[KIIP sách mới – Trung cấp 1] 13과: 직장 생활 – Đời sống công việc

0
12610

Từ vựng (Trang 168)
1.
회의를 하다: họp, họp bàn
업무 지시를 하다 / 받다: chỉ thị công việc (Sai bảo ai làm công việc gì đó)/ nhận chỉ thị công việc
업무를 보고하다: báo cáo công việc
서류를 작성하다: viết hồ sơ, làm giấy tờ
결재를 하다 / 받다: phê chuẩn, cho phép/ nhận phê chuẩn, phê duyệt

2.
기계를 정비하다 / 작동을 확인하다: bảo dưỡng máy móc/ kiểm tra sự hoạt động, sự vận hành
공구를 준비하다: chuẩn bị công cụ, dụng cụ, vật dụng
재고를 정리하다: sắp xếp, chỉnh lý hàng tồn kho
자재를 주문하다: đặt hàng nguyên vật liệu
작업 일지를 작성하다 / 제출하다: viết nhật ký công việc/ nộp ghi chép công việc hàng ngày (nộp nhật ký công việc)

문법 (Trang 169, 170): Bấm vào tên tiêu đề ngữ pháp bên dưới để xem chi tiết
1. [Ngữ pháp] Động từ – 게 하다 Bắt/ khiến/sai/biểu/làm cho ai làm gì; để cho/ cho phép ai làm gì
Nền tảng của cấu trúc này là một tác động, lý do, căn nguyên hay sự ảnh hưởng nào đó khiến một hành động xảy ra. Vì thế mà nó có thể được dịch ra theo hai cách tùy ngữ cảnh. Một là dựa trên sự ép buộc, thúc ép bắt/khiến/sai/biểu/làm cho ai đó làm việc gì đó. Và hai là dựa trên sự cho phép: để cho/cho phép ai làm gì đó. Hai phần bôi đậm chính là cách để dịch một câu sử dụng ngữ pháp – 게 하다 này. 

Ví dụ trong sách:
라흐만: 반장님, 오늘 작업을 다 마무리했는데요.
Tổ trưởng, hôm nay tôi đã hoàn thành tất cả công việc rồi.
반장님: 그래요? 그럼 작업 일지 잊지 말고 작성하세요. 그리고 팀원들에게도 작성하게 하세요.
Vậy sao? Vậy thì đừng quên nhật ký công việc và ghi chép ra. Và cũng bảo các thành viên trong nhóm ghi chép ra nha.

가: 이 약을 식후에 아이에게 먹게 하세요.
Hãy cho bé uống thuốc này sau bữa ăn nhen.
나: 네, 선생님, 식후 30분에 먹이면 되죠?
Vâng, bác sĩ. Uống sau bữa ăn 30 phút là được đúng không ạ?

· 아이에게 자기 방을 스스로 정리하게 하세요.
Hãy bắt trẻ nhỏ tự mình dọn dẹp phòng của bản thân.

. 출입국·외국인청에서 6개월 이상 거주하는 외국인에게 외국인 등록을 하게 합니다.
Người nước ngoài cư trú trên 6 tháng phải đăng ký tư cách người nước ngoài tại Cục Quản lý Xuất nhập cảnh cho người ngoại quốc.

2. [Ngữ pháp] Động từ + 어/아 가다, 어/아 오다 ‘đang, trở nên’
Được sử dụng sau thân động từ để chỉ hành vi nào đó đang được tiếp tục tiến hành hướng tới trạng thái cuối cùng (thể hiện một hành động, trạng thái hoặc sự biến đổi trạng thái nào đó vẫn tiếp tục diễn ra)
아/어 가다: 앞으로의 진행을 이야기할 때 사용하는 표현이다.
Đây là cách diễn đạt được sử dụng khi nói đến sự tiếp diễn trong tương lai.
아/어 오다: 과거로부터 지금까지의 진행을 이야기할 때 사용하는 표현이다.
Đây là cách diễn đạt được sử dụng khi nói đến sự tiếp diễn từ trong quá khứ cho đến tận bây giờ.

Ví dụ trong sách:
과장님: 회사 생활은 할 만해요?
Sinh hoạt ở công ty được chứ hả?
잠시드: 네. 선배님들이 잘 가르쳐 주셔서 잘 적응해 가고 있어요.
Vâng. Các tiền bối đã chỉ bảo rất nhiều nên đang thích ứng rất tốt ạ.

