저마다 역사를 지닌 조선의 궁궐들 – Những cung điện thời Joseon mang nét lịch sử riêng

0
406

서울에는 도보로 이동할 수 있는 위치에 다섯 궁궐들이 자리 잡고 있다. 14세기 말 조선 개국 이후 가장 처음 세워진 경복궁을 비롯해 이 궁궐들은 저마다 다른 시대적 배경과 필요에 의해 세워졌고, 조선의 역사와 함께 흥망성쇠를 거듭했다.

Ở Seoul có năm cung điện nằm trong khoảng cách có thể đi bộ được. Cung Gyeongbuk được xây dựng trước nhất, sau khi thành lập triều đại Joseon vào cuối thế kỷ XIV. Các cung điện này được xây dựng theo bối cảnh và nhu cầu của mỗi thời đại, đồng thời lưu giữ những thăng trầm lịch sử của thời đại Joseon.

창덕궁의 중심 건물인 인정전(仁政殿)은 왕의 즉위식을 비롯해 다양한 국가 행사가 치러지던 공간이다. 외관상으로는 2층 구조처럼 보이지만 실제로는 통층이어서 내부 천장이 매우 높고 화려하다. 인정전 앞마당은 긴 회랑에 둘러싸여 있다. Điện Injeong (Nhân Chính), tòa trung tâm của cung Changdeok, là nơi tổ chức nhiều sự kiện cấp quốc gia, trong đó có lễ đăng quang của nhà vua. Nhìn từ bên ngoài, điện trông như thể có cấu trúc hai tầng, nhưng thực tế chỉ có một tầng thông suốt, trần nhà bên trong rất cao và lộng lẫy. Sân trước của điện Injeong có một hành lang dài bao phủ. ⓒ 국립고궁박물관 - Bảo tàng Cung điện Quốc gia Hàn Quốc
창덕궁의 중심 건물인 인정전(仁政殿)은 왕의 즉위식을 비롯해 다양한 국가 행사가 치러지던 공간이다. 외관상으로는 2층 구조처럼 보이지만 실제로는 통층이어서 내부 천장이 매우 높고 화려하다. 인정전 앞마당은 긴 회랑에 둘러싸여 있다. Điện Injeong (Nhân Chính), tòa trung tâm của cung Changdeok, là nơi tổ chức nhiều sự kiện cấp quốc gia, trong đó có lễ đăng quang của nhà vua. Nhìn từ bên ngoài, điện trông như thể có cấu trúc hai tầng, nhưng thực tế chỉ có một tầng thông suốt, trần nhà bên trong rất cao và lộng lẫy. Sân trước của điện Injeong có một hành lang dài bao phủ. ⓒ 국립고궁박물관 – Bảo tàng Cung điện Quốc gia Hàn Quốc
1995년 유네스코 세계문화유산으로 등재된 종묘는 역대 조선 왕과 왕비들의 신주(神主)를 모신 유교 사당이다. 좌우로 길게 지은 건물은 아무런 장식도 하지 않은 단순한 구조로 건축되었으며, 경건함을 강조하기 위해 단청도 하지 않았다. Được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1995, Jongmyo là văn miếu Nho giáo, nơi thờ bài vị nhiều đời vua và vương phi của triều đại Joseon. Công trình được xây dựng trải dài về hai phía phải, trái với cấu tạo kiến trúc đơn giản, không trang trí cầu kỳ, không sơn để nhấn mạnh sự kính cẩn. ⓒ 서헌강(Seo Heun-kang, 徐憲康)
1995년 유네스코 세계문화유산으로 등재된 종묘는 역대 조선 왕과 왕비들의 신주(神主)를 모신 유교 사당이다. 좌우로 길게 지은 건물은 아무런 장식도 하지 않은 단순한 구조로 건축되었으며, 경건함을 강조하기 위해 단청도 하지 않았다. Được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1995, Jongmyo là văn miếu Nho giáo, nơi thờ bài vị nhiều đời vua và vương phi của triều đại Joseon. Công trình được xây dựng trải dài về hai phía phải, trái với cấu tạo kiến trúc đơn giản, không trang trí cầu kỳ, không sơn để nhấn mạnh sự kính cẩn. ⓒ 서헌강(Seo Heun-kang, 徐憲康)

동아시아의 궁궐들은 특정한 모델을 공유하고 있어 서로 유사한 점들이 많다. 하지만 각 시대와 지역에 따른 특징 또한 존재한다. 한반도에 들어섰던 역대 왕조들도 저마다의 방식대로 궁궐을 만들어 국가 운영의 중심 공간으로 삼았다. 조선 왕조 또한 고유의 특성을 지닌 궁궐에서 500여 년 동안 통치를 이어갔다.

Những cung điện Á Đông có chung một mô thức nhất định với nhiều điểm tương đồng. Tuy nhiên, mỗi cung điện còn mang đặc trưng của thời đại và khu vực. Các triều vua nối tiếp nhau trên bán đảo Triều Tiên đã xây dựng cung điện theo cách riêng của mình và biến chúng thành không gian trung tâm quản lý nhà nước. Triều đại Joseon trị vì 500 năm trong những cung điện mang đặc trưng riêng.

