(P4) 고려시대 – Triều đại Goryeo

0
1014

8세기 후반, 신라는 중앙 귀족들의 권력 쟁탈전으로 쇠약해졌다. 지방 통제력이 약화되자 10세기에는 견훤과 궁예로 대표되는 지방 세력들이 독자적인 정권을 세웠다. 892년 견훤은 완산주를 도읍으로 전라도와 충청도 지역을 지배하는 후백제를 건국했다. 901년에는 신라 왕족 출신인 궁예가 강원도와 경기도 일대를 장악하고 송악(개성)에 후고구려를 건국했다. 그는 영토를 확장하고 국가 기반을 정비한 후 수도를 철원으로 옮기고 나라 이름도 태봉으로 바꿨다.

Vào cuối thế kỷ 8, Silla đã bị suy yếu do đấu tranh nội bộ giành quyền lực trong giới quý tộc. Vào thế kỷ 10, lãnh đạo của các bè phái hùng mạnh ở địa phương như Gyeon Hwon và Gungye đã thành lập triều đại riêng. Vào năm 892, Gyeon Hwon đã thành lập vương quốc tên gọi là Hubaekje (Hậu Baekje), lấy thủ đô là Wansanju và giành quyền kiểm soát tỉnh Jeolla-do và Chungcheong-do ngày nay. Vào năm 901, Gungye, một thành viên của gia tộc hoàng gia Silla, đã nắm quyền kiểm soát tỉnh Gangwon-do và Gyeonggido, thành lập quốc gia Hugoguryeo (Hậu Goguryeo) ở Songak (ngày nay là Gaeseong). Ông đã mở rộng lãnh thổ, cải cách hệ thống thống trị và chuyển kinh thành về Cheolwon. Ông cũng thay đổi tên hiệu quốc gia thành Taebong.

청자상감운학문매병 (고려, 12세기) – 비취색의 청자는 고려시대를 대표하는데, 빚는 과정에서 표면에 홈을 파내고 희고 검은 흙으로 채워 넣는 방식으로 문양을 나타냈다. 이러한 상감기법은 세계적으로도 독창적인 기술에 속한다. Bình hoa gốm sứ xanh khắc chìm họa tiết mây và hạc (Goryeo, thế kỷ 12) – Đồ sứ tráng men ngọc bích xanh đại diện cho đồ gốm thời đại Goryeo. Các hoa văn tinh xảo này được tạo ra bằng cách tạo rãnh họa tiết trên bề mặt rồi lấp đất sét trắng và đen vào các rãnh này. Kỹ thuật khắc chìm này được xem là kỹ thuật độc đáo trên thế giới. 금속활자 인쇄본 ‘직지’ (고려, 14세기) – Cuốn sách được in bằng kim loại “Jikji” (Goryeo thế kỷ 14)

지방의 호족 세력을 통제하며 왕권을 강화하는 과정에서 민심을 잃은 궁예는 918년 송악의 호족인 왕건에게 쫓겨났다. 왕건은 나라 이름을 고구려를 계승한다는 의미로 고려라고 짓고 수도를 송악으로 옮겼다. 고려는 후백제를 공격하는 반면, 신라에는 적극적인 포용 정책을 폈다.

Bài viết liên quan  경주, APEC 정상회의 개최 도시 선정 - Thành phố Gyeongju được bình chọn là địa điểm tổ chức Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 32

Tuy nhiên, việc cố gắng kiểm soát các lãnh đạo địa phương và củng cố ngai vàng của Gungye đã làm mất lòng tin của dân chúng. Vào năm 918, ông đã bị Wang Geon, một lãnh đạo địa phương từ Songak, đánh bại. Wang Geon đã thay đổi quốc hiệu thành Goryeo, tuyên bố rằng quốc gia sẽ thừa kế Goguryeo và di chuyển kinh đô tới Songak. Mặc dù đối địch với Hậu Baekje, Goryeo lại xây dựng chính sách ủng hộ tích cực với Silla.

935년 통일신라는 고려에 항복해 전쟁 없이 흡수됐다. 후백제에서는 지배층의 내분이 일어나 견훤이 왕건에게 투항했으며, 왕건은 936년 후백제를 공격하여 멸망시킴으로써 후삼국을 통일했다. 고려는 유학을 정치이념으로 받아들이고 국자감과 향교 등을 세워 수준 높은 교육을 했다. 불교도 번성하여 사회 전반에 큰 영향력을 미쳤다. 토속신앙과 융합된 연등회, 팔관회도 열리는 등 고려는 종교에서 포용성을 보여줬다.

