Trong phần ngữ pháp sơ cấp chúng ta đã biết 3 cấu trúc (biểu hiện) thể hiện lý do đó là ‘-아/어서’, ‘(으)니까’, ‘-기 때문에’, trong bài viết này chúng ta hãy cùng xem tiếp 7 cấu trúc (biểu hiện) lý do khác cũng hay được dùng đến thuộc phần ngữ pháp trung cấp.
1 -거든요
2 -잖아요
3 -느라고
4 -는 바람에
5 -(으)ㄴ/는 탓에
6 -고 해서
7 -(으)ㄹ까 봐
1. -거든요
가: 자야 씨, 오늘도 이 식당에 가려고요?
Jaya này, hôm nay bạn lại đinh đi đến nhà hàng đó nữa à?
나: 네, 여기가 정말 맛있거든요. 마크 씨도 같이 갈래요?
Ừ, ở đó đồ ăn ngon mà. Mark cũng đi cùng chứ?
가: 오늘 왜 그렇게 피곤해 보여요?
Sao hôm nay trông bạn có vẻ mệt thế?
나: 어제 영화를 보느라고 잠을 못 잤거든요.
Hôm qua tôi xem phim nên không ngủ được.
Sử dụng cấu trúc này để đáp lại câu hỏi, hoặc khi người nói muốn đưa ra ý kiến, lý do mà người nghe chưa biết tới. Chú ý chỉ sử dụng trong văn nói, không sử dụng trong văn viết. Ngoài ra, dùng cấu trúc này khi trò chuyện với những người thân thiết, không dùng trong trường hợp trang trọng như phát biểu.
가: 제주도에 갔을 때 한라산에 올라가셨어요?
Bạn có leo núi Halla khi bạn đến đảo Jeju không?
나: 아니요, 못 갔어요. 날씨가 안 좋았거든요.
Không, tôi không đi được vì thời tiết xấu mà.
가: 피곤하실 텐데 오늘도 요가를 하러 가시는 거 예요?
Chắc bạn mệt rồi, mà hôm nay vẫn định đi tập yoga à?
나: 네, 요가를 하고 나면 몸이 가벼워지거든요. 그래서 피곤해도 요가를 하러 가요.
Ừ, tôi cảm thấy cơ thể nhẹ nhõm sau khi tập yoga, vì thế kể cả mệt thì tôi vẫn đi tập yoga.
가: 요즘 비가 정말 자주 오네요. .
Dạo này mưa nhiều quá nhỉ.
나: 요즘 장마철이거든요. 한 달 동안은 계속 올 거예요.
Dạo này mùa mưa mà. Gòn mưa suốt một tháng nữa cơ.
Lưu ý:
1. Khi sử dụng để chỉ lý do, câu văn chứa 거든요 không thể xuất hiện ở vị trí đầu của cuộc đối thoại được. Nó chỉ có thể xuất hiện sau khi người nói đưa ra một ý kiến nào đó hoặc được dùng để trả lời câu hỏi.
가: 좋아하는 가수 있어요?
Bạn thích ca sĩ nào không?
나: 네, 노래를 잘하거든요. 가수 ‘비’를 좋아해요. (X)
—> 노래를 잘해서 가수 ‘비’를 좋아해요 (〇)
Tôi thích Bi Rain vì anh ấy hát hay.
가: 그 가수를 왜 좋아해요?
Tại sao bạn thích ca sĩ đó?
나: 정말 노래를 잘하거든요. (〇)
Anh ấy hát hay mà.
2. Cấu trúc này còn được sử dụng để dẫn nhập, mở đầu trước khi người nói truyền tải điều gì đó cho người nghe. Vì vậy, nó ám chỉ rằng người nói vẫn còn điều gì muốn nói thêm.
가: 최송한데요, 이 근처에 은행이 어디에 있어요?
Xin lỗi, gần đây có ngân hàng nào không ạ?
나: 이 길로 쭉 가시면 편의점이 나오거든요. 편의점 건너편에 은행이 있어요.
