[Ngữ Pháp KIIP lớp 3] Tổng hợp ngữ pháp Trung cấp 1 – lớp tiếng Hàn chương trình hội nhập xã hội KIIP

0
15835

LƯU Ý: ĐỂ XEM NGỮ PHÁP SÁCH GIÁO TRÌNH MỚI (ÁP DỤNG TỪ 1/2021 VỀ SAU), CÁC BẠN BẤM VÀO ĐÂY: (http://hanquoclythu.com/2020/12/nguphapkiip3/)

– Nhóm học và thảo luận tiếng Hàn KIIP: Bấm vào đây
– Trang facebook cập nhật bài học tiếng Hàn KIIP và các thông tin liên quan đến chương trình KIIP: Hàn Quốc Lý Thú

Dưới đây là danh sách các cấu trúc ngữ pháp trong cuốn Trung cấp 1 (level 3) của chương trình hội nhập xã hội KIIP (사회통합프로그램) THEO SÁCH CŨ (2020 TRỞ VỀ TRƯỚC)

열심히 공부하세요!

Các bạn BẤM VÀO TÊN NGỮ PHÁP (DÒNG CHỮ MÀU XANH BÊN DƯỚI) để xem bài giải thích chi tiết hơn mô tả về cách dùng và ví dụ kèm theo. 

1.[동사 – 형용사] + 잖아요/ [명사]이잖아요.
Sự thật cả người nói và người nghe đều biết trước đó. Được dùng phổ biến nhất khi bạn muốn nói hay nhắc người khác đồng ý với bạn về một điều mà họ đã biết hoặc lãng quên, hay khi bạn muốn hiệu chỉnh và sửa lại lời nói, nhận xét hay bình luận của người khác.

2.[동사 – 형용사] + 기는요.
Là biểu hiện có tính khẩu ngữ (dùng nhiều khi nói) thể hiện sự không đồng ý với lời nhận xét hay lời khen của người khác. Tùy theo câu khác nhau mà nó dùng để thể hiện thái độ khiêm tốn, nhún nhường hay là sự phủ nhận.

3.[동사 – 형용사] + (으)ㄴ지/는지 알다
Đuôi -(으)ㄴ/는지 thường được dùng cơ bản với các động từ như 알다/모르다 (biết/ không biết), 궁금하다 (băn khoăn, tò mò), 물어보다 (yêu cầu, đòi hỏi)… , để diễn đạt ý nghĩa “có hay không”.
Nó diễn tả việc biết hay không biết về thứ gì đó; hoặc cách để làm thứ nào đó – dưới một dạng câu hỏi gián tiếp (người nói không yêu cầu một cách trực tiếp, mà hỏi xem người nghe có biết thông tin trong câu hỏi của mình). Bằng cách này làm giảm gánh nặng phải cung cấp thông tin từ phía người nghe, do đó tạo tính lịch sự hơn. Nghĩa tiếng Việt là “không biết là …./ Có biết là…?”. Trong trường hợp không sử dụng từ để hỏi thì câu hỏi có các cặp từ đối lập nhau thường hay được sử dụng.

4.[동사 – 형용사] + (으)ㄹ 텐데/ N +일 텐데
Được dùng khi người nói giả định, suy đoán, phỏng đoán về một hoàn cảnh (như bối cảnh, nguyên do, sự đối chiếu, đối sánh…) ở vế trước rồi đưa ra ý kiến có liên quan ở vế sau. Ngữ pháp này được sử dụng rất nhiều trong các hoàn cảnh mang hơi hướng lo lắng, có chút hối tiếc. Có nghĩa trong tiếng Việt là ‘chắc là, có lẽ, đáng ra là…’
Có thể lược bỏ lời nói phía sau và dùng như một cách kết thúc câu. Khi ở dạng kết thúc câu “(으)ㄹ 텐데요.” thể hiện sự suy đoán một việc gì đó có căn cứ.

