[KIIP Lớp 3 – Trung cấp 1] Bài 13: 명절 Ngày lễ Tết

0
9756
Bài 13: 명절 Ngày lễ tết 
 

문제 1. 이날은 무슨 날인 것 같습니까? Bạn nghĩ ngày này có thể là ngày gì?
문제 2. 이 사람들은 지금 어디에 있는 것 같습니까? 어디에 가려고 하는 것 같습니까?
Những người này hiện có vẻ như đang ở đâu? Bạn nghĩa họ có thể đang định đi đâu?
문제 3. 여러분이 알고 있는 한국의 명절은 무엇이 있습니까? 사람들은 그 날 무엇을 합니까? Bạn đang biết những ngày lễ nào ở Hàn Quốc? Mọi người làm gì vào ngày đó?

<Trang 132> 1. 한국의 대표적인 명절: Những ngày lễ tiêu biểu của Hàn Quốc

설날(음력 1월 1일) Ngày Tết nguyên đán ( Ngày 1 tháng 1 âm lịch)
– ‘설’은 새해의 첫머리라는 뜻으로 새해의 안녕과 건강을 기원하는 날
‘설’ mang ý nghĩa bắt đầu của một năm mới là ngày mong ước cho sự bình an và sức khỏe trong năm mới
– 구정이라고도 함: Cũng có thể gọi là 구정 (Tết nguyên Đán)
– 설빔을 입다: Mặc quần áo mới ngày Tết
– 차례를 지내다: Cúng Tết, cúng tổ tiên
– 세배를 하다: Lạy chào, cúi lạy người lớn vào ngày Tết.
– 덕담을 하다: Chúc những lời tốt đẹp
– 세뱃돈을 받다: Nhận tiền lì xì
– 떡국을 먹다: Ăn canh tok
– 복조리를 걸다: Treo bokjori/ vật treo phúc (Vật được treo trên tường vào buổi sáng sớm của ngày Tết, với ý nghĩa được nhận nhiều phúc lành trong suốt một năm)
– 제기차기: Trò đá cầu
– 연날리기: Trò thả diều
– 윷놀이 등의 놀이를 함: Chơi các trò chơi như là trò chơi Yuk
** 함: Xuất phát từ động từ gốc 하다 + 음 => Tạo thành danh từ. Xem lại ngữ pháp này tại đây 
 

추석(음력 8월 15일) Trung Thu (15 tháng 8 âm lịch)
– 한 해의 농사가 무사히 끝난 것을 조상에게 감사드리는 날: Ngày cảm tạ tổ tiên cho việc đồng áng của một năm kết thúc tốt đẹp.
(농사: Việc trồng trọt canh tác, việc đồng áng; 
무사히: Một cách yên ổn, một cách tốt đẹp; 
조상: Tổ tiên) 
– 중추절: Tết trung thu, 한가위라고도 함: Cũng có thể gọi là 한가위 (Tết trung thu) 
– 송편을 빚다: Nặn bánh Sonpyeon (Một loại bánh trung thu làm bằng gạo của Hàn Quốc. Bánh gạo hình bán nguyệt phổ biến trong dịp Trung Thu, được trang trí với lá thông. Mật ong, chất làm ngọt khác, hoặc đậu xanh cũng có trong nhân bánh.)
– 차례를 지내다: Cúng tổ tiên
– 성묘를 하다: Đi tảo mộ (đến mộ của tổ tiên để vái lạy và thăm nom).
– 벌초를 하다: Tảo mộ (nhổ cỏ làm sạch mộ và xung quanh đó)
– 보름달을 보고 소원을 빌다: Ngắm trăng rằm và cầu nguyện
– 줄다리기: Trò kéo co
– 강강술래 등의 놀이를 함: Chơi trò chơi như là điệu múa Gang gang sullae

