều hành
이해관계: quan hệ lợi hại
조정하다: điều chỉnh
정하다: định, chọn/ định, quy định
이러한 정치는 민주주의에 맞게 이루어져야 국민을 이롭게 할 수 있다. 다시 말해서 국민들 사이의 다양한 의견 차이를 민주적인 방식으로 좁히고 조정해서 서로에게 이익이 될 수 있도록 하는 것이다. 한국도 과거에는 왕이나 귀족 등이 국가의 일을 의논하고 결정했다. 하지만 오늘날은 민주주의의 원리에 따라 모든 국민이 신분이나 재산, 성별 등과 관계없이 자유롭게 한국 사회에 대해 다양한 목소리를 표출하고 해결 과정에 참여할 수 있다.
Chính trị như vậy phải được thực hiện đúng theo chủ nghĩa dân chủ thì mới có thể đem lại lợi ích cho người dân. Nói cách khác, đó là việc điều chỉnh và thu hẹp sự khác biệt các ý kiến đa dạng giữa những người dân bằng phương thức mang tính dân chủ để có thể đem lại lợi ích cho nhau. Hàn Quốc trong quá khứ cũng do vua hoặc quý tộc thảo luận và quyết định việc của quốc qia. Tuy nhiên, ngày nay, theo nguyên tắc dân chủ, tất cả người dân có thể tham gia vào quá trình giải quyết và thể hiện tiếng nói khác nhau về xã hội Hàn Quốc một cách tự do bất kể thân phận, tài sản hay giới tính.
민주주의: chủ nghĩa dân chủ (Tư tưởng theo hướng chủ quyền ở nhân dân và nền chính trị vì nhân dân)
이롭다: có lợi, giúp ích
좁히다 (v): thu hẹp, rút ngắn
의논하다: thảo luận, bàn bạc, trao đổi
표출하다: biểu lộ, thể hiện ra bên ngoài
한국의 주인은 국민 Chủ nhân của Hàn Quốc là toàn dân
헌법은 한국의 최고 법으로 한국을 이끌어 가는 기본 원리와 국가 기관의 구성, 그리고 한국 국민의 기본적인 권리와 의무 등을 담고 있다. 한국의 헌법 제 1조에는 ‘대한민국이 민주주의를 기반으로 한 공화국이며, 대한민국 국민은 국가의 주인으로서 모든 권력의 뿌리가 된다.’는 점을 명시하고 있다. 이는 한국에서는 특정 개인이나 정치인이 아니라 한국 국민이 주권을 가지고 있으며, 국민의 뜻에 따라 국민을 위한 민주 정치를 하고자 한다는 점을 분명히 한 것으로 볼 수 있다.
Hiến pháp là luật tối cao nhất của Hàn Quốc, cấu thành cơ quan nhà nước và các nguyên tắc cơ bản dẫn dắt Hàn Quốc, bao gồm nghĩa vụ và quyền lợi cơ bản của người dân Hàn Quốc. Điều 1 Hiến pháp của Hàn Quốc đang thể hiện rõ một điểm rằng ‘Đại Hàn Dân Quốc là một quốc gia cộng hoà đã cơ bản thực hiện chủ nghĩa dân chủ và người dân Hàn Quốc trở thành gốc rễ của mọi quyền lực với tư cách là chủ nhân của quốc gia’. Điều này cho thấy ở Hàn Quốc chính người dân Hàn Quốc đang nắm chủ quyền chứ không phải là chính trị gia hay một cá nhân đặc biệt nào, đồng thời có thể thấy một điểm rõ ràng rằng Hàn Quốc muốn thực hiện chính trị dân chủ cho người dân theo ý muốn của người dân.
이끌다: lãnh đạo, dẫn dắt
원리: nguyên lí, nguyên tắc
구성: sự cấu thành, sự hình thành
기반: điều cơ bản (Cái trở thành cơ bản để làm cái gì đó)
명시하다: biểu thị rõ, ghi rõ (Thể hiện hoặc cho thấy một cách rõ ràng bằng chữ)
뜻: ý, ý muốn
알아두면 좋아요:
한국 민주주의 발전에 큰 영향을 준 사건
Những sự kiện ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của chủ nghĩa dân chủ ở Hàn Quốc
4 · 19 혁명 (1960 년): 3.15 부정 선거에 대한 반발로 일어난 학생과 시민들의 시위로 이승만 대통령이 대통령 자리에서 물러남.
5 · 18 민주화 운동 (1980 년): 군인 세력 집권 반대와 민주주의 회복에 대한 광주 시민의 민주화 운동으로 시위 과정에서 수많은 광주 시민이 군인들에 의해 회생됨.
6월 민주 항쟁 (1987 년): 대통령 직선제, 헌법 개정 등을 요구하는 시위가 전국적으로 일어나 결국 대통령 직선제 등의 내용을 담은 헌법이 새로 만들어짐
– Cuộc cách mạng 19/4/1960: Tổng thống Lee Seung-Man đã phải rút khỏi vị trí tổng thống do cuộc biểu tình của người dân và sinh viên nổi dậy phản đối cuộc bầu cử bất chính ngày 15/3.