Vào năm 935, Silla thống nhất đã hợp nhất vào Goryeo mà không cần chiến tranh. Do tranh chấp quyền lực giữa những người lãnh đạo ở Hậu Baekje, Gyeon Hwon đã đầu hàng Wang Geon. Wang Geon thống nhất Tam Quốc bằng cách tấn công và tiêu diệt Hậu Baekje vào năm 936. Goryeo thừa nhận Khổng giáo là hệ tư tưởng chính trị và thành lập một hệ thống giáo dục hiệu quả bằng cách thành lập Gukjagam (Quốc tử giám) và rất nhiều hyanggyo (trường học tư nhân địa phương). Phật giáo cũng phát triển mạnh mẽ và có ảnh hưởng lớn đến xã hội Goryeo. Goryeo cũng cho thấy sự khoan dung với việc chấp nhận các tôn giáo khác, được biểu hiện trong các lễ hội dung hợp với tín ngưỡng dân gian như Yeondeunghoe (Lễ hội diễu hành đèn hoa sen) và Palgwanhoe (Lễ hội tám lời thề).

고려는 중국의 송을 비롯하여 여러 나라와도 활발히 교류했다. 수도인 개성에 들어가는 관문 벽란도에는 송, 서역과 아라비아, 동남아시아, 일본의 상인들이 빈번히 드나들었다. 송 상인들은 비단과 약재, 고려 상인들은 삼베와 인삼 등을 팔았다. 아랍 지역에선 상아, 수정, 호박 등 보석이 들어왔다. 한국을 ‘코리아’라고 부르는데 이 명칭은 바로 이 ‘고려’에서 비롯됐다.

Goryeo tích cực trao đổi với nhà Tống Trung Quốc và các nước khác. Nhiều thương nhân từ nhà Tống Trung Quốc, Trung Á, Ả Rập, Đông Nam Á và Nhật Bản đã đến Byeongnando, cửa ngõ vào kinh đô Gaeseong. Các thương nhân từ nhà Tống Trung Quốc bán lụa và thảo dược, trong khi các thương nhân từ Goryeo bán quần áo sợi gai dầu và nhân sâm. Các sản vật quý như ngà, pha lê, hổ phách được mang đến từ khu vực Ả Rập. Và cái tên “Korea” đã bắt nguồn từ chữ “Goryeo” trong giai đoạn này.

Bài viết liên quan  한국 여자 양궁 단체전 금메달···올림픽 10연패 신화 쐈다 - Hàn Quốc thống trị bộ môn bắn cung trong 10 kỳ Olympic gần đây nhất

고려 시대는 찬란한 문화를 자랑한다. 비취색 도자기 표면을 파고 무늬를 넣은 ‘상감’ 기법의 상감청자는 전 세계 어디에도 없는 독창적인 예술품이다.. Vương quốc Goryeo đã khai sinh ra một nền văn hóa huy hoàng. Kỹ thuật “nạm khảm” trên gốm sứ xanh là kỹ thuật đào rãnh trên bề mặt gốm sứ xanh ngọc bích để tạo nên các hoa văn họa tiết. Đây là nghệ thuật độc đáo không thể so sánh ở bất kỳ nơi nào trên thế giới vào thời điểm đó.

8만 1,258장의 나무판에 불교 경전을 조각해 종이에 인쇄한 팔만대장경은 이 시대 불교문화의 정수이자 세계 목판인쇄의 최고봉이다. 또한 세계 최초의 금속활자도 고려인이 발명했다. 한국 역사기록에 따르면, 고려가 금속인쇄 기술을 발명한 시기는 서양보다 200년 이상 앞선다. 현존하는 인쇄물로는 1377년에 나온 ‘직지’라는 책이 있다. 1455년에 인쇄된 서양 최초의 금속활자 인쇄본보다 78년이나 앞선 이 책은 프랑스 국립도서관에 소장돼 있으며, 2001년 세계기록유산으로 등재됐다.