5.[동사] + 느라고
[A 느라고 B] Biểu hiện trong quá trình thực hiện A thì kết quả ở B xuất hiện (A và B như là một cặp nguyên nhân và kết quả). Lúc này ở B nảy sinh các tình huống, hoàn cảnh mang tính phủ định, tiêu cực, thường kết hợp với các từ như ‘못, 안, 지 않다, 힘들다, 바쁘다, 늦다, 정신이 없다…’ (sử dụng một cách đặc trưng khi biểu hiện lý do của một việc nào đó không làm được hoặc trái với mong muốn.). Có thể dịch tiếng Việt là ‘ vì…nên, vì mải (lo làm gì đó)… nên’
Chủ thể (chủ ngữ) ở hai vế phải giống nhau.
Không thể dùng với các động từ thể hiện một việc nào đó xuất hiện có tính nhất thời như ‘넘어지다, 일어나다, 알다, 모르다…’ hoặc với những việc nảy sinh không phải do ý chí, ý muốn của chủ ngữ như ‘감기에 걸리다, 기침이 나다, 길이 막히다…’

6.[동사] + 는 동안/ N + 동안
Đứng sau động từ để thể hiện ý nghĩa “trong lúc”. Thể hiện thời gian mà hành động hoặc trạng thái nào đó đựợc duy trì liên tục. Khi sử dụng cùng với danh từ chỉ thời gian hay thời điểm thì dùng dạng ‘동안’. Có thể sử dụng cùng với ‘없다, 있다’.

7. [동사 – 형용사] + 아도/어도
Bằng việc thêm -아/어/여도 vào gốc của một từ ở cuối của một mệnh đề, mệnh đề thứ hai được mong đợi xảy ra bất chấp những gì xảy ra trong mệnh đề phía trước (một việc ở vế sau xảy ra không liên quan đến hành vi và trạng thái ở vế trước.)
Nếu phía trước đi với danh từ dùng dạng ‘이어도/여도’
Bạn có thể thêm trạng từ ‘아무리’ có nghĩa là ‘dù có là gì’/’dù có như thế nào’/dù có bao nhiêu nếu muốn nhấn mạnh thêm cho câu đó.
아무리 A/V + -아/어/여도: Dù có + tính từ +  thế nào đi nữa/ Dù có + động từ + nhiều thế nào đi nữa
 
8. [동사] + 자마자

Biểu hiện việc gì đó xảy ra ngay lập tức sau một sự kiện nào đó “ngay sau khi, ngay khi, vừa…..là….” Mệnh đề thứ hai xảy ra ngay sau khi hành động ở mệnh đề thứ nhất kết thúc.
Nó cũng có thể được dùng với các sự việc xuất hiện ngay tức khắc một cách ngẫu nhiên, tình cờ.
Không thể sử dụng với quá khứ ‘았/었’, thì quá khứ được thể hiện ở mệnh đề sau.
 
9. [동사] + (으)려면
[A (으)려면 B] Nó là hình thái rút gọn của ‘(으)려고 하다’+ ‘(으)면’,
Ở A là giả định về ý đồ, ý định hay kế hoạch ở tương lai, còn ở B là điều kiện hay phương pháp để có thể làm thỏa mãn việc đó (diễn đạt một kế hoạch, dự định hay mục đích làm một thứ gì đó ở mệnh đề trước, với các điều kiện cần thiết để thực hiện ý định hay kế hoạch đó được đưa ra ở mệnh đề sau.). Có thể dịch là ‘Nếu muốn…thì…”
 

-(으)ㄹ래요 được sử dụng khi bạn muốn diễn đạt ý định mục đích hay một sự sẵn sàng để làm thứ gì đó. Nếu bạn thêm một từ để hỏi ở cuối của câu bạn có thể hỏi về ý định, ý thích, nguyện vọng của người khác để làm thứ gì đó.
Nó có nghĩa rằng “Tôi muốn…” hay “Tôi dự định…”, hoặc nó cũng có thể mang ý nghĩa “Bạn có muốn…?” khi nó được sử dụng trong một câu hỏi (hỏi người nghe về lựa chọn, dự định hay một yêu cầu một cách nhẹ nhàng).
-(으)ㄹ래요 thường chỉ được sử dụng trong các ngữ cảnh bình thường, không trang trọng. Bạn không thể sử dụng nó nếu đang nói chuyện với ai đó mà bạn phải thể hiện sự lịch sự, kính trọng, hay có tính hình thức.