Đi thẳng đường này là sẽ xuất hiện cửa hàng tiện lợi. Có ngân hàng ở phía đối diện của cửa hàng tiện lợi.
가: 윤호 씨, 제가 오늘 주영 씨를 만나기로 했거든요. 윤호 씨도 같이 가실래요?
Yunho à, hôm nay tồí quyết định đi gặp Juyeong. Bạn đi cùng tôi nhé?
나: 저도 주영 씨가 보고 싶었는데 잘 됐네요. 같이 가요.
Được thôi. Tôi cũng muốn gặp Juyeong. Đi nào.
가: 저 가수를 왜 좋아해요?
Tại sao bạn thích ca sĩ đó?
나: 노래도 잘하고 멋있잖아요.
Anh ấy hát hay và (như bạn biết đó) cũng rất đẹp trai.
가: 카일리 씨가 일본어를 정말 잘하네요!
Kylie giỏi tiếng Nhật thật đó.
나: 카일리 씨는 일본에서 공부했잖아요. 지난번에 카일리 씨가 말했는데 생각 안 나요?
Chẳng phải Kylie đã học ở Nhật còn gì. Lần trước Kylie đã nói rồi cậu không nhớ sao?
1. Sử dụng cấu trúc này khi người nói muốn đưa ra lý do mà người nghe cũng biết hoặc người nói muốn gợi lại cho người nghe lý do mà có vẻ người nghe đã quên. Chi sử dụng cấu trúc này trong văn nói, không dùng trong văn viết. Thêm vào đó, không sử dụng cấu trúc này trong các bối cảnh trang trọng.
가: 이번에도 양강 씨가 1등을 했네요!
Yang Gang lần này lại đứng thứ nhất nhỉ.
나: 양강 씨는 항상 열심히 공부하잖아요.
Yang Gang luôn luôn học hành rất chăm chỉ còn gì.
가: 네, 맞아요. 양강 씨는 언제나 열심히 공부하지요.
Ừ, đúng rồi, đúng là Yang Gang lúc nào cũng học chăm chỉ.
가: 수진 씨가 언제 고향으로 돌아가지요?
Khi nào Sujin về quê?
나: 지난주 토요일에 돌아갔잖아요.
Thứ 7 tuần trước cô ấy đã về rồi còn gì.
가: 아, 맞아요. 수진 씨 배웅하러 공항에도 같이 갔었지요?
À, đúng rồi, chúng mình đã đi cùng đến tận sân bay để tiễn cô ấy rồi mà nhỉ?
가: 세영 씨가 집에 온다고 해서 복숭아를 좀 샀어요.
Em mua ít đào vì Seyeong nói cô ấy sẽ đến nhà chơi
나: 여보, 그 친구는 복숭아 알레르기가 있잖아.
Mình à, Seỵeong dị ứng với đào mà.
가: 아, 그랬죠? 깜빡했네요.
À, ừ nhỉ? Anh quên béng mất.
2. Ngoài ra còn sử dụng cấu trúc này để trách mắng hoặc quở trách người nghe khi không nghe theo lời khuyên của người nói dẫn đến kết quả không tốt nào đó. Trong trường hợp này, thường sử dụng với câu trích dẫn gián tiếp lời khuyên của người nói.
가: 엄마, 어떻게 해요? 학교에 늦겠어요.
Mẹ ơi, làm thế nào bây giờ? Con muộn học mất.
나: 그래서 어제 일찍 자라고 했잖아.
Mẹ đã bảo con tối qua ngủ sớm đi còn gì.
가: 그 남자가 알고 보니 정말 나쁜 사람이었어요.
Biết anh ta rồi thì mới thấy anh ấy là người xấu.
나: 그거 봐요, 내가 뭐라고 했어요. 그 사람 나쁜 사람 같다고 했잖양요.
Đấy, thấy chưa mình đã nói rồi. Mình đã bảo anh ấy trông giống người xấu rồi mà.
3. -느라고
가: 자야 씨, 왜 숙제를 안 했어요?