– Cuộc vận động dân chủ hoá ngày 18/5/1980: Trong quá trình biểu tình vận động dân chủ hóa của người dân Gwangju về việc phản đối sự cầm quyền của thế lực quân đội và phục hồi chủ nghĩa dân chủ đã có vô số người dân Gwangju bị hy sinh bởi quân đội.
– Sự đấu tranh dân chủ tháng 6/1987: Nhờ cuộc biểu tình nổi dậy trên toàn quốc yêu cầu sửa đổi hiến pháp, chế độ bầu cử tổng thống trực tiếp mà kết quả là hiến pháp mới mang nội dung chế độ bầu cử tổng thống trực tiếp đã được tạo ra.
혁명: cách mạng, cuộc cách mạng
부정: sự bất chính, hành vi bất chính
반발: sự phản bác
물러나다: rút khỏi, rời bỏ (Rút lui khỏi vị trí hay công việc đang làm)
세력: thế lực
집권: sự cầm quyền, việc nắm giữ quyền lực hay chính quyền
회복: sự phục hồi, sự hồi phục
시위: sự thị uy, việc biểu tình
수많다: vô số, rất nhiều
항쟁: sự đối kháng, sự đấu tranh, sự kháng cự
직선제: chế độ bầu cử trực tiếp
개정: sự chỉnh sửa, sự sửa đổi, sự điều chỉnh
담다: chứa đựng
02. 한국은 왜 국가 기관의 권력을 나누어 놓았을까?
Tại sao Hàn Quốc phải phân chia quyền lực của cơ quan nhà nước?
권력 분립의 필요성 Tính cần thiết của sự phân lập quyền lực
국가의 모든 일을 한 사람이 결정한다면 국민의 자유와 권리는 보장되기 어렵다. 권력을 가진 사람이 자신이나 가족, 친구 등에게만 유리한 결정을 내릴 수도 있다. 따라서 오늘날 한국을 비롯한 대부분의 민주주의 국가는 국가 권력이 특정 개인이나 집단에 집중되지 않도록 몇 개로 나누어 각각을 독립시켜 놓고 있다.
Nếu chỉ một cá nhân quyết định tất cả công việc của nhà nước thì khó mà đảm bảo được quyền lợi và tự do của người dân. Người nắm quyền ấy có thể sẽ chỉ đưa ra quyết định có lợi cho bản thân, gia đình, bạn bè của họ. Theo đó ngày nay hầu hết mọi quốc gia dân chủ bao gồm cả Hàn Quốc đang phân chia quyền lực nhà nước thành một vài cơ quan tồn tại độc lập riêng để không bị tập trung vào một cá nhân hay nhóm riêng biệt nào cả.
분립: sự phân lập
필요성: tính tất yếu, tính chất nhất thiết phải có
유리하다: có lợi
비롯하다: làm đầu, dẫn đầu (Lấy cái trước làm đầu tiên trong nhiều thứ và bao gồm cả cái khác với trọng tâm là cái đó)
특정: sự riêng biệt, sự cá biệt
집단: tập đoàn, nhóm, bầy đàn
각각: từng, mỗi/mỗi một, riêng, từng
독립시키다: làm cho tồn tại độc lập, làm cho riêng biệt
국가 권력을 여러 기관이 나누어 갖도록 하는 원칙을 ‘권력 분립의 원칙’이라고 한다. 한국은 민주주의 실현을 위해 국가 권력을 입법부 (국회), 행정부 (정부), 사법부 (법원)로 나누어 놓았다. 국가 권력을 세 개로 분리해 놓았다는 의미에서 이를 ‘삼권 분립’이라고도 한다. 이처럼 권력을 몇 개로 분리해 놓으면 특정 개인이나 집단이 국가의 중요한 일을 마음대로 처리하기 어렵다. 권력 분립은 궁극적으로 국민의 권리와 이익을 보호하는데 기여할 수 있다.
Nguyên tắc để quyền lực nhà nước được nhiều cơ quan phân chia và nắm giữ được gọi là ‘Nguyên tắc phân lập quyền lực’. Để Hàn Quốc hiện thực chủ nghĩa dân chủ, quyền lực quốc gia được phân chia thành cơ quan lập pháp (Quốc hội), cơ quan hành pháp (Chính phủ), cơ quan tư pháp (Toà án). Đây được gọi là Tam quyền phân lập với ý nghĩa phân chia quyền lực nhà nước thành ba cơ quan. Nếu phân lập quyền lực như vậy thì một cá nhân hay nhóm riêng biệt khó có thể tùy ý giải quyết các việc quan trọng của nhà nước. Cuối cùng phân lập quyền lực có thể góp phần bảo vệ quyền lợi và lợi ích của người dân.
