과거로의 여행, 문경새재 – Quay về quá khứ khi dạo quanh đường đèo Mungyeongsaejae

0
391

문화체육관광부는 문화매력100선(로컬100)을 통해 각 지역 명소, 콘텐츠, 명인 등을 소개하고 지역 문화의 가치를 홍보하고 있다. 코리아넷은 로컬100 중 외국인이 가보면 좋을 숨겨진 명소를 소개한다. Tháng 10 năm 2023, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc (MCST) đã công bố danh sách “Local 100” gồm thông tin về địa danh, lễ hội và nghệ nhân, nhằm chia sẻ giá trị của nền văn hóa tại các địa phương trên toàn Hàn Quốc. Thông qua bài viết này, Korea.net giới thiệu những địa danh ít ai biết mà du khách nước ngoài không thể bỏ qua khi du lịch Hàn Quốc.

▲ 경북 문경시 문경새재도립공원 전경. Toàn cảnh của Công viên Mungyeongsaejae, thành phố Mungyeong, tỉnh Gyeongsangbuk-do. (Ảnh: 아흐메트쟈노바 아이슬루 기자 aisylu@korea.kr - Aisylu Akhmetzianova / Korea.net) 
▲ 경북 문경시 문경새재도립공원 전경. Toàn cảnh của Công viên Mungyeongsaejae, thành phố Mungyeong, tỉnh Gyeongsangbuk-do. (Ảnh: 아흐메트쟈노바 아이슬루 기자 aisylu@korea.kr – Aisylu Akhmetzianova / Korea.net) 

조선 제1대 왕인 태조 이성계(1392-1398)는 수도인 한양(현 서울)을 중심으로 전국을 연결하는 도로망을 정비했다. 그중 동래(현 부산광역시)와 한양을 최단거리로 잇는 약 377km 길이의 구간은 영남대로라 불렸다.

Vua Taejo, tên khai sinh là Yi Seong-gye (trị vì 1392-1398), người sáng lập và vị vua đầu tiên của triều đại Joseon, đã bảo dưỡng mạng lưới đường bộ nối liền đất nước với trung tâm là thủ đô Hanyang (hiện là thành phố Seoul). Trong đó, một con đường có tên Yeongnamdaero dài 377 km đã là tuyến đường ngắn nhất kết nối Dongnae (hiện là thành phố Busan) với Hanyang.

영남대로상 가장 높고 험한 고개가 문경새재다. 충북 괴산군과 경북 문경시의 경계에 위치한 해발 1,026m의 조령산과 문경시에 위치한 1,039m 주흘산 사이 계곡을 따라 놓인 문경새재는 해발 642m의 고갯길이다. 조선시대 영남 지방 선비들이 한양으로 과거 시험을 보러 가기 위해 지나다닌 고개로 잘 알려져 있다.

Trên con đường Yeongnamdaero, có đường đèo cao nhất và gian nan nhất đó chính là Mungyeongsaejae. Với độ cao 642m, Mungyeongsaejae nằm trong thung lũng giữa núi Joryeongsan có độ cao 1.026 m (nằm ở biên giới giữa huyện Goesan-gun của tỉnh Chungcheongbuk-do và thành phố Mungyeong của tỉnh Gyeongsangbuk-do) và núi Juheulsan có độ cao 1.039 m (nằm ở thành phố Mungyeong).

선비들이 문경새재를 거친 이유는 한양까지 가장 빠른 시간인 14일만에 가기 위해서도 있었지만 문경이 들을 문(聞), 경사 경(慶)으로 기쁘고 경사스런 소식을 들을 수 있는 곳을 의미하기 때문이기도 했다. 문경새재를 ‘장원급제길’이라 부르기도 한 이유다.

Vào thời đại Joseon, các nho sĩ từ khu vực Yeongnam (một khu vực gồm 5 tỉnh thành là tỉnh Gyeongsangnam-do, tỉnh Gyeongsangbuk-do, thành phố Busan, thành phố Daegu và thành phố Ulsan) đã đi qua con đường đèo này để tham gia thi cử ở thủ đô Hanyang. Lý do các nho sĩ vượt qua con đường đèo này không chỉ để đến thủ đô Hanyang trong thời gian nhanh nhất là 14 ngày, mà còn vì chữ Hán của từ “Mungyeong” (聞慶) có ý nghĩa là “nghe tin vui”. Do đó, đường đèo Mungyeongsaejae đã được gọi là “con đường đỗ Trạng nguyên”.

