푸드 스타일리스트는 음식과 식기 등으로 테이블 공간을 연출하는 일을 한다. 사진이나 영상으로 음식의 질감, 맛, 향 그리고 매무새까지 전달해야 한다. 노력과 창의력을 동시에 갖추지 않으면 불가능한 일이다.
Food stylist (nhà tạo mẫu ẩm thực) là người sáng tạo không gian bàn ăn từ thực phẩm và dụng cụ ăn uống. Bằng hình ảnh hoặc video, họ cần truyền tải một cách chân thực nhất từ kết cấu, mùi vị cho đến hình thức bên ngoài của món ăn. Đây là công việc khó có thể thực hiện nếu không đủ sự nỗ lực và năng lực sáng tạo.
서울 마포구 성산동, 큰길에서 살짝 벗어난 골목 안쪽에 지은 지 오십여 년쯤 된 이층집이 있다. 대문은 없고 마당 한쪽에 커다란 감나무 한 그루가 서 있다. 근처 성미산에 사는 새들이 날아와 쉬어가는 곳이다. 감나무가 환히 내다보이는 통창 안쪽에는 새벽 세 시까지 불이 꺼지지 않는 스튜디오가 있다. 사람들과 온갖 물품이 분주히 드나들고, 환한 조명이 켜졌다가 꺼지고, 맛있는 냄새가 솔솔 풍긴다. 호기심 많은 동네 강아지들과 고양이들이 기웃거리는 이곳은 푸드 스타일리스트 김보선 씨(金甫宣)의 작업실이다.
Ẩn mình trong một con hẻm tách khỏi đường lớn của Seongsan-dong, Mapo-gu, Seoul là một ngôi nhà hai tầng đã 50 tuổi. Nhà không có cổng, ở góc sân có một cây hồng lớn sừng sững xoè bóng mát. Đây là nơi bầy chim sống ở núi Seongmi gần đó thường bay đến nghỉ ngơi. Bên trong khung cửa sổ hướng ra khoảng sân thoáng đãng với cây hồng là căn studio thường xuyên sáng đèn đến tận 3 giờ sáng. Trong phòng có đủ loại vật dụng, người ra vào tấp nập, ánh đèn chụp lóe lên rồi lại tắt, mùi đồ ăn thơm ngon thoang thoảng lôi cuốn sự hiếu kỳ của các chú chó, mèo thập thò xung quanh. Nơi đây chính là phòng làm việc của cô Kim Bo-seon, một food stylist.
푸드 스타일리스트의 영역은 시대가 바뀌고 시간이 지나면서 점점 확대되어 가고 있다. 음식을 직접 하는 것은 물론이고 소비자 시장을 조사하거나 의뢰인의 요구에 따라 새로운 메뉴도 개발한다. 일의 영역이 넓으니 일과도 바쁘게 돌아간다. 이십 년 넘게 푸드 스타일리스트로 살아온 김보선 씨의 하루하루도 다양한 일들로 촘촘하게 채워진다.
Theo thời gian và sự thay đổi của thời đại, lĩnh vực food stylist dần được mở rộng. Ngoài việc cơ bản là tự chế biến món ăn, các food stylist còn tiến hành khảo sát thị trường hay phát triển thực đơn mới theo yêu cầu của khách hàng. Vì lĩnh vực này khá rộng nên công việc hàng ngày của họ luôn bận rộn. Hơn 20 năm gắn bó với nghề food stylist, một ngày của Kim Bo-seon lúc nào cũng kín mít với nhiều thể loại công việc khác nhau.
뭐든 잘해야 하는 직업 – Nghề phải giỏi mọi việc
김보선 씨는 작업실 근처에 있는 집에서 걸어서 출근한다. 보통 아침 여덟 시에 일어나서 아홉 시에 작업실의 문을 여는데 외부 촬영이 있는 날은 예외다. 촬영 시작이 아홉 시라면 다섯 시부터 준비를 시작해야 한다. 예전에는 잡지에 실릴 음식을 촬영하는 일이 대부분이었는데 지금은 판도가 달라졌다.
Kim Bo-seon sống gần nơi làm việc, hằng ngày cô đi bộ đi làm. Ngoại trừ những ngày tác nghiệp bên ngoài, cô thường thức dậy lúc 8 giờ sáng và mở cửa phòng làm việc lúc 9 giờ. Nếu buổi chụp hình bắt đầu lúc 9 giờ, cô phải chuẩn bị mọi thứ từ 5 giờ. Trước đây, phần lớn công việc là chụp ảnh món ăn để đăng tạp chí, nhưng nay tình hình đã thay đổi.