실현: sự thực hiện, hiện thực (Việc đạt được thực tế những điều như ước mơ hay kế hoạch)
입법부: cơ quan lập pháp (Về mặt nguyên tắc là từ chỉ quốc hội, cơ quan nhà nước chế định luật pháp)
행정부: cơ quan hành pháp, cơ quan chính phủ (Cơ quan trong đó người đứng đầu là tổng thống, được giao làm công việc hành chính của đất nước)
사법부: Bộ tư pháp, cơ quan tư pháp (Nơi bao gồm Pháp viện là nơi có quyền hạn áp dụng luật pháp để xem xét đúng sai về vụ việc và tất cả các cơ quan do Pháp viện quản lý)
궁극적: tính cùng cực (Việc đạt đến kết thúc hay cuối cùng của công việc nào đó)
삼권 분립을 통한 권력의 견제와 균형 Kiểm tra và cân bằng quyền lực thông qua Tam quyền phân lập
국민이 뽑은 대표들이 모인 입법부 (국회)에서 만드는 법은 국가를 운영하는 기본적인 규칙이 된다.
행정부 (정부)는 입법부에서 제정한 법에 따라 국민을 위한 다양한 정책과 활동을 펼친다.
사법부 (법원)는 입법부가 만든 법을 해석하고 적용하여 재판을 한다.
Pháp luật do cơ quan lập pháp (Quốc hội) – nơi tập hợp các đại biểu do người dân bầu ra, trở thành những quy tắc cơ bản để điều hành đất nước.
Cơ quan hành pháp (Chính phủ) mở rộng các hoạt động và chính sách đa dạng dành cho người dân dựa trên pháp luật từ cơ quan hành pháp ban hành.
Cơ quan tư pháp (Toà án) phân tích và áp dụng luật pháp do cơ quan lập pháp đưa ra để xét xử.
규칙: quy tắc
제정하다: ban hành, quy định
펼치다: mở rộng, mở ra
해석하다: phân tích, chú giải
이 세 기관은 각각 다른 두 기관을 견제한다.
입법부는 행정부와 사법부의 고위 공무원이 헌법과 법을 위반했을 때 그를 파면하도록 헌법재판소에 요청할 수 있다. 행정부의 대통령은 입법부가 만든 법안을 거부할 수 있다. 사법부는 국회에서 만든 법안이 헌법에 위반되는지 여부를 판단해 달라고 헌법재판소에 요청할 수 있다.
이와 같은 방식으로 입법부, 행정부, 사법부는 어느 한쪽이 권력을 함부로 사용하지 못하도록 견제하면서 균형을 이룰 수 있도록 하였다.
Mỗi cơ quan trong ba cơ quan này sẽ kìm hãm hai cơ quan còn lại.
Cơ quan lập pháp có thể yêu cầu Toà án Hiến pháp cách chức các quan chức cấp cao của cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp khi vi phạm Hiến pháp và Luật pháp. Tổng thống ở cơ quan hành pháp có thể bác bỏ dự thảo luật do cơ quan tư pháp ban hành. Cơ quan tư pháp có thể yêu cầu Toà án hiến pháp thẩm định xem dự thảo luật được Quốc hội đưa ra liệu có vi phạm Hiến pháp hay không.
Bằng cách này, vừa có thể đạt được sự cân bằng vừa kìm hãm để một bên nào đó trong Cơ quan lập pháp – hành pháp – tư pháp không thể sử dụng quyền lực một cách tùy tiện.
견제하다: kìm hãm, cản trở (Làm cho đối phương không thể hoạt động tự do)
위반하다: vi phạm
헌법재판소: Tòa án hiến pháp
거부하다: từ chối, khước từ, bác bỏ
법안: dự thảo luật (Đề án hoặc văn bản điều chỉnh theo từng hạng mục định làm thành luật rồi trình lên quốc hội)
여부: có hay không
판단하다: phán đoán (Định ra suy nghĩ về cái nào đó theo tiêu chuẩn hay lô gíc)
함부로: một cách hàm hồ, một cách tùy tiện
이루다: đạt được
알아두면 좋아요:
민주 정치의 반대말은 무엇일까? Ngược lại với chính trị dân chủ là gì?
독재 정치는 민주 정치의 반대말이다. 독재는 어떤 개인이나 단체 등이 모든 권력을 차지하고 일을 마음대로 처리하는 것이다. 한국에서도 독재 정치가 이루어진 시기가 있었다. 일부 대통령들은 대통령직을 오래 유지하기 위한 과정에서 또는 정권을 얻기 위한 과정에서 불법이나 폭력을 이용하기도 했다. 그로 인해 많은 사람이 억압당하고 희생되었다는 점에서 독재 정치는 비판을 받는다.
Chính trị độc tài (chuyên quyền) là đối ngược của chính trị dân chủ. Nền độc tài là khi một cá nhân hay nhóm nắm mọi quyền lực và xử lý mọi việc theo ý muốn. Ở Hàn Quốc cũng từng có một thời kỳ trở thành chính trị độc tài. Một số tổng thống sử dụng bạo lực hay sự phi pháp trong quá trình để giành được quyền lực và duy trì lâu dài chức tổng thống. Do đó mà nhiều người đã bị đàn áp và hy sinh, đó chính là điểm mà chế độ độc tài bị chỉ trích phê phán.
독재: sự độc tài, nền độc tài
억압당하다: bị áp bức, bị cưỡng bức
비판: sự phê phán, chỉ trích