Jaya, sao em không làm bài tập?
나: 어젯밤에 축구를 보느라고 숙제를 못 했어요.
Đêm qua em xem bóng đá nên đã không làm được ạ.
가: 주말에 뭐 하셨어요?
Cuối tuần chị đã làm gì?
나: 김장했어요. 김장을 하느라고 정말 힘들었어요.
Tôi làm kim chi. Vì làm kim chi nên tôi mệt quá.
Cấu trúc này bao gồm mệnh đề trước là nguyên nhân lý do dẫn đến kết quả ở mệnh đề sau, chủ yếu là kết quả tiêu cực. cấu trúc này cũng có thể sử dụng dưới clạng ‘-느라’
가: 요즘 카일리 씨는 어떻게 지내요? Dạo này Kylie thế nào?
나: 결혼 준비를 하느라고 정신이 없는 것 같아요.
Cô ấy chuẩn bị kết hôn nên có vẻ bận.
가: 시험 때문에 많이 바쁘지요? Vì thi nên bạn bận lắm đúng không?
나: 네, 요즘 시험공부를 하느라고 친구들을 통 못 만났어요.
Vâng, gần đây tôi không thể gặp được bạn bè vì bận ôn thi.
가: 왜 늦었어요? Sao bạn đến muộn thế?
나: 죄송해요. 컴퓨터를 고치러 갔다 오느라 늦었어요.
Tôi xin lỗi. Tôi đi sửa máy tính nên đến muộn.
1. ‘-느라고’ diễn tả một thực tế rằng hành động hay trạng thái ở mệnh đề trước diễn ra liên tục, trùng với một phần hoặc hoàn toàn với hành động hay trạng thái ở mệnh đề sau.
출입국관리사무소에 가느라고 학교에 못 갔어요.
Tôi không thể đến trường vì đã đi đến Cục xuất nhập cảnh.
(Hành động đi đến cục xuất nhập cảnh trùng với thời gian lớp học diễn ra, vì vậy, tôi đã không thể tham dự tiết học.)
2. Khi sử dụng -느라고,cần chú ý một số nguyên tắc sau:
(1) Vì mệnh đề sau tiêu cực hoặc không mong muốn (바쁘다, 힘들다, 피곤하다, 못하다, 안 하다, … bận, mệt, không thể làm, không làm…) nên nếu ta dùng với nghĩa tích cực thì câu sẽ mất tự nhiên.
데이트를 하느라고 기분이 좋아요. (X)
ᅳ> 데이트를 해서 기분이 좋아요. (〇)
—> 데이트를 느라고 요즘 시간이 없어요.(〇)
Thêm vào đó, 一느라고 thường được dùng mặc định vơi các động từ như 고생하다, 수고하다,
• 야근하느라고 수고하셨어요.
• 그동안 우리를 가르치시느라고 고생 많으셨어요.
(2) Chỉ những động từ yêu cầu thời gian, sức lực, ý chí của chủ thể hành động mới được phép đứng trước -느라고.
• 교통사고가 나느라고 회사에 지각했어요. (X)
• 비가 많이 오느라고 등산을 못했어요. (X)
• 바쁘느라고 여행을 못 갔어요. (X)
교통사고가 나다,비가 오다 không yêu cầu ý chí của chủ thể, còn 바쁘다 không phải động từ.
(3) Chủ ngữ ở hai mệnh đề phải đồng nhất.
자야 씨는 잠을 자느라고 (자야 씨는) 전화를 못 받았습니다. (〇)
° 자야 씨는 잠을 자느라고 마크 씨는 전화를 못 받았습니다. (X)
(4) -느라고 không kết hợp với dạng mệnh lệnh và thỉnh dụ.
• 춤을 추느라고 나이트클럽에 갑시다. / 가십시오. (X)
ᅳ> 춤을 추러 나이트클럽에 갑시다. (〇)
• 쇼핑을 하느라고 돈을 씁시다. / 쓰십시오. (X)
ᅳ> 쇼핑을 하느라고 돈을 다 썼어요. (〇)
(5) Không sử dụng hình thức quá khứ -았/었 trước -느라고.