가: 안젤라 씨, 서류 번역 아직 멀었어요?
안젤라, việc biên dịch tài liệu vẫn còn lâu nữa hả?
나: 이제 거의 다 끝나 가요.
Hiện tại gần như sắp xong rồi ạ.

· 한국에 온 지 거의 3년이 되어 가요.
Tôi đã đến Hàn Quốc gần được 3 năm rồi.

· 지금은 한국 사람들의 일하는 방식을 알아 가는 중이에요.
Hiện giờ tôi đang tìm hiểu phương thức làm việc của người Hàn Quốc.

말하기 (Trang 171)
드미트리: 안젤라 씨, 무슨 안 좋은 일 있었어요?
안젤라, đã có chuyện gì không ổn hả?
안젤라: 얼마 전에 부장님이 저한테 중요한 계약서를 번역하게 하셨거든요. 그런데 어려운 말이 많아서 제대로 하지 못했어요.
Cách đây không lâu trưởng ban bảo tôi biên dịch một hợp đồng quan trọng. Nhưng tôi đã không thể làm một cách bài bản vì có nhiều câu khó.
드미트리: 그럼 미리 선배나 동료들한테 물어보지 그랬어요?
Vậy thì sao không thử hỏi trước các tiền bối hoặc đồng nghiệp xem sao?
안젤라: 사람들은 제가 잘 적응해 가는 줄 아는데 물어보기가 창피하더라고요. 이럴 때는 어떻게 하는 게 좋을까요?
Mọi người đã nghĩ là tôi đang thích ứng tốt nên việc hỏi cái đó rất đáng xấu hổ. Lúc này tôi phải làm gì mới tốt đây?
드미트리: 그럴 때는 내가 한 게 맞는지 주변 사람들에게 계속 물어보는 게 제일 좋아요.
Những lúc thế này việc tiếp tục hỏi mọi người xung quanh xem cái mình làm có đúng không sẽ là tốt nhất.

제대로: một cách bài bản
적응하다: thích ứng
창피하다: xấu hổ
주변: xung quanh

듣기 (Trang 172)
선 배(남): 안젤라 씨, 무슨 일 있어요? 아까부터 표정이 안 좋아 보여요.
안젤라, có chuyện gì à? Từ lúc nãy tới giờ nhìn vẻ mặt không được tốt.
안젤라(여): 사실은 아까 부장님께 휴가 신청서를 냈다가 한 소리 들었어요.
Thực ra vừa nãy tôi nộp đơn xin nghỉ phép lên trưởng ban thì đã bị nghe những lời la nói.
선 배(남): 부장님께서 뭐라고 하셨는데요?
Trưởng ban đã nói gì vậy?
안젤라(여): 저는 휴가를 쓰고 싶으면 날짜를 정하고, 휴가 신청서만 내면 된다고 생각했어요. 그래서 부장님께 1월 8일에 쉬겠다고 말씀을 드렸는데 그렇게 하면 안 된다고 하셨어요.
Tôi đã nghĩ rằng nếu muốn dùng ngày nghỉ phép thì định ngày nghỉ rồi nộp giấy xin nghỉ phép là được. Vì thế tôi đã nói với trưởng ban muốn nghỉ vào ngày 8 tháng 1 nhưng ông ấy đã nói làm như vậy là không được.
선 배(남): 맞아요. 직장에서는 상사에게 미리 허락을 받는 게 좋아요. 그날 회사에 중요한 일이 있거나 회의가 있을 수도 있으니까요.
Đúng rồi. Ở chỗ làm tốt hơn là nên nhận được sự cho phép từ cấp trên trước (hỏi trước ngày đó nghỉ được không, nếu được chấp thuận thì mới viết đơn rồi trình lên).
안젤라(여): 저는 그렇게 해야 하는지 몰랐어요.
Tôi đã không biết là phải làm như vậy.
선 배(남): 그럼 휴가를 못 쓰는 거예요?
Vậy là bạn đã không thể dùng ngày phép hả?
안젤라(여): 휴가는 써도 된다고 하셨는데 기분이 좀 그래요. 직장 생활에 적응해 가는 줄 알았는데 이런 실수를 해서 너무 속상해요.
Dùng ngày phép cũng được thôi nhưng tâm trạng thành ra vậy (bị vậy đó). Tôi đã nghĩ là sắp thích ứng được với đời sống công việc rồi mà mắc phải sai sót này nên rất là buồn phiền.

표정: vả mặt
정하다: chọn, định
상사: cấp trên
적응하다: thích ứng
속상하다: buồn lòng, buồn phiền

발음:

ㄴ첨가: Quy tắc thêm âm ㄴ: Bấm vào đây để xem chi tiết
Khi hai từ được kết hợp, nếu từ đằng trước có patchim và từ đằng sau bắt đầu bởi các âm ‘이, 야, 여, 요, 유’ thì giữa chúng thêm vào ‘ㄴ’ và có thể được phát âm thành [니, 냐, 녀, 뇨, 뉴].
받침+’이,야,여,요,유’ 
 ↓
받침+[니,냐,녀,뇨,뉴]

담+요->[담뇨] 
꽃+잎->[꼰닙]
식용+유->[시굥뉴]

읽기 (Trang 173, 174)
1.
직종: chủng loại nghề nghiệp
사무직: công việc văn phòng
생산직: việc sản xuất, nhân viên sản xuất
관리직: công việc quản lý, chức quản lý
영업직: công việc kinh doanh
판매직: công việc bán hàng
일용직: nghề làm công nhật, việc làm công nhật, việc làm công ăn lương theo ngày
 
급여: lương, thù lao
연봉: lương hàng năm
월급: lương tháng
주급: tiền lương tuần
일당: tiền công nhật, tiền lương trong một ngày
지급: việc chi trả
수당(보너스): tiền thưởng (bonus)
 
2.
Q. 가장 버티기 힘들다고 느끼는 부분은?
Điều bạn cảm thấy khó chịu đựng nhất?
1위: 대인 관계에서 스트레스를 받는 것
Việc bị stress trong các mối quan hệ đối nhân xử thế.
2위: 야근을 하거나 주말에 출근하는 것
Việc tăng ca đến đêm khuya hoặc đi làm vào cuối tuần
3위: 일에서 좋은 성과를 얻어야 하는 것
Việc phải có được thành quả tốt trong công việc
4위: 피로쌓이는
Việc chồng chất mệt mỏi
5위: 월급과 연봉이 오르지 않는 것
Lương tháng hoặc lương hàng năm không tăng lên
 
Q. 직장 생활 지치지 않기 위한 나만의 노하우?
Bí quyết của riêng mình để đời sống công việc không bị mệt mỏi?
1위: 아무것도 하지 않고 집에서 휴식하기
Không làm bất cứ cái gì và nghỉ ở nhà
2위: 취미 생활하기
Sống theo sở thích
3위: 쇼핑하면서 돈 쓰기
Vừa mua sắm vừa tiêu tiền
4위: 퇴근 시간에 정확하게 퇴근하기
Tan sở một cách chuẩn xác vào giờ tan làm
5위: 혼밥, 혼술, 혼영 등 자기 시간 갖기
Có thời gian tự mình như ăn cơm một mình, uống rượu một mình, xem phim một mình
6위: 동호회에서 사람들과 어울리기
Hòa hợp với mọi người trong câu lạc bộ/hội người cùng sở thích
 
피로: sự mệt mỏi
쌓이다: chất đống, chồng chất
오르다: tăng lên, lên
지치다: kiệt sức, mệt mỏi, chán chường
노하우: bí quyết, kỹ năng đặc biệt, phương thức đặc biệt
 
3.
샐러리맨, 직장 생활의 어려움 이렇게 이겨 낸다
Salaried man (Người làm công ăn lương), chiến thắng sự khó khăn trong đời sống công việc như sau
이기다: chiến thắng
Ngữ pháp 내다: Bấm vào đây để xem
 
잡코리아가 직장인 1,049명을 대상으로 직장에서 가장 힘든 일과 힘든 일을 어떻게 이겨 내는지 설문 조사실시했다. 첫 번째는 직장 생활을 하면서 언제 힘든지 물어봤다. 가장 많은 대답은 직장인들은 대인 관계 때문에 스트레스를 받아서 힘들다는 것이었다. 직장에서는 성격이 다른 다양한 사람과 같이 일해야 하고 사장님, 부장님, 차장님, 대리님 등의 상사와의 상하 관계도 어렵다고 한다. 다음으로 야근을 하거나 주말에 출근을 해야 할 때 힘들다고 한다. 야근이나 주말 근무를 하면 수당을 받기는 하지만 쉬지 못해 피로쌓이기 때문에 힘들다고 한다. 그리고 자기가 하는 일에서 좋은 성과얻어야 하는 부담감도 직장인들을 힘들게 하는 이유 중의 하나라고 한다.
Job Korea đã tiến hành điều tra khảo sát với đối tượng là 1.049 người đi làm xem bằng cách nào chiến thắng được những việc khó khăn và vất vả nhất ở nơi làm việc. Đầu tiên đã thử hỏi xem trong lúc làm việc khi nào gặp khó khăn. Câu trả lời nhiều nhất là những người đi làm bị căng thẳng stress vì mối quan hệ đối nhân xử thế. Trong công việc phải làm việc với nhiều người với đa dạng tính cách khác nhau và mối quan hệ trên dưới với cấp trên như trưởng bộ phận, phó phòng, trưởng phòng, giám đốc,…cũng khó khăn. Tiếp theo, việc phải tăng ca làm đêm hoặc đi làm vào cuối tuần cũng rất vất vả. Khi làm tăng ca đêm hoặc làm cuối tuần sẽ nhận được phụ cấp, nhưng vì không thể nghỉ ngơi và mệt mỏi bị chồng chất nên rất mệt mỏi. Và cảm giác gánh nặng phải đạt được thành quả tốt từ những gì bản thân làm cũng là một trong những nguyên nhân khiến những người đi làm gặp khó khăn.
대상: đối tượng
설문: sự khảo sát, việc điều tra
조사: sự điều tra
실시하다: thực thi
야근: việc tăng ca
수당: tiền thưởng
피로: sự mệt mỏi
쌓이다: chất đống, chồng chất
성과: thành quả
얻다: nhận được
부담감: cảm giác gánh nặng
 
다음으로 직장 생활을 하면서 어려움을 극복해 가기 위해 무엇을 하는지 물어봤다. 많은 사람들이 시간이 있으면 아무것도 하지 않고 휴식을 하면서 스트레스를 푸는 것이 최고의 방법이라고 했다. 그리고 자신이 좋아하는 일을 하거나 취미 생활을 하면서 재충전을 한다고 했다. 또한 힘들게 일을 해서 번 돈으로 자신이 좋아하는 것을 사는 것도 기분이 좋아지는 일이라고 했다.
Tiếp theo đã thử hỏi xem đang làm gì để chiến thắng những khó khăn trong đời sống công việc. Nhiều người đã nói rằng cách tốt nhất là khi có thời gian thì không làm gì cả và vừa nghỉ ngơi vừa giải tỏa căng thẳng. Và làm việc mình thích hoặc vừa sống theo sở thích vừa nạp lại năng lượng. Ngoài ra việc mua những thứ mình thích bằng tiền kiếm được từ việc lao động vất vả cũng khiến tâm trạng trở nên tốt lên.
아무것도: bất cứ cái gì
스트레스를 풀다: giải tỏa áp lực
최고: tốt nhất
극복하다: khắc phục, chiến thắng
재충전하다: tái sản xuất (sức lao động), nạp năng lượng
(Tích lũy năng lực hoặc thu nạp lại sức lực thông qua nghỉ ngơi)
 
문화와 정보 (Trang 175)
워라밸 (work-life balance – Wolabel) – Cân bằng giữa công việc và cuộc sống
 
얼마 전까지만 해도 한국 사람들은 사회에서 인정을 받고 직장에서 승진하고 높은 연봉을 받는 것이 성공이라고 생각했다. 그러나 최근에는 그런 사회적 성공보다 개인의 행복이 더 중요하다는 생각을 하는 사람이 많아지고 있다.
Chỉ mới cách đây không lâu, người Hàn Quốc cho rằng việc được xã hội công nhận, thăng tiến trong công việc và nhận được lương hàng năm cao là một thành công. Tuy nhiên gần đây, đang ngày càng nhiều người cho rằng hạnh phúc cá nhân quan trọng hơn việc thành công mang tính xã hội như vậy.
인정받다: được công nhận
성공: thành công
 
이에 따라 일과 개인 생활의 균형을 의미하는 ‘워라밸(work-life balance)’이라는 말이 생겨났다. 그리고 직장인들이 야근보다는 정시에 퇴근해서 ‘저녁이 있는 삶’을 살기를 원하면서 정부도 근로자의 주당 근로 시간을 최대 52시간으로 줄이게 되었다. 이런 워라밸을 중시하는 문화는 젊은 대학생과 직장인들 사이에서 먼저 시작되었는데 그들이 생각하는 행복은 기존의 행복 개념과는 다른 것이다. 따라서 그들은 큰 성공보다는 작지만 확실한 행복이 인생에서 더 중요하다는 뜻의 ‘소확행‘이라는 말도 만들어 냈다.
Theo đó đã xuất hiện từ ‘work-life balance’, có nghĩa là sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Và trong khi những người đi làm so với việc tăng ca làm đêm thì muốn được tan làm đúng giờ đã định và sống ‘cuộc sống có buổi tối’ hơn thì chính phủ cũng đã giảm thời gian làm việc mỗi tuần của người lao động xuống còn tối đa 52 giờ Văn hóa xem trọng work-life balance này đã được bắt đầu đầu tiên giữa những sinh viên đại học trẻ và những người người đi làm nhưng hạnh phúc họ nghĩ khác với khái niệm hạnh phúc vốn có. Theo đó những người này cũng đặt ra từ ‘소확행’, có nghĩa là hạnh phúc nhỏ nhưng chắc chắn thì quan trọng trong cuộc sống hơn là thành công lớn.
중시하다: coi trọng, xem trọng
기존: vốn có, sẵn có
확실하다: xác thực, chắc chắn
소확행: niềm hạnh phúc nhỏ nhưng rõ ràng, chắc chắn (small but certain happiness/ small but definite happiness )
Ngữ pháp 내다: Bấm vào đây để xem
 
Từ vựng cuối bài
□ 업무: nghiệp vụ, công việc
□ 지시: sự chỉ thị, chỉ thị
□ 작성하다: viết (hồ sơ), làm (giấy tờ)
□ 결재: sự phê chuẩn, sự cho phép
□ 정비하다: bảo dưỡng (máy móc hoặc thiết bị)
□ 작동: sự hoạt động, sự vận hành
□ 공구: công cụ
□ 재고: hàng tồn kho, sự tồn kho
□ 자재: nguyên vật liệu
□ 제출하다: nộp, trình, đệ trình
□ 작업: sự tác nghiệp, sự làm việc
□ 마무리하다: hoàn tất, kết thúc, hoàn thành
□ 스스로: tự mình
□ 거주하다: cư trú
□ 창고: kho, nhà kho
□ 적응하다: thích ứng
□ 방식: phương thức
□ 파악하다: nắm bắt
□ 허락을 받다: được cho phép
□ 상의하다: thảo luận, bàn bạc
□ 반반씩: chia làm đôi, từng nửa từng nửa
□ 모집 공고: sự thông báo/sự thông cáo chiêu mộ/ tuyển dụng/ tuyển sinh
□ 직종: loại nghề, chủng loại nghề nghiệp
 
□ 사무직: công việc văn phòng
□ 생산직: việc sản xuất, nhân viên sản xuất
□ 관리직: công việc quản lý, chức quản lý
□ 영업직: công việc kinh doanh
□ 판매직: công việc bán hàng
□ 일용직: nghề làm công nhật, việc làm công nhật, việc làm công ăn lương theo ngày
□ 급여: lương, thù lao
□ 연봉: lương hàng năm
□ 주급: tiền lương tuần
□ 일당: tiền công nhật, tiền lương trong một ngày
□ 시급: tiền tính theo thời gian
□ 수당(보너스): tiền thưởng (bonus)
□ 해소하다: giải tỏa, hủy bỏ/giải thể
□ 성과: thành quả
□ 피로: sự mệt mỏi
□ 정확하다: chính xác, chuẩn xác
□ 이겨 내다: chiến thắng
□ 상사: cấp trên
□ 상하 관계: quan hệ trên dưới
□ 재충전하다: tái sản xuất (sức lao động), nạp năng lượng
(Tích lũy năng lực hoặc thu nạp lại sức lực thông qua nghỉ ngơi)
□ 책임감: tinh thần trách nhiệm
□ 원만하다: thuận lợi, suôn sẻ

Bài viết liên quan  [KIIP sách mới - Trung cấp 1] 12과: 전통 명절 - Ngày lễ truyền thống

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here