서원: 알려지지 않은 한국의 경이로움 – Thư viện: Điều kì thú của Hàn Quốc chưa được biết tới

0
74

문화재청(CHA)은 조선시대 유학을 가르쳤던 서원 중 9곳을 2015년 유네스코 세계문화유산 목록에 등재시킬 계획이다. 바로 영주의 소수서원, 함양의 남계서원, 경주의 옥산서원, 안동의 도산서원과 변산서원, 장성의 필암서원, 달성의 도동서원, 논산의 돈암서원, 정읍의 무성서원이다. 하지만 대부분의 한국인들은 서원이 무엇인지 설명하는데 애를 먹는다. 서원과 서당이 비슷하기 때문에 더욱 답변하기 어렵다. 게다가 조선시대(1392-1910)에는 향교라 불리던 학교가 전국에 걸쳐 있었다. 그럼 이들을 어떻게 구분해야 할까? 가장 큰 차이점은 향교는 중앙정부나 지방정부에 의해서 만들어진 공공기관이었던데 반해 서원과 서당은 개인, 그룹 또는 특정 가문에서 개설한 사설기관이었다. 향교는 고려시대(918∼1392)때부터 존재했지만 찾는 이가 많지 않았다. 서당과 서원의 교육자들의 수준이 훨씬 높았기 때문이다.

Ban quản lý di sản văn hóa(CHA)đang có kế hoạch đăng ký 9 trong số các thư viện dạy Khổng giáo dưới thời Joseon vào danh mục di sản văn hóa thế giới UNESCO năm 2015. Đó là các thư viện Sosu ở Yeongju, Namgye ở Hamyang, Oksan ở Gyeongju, Dosan và Byeonsan ở Andong, Pilam ở Jangseong, Dodong ở Dalseong, Donam ở Nonsan, Museong ở Jeongeup. Tuy nhiên, phần đông người Hàn Quốc gặp khó khăn trong việc giải thích Thư viện là gì. Vì thư viện và thư đường tương tự nhau nên việc đưa ra câu trả lời càng khó hơn. Thêm nữa, dưới thời Joseon (1392-1910) còn có hệ thống trường học gọi là Hương hiệu ở khắp cả nước. Nếu vậy phải phân biệt những cơ sở giáo dục này ra sao? Điểm khác biệt lớn nhất là: Hương hiệu là cơ quan thuộc nhà nước do chính quyền trung ương hoặc địa phương lập nên. Ngược lại, thư viện hay thư đường là cơ sở tư do cá nhân, nhóm hoặc một số dòng họ lập nên. Hương hiệu vốn đã có từ thời Goryeo (918~1392) song không có nhiều người tìm đến. Vì những thầy giáo ở thư viện hoặc thư đường có trình độ xuất sắc hơn nhiều.

향교와 서당은 현재로 치면 학교에 해당한다. 규모는 다양했지만 기본적으로 소수의 엘리트층인 양반 자재들이 과거시험을 준비하는 곳이었다. 서당은 대부분 작은 규모로 운영됐으며 한 명의 훈장이 농촌의 소년들에게 천자문과 고전을 가르쳤다. 서원도 학교였지만 서당과는 다르게 공자와 조선의 이름난 학자 또는 해당 서원을 세운 사람을 기리는 사당이 있었다. 서원은 학업과 유교적인 의식을 병행했으며 특정 학파나 또는 분파의 집합장소이기도 했다. 서원은 대부분 학생과 학자를 위한 기숙사와 숙박시설을 갖추고 있었다.

Hương hiệu và thư đường cũng giống như các trường học ngày nay. Tuy quy mô khác nhau song về cơ bản là nơi một số ít Lưỡng ban(tầng lớp quan lại trí thức) tổ chức, chuẩn bị cho kì thi khoa cử. Phần lớn thư đường có quy mô nhỏ và có một thầy giáo dạy Thiên tự văn và điển cố cho trẻ em nông thôn. Thư viện khác thư đường ở chỗ vừa là trường học vừa là nơi thờ Khổng Tử, các học giả danh tiếng Hàn Quốc hoặc những cá nhân sáng lập nên thư viện đó. Thư viện dạy đồng thời cả kiến thức và ý thức Nho giáo, đồng thời cũng là nơi tập tập hợp của các học phái. Thư viện cũng có nơi ở dành cho phần lớn học sinh và các nhà học giả.

Bài viết liên quan  사찰음식: 안온한 고향 같은 한 끼 - Ẩm thực Phật giáo: Bữa ăn ấm áp hương vị quê hương
성리학을 집대성한 퇴계 이황이 세운 도산서원 Thư viện Dosan do học giả Lý Hoảng(hiệu Thoái Khê) sáng lập (Ảnh: Yeonhap News - 연합뉴스)
성리학을 집대성한 퇴계 이황이 세운 도산서원 Thư viện Dosan do học giả Lý Hoảng(hiệu Thoái Khê) sáng lập (Ảnh: Yeonhap News – 연합뉴스)

현재 수백 개의 서원이 남아 있지만 문화재청이 세계문화유산 목록에 등재하려고 하는 9개의 서원이 가장 잘 보존돼있다. 방문자들은 서원 건물들의 디자인이 세부적인 부분에서 서로 상당히 다르다는 점에 놀라곤 한다. 대체로 제사를 지내던 사당은 학문을 닦거나 수업이 이루어지는 교실을 지나 서원의 가장 뒤에 또는 북쪽에 위치하지만 예외적인 경우도 있었다. 서원을 건축할 때는 불교사찰을 지을 때처럼 지형을 비롯해 여러 면을 고려했다.