Bài viết liên quan  [KIIP Lớp 3 - Trung cấp 1] Bài 18: 이웃과 지역사회 Hàng xóm láng giềng và cộng đồng địa phương

11.[동사 – 형용사] + (으)ㄹ 수밖에 앖다
-(으)ㄹ 수 밖에 없다 biểu thị một sự thiếu hụt của lựa chọn có nghĩa là “ngoài thứ này, không còn thứ nào khác bạn có thể làm” hoặc “ngoài các tùy chọn/lựa chọn đó, không còn gì để chọn nữa cả”. Khi dịch một cách tự nhiên có thể là “chỉ còn cách là” hoặc “không có/còn cách nào khác là (làm gì đó)” “không còn cách nào khác ngoài (việc làm gì đó)”.
Ngoài ra nó còn có thể được dùng để thiết lập một lý do cho một hậu quả hay kết quả nào đó.

12.[동사] + 기가 무섭게
Nó là dạng nhấn mạnh của -자마자 với nghĩa là “ngay khi, ngay sau khi” nó biểu thị việc gì đó xảy ra ngay lập tức sau một sự kiện nào đó. Mệnh đề thứ hai xảy ra ngay sau khi hành động ở mệnh đề thứ nhất kết thúc. Cũng tương tự như -자마자 nó không thể kết hợp với thì quá khứ 았/었, tương lai hay phỏng đoán ‘겠, (으)ㄹ 것이다’, các dạng thức này cần được thể hiện ở mệnh đề (vế) sau.

13. [형용사] + (으)ㄴ가요/[동사] + 나요
Sử dụng như một cách lịch sự và nhẹ nhàng để hỏi ai đó một câu hỏi

14. [동사] + (으)ㄹ 만하다
Cấu trúc này diễn tả hành động nào đó có giá trị để làm. Vì vậy, chủ yếu sử dụng để giới thiệu, gợi ý phương án cho người khác. 
Ngoài ra nó cũng được sử dụng khi người nói không hoàn toàn hài lòng/thỏa mãn với thứ gì đó, nhưng nó vẫn đáng để chú ý đến hay đáng để làm.

15. [동사] + (으)ㄴ 채(로)
Cấu trúc này được sử dụng khi một hành động xác định được xảy ra trong quá trình diễn ra của một hành động khác. Trạng thái của mệnh đề vẫn còn đang tiếp tục cho đến mệnh đề sau (một hành động nào đó vẫn được giữ nguyên trạng thái đang tiến hành và tiếp nối bởi hành động khác ở mệnh đề phía sau). Tập trung vào trạng thái/ kết quả đang tiếp diễn-> nhấn mạnh vào từ trạng thái. Có thể dịch là “với, khi vẫn đang, trong khi (vẫn), trong trạng thái, để nguyên, giữ nguyên trạng thái “
Với ‘(으)ㄴ 채로’ có thể giản lược ‘로’ dưới dạng đơn giản. Cấu trúc này không dùng ở thì hiện tại hay dự đoán một điều gì đó sẽ xảy ra trong tương lai.

16. [동사] + (아/어) 버리다
Nó được dùng để diễn tả sự hoàn thành của một hành động xác định. Ngoài thực tế rằng hành động đã được hoàn thành, cấu trúc này cũng bao gồm cảm giác của người nói có thể là:
1) một cảm giác hạnh phúc về việc cuối cùng đã hoàn thành một nhiệm vụ và trút bỏ được gánh nặng, sự nặng nề và trách nhiệm.
2) một cảm giác buồn vì thứ gì đó đã xảy ra theo cách mà người nói không muốn hoặc không mong đợi.

