(P8) 민주국가, 경제대국으로 발전 – Phát triển thành quốc gia dân chủ và nước lớn về kinh tế

0
692

1948년 5월 10일, 유엔 감시하에 한국 역사상 최초의 민주적인 총선이 한반도 남쪽에서 실시되어 198명의 국회의원이 선출됐다. 이들은 같은 해 7월 17일 헌법을 제정하고, 7월 20일 이승만을 초대 대통령, 이시영을 부통령으로 선출했다. 8월 15일에는 한국 임시정부의 법통을 이어받은 자유민주국가인 한국이 탄생했다. 대통령과 부통령은 일제강점기에 한국인에게서 가장 존경받던 독립투사들이었다. 유엔은 한국을 한반도 유일의 합법정부로 승인했다.

Vào ngày 10/5/1948, cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên của Hàn Quốc với sự giám sát của Liên Hợp Quốc (LHQ) được diễn ra ở phía Nam bán đảo Triều Tiên để bầu ra 198 thành viên Quốc hội. Hiến pháp đã được ban hành vào ngày 17 tháng 7 cùng năm, Rhee Syngman được bầu làm tổng thống đầu tiên và Lee Si-young làm phó tổng thống vào ngày 20 tháng 7. Vào ngày 15/8/1948, nước Đại Hàn Dân Quốc đã được tuyên bố thành lập với chế độ dân chủ tự do, kế thừa tính hợp pháp từ chính phủ lâm thời Đại Hàn Dân Quốc. Tổng thống và phó tổng thống là những chiến binh được người Hàn Quốc kính trọng nhất trong cuộc chiến giành độc lập chống ách thống trị của Nhật Bản. LHQ đã công nhận chính phủ của nước Đại Hàn Dân Quốc là chính phủ hợp pháp duy nhất trên bán đảo Triều Tiên.

경부고속도로 – 서울과 부산을 연결하는 첫 번째 고속도로로 1970년 개통되었다. Đường cao tốc Gyeongbu – Đường cao tốc đầu tiên ở Hàn Quốc nối liền Seoul và Busan được thông xe vào năm 1970.

한편, 소련의 반대로 유엔 감시하의 총선이 실시되지 못한 한반도 북쪽에는 그해 9월 9일 공산주의 국가인 조선민주주의인민공화국이 탄생했고, 소련군 장교였던 김일성이 수반에 취임했다. 남북에 자유민주국가와 공산독재국가가 대립하는 가운데, 한국의 이승만 정부는 국내 질서 확립, 일제 잔재 청산, 좌우 갈등 극복 등 수많은 과제를 안게 됐다.

Mặt khác, ở phía Bắc bán đảo Triều Tiên, cuộc tổng bầu cử dưới sự giám sát của LHQ đã không thực hiện được do sự phản đối của Liên minh Xô Viết. Vào ngày 9/9/1948, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên được thành lập theo chế độ chủ nghĩa cộng sản. Kim Il-sung, một sĩ quan quân đội Liên Xô, đã trở thành nhà lãnh đạo đứng đầu. Trong sự đối lập giữa chế độ dân chủ tự do ở miền Nam và chế độ độc tài cộng sản ở miền Bắc, chính phủ Đại Hàn Dân Quốc dưới sự lãnh đạo của tổng thống Rhee Syngman đã gặp nhiều vấn đề trong việc thành lập quy định trong nước, loại trừ tàn dư của thực dân và khắc phục những mâu thuẫn của các phái tả hữu.

1950년 6월 25일 소련제 탱크와 전투기 등으로 무장한 북한군이 한반도 전체를 적화하기 위해 전면 남침을 감행했다. 유엔안전보장이사회는 북한의 침략을 불법으로 간주하고 미군을 비롯한 유엔군을 파병해 이를 저지했다. 북한군이 패주하자, 중공군이 개입해 양측 간에 치열한 공방이 계속됐다. 한국의 공산화를 외교적인 노력과 민관의 단합으로 막는 데 결정적인 역할을 한 이승만 대통령은 1953년 7월 27일 있었던 휴전협정 조인을 극력 반대하며 북진을 주장했으나 뜻을 이루지 못했다.

