[KIIP lớp 5 sách mới] Bài 36. 범죄와 법 Pháp luật và sự phạm tội

0
5843

01. 한국에서 형법은 어떤 기능을 할까? Hình pháp ở Hàn Quốc có chức năng gì?

형법의 의미 Ý nghĩa của hình pháp
사회질서를 유지하고 사람들의 자유와 권리를 보호하기 위해서는 사람들의 나쁜 행동을 막고 처벌할 필요가 있다. 이때 기준이 되는 것이 바로 형법이다. 형법은 사람들에게 큰 피해를 주고 사회에 위협이 되는 행위를 범죄로 규정하고, 범죄를 저지른 사람들에 대한 형벌을 정해 놓았다.
Hình pháp cần thiết trong việc ngăn chặn và xử phạt những hành vi xấu của mọi người nhằm bảo vệ sự tự do và quyền lợi của con người và duy trì trật tự xã hội. Khi đó, hình pháp chính là tiêu chuẩn (cho mọi việc). Hình pháp quy định hành vi gây thiệt hại lớn cho mọi người, uy hiếp xã hội được xem là phạm tội, và được định sẵn những hình phạt đối với những người gây ra hành vi phạm tội.
형법: hình pháp (Hệ thống luật pháp định ra mức độ, kiểu tội phạm và hình phạt)
위협: đe dọa, uy hiếp
저지르다: gây ra, tạo ra, làm ra
형벌: hình phạt

죄형 법정주의 Nguyên tắc xử theo luật
죄형 법정주의는 어떤 행위가 범죄인지, 그 범죄에 대해 어떤 처벌을 할 것인지를 미리 법으로 정해 두어야 한다는 원칙이다. 이를 통해 사람들은 우리 사회에서 하지 말아야 할 범죄 행위를 미리 알고 적절하게 행동할 수 있다. 또한 범죄를 저지른 사람이라도 필요 이상의 지나친 형벌을 받지 않고 법에 정해진 만큼의 형벌을 받게 된다.
Nguyên tắc xử theo luật là nguyên tắc cần xác định trước theo luật loại hành vi nào là phạm tội và loại hình phạt nào sẽ được đưa ra cho tội phạm đó. Thông qua đó, mọi người có thể biết trước những hành vi phạm tội không nên làm trong xã hội chúng ta và có thể hành động phù hợp (mà không phạm phải hành vi phạm tội đó). Ngoài ra, ngay cả là người phạm tội sẽ không bị trừng phạt quá mức cần thiết mà sẽ bị trừng phạt theo quy định của pháp luật.
적절하다: thích hợp, thích đáng, đúng chỗ
지나치다: quá, quá thái
필요: sự tất yếu, sự nhất thiết phải có

알아두면 좋아요
점점 늘어나는 사이버 범죄 Tội phạm mạng đang dần tăng lên.

인터넷과 같은 정보통신망을 통해 이뤄지는 범죄를 사이버 범죄라고 한다. 2019년 경찰청 자료에 따르면 하루 평균 400건이 넘는 사이버 범죄가 발생하고 있다. 범죄 유형으로는 인터넷 사기 (68%), 사이버 명예훼손이나 모욕 (10.1%), 사이버 저작권침해(61%) 등이 있다. 사이버 범죄의 피해자가 되지 않기 위해서는 출처 불명의 파일이나 이메일, 문자메시지는 절대 클릭하지 않도록 하며, 스마트폰에 미확인 앱을 깔지 않는 것이 좋다. 또한 경찰청의 ‘사이버앱’을 확인하면 상대방의 전화번호나 계좌번호가 사기로 신고된 이력을 조회할 수 있다.
Phạm tội qua mạng là sự phạm tội được thực hiện thông qua các mạng thông tin và truyền thông như Internet. Theo số liệu của Cơ quan Cảnh sát Quốc gia vào năm 2019, trung bình có 400 vụ tội phạm mạng xảy ra mỗi ngày. Các loại phạm tội bao gồm lừa đảo qua Internet (68%), gây thương tổn hoặc xúc phạm danh dự qua mạng (10,1%) và xâm hại quyền tác giả trên mạng (61%). Để không trở thành nạn nhân của phạm tội qua mạng tuyệt đối không bao giờ nhấp vào các file, email hoặc tin nhắn văn bản từ các nguồn không rõ ràng và không cài đặt các ứng dụng chưa được xác minh trên điện thoại thông minh của mình. Ngoài ra, nếu kiểm tra ‘Ứng dụng mạng’ của sở cảnh sát thì có thể kiểm tra lý lịch số điện thoại hoặc số tài khoản của đối phương đã từng bị báo cáo là lừa đảo.
사이버 (cyber): không gian ảo, không gian mạng
사기: sự lừa đảo, sự gian dối
명예: danh dự
훼손: việc làm tổn thương, việc làm hại, sự làm thương tổn
모욕: sự lăng mạ, sự sỉ nhục, sự xúc phạm
저작권: tác quyền, quyền tác giả
침해: sự xâm hại (Sự xâm phạm gây hại đến đất đai, quyền lợi hay tài sản… của người khác)
불명: sự không minh bạch, sự không rõ ràng
출처: xuất xứ, nguồn
이력: lý lịch

Bài viết liên quan  [KIIP lớp 5 sách mới] Bài 9: 보육 제도 Chế độ dưỡng dục

02. 범죄를 막기 위해 경찰과 검찰은 어떤 일을 할까?
Cơ quan cảnh sát và cơ quan kiểm sát làm những việc gì để ngăn chặn tội phạm?