17. [동사-형용사] + 더라고요
Sử dụng khi bạn đang nói với ai khác về một thực tế mới mẻ mà chính bạn học được hay có trải nghiệm với cái đó (trực tiếp nhìn thấy, nghe thấy, tìm ra, nhận ra, cảm thấy, nhận thấy…)
 

Hối hận, hối tiếc về việc đã không làm việc gì trong qua khứ (Biết vậy thì đã…/ Biết vậy đừng…/ Biết vậy đã không)

Bài viết liên quan  [KIIP Lớp 3 - Trung cấp 1] Bài 20: Luyện tập tổng hợp 2

19. [동사] + 던
Hồi tưởng lại hành động đã từng xảy ra theo thói quen, nhưng đã không còn tiếp tục ‘đã từng’. Ngoài ra nó cũng thể hiện việc đã bắt đầu ở quá khứ nhưng vẫn chưa kết thúc, vẫn còn dang dở.

20. [동사/황용사] +기 위해서
Người nói sẽ làm những gì được nêu trong mệnh đề thứ hai để đạt được những lợi ích được nêu trong mệnh đề thứ nhất. ‘làm gì đó…để’

21. [동사] + (으)ㄹ 겸
Được sử dụng khi bạn muốn nói về một hành động có hai hay nhiều mục đích, bạn có thể liệt kê
chúng ra khi sử dụng -(으)ㄹ 겸. Khi bạn chỉ đề cập đến một mục đích và sử dụng -(으)ㄹ 겸 trong câu, thì mục đích khác phải được ngầm hiểu từ bối cảnh/ngữ cảnh.
Và vì -(으)ㄹ 겸 luôn có sắc thái của “cả hai ở cùng lúc”, bạn thường dùng tiểu từ -도 (cũng) sau danh từ đứng trước. Có thể dịch sang tiếng Việt là “Để….và cũng để…/ vừa để…vừa để…/ để vừa…vừa…/ để…cũng như…/kiêm, đồng thời”

22. [명사] + (이)라도
Gắn sau các danh từ, trạng từ hay tiểu từ để thêm một trong các ý nghĩa sau đây:
– Cái gì đó được đề xuất nhưng không phải là tốt nhất trong các lựa chọn, chỉ tạm hài lòng.(thể hiện một sự lựa chọn tối thiểu hoặc là dù không thích nhưng không còn giải pháp nào khác. Dạng viết tắt của ‘dù không thích nhưng mà…’‘dù là…cũng hãy làm’
– Khi sử dụng sau 아무 (것), 누구, 무엇, 어디, 언제, 어느 (것), thì lựa chọn nào cũng tốt, cũng được, không liên quan, quan trọng.
– Phía trước ‘(이)라도 có thể sử dụng cùng với các trợ từ như ‘에, 에서, (으)로, 부터, 까지’.
– Dùng với câu hỏi để diễn tả sự nghi ngờ về một khả năng nào đó (thường dùng với 혹시).

23. [동사] + 아/어 놓다
Đứng sau động từ thể hiện một hành động nào đó được kết thúc và sau đó trạng thái của nó được duy trì. Có thể dịch là “….sẵn rồi, ….sẵn”

24. [동사/황용사] + (으)ㄴ/는 데다가
Cấu trúc này dùng để bổ sung thông tin ‘…cộng thêm…; …thêm vào đó…; thêm nữa; không những…mà còn’. Hai mệnh đề trong câu phải nhất quán, có cùng đặc tính và -도 cũng thường được dùng trong mệnh đề thứ hai. Chủ thể của cả hai mệnh đề phải là giống nhau.

25. 피동사 – Bị động từ

26. [동사] + 아/어 있다
Diễn tả hành động đã hoàn thành và đang duy trì ở trạng thái đó.
Đây là cấu trúc chỉ trạng thái tiếp diễn dùng cho các nội động từ (Động từ diễn tả hành động của chủ thể không tác động trực tiếp lên bất kỳ đối tượng nào, không có hoặc không cần bổ ngữ trực tiếp để tạo thành 1 câu có nghĩa) như các động từ 앉다, 눕다, 서다, 비다, 남다 và hầu hết các động từ bị động.