<Trang 133> 2. 명절 음식: Món ăn ngày lễ Tết



동지(대설 15일 후) Ngày Đông chí (Sau đại tuyết 15 ngày) 
(+대설: Đại tuyết, là thời điểm tuyết rơi nhiều nhất trong năm, thuộc một trong 24 tiết khí, khoảng vào ngày 8 tháng 12
>> Bấm vào đây để tìm hiểu về 24 tiết khí trong 1 năm
+ 동지: Là ngày có ngày ngắn và đêm dài nhất trong năm, thường rơi vào khoảng ngày 22 tháng 12 dương lịch)
>> Bấm vào đây để xem thêm về ngày lễ Đông chí ở đây, một nét văn hóa thú vị của người Hàn Quốc.)
– 팥죽: 팥의 붉은 색이 잡귀를 몰아낸다고 함: Cháo đậu đỏ: Người ta cho rằng rằng màu đỏ của đậu đỏ có thể xua đuổi tà ma.
(팥: Đậu đỏ; 
붉: Đỏ, đỏ tươi; 
잡귀: Ma quỷ; 
몰아내다: Xua đuổi) 

– 새알심을 나이만큼 먹기도 함: Người ta cũng ăn số viên bánh trôi nước (새알심) bằng với tuổi của mình hiện tại.
(새알심: viên bánh trôi nước làm bằng gạo nếp, viên tròn nhỏ như trứng chim; 
나이만큼: Bằng tuổi, giống như tuổi)
 

대보름(음력 1월 15일) Rằm tháng giêng ( 15 tháng 1 âm lịch)
Xem chi tiết thêm về nét văn hóa vào Ngày Rằm tháng Giêng ở Hàn Quốc tại đây.
부스럼이 안 생기고 치아가 건강해진다고 함. 귀가 밝아지고 눈이 잘 보인다고 함
Người ta cho rằng mụn nhọt không xuất hiện và răng trở nên khỏe hơn, rằng tai sẽ trở nên sáng tỏ và mắt nhìn được tốt hơn.
(부스럼: Mụn nhọt; 
치아: Răng, 
건강해지다: Khỏe lên; 
귀: tai; 
밝아지다: trở nên sáng tỏ; 
보이다: Nhìn thấy, trông thấy)

설날(음력 1월 1일): Tết Nguyên Đán ( 1 tháng 1 âm lịch)
긴 가래떡처럼 무병장수하고 흰 떡처럼 새해에는 깨끗해지라는 의미
Mang ý nghĩa hãy trở nên thuần khiết vào năm mới giống như bánh tok trắng và sống lâu mạnh khỏe giống như bánh bột gạo dài Garaetteok.
(가래떡: Bánh bột gạo; 
처럼: Giống như; 
병장수: Trường thọ vô bệnh, khỏe mạnh sống lâu; 
희다: Trắng; 
깨끗해지다: Trở nên sạch sẽ, trở nên sáng sủa; 
의미: Ý nghĩa)

Bài viết liên quan  [Sách cũ KIIP Lớp 3 - 쓰기] Ví dụ tham khảo phần bài tập 쓰기 lớp 3 - trung cấp 1 chương trình hội nhập XH - KIIP

추석(음력 8월 15일): Trung Thu ( 15 tháng 8 âm lịch)
수확한 햅쌀로 떡을 만들어 한 해 농사를 잘 마친 것을 조상에게 감사함.
Làm bánh tok từ gạo mới thu hoạch để cảm tạ tổ tiên về việc kết thúc tốt đẹp vụ mùa trong năm
(수확한 햅쌀: Gạo mới thu hoạch; 
농사: Việc trồng trọt canh tác; 
마치다: Kết thúc, hoàn thành; 
조상: Tổ tiên)

연 습:
– 부럼: Các loại hạt cứng
– 가래떡처럼: Giống như bánh bột gạo (loại bánh gạo hình dài)
– 무병장수: Khỏe mạnh sống lâu
– 기원하다: Cầu mong, mong ước, khởi đầu.
– 팥죽: Cháo đậu đỏ
– 부스럼: Mụn nhọt
– -도록: Để, sao cho… Xem chi tiết hơn ngữ pháp này tại đây
– 송편: (Bánh gạo hấp trên lá thông để ăn vào trung thu)
– 잡귀: Ma quỷ
– 쫓다: Xua đuổi
– 농사: Việc trồng trọt canh tác, việc nuôi dưỡng con cái
– 수확한 햅쌀: Gạo mới thu hoạch

<Trang 134 – 135> 문법
Các bạn nhấn vào tên ngữ pháp bên dưới (chữ màu xanh) để xem giải thích chi tiết về cách dùng và các ví dụ
[동사] + 아/어 놓다
Đứng sau động từ thể hiện một hành động nào đó được kết thúc và sau đó trạng thái của nó được duy trì. Có thể dịch là “….sẵn rồi, ….sẵn”

•다음 달에 고향에 갔다 오려고 비행기 표를 예약해 놓았어요.
Tháng tới tôi dự định quay về quê nên đã đặt vé máy bay sẵn rồi.