Hiện còn có hàng trăm thư viện trên cả nước nhưng 9 thư viện mà Ban di sản văn hóa dự định đăng ký vào danh mục di sản văn hóa thế giới có tình trạng bảo tồn tốt nhất. Khách tham quan luôn cảm thấy ngạc nhiên vì thiết kể của các gian nhà trong thư viện đều khác biệt nhau từ những chi tiết nhỏ. Nhìn chung, điện thờ để tế lế được bố trí ở phía trong cùng hoặc phía bắc thư viện, song cũng có trường hợp ngoại lệ. Khi xây dựng thư viện, người ta cũng tính toán đến nhiều mặt trong đó có địa hình, giống như khi xây chùa chiền vậy.

소수서원은 한국에서 가장 오래된 성리학 교육기관이다. 주세붕(周世鵬, 1495-1554)이 건립했으며 13세기 중국으로부터 성리학을 들여온 안향(安珦, 1243-1306)을 모시는 사당이 있다. 이곳은 다른 서원과 마찬가지로 사당이 서쪽 또는 왼쪽에 있다. 사당이 서원의 중심에서 북쪽 또는 뒤쪽에 위치한 표준이 만들어지기 전이다. 이러한 건물배치는 소수서원이 고려시대 사찰 부지에 지어졌기 때문이다. 얼마 지나지 않아 조선의 대표적인 재상이자 위대한 성리학자인 퇴계 이황(1501-1570)은 서원의 독립성을 인정하는 왕의 인가를 받아냈고 이는 다른 서원들이 건립되는 계기로 이어졌다. 조선시대에는 정부 관직의 숫자보다도 훨씬 많은 수의 양반이 있었다. 관직을 얻지 못한 양반들은 앞다투어 지방 곳곳에 생겨난 사설 교육기관에 어떤 식으로든 참여했다. 대부분 상속받은 토지를 보유했던 양반들은 관직이 없더라도 일을 하지 않을 수는 없었기 때문이다.

Thư viện Sosu là cơ sở giáo dục Tính lý học lâu đời nhất ở Hàn Quốc. Thư viện này do Chu Thế Bằng (1495-1554) thành lập và là nơi thờ An Hướng (1243-1306) là người đã có công đưa Tính lý học từ Trung Quốc vào trong nước. Nơi này cũng giống một số thư viện khác có điện thờ nằm ờ phía tây hoặc bên trái. Đây là thời kỳ trước khi có tiêu chuẩn xây điện thờ ở phía bắc hoặc phía sau tính từ trung tâm thư viện. Không lâu sau, thừa tướng và cũng là học giả Tính lý học vĩ đại Lý Hoảng (1501-1570) đã xin được vua ân chuẩn công nhận tính độc lập của thư viện. Từ đó mở ra cơ hội để các thư viện khác được lập nên. Vào thời Joseon, số quý tộc lưỡng ban nhiều hơn hẳn số quan lại nhà nước. Không được làm quan, các nhà quý tộc bằng mọi cách đã tham gia vào các cơ quan giáo dục tự hình thành ở khắp các khu vực. Bởi vì những nhà quý tộc mà phần lớn được thừa kế đất đai dù không được làm quan cũng không thể không làm việc.

Bài viết liên quan  [News #1]: 도서 정가제 시행 후 일년, 대형 서점만 방긋 Một năm sau khi thi hành hệ thống cố định giá sách báo, chỉ có hiệu sách lớn là mỉm cười.

모든 서원에는 비슷한 종류의 건물이 있었다. 제사를 치르던 사당 외에도 큰 교실, 유교경전 인쇄를 위한 목판을 보관하는 도서관, 학생들과 학자를 위한 기숙사, 여러 용도로 쓰인 부속건물이 있었다. 안동을 방문하는 사람들은 가장 유명한 서원 중 몇 곳을 볼 수 있는데 1563년에 건립된 병산서원, 퇴계 이황이 개설한 도산서원, 1789년에 세워진 고산서원 등이다. 대구 외곽에는 1568년 지어진 도동서원이 있다. 한적한 지역에 대규모로 지어진 이 서원은 조선시대 서원이 얼마나 훌륭한지를 보여주는 좋은 예다.

Trong tất cả các thư viện có một số ngôi nhà tương tự nhau. Ngoài tự đường là nơi để thờ cúng ra còn có một số nơi được dùng vào nhiều mục đích khác nhau như lớp học lớn, thư viện bảo quản các khuôn in phục vụ cho việc in ấn sách Nho Giáo, kí túc xá dành cho học sinh và học giả,… Những khách đến thăm Andong có thể được ngắm nhìn một số nơi trong thư viện nổi tiếng nhất như thư viện Byungsan được xây dựng vào năm 1563, thư viện Dosa do Lý Hoàng thành lập nên hay thư viện Gosan được xây dựng vào năm 1789. Khu vực ngoại thành Daegu có thư viện Dodong xây dựng vào năm 1568. Được xây dựng với quy mô lớn tại một nơi yên tĩnh, thư viện này là một ví dụ điển hình cho thấy những thư viện thời Josun tuyệt vời như thế nào.