Ngày 25/6/1950, quân đội Triều Tiên được trang bị xe tăng và máy bay chiến đấu do Liên Xô sản xuất đã xâm chiếm miền Nam, phát động cuộc xâm lược để chiếm toàn bộ bán đảo Triều Tiên. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã lên án cuộc xâm lược của Triều Tiên và đưa ra quyết định các nước thành viên sẽ cử quân LHQ hỗ trợ đến Hàn Quốc. Khi quân đội Bắc Triều Tiên đang đà thua cuộc, quân đội Trung Quốc can thiệp và cuộc chiến khốc liệt giữa hai bên tiếp tục diễn ra. Tổng thống Rhee Syngman có vai trò vô cùng quan trọng trong việc ngăn ngừa tiến trình “cộng sản hóa” Hàn Quốc bằng các biện pháp ngoại giao và vận động các tổ chức dân sự. Ông mạnh mẽ phản đối việc ký kết Hiệp định đình chiến ngày 27/7/1953 và đòi Bắc tiến nhưng không thành.

Bài viết liên quan  산과 강, 바다가 들려주는 강원도 이야기 - Gangwon qua câu chuyện của núi, sông và biển

공산주의자들이 촉발한 동족상잔의 비극은 3년간 계속됐으며, 남북한 모두에게 막대한 피해를 입혔다. 수백만 명의 군인과 민간인이 희생되고 산업시설이 파괴되면서 한국은 세계 최악의 빈곤 국가로 전락했다. 물질적으로는 피폐했지만, 한국은 전쟁을 통해서 귀중한 정신적 자산을 얻었다. 바로 자유의 소중함이었다. 자유의 힘은 청년·학생과 젊은 군인의 애국심을 고취하고 한국 사회를 근대화하는 바탕이 되었다.

Cuộc chiến tranh nội bộ kéo dài ba năm do Cộng sản khởi xướng đã biến toàn bộ bán đảo Triều Tiên thành đống đổ nát. Hàng triệu lính và người dân bị giết. Hầu hết các cơ sở hạ tầng công nghiệp của Hàn Quốc bị phá hủy. Hàn Quốc trở thành quốc gia nghèo nhất thế giới. Mặc dù bị tàn phá về vật chất, Hàn Quốc đã có được tài sản tinh thần quý giá thông qua chiến tranh. Đó chính là giá trị của sự tự do. Sức mạnh của sự tự do đã thúc đẩy tinh thần yêu nước của thanh niên, học sinh và binh lính trẻ, trở thành động lực và sức mạnh cho tiến trình hiện đại hóa xã hội sau này của Hàn Quốc.

이승만 대통령이 권위주의적 통치를 강화하고 1960년 대통령과 부통령 선거에서 집권당인 자유당이 부정선거를 자행하자, 이에 반발하여 4·19혁명이 일어났다. 4·19혁명으로 인해 이승만 대통령은 하야한 후 미국으로 망명했다. 이후 한국은 내각책임제와 양원제 국회라는 권력 구조로 헌법이 개정되고, 민주당의 장면 정권이 출범했으나 정치적 갈등과 학생시위 등으로 사회가 극도로 불안해졌다.

Tổng thống Rhee Syngman đã củng cố chính quyền bằng nền thống trị độc tài. Để phản đối cuộc bầu cử gian lận của Đảng Tự do cầm quyền năm 1960, cuộc cách mạng ngày 19 tháng 4 đã bùng nổ. Nhiều người dân đã thiệt mạng trong quá trình đàn áp của chính quyền. Tổng thống Rhee Syngman sau khi tuyên bố từ chức đã trốn sang Mỹ. Hiến pháp ngay sau đó đã được sửa đổi với cấu trúc quyền lực gồm cơ chế trách nhiệm nội các và lưỡng viện. Đảng Dân Chủ được ra đời nhưng tình trạng xã hội vẫn vô cùng bất ổn, các cuộc đấu tranh và biểu tình chính trị của sinh viên liên tục nổ ra.