27. [동사/황용사] + 다고 하다
Sử dụng khi truyền đạt lại lời nói trần thuật của người nào đó (tường thuật gián tiếp một nội dung được nghe từ người khác). Người nói cũng sử dụng khi truyền đạt lại lời nói của bản thân.
‘하다’ (trong 다고 하다) có thể là 해요 hoặc 했어요. ‘해요‘ được dùng khi bạn được nghe một cách gián tiếp giả dụ như từ tin tức, tin đồn, rất nhiều người khác. Còn ‘했어요‘ được dùng khi bạn nghe một câu trực tiếp từ một người mà nói câu đó.

28. [동사/황용사] + 냐고 하다
Đứng sau động từ, tính từ biểu hiện ý nghĩa ‘hỏi là, hỏi rằng’. Được dùng khi tường thuật gián tiếp câu hỏi từ một người khác. Người nói cũng sử dụng khi truyền đạt lại lời nói của bản thân.
Trong ‘느냐고 하다’ thì ‘하다’có thể được thay thế bởi ‘묻다, 질문하다, 말하다’.
Trong sinh hoạt đời thường, thường ngày trường hợp nói ‘냐고 하다’ thay cho cả ‘느냐고 하다’ và ‘(으)냐고 하다’rất chi là nhiều. (lúc này chả cần phân biệt động từ hay tính từ cứ ‘냐고 하다’ mà dùng, mình thấy thực tế giáo tiếp bên ngoài đúng là như vậy, nhưng khi viết thì bạn vẫn nên chú ý dùng đúng quy tắc ngữ pháp ^^)

29. [동사/황용사] + (으)ㄹ 테니까
Có 2 cách dùng chính cho cấu trúc ngữ pháp này:
1. Khi bạn đang đề nghị để bản thân làm một việc gì đó và đổi lại/đáp lại bạn yêu cầu người nghe làm một thứ gì khác (người nói thể hiện ý chí, thiện ý của mình đồng thời cũng gợi ý cho người nghe làm theo ý mình một việc gì đó). Những gì bạn yêu cầu người kia thường không phải là ân huệ hay đặc ân bạn muốn, mà nó cũng có thể là thứ mà bạn muốn họ làm để tốt cho riêng họ. Vì thế, -(으)ㄹ 테니(까) thường được dịch là “Tôi sẽ làm cái này, vì thế (đáp lại/đổi lại), tôi muốn bạn làm cái kia”.
이건 제가 할 테니까, 걱정하지 말고 쉬세요.
= Tôi sẽ làm việc này, vì vậy đừng lo lắng và nghỉ ngơi chút đi.

Bài viết liên quan  [KIIP Lớp 3 - Trung cấp 1] Bài 10: 종합 연습 1 - Luyện tập 1

2. Khi bạn đang giả định và hầu như chắc chắn về một cái gì đó, bạn có thể sử dụng cấu trúc này để có nghĩa là “Tôi cho rằng/nghĩ/tin rằng điều này sẽ xảy ra/đang xảy ra, vậy hãy làm việc này/vui lòng làm điều đó”. (sự phán đoán chắc chắn của người nói & nhằm lưu ý người nghe nội dung đi theo sau và chủ ngữ không phải là người nói.)
 Ngay cả khi bạn đang nói chuyện về một trạng thái hiện tại hoặc hành động, thì vì bạn đang giả định nên sẽ phải kiểm tra để xem bạn có đúng không, do đó nó luôn ở thì tương lai.
밖에 추울 테니까 나가지 마세요.
= Vì bên ngoài trời sẽ lạnh lắm nên đừng ra ngoài.

30. [동사/황용사] + 았/었던
Cấu trúc này diễn tả sự hồi tưởng sự việc đã xảy ra trong quá khứ và không kéo dài đến hiện tại. Cấu trúc này gồm -았/었 diễn tả sự hoàn tất và 던 diễn tả sự hồi tưởng, chỉ sử dụng trước danh từ.