▲ 경북 문경시 문경새재 제1관문 주흘관. Cổng Juheulgwan là cổng số 1 tại đường đèo Mungyeongsaejae ở thành phố Mungyeong, tỉnh Gyeongsangbuk-do. (Ảnh: 아흐메트쟈노바 아이슬루 기자 aisylu@korea.kr - Aisylu Akhmetzianova / Korea.net) 
▲ 경북 문경시 문경새재 제1관문 주흘관. Cổng Juheulgwan là cổng số 1 tại đường đèo Mungyeongsaejae ở thành phố Mungyeong, tỉnh Gyeongsangbuk-do. (Ảnh: 아흐메트쟈노바 아이슬루 기자 aisylu@korea.kr – Aisylu Akhmetzianova / Korea.net) 

코리아넷은 지난달 14일 경북 문경시 문경새재도립공원을 찾았다. 공원 입구에 다다르자 문경새재를 대표하는 세 개 관문 중 제1관문인 주흘관이 보였다. 제1관문이지만 제2관문(조곡관) 보다 이후에 만들어졌다. 임진왜란(1592-1598) 중인 1594년 왜군을 막기 위해 제2관문이 가장 먼저 설치됐고 군사적 요충지로 인식되어 1708년 제1관문과 제3관문(조령관)이 차례로 축조됐다.

Để khám phá một trong những địa điểm được đưa vào danh sách “Local 100” của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc (MCST), phóng viên Korea.net vào tháng trước đã đến thăm Công viên Mungyeongsaejae nằm ở thành phố Mungyeong, tỉnh Gyeongsangbuk-do.

Khi đến gần công viên này, cổng số 1 Juheulgwan đã hiện ra ngay trước mắt. Mặc dù đây là lối vào đầu tiên trong số ba lối vào tại Mungyeongsaejae nhưng được xây dựng sau khi lắp đặt cổng số 2 Jogokgwan vào năm 1594 để ngăn chặn sự xâm lược của lực lượng Nhật Bản trong Chiến tranh Imjin (1592-1598). Trong thời chiến tranh, cổng Jogokgwan đã được coi như một vị trí quân sự chiến lược quan trọng, do đó cổng số 1 Juheulgwan và cổng số 3 Joryeonggwan lần lượt được xây dựng vào năm 1708.

제1관문 옆에는 성황당이 있다. 문경새재를 수호하는 성황신을 모시는 이곳은 1700년경 건립되어 여러 차례 보수했다는 기록이 전해진다. 이날 동행한 정희열 해설사는 “지난 10월 주흘산 산신제 및 아씨 성황제가 열린 곳”이라고 설명했다.

Nằm cạnh cổng Juheulgwan là ngôi đền Seonghwangdang, được xây dựng vào năm 1700 để thờ cúng vị thần bảo hộ đường đèo Mungyeongsaejae, nơi này cũng được tu bổ nhiều lần đến thời điểm hiện nay. Theo hướng dẫn viên Jung Heeyeol, người đồng hành trong chuyến thăm lần này của phóng viên Korea.net, lễ thờ cúng thần núi Juheulsan và các vị thần bảo vệ đã diễn ra ở ngôi đền Seonghwangdang vào tháng 10 năm nay.

Bài viết liên quan  한국 기업, CES 혁신상 휩쓸어···129개사로 '최다' - 129 công ty Hàn Quốc sẽ nhận giải thưởng Đổi mới Sáng tạo CES 2025
▲ 경북 문경시 문경새재도립공원에 위치한 문경새재 오픈세트장 전경. Hình ảnh chụp phim trường tại Công viên Mungyeongsaejae nằm ở thành phố Mungyeong, tỉnh Gyeongsangbuk-do. (Ảnh: 문경시 - Chính quyền thành phố Mungyeong)
▲ 경북 문경시 문경새재도립공원에 위치한 문경새재 오픈세트장 전경. Hình ảnh chụp phim trường tại Công viên Mungyeongsaejae nằm ở thành phố Mungyeong, tỉnh Gyeongsangbuk-do. (Ảnh: 문경시 – Chính quyền thành phố Mungyeong)

제1관문에서 제2관문까지 걸으면서 볼 수 있는 주요 볼거리로는 드라마 ‘태조 왕건'(2000)을 비롯해 ‘무인시대'(2003), ‘해를 품은 달'(2012), ‘킹덤'(2019) 등의 촬영지로 유명한 문경새재 오픈세트장과 과거 술집, 식당, 여관을 겸한 ‘주막’이 있다. 영남대로의 주요 구간인 문경새재는 많은 사람들이 오고다녀 주막촌이 성행한 곳으로도 잘 알려져 있다. 정 해설사는 “조선시대에 새재길을 넘나들던 사람들이 여행의 피로를 풀고 쉬던 장소”라고 소개했다.

Trên đường đi từ cổng Juheulgwan đến cổng Jokokgwan, du khách có thể nhìn thấy phim trường Mungyeongsaejae, nơi nổi tiếng là địa điểm quay những bộ phim truyền hình cổ trang đình đám như “Taejo Wang Geon” (2000), “Age of Warriors” ( 2003), “Moon embracing the Sun” (2012) và “Kingdom” (2019). Dọc theo con đường này còn có Jumak, nơi đã đóng vai trò như một quán rượu, nhà hàng và nhà nghỉ vào ngày xưa.

Hướng dẫn viên cho biết, là một đoạn chính trên con đường Yeongnamdaero, tại đường đèo Mungyeongsaejae đã từng có một ngôi làng Jumak sầm uất, phục vụ cho những lữ khách muốn thư giãn và giảm bớt mệt mỏi trong chuyến đi đến kinh thành.

제2관문을 지나 장원급제길을 따라 걷다보면 2m 가량의 돌무더기인 ‘책바위’가 시선을 사로잡는다. 3년간 자신의 집터를 둘러싼 돌을 옮겨 쌓은 뒤 기도해 아들이 건강을 되찾고 장원급제를 했다는 전설을 가진 돌탑이다. 정 해설사는 “이런 전설 때문에 조선시대에 과거를 보러 가던 선비들이 돌을 올리고 장원급제의 소원을 빌었다”며 “지금까지도 많은 사람들이 합격 기원과 소원 성취 기도를 한다”고 설명했다.

Đi ngang qua cổng số 2 Jogokgwan và đi dọc theo “con đường đỗ Trạng nguyên” du khách có thể bắt gặp “Chaekbawi” (tạm dịch: tảng đá sách) là một đống đá cao 2 mét. Truyền thuyết xoay quanh đống đá này kể rằng đã có một người phụ nữ di chuyển các viên đá xung quanh nhà và chất chúng trong 3 năm để cầu nguyện, nhờ vào đó con trai bà cuối cùng bình phục sức khỏe, và đỗ Trạng nguyên.

“Vì truyền thuyết này, các nho sĩ thời Joseon đi tham gia thi cử đã xếp viên đá và cầu nguyện để đạt ước mơ đỗ Trạng nguyên. Thậm chí cho đến ngày nay, nhiều người vẫn cầu nguyện ở đây để may mắn vượt qua các kỳ thi hoặc đạt được những mong muốn của mình”, theo hướng dẫn viên.

Bài viết liên quan  떡집, 20년 동안 주택가 새벽을 열다 - Cửa hàng bánh tteok, 20 năm mở cánh cửa bình minh khu dân cư
▲ 경북 문경시 문경새재 책바위. “Chaekbawi” (tạm dịch: tảng đá sách) nằm trên đường đèo Mungyeongsaejae, thành phố Mungyeong, tỉnh Gyeongsangbuk-do. Đây là đống đá cao 2 mét được chất với niềm hy vọng con trai của mình bình phục sức khỏe và đỗ Trạng nguyên trong thi cử. (Ảnh: 문경시 - Chính quyền thành phố Mungyeong)
▲ 경북 문경시 문경새재 책바위. “Chaekbawi” (tạm dịch: tảng đá sách) nằm trên đường đèo Mungyeongsaejae, thành phố Mungyeong, tỉnh Gyeongsangbuk-do. Đây là đống đá cao 2 mét được chất với niềm hy vọng con trai của mình bình phục sức khỏe và đỗ Trạng nguyên trong thi cử. (Ảnh: 문경시 – Chính quyền thành phố Mungyeong)

문경새재 가장 높은 곳에 자리잡은 제3관문에서 지나온 길을 내려다보면 백두대간 자락이 펼쳐진다. 정 해설사는 제3관문이 “북쪽에서 침입하는 적을 막기 위해 만들어 졌다”며 “문경새재는 고려 초부터 중요한 교통로 역할을 한 곳”이라 말했다.

Khi nhìn xuống đoạn đường đi qua từ cổng số 3 Joryeongwan, nằm ở điểm cao nhất trên đường đèo Mungyeongsaejae, thì dãy núi Baekdu Daegan bày ra trước mắt du khách. Cô Jung Heeyeol giải thích, cổng số 3 được xây dựng để đối phó với cuộc xâm lược của kẻ thù từ phía Bắc, và đường đèo Mungyeongsaejae đã là nơi đóng vai trò quan trọng trong giao thông vận tải từ đầu triều đại Goryeo.

제1관문부터 제3관문까지 거리는 총 6.5km로 편도 2시간 정도가 걸리는 코스다. 제2관문까지는 신발을 벗고 걷는 사람이 보일 정도로 부드럽고 완만한 황톳길이지만 제2관문부터 제3관문까지는 경사가 가파르다. 정 해설사는 문경새재에서 “산책부터 트레킹까지 다양하게 즐길 수 있다”며 “사계절 내내 다양한 볼거리와 즐길거리를 선사하는 곳”이라고 덧붙였다.

Quãng đường kết nối từ cổng số 1 Juheulgwan đến Joryeongwan (số 3) có chiều dài 6,5 km và mất khoảng 2 tiếng đồng hồ để đi bộ. Đoạn đường từ cổng số 1 đến cổng số 2 Jogokwan có dốc thoai thoải với đất sét đỏ mềm dẻo, nhưng đoạn đường từ cổng số 2 đến cổng số 3 thì lại có dốc đứng. Hướng dẫn viên Jung nói: “Khách du lịch có thể tận hưởng nơi đây bằng cách đi dạo, hoặc đi bộ đường dài tại đường đèo Mungyeongsaejae. Không chỉ vậy, nơi này cũng mang đến nhiều trải nghiệm đa dạng để ngắm nhìn và trải nghiệm trong suốt bốn mùa”.

▲ 경북 문경시 문경새재 제3관문 조령관. Cổng số 3 Joryeonggwan trên đường đèo Mungyeongsaejae, thành phố Mungyeong, tỉnh Gyeongsangbuk-do. (Ảnh: 문경시 - Chính quyền thành phố Mungyeong)
▲ 경북 문경시 문경새재 제3관문 조령관. Cổng số 3 Joryeonggwan trên đường đèo Mungyeongsaejae, thành phố Mungyeong, tỉnh Gyeongsangbuk-do. (Ảnh: 문경시 – Chính quyền thành phố Mungyeong)

문경새재 가기 전 알아두면 좋은 정보 – 3 mẹo nhỏ khi tham quan đường đèo Mungyeongsaejae

# 문경새재도립공원은 서울에서 시외버스를 이용하는 것이 가장 편리하다. 동서울종합터미널에서 문경버스터미널까지 약 2시간 걸린다. (하루 11회 운행)
◌ Cách thuận tiện nhất để đến Công viên Mungyeongsaejae từ thành phố Seoul là đi xe buýt liên tỉnh. Có 11 chuyến đi từ bến xe buýt Dong Seoul đến bến xe buýt Mungyeong mỗi ngày và mất khoảng hai tiếng đồng hồ.

# 문경새재도립공원은 입장료가 무료이며 문경새재 오픈세트장은 2000원이다.
◌ Vé vào cửa Công viên Mungyeongsaejae là miễn phí, nhưng vé vào cửa phim trường tại công viên này là 2.000 KRW.

# 문경새재도립공원은 방문객을 위한 전동차 서비스를 제공한다. 자세한 정보는 문경시 누리집 (https://www.gbmg.go.kr/tour/contents.do?mId=0101010100)을 통해 확인할 수 있다.
◌ Công viên Mungyeongsaejae cung cấp dịch vụ xe điện cho du khách. Thông tin thêm có sẵn trên trang web chính thức của chính quyền thành phố Mungyeong.
– Link: https://www.gbmg.go.kr/tour/contents.do?mId=0101010100

문경 = 아흐메트쟈노바 아이슬루 기자 aisylu@korea.kr
Bài viết từ Aisylu Akhmetzianova

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here