법을 집행하는 기관 Cơ quan thực thi pháp luật
법에 따라 범죄 행위를 예방하고 수사하며 사회질서를 유지하는 국가기관을 법집행기관이라고 한다. 법집행기관은 범죄 피해를 입은 사람들의 신고를 받고 범죄 용의자를 조사하며 체포하기도 한다. 이와 같은 과정을 통해, 누군가가 법을 위반한 사실이 있었는지를 밝혀내는 일이 바로 법집행기관의 역할이다. 한국에서는 경찰과 검찰이 대표적인 법집행기관이다.
Theo luật, cơ quan quốc gia ngăn chặn, điều tra hành vi phạm tội và duy trì trật tự xã hội được gọi là cơ quan thực thi pháp luật. Cơ quan thực thi pháp luật tiếp nhận báo cáo của người bị thiệt hại do sự phạm tội, điều tra những người bị tình nghi phạm tội và bắt giữ chúng. Thông qua quá trình như vậy, vai trò của các cơ quan thực thi pháp luận là việc làm sáng tỏ xem ai đó có vi phạm pháp luật hay không. Ở Hàn Quốc thì cơ quan cảnh sát và cơ quan kiểm sát là những cơ quan thực thi pháp luật tiêu biểu.
수사하다: điều tra
용의자: người khả nghi, người bị tình nghi
체포하다: bắt giữ, tóm cổ

경찰의 역할 Vai trò của cơ quan cảnh sát
다른 사람으로부터 피해를 입었거나 범죄 사실을 알게 되었을 때는 경찰에 연락해야 한다. 경찰은 국민의 생명과 신체, 재산을 보호하는 일, 범죄를 예방하고 수사하는 일, 교통 단속, 음주운전 단속 등을 통해 공공질서를 지키는 일을 한다. 지역마다 경찰서와 지구대가 있어서 시민이 직접 찾아가 도움을 요청할 수 있다. 또한, 국번 없이 112에 전화하여 경찰의 도움을 받을 수도 있다.
Khi bị thiệt hại do người khác gây ra hoặc khi biết được sự thật về việc phạm tội nào đó thì phải liên lạc cho cơ quan cảnh sát. Cơ quan cảnh sát làm công việc giữ gìn trật tự công cộng thông qua các việc như bảo vệ tính mạng, thân thể, tài sản của người dân, ngăn ngừa và điều tra các hành vi phạm tội, kiểm soát giao thông và ngăn chặn việc uống rượu khi lái xe,… Mỗi khu vực đều có đồn cảnh sát và sở cảnh sát nên công dân có thể trực tiếp tìm đến yêu cầu sự giúp đỡ. Ngoài ra cũng có thể nhận được sự trợ giúp từ cảnh sát bằng cách gọi 112 mà không cần mã vùng.
단속: sự kiểm soát
경찰서 = 파출소: đồn cảnh sát
지구대: nơi được hợp lại từ 3 đến 4 파출소(đồn cảnh sát) ở mỗi khu vực và có thể giải quyết sự phạm tội trong khu vực

Bài viết liên quan  [KIIP lớp 5 sách mới] Bài 17: 종교 Tôn giáo

검찰의 역할 Vai trò của cơ quan kiểm sát
검찰은 범죄를 수사하고 범죄와 관련한 증거를 모아서 법원에 재판을 청구한다. 일반적인 범죄의 경우 한국에서는 경찰이나 검찰 모두 수사할 수 있지만 최종적으로 범죄가 된다고 판단하여 재판에 넘길 수 있는 권한은 검찰이 갖고 있다. 검찰 내에서 범죄 관련 업무를 담당하고 책임지는 역할을 하는 사람을 검사 라고 한다. 검사는 형사재판에 직접 참여하여 범죄자의 범죄 사실을 증명하고 범죄자에 대한 형벌을 법원에 청구하는 역할을 한다.
Cơ quan kiểm sát điều tra và thu thập chứng cứ liên quan đến việc phạm tội rồi yêu cầu tòa án xét xử. Trường hợp phạm tội thông thường thì ở Hàn Quốc cả cơ quan cảnh sát hay cơ quan kiểm sát đều có thể điều tra nhưng cơ quan kiểm sát mới giữ quyền hạn phán đoán cuối cùng rằng đó là phạm tội và có thể chuyển giao việc đó cho tòa án xét xử. Người trong cơ quan kiểm sát giữ vai trò đảm nhiệm và chịu trách nhiệm về nghiệp vụ liên quan đến các vụ án phạm tội gọi là công tố viên. Công tố viên có nhiệm vụ tham gia trực tiếp vào phiên xét xử hình sự để chứng minh sự thật tội ác của kẻ phạm tội và yêu cầu tòa án đưa ra hình phạt đối với kẻ phạm tội.
청구하다: yêu cầu
넘기다: giao cho, bàn giao, chuyển giao (Giao phó cho người khác)
책임지다: chịu trách nhiệm, phụ trách