•어머니 생신 선물을 보내려고 인삼을 사 놓았어요.
Tôi định gửi quà sinh nhật mẹ nên đã mua nhân sâm sẵn rồi.

•추석 전에는 차가 많이 막히니까 미리 장을 봐 놓아야겠어요.
Vì trước dịp Trung thu rất kẹt xe nên sẽ phải đi chợ sẵn trước.

•아이들에게 세뱃돈을 줘야 하니까 새 돈으로 바꾸어 놓으세요.
Vì phải lì xì mừng tuổi cho lũ trẻ nên (bạn) hãy đổi sẵn tiền mới đi nhé

– 장을 보다: Đi chợ
– 세뱃돈: Tiền lì xì, tiền mừng tuổi

– 환기시키다: Thông khí
– 차례: Lễ cũng Tết, lễ cũng tổ tiên
– 부럼: Các hạt cứng nói chung
– 끓이다: Nấu sôi, đun sôi
– 가스 불을 켜다: Bật lửa bếp ga
– 빼다: Bỏ qua, loại ra, trừ ra.
– 자료 작성하다: Làm hồ sơ, làm tài liệu làm giấy tờ…
– 복사하다: Sao chép, sao y bản chính, sao chụp, phô tô

Các bạn nhấn vào tên ngữ pháp bên dưới (chữ màu xanh) để xem giải thích chi tiết về cách dùng và các ví dụ
[동사/황용사] + (으)ㄴ/는 데다가
Cấu trúc này dùng để bổ sung thông tin “cộng thêm; thêm vào đó; thêm nữa; không những…mà còn”. Hai mệnh đề trong câu phải nhất quán, có cùng đặc tính và -도 cũng thường được dùng trong mệnh đề thứ hai. Chủ thể của cả hai mệnh đề phải là giống nhau.

•영철 씨는 운동도 잘하는 데다가 다른 사람도 잘 도와 줘서 인기가 많아요.
Young Chol chơi thể thao giỏi thêm vào đó còn hay giúp đỡ người khác nên rất được yêu mến.
 
•제주도는 경치가 아름다운 데다가 맛있는 음식도 많아요.
Đảo Jeju cảnh quan đẹp thêm vào đó còn rất nhiều món ăn ngon.
 
•요즘 회사 일도 바쁜 데다가 한국어 시험도 봐야 해서 정신이 없어요.
Gần đây việc công ty bận rộn thêm nữa còn phải ôn thi tiếng Hàn nên chẳng còn chút tinh thần nào.

– 정신: Tinh thần, tâm trí

– 자리: Chỗ ngồi
– 편하다: Thoải mái
– 캠핑: Cắm trại (Camping)
– 비용이 들다: Tốn chi phí

<Trang 136> 말하기

– 아주머니: 엘레나 씨는 이번 설날에 무슨 계획이 있어요?
엘레나 Tết âm lịch này có kế hoạch gì không?
– 엘 레 나: 시댁에 가려고요. 그런데 시댁에서 처음 보내는 명절인데 뭘 어떻게해야 할지 모르겠어요.
Cháu định về nhà chồng ạ. Nhưng là lần đầu ăn tết ở nhà chồng nên cháu không biết sẽ phải làm như thế nào ạ
– 아주머니: 명절 때는 길이 무척 막히는데 차표는 예매해 놓았어요?
Vào mấy ngày lễ đường kẹt xe lắm, cháu đã mua vé trước chưa?
– 엘 레 나: 네, 표는 예매해 놓았어요. 또 뭘 준비해야 할까요?
Dạ cháu mua vé trước rồi ạ. Ngoài ra phải chuẩn bị gì nữa ạ?
– 아주머니: 미리 장을 봐 놓아야지요. 명절 전에는 길도 복잡한 데다가 마트에 사람도 많으니까 장도 미리 봐 놓는 게 좋아요
Phải đi chợ trước. Trước ngày lễ tết không những đường xá phức tạp mà siêu thị cũng nhiều người nên đi chợ sẵn trước thì tốt cháu ạ