1961년 5월 16일 박정희 소장을 중심으로 젊은 장교들이 군사 정변을 일으켜 정권을 잡았다. 2년여의 군정 후에 치러진 1963년 10월 15일 대선에서 박정희 후보가 당선돼 그해 12월 17일 대통령에 취임했다. 박정희 정부는 ‘조국 근대화’라는 구호 아래 경제개발 5개년 계획을 세우고 수출정책으로 고도성장 기반을 구축해 ‘한강의 기적’을 이뤘다. 경부고속도로 건설, 지하철 건설 등 본격적인 국토개발을 진행했으며, 새마을운동을 전개하여 빈곤한 농업 국가에서 산업국가로 국가의 모습을 변모시켰다.

Ngày 16/5/1961, một nhóm các sĩ quan quân đội trẻ dưới sự lãnh đạo của thiếu tướng Park Chung-hee đã tiến hành đảo chính quân sự và lên nắm quyền. Sau 2 năm duy trì chính quyền quân sự, vào ngày 15/10/1963, Park Chung-hee đã được bầu làm tổng thống và lên nhậm chức vào ngày 17/12 năm đó. Chính phủ dưới sự lãnh đạo của tổng thống Park đã lập kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm với khẩu hiệu “hiện đại hóa đất nước” và xây dựng nền tảng tăng trưởng cao thông qua chính sách xuất khẩu để đạt được tăng trưởng kinh tế “kỳ tích sông Hàn”. Chính phủ Hàn Quốc tập trung vào các dự án phát triển trọng điểm như xây dựng đường cao tốc Gyeongbu, tàu điện ngầm đô thị, phong trào nông thôn mới Saemaeul, biến Hàn Quốc từ một xã hội nông nghiệp nghèo nàn thành quốc gia công nghiệp hiện đại.

1948년 정부 수립 이후, 세계에서 가장 가난한 나라 중 하나였던 한국이 모범적인 자유민주국가, 경제 대국으로 발전해온 과정은 인류 역사의 기적으로 불릴만하다. Kể từ khi thành lập chính phủ vào năm 1948, Hàn Quốc, một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, đã phát triển thành một cường quốc dân chủ và kinh tế tự do mẫu mực, là một kỳ tích trong lịch sử nhân loại.

1972년 10월 유신이 단행되었지만 민주화 운동은 계속됐다. 1979년 10월 26일 대통령 시해라는 비극적인 사태가 발생하자 전두환 소장을 중심으로 한 신군부 세력이 군권을 장악했다. 신군부는 5·18 민주화 운동과 같은 민주화 요구를 무력으로 진압한 후 전두환을 대통령으로 추대하고 권위주의 통치를 했다. 전두환 정부는 경제 안정화에 집중하여 치솟는 물가를 잡고, 지속적인 경제 성장의 성과를 거뒀다.

Vào tháng 10 năm 1972, một cuộc cách mạng đã bị chính phủ đàn áp nhưng phong trào dân chủ vẫn được tiếp diễn. Vào ngày 26/10/1979, tổng thống Hàn Quốc đã bị ám sát và sau đó, một nhóm các sĩ quan mới dưới sự lãnh đạo của thiếu tướng Chun Doo-hwan đã nắm quyền sau cuộc đảo chính. Chính phủ quân sự mới đã đàn áp các yêu cầu dân chủ hóa, điển hình là phong trào dân chủ hóa ngày 18/5. Quân đội mới đã bổ nhiệm Chun Doohwan làm tổng thống và thiết lập chế độ độc tài. Chun Doo-hwan lên nắm quyền tổng thống và tập trung vào ổn định kinh tế. Dưới sự lãnh đạo của ông, quốc gia đạt được tăng trưởng kinh tế liên tục.

1987년 6월 29일 집권당의 노태우 대표위원은 민주화와 대통령 직선제를 골자로 하는 특별선언을 발표했으며, 그해 12월 16일 5년 단임제 임기의 대통령에 당선돼 1988년 2월 25일 취임했다. 노태우 정부는 소련, 중국 및 동유럽 공산권국가와 외교 관계를 수립했다. 노태우 대통령의 재임 중 1991년 9월 17일 남북한이 국제연합에 동시에 가입했다.