Bộ Đại tạng kinh Phật khắc chạm trên 81.258 bản in gỗ được làm trong giai đoạn Goryeo, là tinh hoa của văn hóa Phật giáo và là đỉnh cao thành tựu công nghệ in gỗ trên thế giới. Mẫu in kim loại đầu tiên trên thế giới cũng được phát minh trong giai đoạn Goryeo. Theo các ghi chép có liên quan, người Goryeo đã phát minh ra các mẫu in kim loại sớm hơn 200 năm so với phương Tây. Một quyển sách có tiêu đề Jikji (tuyển tập bài giảng của các nhà sư) được in vào năm 1377 bằng mẫu in kim loại. Cuốn sách này ra đời sớm hơn 78 năm trước bản in kim loại đầu tiên ở phương Tây được in vào năm 1455. Cuốn “Jikji” hiện được lưu giữ tại thư viện quốc gia Pháp và được ghi vào Di sản tư liệu của thế giới vào năm 2001.

Bài viết liên quan  무령왕, 백제를 말하다 - Baekje lộ diện
고려(11세기) 지도 – Bản đồ Goryeo (Thế kỷ 11)

몽골과의 전쟁 – Chiến tranh với người Mông Cổ
13세기 초 중국의 정세는 급변했다. 유목민인 몽골족이 통일 국가를 이루면서 중국의 금나라를 멸망시키고 한반도로 세력을 확장했다. 몽골은 1231년 1차 침입 이래 7차례나 고려를 침략했다. 고려는 수도를 강화도로 옮기고 군인은 물론 백성과 노비 등 일반 민중까지 합세하여 몽골군과 처절한 전투를 벌였다.

Vào đầu thế kỷ 13, tình hình Trung Quốc đã thay đổi nhanh chóng. Người Mông Cổ xâm chiếm nhà Kim ở Trung Quốc và mở rộng ảnh hưởng đến bán đảo Triều Tiên. Quân Mông Cổ đã xâm lược Goryeo bảy lần kể từ cuộc xâm lược đầu tiên vào năm 1231. Goryeo chuyển kinh đô đến Ganghwa-do, thậm chí dân thường và nô lệ cũng phải đi lính để chiến đấu chống quân Mông Cổ.

1259년 두 나라 사이에 강화가 이뤄졌으며, 원나라는 고려 왕국의 존속 보장과 몽골군의 즉각 철수 등 고려 측 6개 요구를 모두 수락했다. 이는 고려를 직할 통치하려던 몽골에 끈질기게 항전한 결과였다. 강화는 성립됐으나 몽골에 항쟁하던 군대인 삼별초는 황제를 옹립하고, 진도를 거점으로 한반도 남부를 지배하며 전쟁을 계속했다. 진도가 함락되자 제주도로 옮겨가 1273년까지 저항했다.

Năm 1259, hai nước đã thống nhất thương lượng với nhau, nhà Nguyên đã chấp nhận sáu điều kiện hòa bình của Goryeo, bao gồm đảm bảo sự tiếp tục tồn tại của triều đại Goryeo và quân Mông Cổ ngay lập tức rút khỏi bán đảo Triều Tiên. Hiệp định là kết quả của việc Goryeo bền bỉ chống lại kế hoạch của Mông Cổ muốn kiểm soát Goryeo. Bất chấp thỏa thuận với người Mông Cổ, một nhóm quân Goryeo là Sambyeolcho vẫn tiếp tục chiến đấu với quân Mông Cổ. Họ tự xưng đế, chuyển căn cứ hoạt động về đảo Jindo và cai quản vùng phía Nam của bán đảo Triều Tiên. Khi đảo Jindo thất thủ, họ chuyển đến đảo Jeju và chống cự cho đến năm 1273.

무려 42년간 당시 세계 최강 제국인 몽골 군대와 맞선 고려의 저항은 강인한 투쟁 정신의 표상이었다. 그러나 이 과정에서 국토는 황폐해지고, 민생은 피폐해졌으며, 황룡사 9층 탑을 비롯한 수많은 문화유산이 몽골군에게 파괴됐다.

Chiến dịch 42 năm chống lại quân Mông Cổ, thế lực hùng mạnh nhất thế giới vào thời điểm đó đã là minh chứng cho tinh thần bền bỉ và bất khuất của dân tộc Goryeo. Tuy nhiên, nông nghiệp, đất đai đã bị tàn phá nặng nề và cuộc sống người dân bị hủy hoại do nhiều năm dài chiến tranh. Mông Cổ đã phá hủy nhiều di sản văn hóa quý giá, trong đó có tháp chín tầng tại chùa Hwangnyongsa.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here