Từ vựng tham khảo:
– 시댁: Nhà chồng
– 무척: Rất, lắm, quá
– 차표: Vé tàu, vé xe

1. (3)- 부치다: Gửi, chuyển
2.
– 직장 상사: Cấp trên nơi làm việc
– 자녀: Con cái
– 은사: Ân sư (Người thầy đầy ân huệ đã dạy dỗ)

Bài viết liên quan  [KIIP Lớp 3 - Trung cấp 1] Bài 5: 집과 생활 Nhà ở và sinh hoạt

<Trang 137> 듣기

상호 : 쿤 씨, 내일부터 설날 연휴인데 뭐 할 거예요?
쿤 : 고향에는 못 돌아가니까 베트남 친구들하고 모여서 베트남 설음식을 만들어 먹으려고요.
상호 : 베트남에서도 설을 지내요?
쿤 : 그럼요. 저희도 음력 1월 1일이 설날이에요. 그렇지만 베트남은 12월이 음력으로 29일까지 있어서 설날이 한국보다 하루 빨라요.
상호 : 그렇군요. 그럼 베트남에서는 설날에 어떤 음식을 먹어요?
쿤 : 한국 사람이 떡국을 먹는 것처럼 베트남에서는 ‘반쯩’이라는 걸 먹어요. 찹쌀떡 안에 돼지고기와 녹두를 넣고 찐 음식이에요.
상호 : 이야기를 들으니까 만두랑 비슷할 것 같은데요.
쿤 : 맞아요.
상호 : 한국 사람들은 설날에 세배도 하고 세뱃돈을 받는 풍습이 있는데 베트남은 어때요?
쿤 : 저희도 이웃이나 친척찾아가서 서로 덕담을 나누고 아이들에게는 돈을 주기도 해요. 그렇지만 세배는 하지 않아요.

Từ vựng tham khảo:
설음식 Thức ăn ngày Tết
반쯩 Bánh chưng
찹쌀떡 Bánh gạo nếp
녹두 Đậu xanh
만두 Bánh bao, bánh màn thầu
이웃 Hàng xóm, láng giềng
친척 Họ hàng, bà con
찾아가다 tìm đến, tìm gặp
덕담 Lời chúc tốt đẹp, lời chúc phúc

1. 여러분 나라에는 어떤 명절이 있습니까? 그 명절에 사람들은 보통 무엇을 합니까?
Ở đất nước các bạn có những ngày lễ tết nào? Vào ngày lễ tết đó mọi người thường làm gì?

2. 잘 듣고 질문에 답하세요.
1) 베트남과 한국의 설날 풍습 중 다른 것은 무엇입니까?
① 설날에 먹는 특별한 음식이 있다.
세배를 한다.
③ 이웃이나 친척덕담을 주고 받는다.

2) 들은 내용과 같으면 O표, 다르면 X표 하세요.
(1) 베트남의 설날은 한국과 같은 날이다. ( )
(2) 베트남과 한국 모두 설날에 아이들에게 세뱃돈을 준다. ( )

– 풍습: Phong tục, tập quán
– 특별한: Đặc biệt
– 세배하다: Tế bái, lạy chào.
– 친척: Họ hàng, bà con
– 덕담: Lời chúc tốt đẹp

 
<Trang 137> 발음


1. 다음 발음을 잘 듣고 따라하세요.
1) 미리 사 놓으세요   2) 기분이 좋은 것 같아요
3) 첫째 딸을 낳았어요   4) 내지 않은 사람이 있어요

2. 다음 문장을 자연스럽게 읽어 보세요.
1) 길이 막히니까 장을 미리 봐 놓으세요.
2) 요즘 그 사람 기분이 좋아 보여요.
3) 아직 회비를 내지 않은 사람이 있어요.
– 첫째 딸: Con gái đầu lòng
– 낳다: Sinh đẻ
 
< Trang 138> 읽기

1. 여러분의 고향에는 어떤 명절들이 있습니까? 그 명절에 먹는 특별한 음식은 무엇입니까?
Ở quê hương các bạn có những ngày lễ tết nào? Vào ngày lễ tết đó có món ăn đặc biệt gì vậy? 

2.