Ngày 29/6/1987, đại diện của đảng cầm quyền Roh Tae-woo đã đưa ra thông báo đặc biệt về việc ông sẽ chấp nhận yêu cầu dân chủ hóa và hệ thống bầu cử tổng thống trực tiếp. Vào ngày 16/12 năm đó, ông đã trúng cử tổng thống nhiệm kỳ 5 năm và nhậm chức vào ngày 25/2/1988. Chính quyền Roh Tae-woo đã thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước cộng sản, gồm Liên bang Xô Viết, Trung Quốc và các nước ở Đông Âu. Trong nhiệm kỳ của ông, cả Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên đã đồng thời gia nhập LHQ vào ngày 17/9/1991.

1993년 출범한 김영삼 정부는 공직자 재산등록 및 금융실명제 등을 실시하여 부정부패 해소에 노력을 기울였다. 사회의 투명성은 한층 높아졌다. 이와 함께 지방자치제를 전면적으로 실시, 지방분권화의 기초를 열었다.

Chính phủ Kim Young-sam, được thành lập năm 1993, đã nỗ lực giải quyết nạn tham nhũng bằng cách ban hành luật đăng ký kê khai tài sản và thực hiện chế độ khai báo danh tính thực trong giao dịch tài chính của quan chức nhà nước. Tính minh bạch của xã hội đã được nâng cao lên một bậc. Cùng với điều này, hệ thống tự trị địa phương đã được thực hiện toàn diện và mở ra nền tảng cho sự phân quyền địa phương.

1998년 출범한 김대중 정부는 외환위기를 성공적으로 극복하고 민주주의와 시장경제의 병행발전에 노력했다. 특히 남북관계에서는 ‘햇볕정책’을 내세워 2000년 6월 15일 남북정상회담을 개최하고 공동성명을 발효했으며, 이후 이산가족 상봉, 경의선·동해선 연결 등 교류 활성화와 민간 통일운동의 활성화, 금강산 관광 등 남북 경제협력을 확대해 화해·협력 체제를 구축했다.

Kim Dae-jung trở thành tổng thống năm 1998. Chính phủ của ông đã thành công trong việc vượt qua khủng hoảng ngoại hối và cố gắng phát triển nền dân chủ và kinh tế thị trường song song. Trong mối quan hệ liên Triều, chính phủ đã thông qua “chính sách ánh dương”. Ngày 15/6/2000, các lãnh đạo của hai miền Nam – Bắc đã gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh được tổ chức ở Pyeongyang, Triều Tiên và phát đi một tuyên bố chung. Theo đó, hai quốc gia thành lập một hệ thống tái hòa giải và hợp tác, tổ chức các cuộc gặp đoàn tụ cho gia đình ly tán, nối lại tuyến đường sắt Gyeongui và Donghae, triển khai các dự án kinh tế chung như khai thác du lịch núi Geumgangsan.

2003년 출범한 노무현 정부는 국민과 함께하는 민주주의 실현, 더불어 사는 균형 발전 사회건설, 평화와 번영의 동북아시아 건설이라는 3대 국정 목표의 실현에 집중했다. 2007년 10월 4일 제2차 남북정상회담을 열고 한·미 FTA를 타결해 긍정적인 평가를 받고 있다.

Bài viết liên quan  인기 높은 한옥스테이 명소들 - Các địa điểm Hanok Stay hấp dẫn

Chính phủ Roh Moo-hyun, được thành lập năm 2003, đã tập trung vào ba mục tiêu quốc gia gồm thực hiện chế độ dân chủ với sự tham gia của người dân, phát triển xã hội cân bằng và thiết lập hòa bình và thịnh vượng khu vực Đông Bắc Á. Chính phủ cũng tổ chức hội nghị thượng đỉnh lần thứ 2 giữa các nhà lãnh đạo hai quốc gia ở Pyeongyang, Bắc Triều Tiên vào ngày 4/10/2007, đồng thời đạt được thỏa thuận về hiệp định thương mại tự do FTA với Mỹ.

2008년 출범한 이명박 정부는 변화와 실용을 바탕으로 ‘선진화 원년’의 신발전체제를 구축하기 위한 부문별 5대 국정지표를 설정했다. 국민을 섬기는 정부를 지향하며 정부조직을 축소·개편하고 공기업 민영화와 효율화, 행정규제 개혁을 단행했다. 21세기의 창조적 한미동맹, 한반도 경제공동체 등을 통하여 글로벌 코리아를 지향했다.