알아두면 좋아요
고위공직자범죄수사처(공수처)가 새로 만들어졌어요
Bộ phận điều tra việc phạm tội của công chức cấp cao đã được lập mới.

2019년 12월 30일 고위 공직자의 범죄를 수사하는 기관을 새로 만드는 법(공수처법)이 국회를 통과했다. 이전까지 한국에서 범죄자를 재판에 넘길 인 기소권은 검찰이 가지고 있었다. 그런데 공수처법으로 인해 고위 공무원과 그 가족의 범죄 행위에 대해서는 고위공직자범죄수사처(약칭: 공수처)가 수사할 수 있 게 되었다. 판사나 검사, 높은 직급의 경찰 등이 기소 대상이 될 경우에는 공수처가 기소도 할 수 있게 되었다. 공수처가 정치적 중립성을 유지하면서 한국의 법질서 확립에 도움이 되도록 하기 위해서는 지속적인 관심과 노력이 필요하다.
Vào ngày 30/12/2019, luật thành lập mới cơ quan điều tra việc phạm tội của công chức cấp cao đã được Quốc hội thông qua. Trước đây ở Hàn Quốc, cơ quan kiểm sát có quyền khởi tố – quyền giao cho tòa án xét xử kẻ phạm tội. Tuy nhiên do luật điều tra việc phạm tội của công chức cấp cao nên đã có thể điều tra việc phạm tội của công chức cấp cao đối với hành vi phạm tội của công chức cấp cao và gia đình của người đó. Trong trường hợp các thẩm phán, công tố viên, cảnh sát cấp cao,… trở thành đối tượng bị khởi tố thì đã có thể truy tố việc phạm tội của công chức cấp cao. Cần sự nỗ lực và quan tâm liên tục nhằm giúp cho việc thiết lập vứng chắc trật tự pháp luật ở Hàn Quốc đồng thời duy trì tính trung lập về chính trị của bộ phận điều tra việc phạm tội của công chức cấp cao.
공직자: công nhân viên chức, công chức
기소: sự khởi tố
확립: sự xác định rõ, sự thiết lập vững chắc

Bài viết liên quan  [KIIP Lớp 5 sách mới] Bài 5: 주거 Nhà ở

이야기 나누기
외국인을 위한 범죄 예방 교실 Lớp học phòng ngừa phạm tội dành cho người nước ngoài

한국에 체류하는 외국인이 증가하면서 외국인이 관련된 범죄도 늘어나고 있다. 이러한 범죄에는 고의적인 것뿐 아니라 한국의 문화를 잘 모르고 칼과 같은 흉기를 가지고 다니는 경우, 주운 물건을 가져 가도 된다고 생각하여 남의 물건을 가져가는 경우도 있다. 그래서 한국에서는 국내에 체류하는 외국인을 대상으로 생활 속의 범죄 예방 요령, 기초질서 등을 교육하는 외국인 범죄 예방 교실 프로그램을 운영하고 있다. 이 프로그램은 외국인 근로자, 결혼 이민자, 다문화가정 자녀 등을 대상으로 하며, 경찰서에 방문하거나 전화로 외국인 범죄 예방 교육을 신청하면 된다.
Trong khi người nước ngoài lưu trú tại Hàn Quốc gia tăng thì việc phạm tội liên quan đến người nước ngoài cũng đang dần tăng lên. Trong các trường hợp phạm tội thì có trường hợp mang theo hung khí như dao một cách cố ý hoặc là do không biết rõ văn hóa Hàn Quốc, cũng có trường hợp nghĩ rằng có thể lấy đi những món đồ nhặt được vì vậy chiếm đoạt luôn món đồ của người khác. Vì vậy Hàn Quốc đang vận hành chương trình lớp học phòng ngừa phạm tội người ngước ngoài dành cho đối tượng người nước ngoài lưu trú trong nước để giáo dục trật tự nền tảng, trọng tâm phòng ngừa việc phạm tội trong sinh hoạt. Chương trình này thực hiện với đối tượng như là người lao động nước ngoài, người nhập cư qua kết hôn, con cái trong gia đình đa văn hóa. Tất cả mọi người có thể đăng kí lớp phòng ngừa tội phạm nước ngoài này bằng cách đăng kí trực tiếp hoặc gọi đến sở cảnh sát.
줍다: nhặt (Lượm đồ vật mà người khác đánh mất)
요령: trọng tâm, ý chính

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here