명절 음식 
Món ăn ngày lễ Tết

여러분 고향에서는 보통 명절에 무슨 음식을 먹습니까? 한국의 대표적인 명절 음식으로는 설날에 먹는 ‘떡국’을 들 수 있습니다. 떡국은 흰 가래떡을 어서 끓인 음식입니다. 가래의 긴 모양은 무병장수를 뜻하고 흰색은 한 해의 때를 벗고 깨끗해지라는 이라고 합니다. 그리고 한국 사람들은 떡국 한 그릇을 먹으면 나이를 한 살 더 먹는다고 생각해서 ‘떡국 몇 그릇이나 먹었어?’라는 질문을 하기도 합니다.
Ở quê hương các bạn thường ăn món gì vào ngày lễ tết? Món ăn tiêu biểu vào của Hàn Quốc vào các ngày lễ tết thì có thể nghe đến canh tteok ăn vào Tết Nguyên Đán. Canh tteok là món ăn được nấu từ bánh gạo Garaetteok dài trắng thái miếng. Hình dạng dài của bánh Garaetteok mang ý nghĩa sống lâu mạnh khỏe và màu trắng mang ý nghĩa là gột bỏ vết bẩn của năm trước và hãy trở nên thuần khiết trong sạch hơn. Và người Hàn Quốc nghĩ rằng khi ăn 1 bát canh tteok nghĩa là tăng thêm 1 tuổi nên cũng có khi hỏi nhau là “Đã ăn đến mấy bát canh tteok rồi?” ^^

– 가래떡: Bánh bột gạo
– 썰다: Thái, cắt
– 끓이다: Nấu sôi, đun sôi
– 모양: Hình dạng, hình thức
– 무병장수: Trường thọ vô bệnh
– 벗다: Tháo, cởi, gở
– 깨끗해지다: Trở nên sạch sẽ, trở nên sáng sủa
– 뜻: Ý, ý nghĩa, ý muốn
– 그릇: Chén, bát

한편 추석에 빼놓지 않고 먹는 음식으로는 송편이 있습니다. 송편은 한 해 농사 지은 햅쌀과 햇곡식으로 떡을 만들어서 먹는 것으로 1년 동안 고생한 것을 서로 위로하고 농사가 잘 되도록 돌봐 준 조상에게 감사하는 의미로 만들어 먹습니다.
Ngoài ra có songpyeon là món ăn không bỏ qua được và ăn vào Chuseok . Songpyeon là thứ bánh được làm để ăn từ các loại ngũ cốc và gạo mới thu hoạch trong năm, nó đươc làm rồi ăn với ý nghĩa động viên, an ủi nhau đã vất vả trong 1 năm qua và cảm tạ tổ tiên đã trông coi (phù hộ) cho mùa màng thuận lợi.

– 한편: Cùng phía, một mặt, mặt khác
– 빼놓다: Loại ra, trừ ra.
– 송편: Bánh gạo hấp trên lá thông ăn vào dịp trung thu
– 농사 짓다: Làm nông
– 햅쌀: Gạo mới, lúa mới
– 햇곡식: Ngũ cốc và lương thực mới thu hoạch
– 고생하다: Vất vả, khổ sở, nhọc công
– 서로: Lẫn nhau, cùng với nhau
– 위로하다: An ủi
– 돌보다: Chăm sóc, trông coi
– 조상: Tổ tiên
– 의미: Ý nghĩa

Bài viết liên quan  [SÁCH MỚI] TỔNG HỢP NGỮ PHÁP KIIP 3 - TRUNG CẤP 1 - Chương trình hội nhập xã hội KIIP (사회통합프로그램)

이 밖에도 음력 1월 15일인 정월 대보름에는 오곡밥과 부럼귀밝이술 등을 먹습니다. 이 가운데 부럼은 이것을 먹으면 1년 동안 몸에 부스럼이 생기지 않게 하는 음식이라고 해서 사람들이 챙겨 먹었습니다. 또 부럼은 먹을 때 직접 이빨로 깨서 먹는데 이렇게 해야 한 해 동안 치아가 건강할 수 있다고 믿기 때문입니다.
Ngoài ra còn có cơm ngũ cốc cùng với các loại hạt cứng, rượu 귀밝이 được ăn vào ngày rằm tháng 1 âm lịch. Trong đó, các loại hạt cứng được cho là món khi ăn vào thì trong suốt 1 năm sẽ không xuất hiện mụn nhọt trên người nên mọi người đã làm để ăn nó. Thêm nữa khi ăn các loại hạt cứng thì cắn vỡ trực tiếp bằng răng để ăn, là vì tin rằng phải làm như thế thì răng mới có thể chắc khỏe trong suốt 1 năm.