31. [동사/황용사] + (으)ㄴ/는 척하다
Biểu hiện môt hành động/ trạng thái nào đó trên thực tế không phải là như vậy, nhưng lại tô điểm, thể hiện nó giống như thế. Có nghĩa tương đương trong tiếng Việt là ‘làm như, giả vờ, giả bộ như, tỏ ra như’.
Trường hợp của động từ, khi nói về tình huống, hoàn cảnh quá khứ thì sử dụng dạng ‘(으)ㄴ 척하다’.
Nếu phía trước đi với danh từ dùng dạng ‘인 척하다’.

32. [동사] + (으)ㄹ 뻔하다
Đứng sau động từ thể hiện một việc dù khả năng xảy ra cao nhưng đã không xảy ra. Nghĩa tương ứng trong tiếng Việt là “suýt chút nữa, gần như/suýt nữa thì/suýt thì (đã xảy ra chuyện gì đó)” và thường được dùng với những động từ mang ý nghĩa không mong muốn, nên khi những động từ đó không xảy ra sẽ là điều may mắn. Lúc này ‘뻔하다’ luôn luôn được dùng dưới dạng ‘뻔했다’ (luôn dùng ở thì quá khứ).
Khi nói thổi phồng, cường điệu hóa về tình huống, hoàn cảnh đã từng có trong quá khứ thì sử dụng dạng ‘아/어서 죽을 뻔하다’.

33. [동사][동사] + (으)라고 하다
Đứng sau thân động từ để truyền đạt gián tiếp lại mệnh lệnh hay yêu cầu của người khác.
Người nói cũng sử dụng khi truyền đạt lại lời đã nói của bản thân.
Trong trường hợp động từ có thành phần cuối là 주다 với ý nghĩa làm điều gì đó cho người đưa ra yêu cầu hay mệnh lệnh thì dùng -달라고 하다, nhưng nếu câu nói có ý nghĩa là làm gì đó cho người khác (ngôi thứ 3) thì dùng – 주라고 하다.
Với trường hợp ngăn cấm dùng cùng ‘지 말다’ thì chuyển thành dạng ‘지 말라고 하다’.

34. [동사] + 자고 하다
Đứng sau thân động từ, biểu thị cách nói gián tiếp dùng khi truyền đạt lại lời đề nghị của ai đó cho một người khác. Người nói cũng sử dụng khi truyền đạt lại lời nói của bản thân.
Trường hợp phủ định kết hợp với ‘지 말다’ thành dạng ‘지 말자고 하다’

35. [동사/황용사] + (으)ㄹ까 봐 
Có nghĩa là ‘sợ rằng, lo rằng, e rằng’. Nó thường đi cùng với ‘걱정이다’, ‘걱정이 되다’ hay ‘걱정하다’.Nó có 3 cách dùng như sau:

#1 – Diễn đạt sự lo lắng, lo âu
Khi bạn lo lắng về thứ gì đó CÓ THỂ xảy ra, bạn có thể dùng -(으)ㄹ까 봐 để nói về những gì bạn đã làm hay định làm như một hệ quả của việc lo lắng đó. Chỉ dùng cho những thứ có thể xảy ra, không thể dùng với những thứ đã, đang và sẽ xảy ra một cách chắc chắn rồi.

#2 – Giải thích lí do cho một quyết định dựa trên một sự giả định, phỏng đoán

#3 – Diễn đạt một khuynh hướng, ý thức sẵn sàng để làm thứ gì đó. Động từ + -(으)ㄹ까 봐(요).
Dùng khi bạn muốn nói về thứ gì đó mà bạn đang có cảm nhận sẵn sàng để làm, mặc dù bạn vẫn chưa hoàn toàn quyết định nó.

36. [동사/황용사] +(으)ㄹ 정도로
Biểu hiện sự tương ứng phù hợp của vế sau với giá trị hoặc tính chất ở hành động vế trước. Lúc này có thể giản lược ‘로’. Có thể dịch là ‘đến mức’, ‘đến nỗi’. Có biểu hiện tương tự là ‘(으)ㄹ 만큼’.
Nếu phía trước đi với danh từ dùng dạng ‘정도’. Lúc này nó mang ý nghĩa của ‘쯤’ (khoảng, chừng khoảng)

 

– TẢI ĐỀ THI THỬ KIIP LỚP 3: Tải tại đây

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here