“잡지가 많이 없어지고 광고 시장도 대부분 디지털로 옮겨갔어요. 요즘 들어오는 일은 브랜드SNS 작업, 전시 세팅, 행사 세팅 등이 주를 이루고 주방가전 신제품이 나오면 그 제품을 테스트하고 메뉴를 개발하고 소책자를 만드는 일도 해요.”
“Ngày nay, tạp chí ít đi nhiều, thị trường quảng cáo đa phần chuyển sang kỹ thuật số. Những việc chúng tôi nhận gần đây chủ yếu liên quan đến tạo dựng thương hiệu trên mạng xã hội, bày trí triển lãm, bố trí sự kiện,… Hay khi có dụng cụ nhà bếp mới ra mắt, tôi tiến hành thử nghiệm sản phẩm, phát triển thực đơn, làm sổ tay.”
이전에는 요리 따로, 스타일링 따로 하는 경우가 많았지만 지금은 의뢰인 대부분이 요리까지 다 할 줄 아는 스타일리스트를 찾는다. Trước đây, việc nấu nướng và food styling là hai lĩnh vực riêng biệt. Nhưng hiện nay, phần đông khách hàng tìm kiếm những food stylist có khả năng bếp núc.
“요리를 알고 스타일링을 하느냐, 모르고 하느냐에 따라 할 수 있는 일의 범위가 달라져요. 요리가 받쳐 주지 않으면 한계를 느낄 수밖에 없어서 결국 요리를 배우게 되죠. 예를 들어 완성된 볶음요리를 돋보이게 하기 위해 기름칠을 할지 물엿을 바를지 결정해야 하는데, 그 판단을 하려면 요리에 대한 지식이 있어야 해요. 또 고기 종류에 따라 가장 맛있어 보이는 온도가 몇 도인지도 알아야 하죠. 그래서 요리뿐만 아니라 식재료에 대한 이해도 있어야 해요.”
“Phạm vi công việc sẽ thay đổi tùy thuộc vào việc bạn có khả năng chế biến món ăn hay không. Nếu không có tay nghề bếp núc hỗ trợ, bạn sẽ thấy mình bị hạn chế trong công việc, kết quả là phải đi học nấu ăn. Ví dụ để giúp một món xào vừa hoàn thành trông bắt mắt hơn, bạn cần quyết định nên dùng dầu ăn hay bôi mật ngô. Để phán đoán được, bạn cần có kiến thức về nấu nướng. Hoặc, tùy vào từng loại thịt, bạn cũng cần biết nhiệt độ nào phù hợp giúp miếng thịt trông ngon và đẹp mắt nhất. Vì vậy không chỉ cần giỏi việc bếp núc, bạn còn cần am tường cả về nguyên liệu món ăn.”
한식, 양식, 중식, 일식 등 요리의 장르도 다양하고 그에 따른 식재료도 무궁무진하다. 그중 특정한 분야만 잘해서는 일을 맡을 수가 없다. Đối với từng thể loại ẩm thực đa dạng như món Hàn, món Tây, món Trung, món Nhật,… nguyên liệu liên quan cũng vô cùng phong phú. Do đó nếu chỉ giỏi một lĩnh vực nhất định sẽ khó đảm đương được công việc này.
“어떤 일이 들어올지 모르니까요. 전반적으로 다 할 줄 알아야 하고 잘해야 해요.” “Vì không biết mình sẽ được khách hàng giao phó việc gì. Nói chung, mình phải biết và làm được mọi thứ.”
잘해야 하는 건 요리만이 아니다. 촬영에 필요한 각종 소품도 준비해야 한다. 음식을 돋보이게 하는 그릇부터 시작해 그와 어우러지는 테이블보, 냅킨, 수저, 양념통, 꽃 등….
Việc cần làm tốt không chỉ có nấu nướng. Bạn cần chuẩn bị các loại dụng cụ cần thiết cho việc quay phim, chụp ảnh. Từ việc sử dụng bát đĩa, cho đến kết hợp chúng với khăn trải bàn, khăn ăn, thìa đũa, lọ gia vị, hoa,… ra sao để phù hợp với tổng thể và làm nổi bật món ăn.
“시안이 촬영 하루 전날 오는 경우도 많아서 뭘 사러 갈 시간도 없을 때가 많아요. 그래서 평소 시간 날 때마다 준비해야죠.” “Nhiều dự án đến ngay trước ngày ghi hình nên tôi không có thời gian để mua vật dụng. Vì vậy mỗi khi có thời gian, tôi thường chuẩn bị sẵn.”
요리연구가, 플로리스트, 코디네이터, 디자이너를 모두 합한 직업이 푸드 스타일리스트라 해도 과언이 아니다. Thật không quá lời khi nói rằng food stylist là một nghề tổng hợp. Người làm nghề này vừa là nhà nghiên cứu ẩm thực, người trang trí hoa, cũng vừa là điều phối viên, nhà thiết kế.
스물두 살에 찾은 꿈 – Giấc mơ được tìm thấy ở tuổi 22
대학교 3학년 때였다. 우연히 본 TV 프로그램을 통해 푸드 스타일리스트라는 직업이 있다는 것을 알게 됐다. Vào năm cô học đại học năm thứ ba, thông qua một chương trình TV, Kim Bo-seon tình cờ biết đến nghề food stylist.
“원래 요리에 관심이 많았어요. 요리 관련 일을 하고 싶었는데 식당에서 일을 하면 같은 요리만 하잖아요. 매번 새로운 요리를 하고 더 맛있어 보이게 연출하고 또 화보로 작업물을 만들어 내는 푸드 스타일링이라는 일이 재미있어 보였어요.”
“Tôi vốn rất yêu thích và muốn làm việc liên quan đến nấu ăn. Nhưng nếu làm việc ở nhà hàng, tôi chỉ có thể nấu vài món giống nhau. Vì vậy, tôi thấy food stylist là một công việc rất thú vị. Mỗi lần không chỉ tạo ra một món ăn mới, mà còn trình bày để chúng trông bắt mắt hơn. Chưa kể, làm sách ảnh cũng là một việc rất lý thú của nghề này.”
결심이 선 이후 앞만 보고 달렸다. 대학교 3학년을 마치고 휴학을 한 다음 본격적으로 꿈을 좇기 시작했다. 하지만 그때는 푸드 스타일링을 위한 학교도 아카데미도 없었다. Bằng sự quyết tâm, Kim Bo-seon bảo lưu kết quả học tập khi kết thúc năm thứ ba đại học và nghiêm túc theo đuổi ước mơ của mình. Nhưng thời điểm đó chưa có một trường, hay học viện nào đào tạo lĩnh vực food stylist.
“당시 요리연구가이자 푸드 스타일리스트로 활동하던 선생님이 개인적으로 하는 클래스에 들어갔어요. 그런데 선생님 스케줄이 있으면 수업이 없어지거나 미뤄졌죠. 일주일에 한 번 하는 클래스였는데, 한 달에 겨우 한 번 할 때도 있었어요.”
“Khi ấy, tôi đã đăng ký khóa học của giáo viên vừa là nhà nghiên cứu ẩm thực vừa hoạt động trong lĩnh vực food stylist. Những lúc giáo viên có lịch trình riêng, lớp sẽ bị hủy hoặc dời lại. Khóa học một tuần một buổi, nhưng có những khi một tháng chúng tôi chỉ học được một lần”.
푸드 스타일링을 배우다 보니 요리를 모르면 안 되겠다 싶어 신라호텔 조리 교육센터에 들어갔다. Học về food stylist, Kim Bo-seon nhận ra nhất thiết phải biết nấu nướng. Vì vậy cô đăng ký học tại trung tâm dạy nấu ăn của khách sạn Shilla.
“거기서 양식을 배운 이후 푸드 스타일리스트의 어시스턴트로 들어가 일을 더 배우려고 했어요. 그런데 배우려는 사람은 많고 자리는 없으니까 조리 경력이 있으면 남들보다 유리하겠다 싶어 파스타 전문점에 들어가서 일을 했어요.”
“Sau khi học nấu món Tây ở đó, tôi định học hỏi thêm bằng cách làm phụ việc cho một food stylist. Tuy nhiên, nhiều người cũng có ý định như vậy, trong khi vị trí công việc lại có hạn. Nếu có kinh nghiệm nấu nướng chắc hẳn sẽ có ưu thế hơn. Nghĩ như thế, tôi đã xin vào làm việc ở một nhà hàng chuyên về pasta.”
그 경력을 발판으로 어시스턴트가 되었다. 대학교 4학년 때는 수업을 일주일에 하루로 몰고 나머지 시간 내내 일을 했다. 졸업 후 다음 단계를 고민하던 그녀는 일본 유학길에 올랐다.
Chính kinh nghiệm đó trở thành bàn đạp giúp Kim Bo-seon trở thành trợ lý food stylist. Lên năm thứ tư đại học, cô sắp xếp tất cả lớp học trong tuần vào một ngày, thời gian còn lại dành để làm việc. Sau khi tốt nghiệp đại học, cô không ngừng đắn đo cho chặng đường tiếp theo trong tương lai và quyết định đến Nhật du học.
“당시 일본은 우리나라에 비해 요리 종류와 식재료가 다양했어요. 디저트, 와인 등 다루는 범위도 넓었고요. 견문을 넓힐 수 있겠다 생각했어요.” “Vào thời điểm đó, Nhật Bản đa dạng hơn Hàn Quốc về chủng loại món ăn và nguyên liệu. Cả lĩnh vực món tráng miệng và rượu vang cũng phong phú hơn. Nên tôi nghĩ mình có thể mở mang tầm nhìn tại đó.”
일본에서 생활비, 학비, 용돈을 벌기 위해 아르바이트 세 개를 하며 일을 배웠다. 2005년, 다시 한국으로 돌아와 부모님이 계신 집 반지하에 조그마한 작업실을 차려 푸드 스타일리스트로서의 독립생활을 시작했다.
Ở Nhật, Kim Bo-seon vừa học việc, vừa làm đồng thời ba công việc bán thời gian để đủ trang trải sinh hoạt phí, học phí và tiền tiêu vặt. Năm 2005, sau khi về Hàn Quốc, cô mở một xưởng nhỏ tại tầng bán hầm trong căn nhà của bố mẹ, bắt đầu cuộc sống tự lập của một food stylist.
“일은 없었어요. 삼 개월에 하나 들어올까 말까 했죠. 멍하니 있으면 우울증에 걸릴 것 같아 도서관, 서점에 다니면서 공부를 계속했어요. 그러다 일이 하나라도 들어오면 연습을 엄청 많이 했어요. 어느 각도에서 어떻게 보이는지 여러 번 테스트하고, 한 컷을 찍는 촬영에도 플랜C까지 만들었어요. 한 번 일을 맡긴 사람들이 다시 찾아오고, 주위에 소개해 주고, 그럭저럭 자리를 잡기까지 5년 정도 걸렸어요.”
“Tôi đã không có việc để làm. Trong ba tháng, chỉ có một vị khách tìm tới. Nếu tình hình không khá khẩm hơn, tôi nghĩ chắc mình sẽ rơi vào trầm cảm mất. Vì vậy, tôi quyết định tiếp tục tìm tòi học hỏi thêm bằng cách đến thư viện, đi nhà sách. Ngày qua ngày, dù chỉ có một khách hàng tìm tới, tôi cũng không ngừng tự rèn luyện. cho dù chỉ là một cảnh chụp, tôi cũng thử nhiều góc máy, quan sát dưới nhiều góc độ, chuẩn bị sẵn nhiều ý tưởng đến cả phương án C. Những vị khách đã đến một lần sau đó tiếp tục quay lại, thậm chí họ còn giới thiệu cho những người xung quanh. Cứ như vậy, mất 5 năm để tôi có được vị trí như ngày hôm nay.”
먹는 것도 일, 쉬는 것도 일 – Ăn cũng công việc, nghỉ cũng công việc
반지하에서 작업실을 시작한 이후 서너 번을 옮겼고, 지금의 작업실은 8년 전에 이사한 곳이다. 촬영은 일주일에 두세 번 정도 잡힌다. 촬영이 없는 날에는 촬영 준비로 분주하다. 시안을 파악하고 필요한 것들을 구입하고 스태프들에게 할 일을 지시한다. ‘북유럽의 삭힌 청어요리’처럼 생소한 음식을 만들어야 할 때면 식재료를 준비와 레시피 연구, 그리고 테스트도 해야 한다. 그나마 여유가 있는 날에는 영수증과 세금계산서 등을 정리한다. 아침은 삶은 달걀이나 고구마로, 점심과 저녁은 거의 배달 음식으로 때운다.
Sau khi khởi nghiệp xưởng làm việc ở tầng bán hầm, được một thời gian, cô phải chuyển chỗ đến ba bốn lần. Cô Kim Bo-seon nhận các dự án chụp ảnh khoảng hai đến ba lần một tuần. Những ngày không có lịch chụp, cô vẫn tất bật chuẩn bị cho ngày được đặt lịch hẹn. Cô nghiên cứu dự án, mua đạo cụ cần thiết và chỉ đạo cho nhân viên tiến hành. Đôi lúc phải làm những món ăn lạ như “cá trích lên men kiểu Bắc Âu”, cô phải chuẩn bị nguyên liệu, nghiên cứu công thức và làm thử món ăn. Những ngày thời gian thư thả hơn, cô sắp xếp biên lai và hoá đơn thuế. Bữa sáng của cô thường là trứng luộc hay khoai lang, bữa trưa và bữa tối hầu hết cô gọi đồ ăn sẵn giao đến phòng làm việc.
“냉장고에 좋은 식재료들이 많지만, 저를 위해 요리하거나 정리할 시간도 여유도 없어요. 거의 매일 새벽에 일이 끝나거든요. 집에선 잠만 자요. 하루 네 시간 정도 자나 봐요.”
“Tủ lạnh tuy luôn sẵn các nguyên liệu tươi ngon, nhưng hầu như tôi không có thời gian sắp xếp hay nấu nướng cho chính mình. Bởi vì công việc hàng ngày thường kéo dài đến rạng sáng mới kết thúc. Tôi chỉ về nhà để ngủ. Có lẽ tôi chỉ ngủ 4 tiếng mỗi ngày.”
가끔 시간이 날 때면 사람들을 만나 맛있는 음식을 먹는 것도 김보선 씨에게는 일의 연장이다. 맛깔스러운 음식을 보면 자동으로 몸이 반응한다. 요리조리 보며 조리법을 탐색하고 또 언제가 같은 음식의 스타일링을 제안 받게 되면 직접 만들어봐야 하니까 말이다.
Đối với Kim Bo-seon, việc gặp gỡ mọi người và đi ăn uống món gì ngon khi rảnh rỗi cũng là công việc. Nó như một phản xạ mỗi khi cô trông thấy một món ăn hấp dẫn. Cô khám phá kỹ thuật nấu, tìm tòi cách chế biến vì biết đâu khi có khách hàng yêu cầu món ăn kiểu tương tự, cô sẽ phải tự tay thực hiện nó.
“아이디어가 떠올라야 정리가 되고 실행할 수 있는 크리에이티브한 일이에요. 몇 시부터 몇 시까지 일을 한다고 좋은 생각이 떠오르는 게 아니잖아요. 그러니 일을 분리하는 게 불가능해요. 좋아하지 않으면 못 하는 일이죠. 원래 뭐든 조금 하다 금방 포기하는 성격이었는데 이 일은 저한테 맞아요. 할수록 더 잘해보고 싶다는 생각이 들어요.”
“Đây là một công việc đòi hỏi sự sáng tạo, chỉ thực hiện được khi có và thể hiện tốt ý tưởng. Không phải cứ đến giờ ngồi vào làm, hết giờ thì kết thúc mà có được ý tưởng hay. Vì thế, cũng không thể phân chia công việc một cách rạch ròi. Theo đuổi công việc này cũng cần có niềm đam mê. Trước đây, tôi vốn có tính cách làm một chút là chán và bỏ cuộc, nhưng công việc này lại phù hợp với tôi. Bởi càng tiếp tục, tôi lại càng muốn làm tốt hơn nữa.”
마당의 감나무로 날아드는 새들을 바라보는 일이 김보선 씨에겐 짧은 휴식이고 위로이다. 아니 어쩌면 그 역시 또 다른 아이디어의 온상일 것이다. Đối với Kim Bo-seon, ngắm nhìn những chú chim ríu rít trên cây hồng ở góc sân cũng là giây phút ngắn ngủi cô nghỉ ngơi và thư giãn. Không biết chừng, đó cũng là cái nôi ấp ủ cho những ý tưởng sáng tạo mới nảy sinh.
황경신(Hwang Kyung-shin 黃景信) 작가
한정현(Han Jung-hyun 韓鼎鉉) 사진가(Photographer)
Hwang Kyung-shin Nhà văn
Han Jung-hyun Ảnh
Dịch: Mai Kim Chi