• 어제 숙제를 했느라고 잠을 못 잤어요. (X)
一> 어제 숙제를 하느라고 잠을 못 잤어요. (〇)
가: 마크 씨가 병원에 입원했다면서요?
Nghe nói Mark nhập viện à?
나: 네, 교통사고가 나는 바람에 다쳐서 병원에 입원했대요.
Vâng, anh ấy anh ấy bị thương phải nhập viện do tai nạn giao thông.
가: 그선수가 금메달을 딸 줄 알았는데 왜 못 땄지요?
Tôi đã nghĩ rằng tuyển thủ đó sẽ giành được huy chương vàng nhưng tại sao lại không được vậy?
나: 경기를 하다가 넘어지는 바람에 금메달을 못 땄어요.
Lúc thi đấu thì anh ấy bị ngã nên không giành được huy chương vàng.
Cấu trúc này được sử dụng khi mệnh đề trước mô tả một lý do hay nguyên nhân do cho kết quả ở mệnh đề sau. Thông thường, mệnh đề trước diễn tả tình huống hoặc hoàn cảnh gây ảnh hưởng tiêu cực đến mệnh đề sau hoặc gây ra một kết quả không mong muốn.
휴대전화가 갑자기 고장 나는 바람에 연락을 못 했어요.
Tại điện thoại tự nhiên hỏng nên tôi không thể liên lạc được với bạn.
태풍이 오는 바람에 비행기가 취소됐어요.
Tại có bão nên chuyến bay bị hủy.
급하게 먹는 바람에 체했어요.
Tại ăn vội vàng nên tôi đã bị nghẹn.
Lưu ý:
1. -는 바람에 chỉ kết hợp được với động từ.
• 날씨가 갑자기 추운 바람에 감기에 걸렸어요. (X)
-> 날씨가 갑자기 추워진 바람에 감기에 걸렸어요. (〇)
Không sử dụng 춥다 vì 춥다 là tính từ. Chúng ta cần chuyển về hình thức của động từ là 추워지다.
2. Vì cấu trúc này mô tả lý do đã xảy ra rồi nên mệnh đề sau bắt buộc chia hình thức quá khứ.
비가 많이 오는 바람에 흥수가 날 것 같아요. (X)
ᅳ> 비가 많이 오는 바람에 흥수가 났어요. (〇)
3. Vì mệnh đề sau -는 바람에 luôn chia ở hình thức quá khứ nên không thể kết hợp với câu mệnh lệnh hoặc câu thỉnh dụ.
• 신용카드를 잃어버리는 바람에 은행에 가십시오./ 갈까요? (X)
—> 신용카드를 잃어버리는 바람에 은행에 갔습니다. (〇)
4. Cấu trúc này chủ yếu sử dụng trong câu tiêu cực nên nếu chúng ta mô tả lý do tích cực thì câu sẽ mất tự nhiên.
• 남자 친구가 선물을 사 주는 바람에 기분이 좋아졌습니다. (X)
ᅳ> 남자 친구가 선물을 사 주어서 기분이 좋아졌습니다. (〇)
Tuy nhiên, thỉnh thoảng cũng có thể dùng cấu trúc này trong tình huống mang tính tích cực khi kết quả xảy ra ngoài dự đoán.
가: 윤주 씨, 기분이 좋아 보이네요.
Yunju, bạn có vẻ vui nhỉ?
나: 언니가 갑자기 부산으로 이사를 가는 바람에 방을 혼자 쓰게 되었거든요.
Chị tôi đột nhiên chuyển đến Busan nên tôi được sử dụng phòng một mình.
동호 씨는 컴퓨터게임을 늦게까지 하는 탓에 지각을 하는 경우가 많다.
Dongho thường đến muộn do chơi game đến tận khuya.
Có nhiều cấu trúc diễn tả lý do, tuy nhiên chúng khác nhau như sau, hãy xem thật kỹ bảng bên dưới: