무병장수를 기원하는 돌잔치 Lễ thôi nôi mong chúc khỏe mạnh sống lâu

0
3025

돌잔치란 유아의 첫 번째 생일을 축하하는 출생의례다. ‘돌’은 열두 달을 한 바퀴 돌았다는 뜻인데, 의식주와 의료 서비스 등 생존 조건이 미흡하던 옛날에는 돌을 못 넘기는 아기도 많았다. 그래서 1년을 용케 넘겼으니 부디 오래 살아남아 행복하라고 온 집안이 모여 잔칫상을 차리던 오랜 풍습이 지금까지 남았다.
돌잔치 là nghi lễ mừng sinh nhật đầu tiên của trẻ sơ sinh. ‘돌’ có nghĩa là đã hoàn thành một chu kỳ đầy đủ của mười hai tháng (và “잔치” nghĩa là bữa tiệc). Ngày xưa, do điều kiện sống như ăn mặc ở và các dịch vụ y tế còn thiếu thốn nên đã có rất nhiều em bé không thể vượt qua được kỳ sinh nhật đầu tiên của cuộc đời. Vì vậy, sau một năm, để mong cho đứa trẻ sống lâu và hạnh phúc, cả nhà sẽ tụ tập lại và tổ chức tiệc mừng, phong tục này đã có từ lâu và còn duy trì cho đến ngày nay.

Bài viết liên quan  문화예술을 품은 서촌의 시간 속으로 Bước vào thời gian của Seochon, nơi lưu giữ văn hóa nghệ thuật

상에 늘어놓은 물건들 중 무엇을 집는지 보고 아기의 장래를 점치며 행복을 비는 놀이가 이 축제의 절정인 ‘돌잡이’다. 돌잡이 상에는 흔히 무병장수의 의미로 실 꾸러미와 국수, 백설기와 수수팥떡, 그리고 부자가 되라고 돈이 놓였다. 남아의 앞에는 종이와 붓, 책과 먹, 활과 화살, 마패 등 학문과 무예, 그리고 출세와 관련된 물품들을 놓기 마련이었다. 여아의 앞에는 바늘과 가위와 인두, 실패와 옷감처럼 살림살이와 관련된 물품들이 추가되었다.
Trong bữa tiệc thôi nôi, ‘돌잡이’ là đỉnh điểm của buổi lễ. Trò chơi này có ý niệm cầu mong hạnh phúc và dự đoán tương lai của bé bằng cách xem đứa bé nhặt vật nào trong số những vật phẩm được bày sẵn trên bàn. Trên bàn của lễ ‘돌잡이’, vật tượng trưng cho khỏe mạnh sống lâu là bó chỉ, sợi mì, bánh bột gạo màu trắng, bánh cao lương đỗ đỏ và tiền để mong giàu có. Trước mặt bé trai sẽ là giấy và bút lông, sách và mực, cung tên, ngựa và các vật phẩm khác liên quan đến học tập, võ thuật và công danh được chuẩn bị sẵn. Trước mặt bé gái sẽ là các vật dụng liên quan đến chăm sóc gia đình như kim đan, cây kéo, bàn ủi cùng với cuộn chỉ và tấm vải.

Bài viết liên quan  고향에 오는 것 - Về quê

그러나 오늘날에는 이러한 남녀 구별이 없어졌다. 골프공, 마이크, 청진기, 판사봉, 심지어 컴퓨터용 마우스까지 등장했다. 의사의 청진기도, 법관의 판사봉도 아닌 마이크를 집어든 우리 손녀의 미래를 상상해 보던 나는 문득 30여 전, 이 아기의 엄마인 나의 딸은 무얼 집었는지 기억해 본다. 제 앞의 모든 물건들을 다 뛰어넘어 저 뒤쪽에 쌓인 떡을 집어 한입 가득 베어 물던 그 아이, 그래서 풍족히 먹을 복을 누리며 여러 아이들 엄마가 된 것일까?
Nhưng ngày nay sự phân biệt giới tính này đã biến mất. Quả bóng golf, micro, ống nghe bác sĩ, chiếc búa thẩm phán và thậm chí cả chuột máy tính,… cũng được bày lên bàn. Tôi tưởng tượng tương lai của cháu gái chúng tôi khi con bé đã cầm micro chứ không phải ống nghe của bác sĩ hay thẩm phán. Bỗng nhiên, tôi nhớ lại vật mà con gái tôi, mẹ đứa bé, đã nhặt 30 năm trước. Đứa bé ngày đó đã vươn ra ngoài các đồ vật trước mặt, chộp lấy chiếc bánh gạo được xếp sau lưng tôi và cắn lấy một miếng to. Không biết có phải vì vậy không mà bây giờ đứa bé đó đã trở thành mẹ của những đứa trẻ và sống một cuộc đời no đủ.

Bài viết liên quan  안동이라는 한국의 정신 - Tinh thần Hàn Quốc mang tên "Andong"

김화영(Kim Hwa-young 金華榮) 문학평론가, 대한민국예술원 회원

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here