– 정월 대보름: Rằm tháng Giêng
– 오곡밥: Cơm ngũ cốc
– 부럼: Các loại hạt cứng
– 귀밝이술: Rượu 귀밝이
– 부스럼: Mụn nhọt, ung nhọt
– 챙기다: Sửa soạn, sắp xếp, duy trì, săn sóc…
– 이빨: Răng
– 깨다: Đập vỡ, làm vỡ
– 믿다: Tin tưởng

마지막으로 24절기의 마지막 날인 동지에는 팥죽을 끓여 먹고 끓인 팥죽을 집대문 등에 뿌렸습니다. 이것은 팥의 붉은 색이 집 안에 나쁜 일이 생기는 것을 막아 준다고 하여 조상들이 지키던 풍습입니다.
Cuối cùng vào Đông chí là ngày cuối cùng của 24 tiết khí (việc phần mùa, chia một năm ra thành 24 tiết) thì nấu cháo đậu đỏ ăn và rắc cháo đậu đỏ đó lên cửa lớn. Việc này trong đó màu đỏ của đậu đỏ có ý nghĩa ngăn chặn những việc xấu phát sinh ở trong nhà, là phong tục mà tổ tiên xưa đã từng gìn giữ.

– 절기: Sự phân chia mùa, chia một năm ra thành 24 tiết khí
– 팥죽: Cháo đậu đỏ
– 끓이다: Nấu sôi, đun sôi
– 대문: Cửa lớn
– 뿌리다: Rải, rắc, phun
– 막다: Ngăn chặn
– 지키다: Gìn giữ, bảo vệ

<Trang 139> 쓰기

– 세시 풍속: Phong tục theo mùa, phong tục theo tiết trời
– 공통점: Điểm chung, điểm giống nhau, điểm tương đồng
– 차이점: Điểm khác nhau
Bấm vào đây để tham khảo bài viết

<Trang 140>
한국의 명절에 하는 일 가운데 가장 중요한 일은 차례를 지내는 것이다. 그런데 차례 상에 음식을 차릴 때는 음식을 놓는 위치가 정해져 있다. 그 규칙 가운데 몇 가지를 소개하면 다음과 같다.
홍동백서: 붉은 과일은 동쪽, 흰 과일은 서쪽에 놓는다.
어동육서: 생선은 동쪽, 고기는 서쪽에 놓는다.
좌포우혜: 포는 왼쪽, 식혜는 오른 쪽에 놓는다.
조율이시: 왼쪽부터 대추, 밤, 배의 순으로 놓는다.

Cách đặt đồ ăn lên bàn thờ cúng
Trong các việc phải làm vào ngày lễ tết của Hàn Quốc thì việc quan trọng nhất đó chính là cúng. Và vị trí đặt đồ ăn khi dọn lên bàn thờ cúng đã được quy định sẵn. Trong các quy tắc đó xin được giới thiệu mấy loại như sau:
홍동백서: (Hồng đông bạch tây) Hoa quả màu đỏ đặt phía đông, hoa quả màu trắng đặt phía tây
어동육서: (Ngư đông nhục tây) Cá đặt phía đông, thịt đặt phía tây
좌포우혜: Bên trái đặt đồ khô  (문어: bạch tuộc, 명태: cá Myeongte, 오징어: mực), bên phải đặt sikhye (đồ uống làm bằng gạo lên men).
조율이시: Đặt táo tàu, hạt dẻ, lê theo thứ tự từ trái sang.

 

Từ vựng tham khảo:
차례 상 bàn cúng lễ
차리다 dọn (bàn ăn)
정해지다 được quyết định, được định, được quy định
포 đồ khô (문어: bạch tuộc, 명태: cá Myeongte, 오징어: mực)
식혜 nước gạo ngọt (được làm bằng cách bỏ cơm vào nước mạch nha cho lên men, sau đó cho đường vào và nấu).

– Xem các bài dịch khác của lớp KIIP Trung cấp 1 tại đây
– Nhóm học và thảo luận tiếng Hàn KIIP: Bấm vào đây
– Like trang facebook để theo dõi và cập nhật bài học tiếng Hàn KIIP và các thông tin liên quan đến chương trình KIIP một cách nhanh nhất: Hàn Quốc Lý Thú

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here