Chính quyền Lee Myung-bak bắt đầu từ năm 2008, dựa trên sự thay đổi và thực tiễn đã thiết lập 5 chỉ số quốc gia cho mỗi lĩnh vực để xây dựng thể chế phát triển mới “nguyên niên của sự tiên tiến”. Chính phủ đã nhấn mạnh rằng đây sẽ là chính phủ phục vụ nhân dân, cải cách và biên chế rút gọn lại các tổ chức chính phủ, tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước để điều hành hiệu quả, kết hợp cải cách hành chính. Hàn Quốc dần hướng ra thế giới thông qua việc gia nhập các tổ chức, đoàn thể quốc tế như Cộng đồng kinh tế bán đảo Triều Tiên, Liên minh Hàn – Mỹ sáng tạo thế kỷ 21.

제 20대 대통령 윤석열 2022년 5월 취임한 윤석열 대통령 – Tổng thống Yoon Suk Yeol – Tổng thống thứ 20 của Hàn Quốc nhậm chức vào tháng 5 năm 2022

2012년 12월 한국 역사상 최초로 여성 대통령이 당선되면서 ‘국민행복과 국가발전’이라는 새 시대의 지표를 제시하였던 박근혜 정부가 출범하였다. 또한 ‘창조경제를 구현하는 큰 축은 과학기술과 정보통신기술’이라고 설명하며 창조경제 실현을 강조했다.

Tháng 12/2012, khi nữ tổng thống đầu tiên trong lịch sử Hàn Quốc đắc cử, chính quyền Park Geun-hye đã đưa ra chỉ số của thời đại mới gọi là “hạnh phúc quốc gia và phát triển quốc gia”. Chính phủ của bà cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải thực hiện một nền kinh tế sáng tạo, được thúc đẩy bởi sự phát triển của khoa học, công nghệ và công nghệ thông tin.

2017년 5월 출범한 문재인 정부는 ‘촛불 혁명의 완성으로 국민이 주인인 한국’, ‘더불어 성장으로 함께하는 한국’, ‘평화로운 한반도 안전한 한국’, ‘지속가능한 사회 활기찬 한국’이라는 4대 정책 비전을 제시했다. 이의 실현을 위해 군림하는 문화를 청산하고 국민과 소통하고 민주주의를 복원하고자 노력했다. 그리고 ‘사람 중심 경제 구현’을 위해 일자리를 창출하고, 비정규직을 감축했으며 최저임금을 인상했다.

Ra mắt vào tháng 5 năm 2017, chính quyền Moon Jae-in đã đưa ra bốn tầm nhìn chính sách sau đây: hoàn thiện cuộc cách mạng ánh nến bằng việc xây dựng nước Đại Hàn Dân Quốc của nhân dân, tăng trưởng chung, bán đảo Triều Tiên hòa bình và an toàn, một xã hội Hàn Quốc bền vững và đầy sức sống. Để thực hiện điều này, chính phủ của ông Moon đã nỗ lực để xóa bỏ văn hóa thống trị, giao tiếp với người dân và khôi phục nền dân chủ. Ngoài ra, nhiều việc làm được tạo ra để giảm số người lao động không chính quy, mức lương tối thiểu được tăng lên để “hiện thực hóa nền kinh tế định hướng con người”.

또한 한반도 긴장 완화와 평화의 길을 열기 위해 남북정상회담을 비롯해 한·미, 한·중 정상회담을 개최했으며, 미래 세대를 위해 4차산업혁명 인프라 구축과 규제 개선 및 핵심 기술력 확보 등 4대 비전을 제시했다.

Hơn nữa, chính quyền Moon Jae-in đã giảm bớt căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên và mở ra kỷ nguyên hòa bình bằng cách tổ chức các hội nghị thượng đỉnh liên Triều cũng như các hội nghị thượng đỉnh Hàn Quốc – Mỹ và Hàn Quốc – Trung Quốc. Đồng thời đã đề ra bốn tầm nhìn như mở rộng năng lực kỹ thuật trọng tâm và cải thiện các quy chế, xây dựng cơ sở hạ tầng cách mạng công nghiệp lần thứ tư cho các thế hệ tương lai…

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here