도산서원은 조선시대의 유교 교육기관 중 가장 잘 알려져 있다. 1561년 퇴계 이황이 이곳에 도산서당을 지으면서 건물이 처음 들어섰다. 이황이 별세한지 4년 후인 1570년 그의 제자들이 현재 볼 수 있는 대규모의 서원으로 증축했다. 도산서원은 두 가지 기능이 있었다. 이 중 하나는 제자들이 이황을 모시는 의식을 치르는 것이었고 또 하나는 이황의 가르침이 후세에 잘 전달될 수 있도록 하는 것이었다.

Thư viện Dosan được biết đến nhiều nhất trong các cơ quan giáo dục Nho giáo thời Josun. Năm 1561, Lý Hoàng đã lần đầu tiên xây dựng kiến trúc tại đây là thư đường Dosan. Năm 1570 sau 4 năm kể từ khi học giả Lý Hoàng mất, các học trò của ông đã xây dựng thêm thư viện lớn mà mọi người nhìn thấy ngày nay. Thư viện Dosan có 2 chức năng. Một là nơi thực hiện lễ thờ cúng Lý Hoàng và một chức năng khác là truyền lại những lời răn dạy của Lý Hoàng cho thế hệ sau.

Bài viết liên quan  ‘한류’ 이름 단 콜라는 어떤 맛? - Coca-Cola hương vị Hallyu?

이들 서원은 조선시대 심미주의를 보여주는 훌륭한 본보기다. 위풍당당한 목재건물과 아름다운 정원이 뛰어난 주변의 자연경관과 잘 어우러졌다. 대부분 마을과는 약간 떨어져 학문적인 활동뿐만 아니라 거의 종교와 유사한 활동을 위한 장소로 쓰였다. 안타깝게도 성리학 원리의 작은 차이로 인해 사회가 여러 분파로 나뉘었고 조선왕조는 당파싸움에 시달렸다. 서원은 1871년 그 운명을 달리했다. 대원군이 거의 모든 사설교육기관의 폐쇄를 명령했기 때문이다. 서원이 보유했던 토지는 몰수당했고 학생들은 쫓겨 났다.

Những thư viện này là hình mẫu xuất sắc cho thấy rõ chủ nghĩa thẩm mỹ của thời đại Josun. Những ngôi nhà bằng gỗ uy nghiêm đường bệ kết hợp hài hòa với cảnh quan thiên nhiên xung quanh là khu vườn tuyệt đẹp. Phần lớn những nơi này tách biệt với làng xã và được dùng làm nơi dành cho không chỉ các hoạt động học vấn mà cả các hoạt động tương tự với tôn giáo. Điều đáng tiếc là xã hội bị chia thành nhiều môn phái do khác biệt nhỏ về nguyên lí tính lí học và vương triều Josun vướng vào những tranh chấp giữa các đảng phái. Thư viện đã làm thay đổi vận mệnh đó vào năm 1871 vì Đại Viện Quân đã ra lệnh đóng cửa hầu như tất cả các cơ quan giáo dục tự lập. Khu đất xâ dựng thư viện bị tịch thu và các học sinh đều bị đuổi đi.

그나마 다행스러운 것은 몇몇 서원이 살아남았고 연관된 가문들이 서원을 지켜냈다. 일제시대에 들어와 마을의 향교와 서당은 현대적인 학교로 바뀌었고 전통건축물은 사라졌다. 하지만 서원은 대부분 마을에서 멀리 떨어져 있어 살아남을 수 있었다. 이들은 물론 더 이상 중요한 교육기관이나 연구기관은 아니다. 하지만 조선시대 궁궐과 불교사찰처럼 서원은 잘 보존된 한국의 옛 건축을 지켜볼 수 있는 얼마 남지 않은 공간이다.

Điều may mắn là một vài thư viện vẫn còn sót lại và các dòng họ liên quan đã giữ gìn nó. Bước vào thời đại bị Nhật chiếm đóng, thư đường và hyanggyo của làng xã đã được chuyển thành trường học hiện đại và các toàn kiến trúc truyền thống cũng mất đi. Tuy nhiên phần lớn thư viện vẫn còn tồn tại do ở cách xa khu vực làng xã. Những nơi này tất nhiên không còn là cơ quan giáo dục hay nghiên cứu quan trong nữa. Nhưng cũng giống như các cung điện hay đền chùa thời Josun, thư viện là không gian hiếm hoi để chúng ta có thể nhìn ngắm các kiến trúc cổ xưa được bảo tồn của Hàn Quốc

안토니 수사 (안선재)
왕립아시아학회 회장
Chủ tịch Hội Hoàng gia Châu Á Anthony(An Seon Jae)

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here