조선의 궁궐에 대한 가장 흔한 질문은 ‘서울에는 왜 이렇게 궁궐들이 많은가?’이다. 이 질문에 대한 답은 단순한 것 같지만, 조선 시대 궁궐 역사의 흐름을 함축한다. 서울에 궁궐들이 많은 이유는 단일 왕조 조선의 역사가 매우 길었다는 사실과 연관된다. 그 오랜 세월 동안 왕위 계승을 둘러싼 혼란과 외세의 침탈, 전쟁 같은 큰 사건들을 겪으면서 하나의 궁궐만을 사용하기는 어려웠다.

Câu hỏi thường thấy nhất về cung điện thời Joseon là “Tại sao ở Seoul có nhiều cung điện như vậy?”. Lời giải cho câu hỏi này tưởng chừng như đơn giản, nhưng lại hàm chứa cả dòng chảy lịch sử cung điện triều đại Joseon. Ở Seoul có nhiều cung điện là bởi chỉ có duy nhất một triều đại Joseon trị vì trong suốt một thời kỳ lịch sử lâu dài. Trong thời gian dài như vậy, triều đại tất yếu phải trải qua nhiều biến cố lớn như chính biến xung quanh việc kế vị ngai vàng, ngoại bang xâm lược, và chiến tranh loạn lạc, khó mà sử dụng chỉ mỗi một cung điện.

궁궐의 등장과 소멸 – Sự xuất hiện và suy tàn của cung điện

경복궁 근정전(勤政殿) 내부에 설치된 어좌(御座). 왕의 권위와 존엄을 강조하기 위해 높은 단 위에 화려하게 장식한 어좌를 두었으며, 뒤편에는 왕을 상징하는 일월오봉도 병풍을 둘렀다. Ngai vàng của nhà vua được đặt bên trong điện Geunjeong của cung Gyeongbok. Chiếc ngai vàng được trang trí lộng lẫy và đặt trên một bục cao nhằm nhấn mạnh uy quyền và sự tôn nghiêm nhà vua; phía sau ngai vàng treo bức bình phong “Nhật nguyệt ngũ phong đồ” tượng trưng cho nhà vua. ⓒ 셔터스톡 - Shutterstock
경복궁 근정전(勤政殿) 내부에 설치된 어좌(御座). 왕의 권위와 존엄을 강조하기 위해 높은 단 위에 화려하게 장식한 어좌를 두었으며, 뒤편에는 왕을 상징하는 일월오봉도 병풍을 둘렀다. Ngai vàng của nhà vua được đặt bên trong điện Geunjeong của cung Gyeongbok. Chiếc ngai vàng được trang trí lộng lẫy và đặt trên một bục cao nhằm nhấn mạnh uy quyền và sự tôn nghiêm nhà vua; phía sau ngai vàng treo bức bình phong “Nhật nguyệt ngũ phong đồ” tượng trưng cho nhà vua. ⓒ 셔터스톡 – Shutterstock

현재 남아 있는 조선의 궁궐들은 건립 연대가 각기 다르다. 경복궁은 조선 개국과 함께 건립되었고, 창덕궁은 그로부터 불과 10년이 지나지도 않아 새로 건축됐으며, 창경궁은 15세기 말에 세워졌다. 한편 경희궁은 17세기 초에 건설되었고, 덕수궁은 19세기 말에 본격적으로 사용되었다. 이외에도 역사상 많은 이궁(離宮)들이 존재했다.

Bài viết liên quan  스포츠 활성화 기반 - Nền tảng phát triển thể thao ở Hàn Quốc

Các cung điện triều Joseon còn tồn tại đến ngày nay có niên đại xây dựng khác nhau. Cung Gyeongbok (Cảnh Phúc) được xây dựng cùng với sự thành lập của triều đại Joseon, cung Changdeok (Xương Đức) được xây mới chưa đầy 10 năm sau đó và cung Changgyeong (Xương Khánh) được xây dựng vào cuối thế kỷ XV. Ngoài ra, cung Gyeonghui (Khánh Hi) được xây vào đầu thế kỷ XVII và cung Deoksu (Đức Thọ) được chính thức đưa vào sử dụng cuối thế kỷ XIX. Bên cạnh đó, trong lịch sử Hàn Quốc còn có nhiều ly cung (cung phụ) khác.

조선 궁궐의 역사를 살펴보면 대개 두세 개의 궁궐들이 동시에 존재하였고, 선택적으로 사용되었다. 조선 전기에는 경복궁과 창덕궁 및 창경궁이, 임진왜란으로 도성 안 모든 궁궐들이 소실된 이후에는 복구된 창덕궁과 창경궁, 새로 건설한 경희궁이 함께 사용되었다. 그러다가 19세기 중후반 경복궁을 중건하면서 경희궁은 궁궐의 기능을 상실했고, 이후 덕수궁이 등장하면서 경복궁도 쓸모를 잃었다.

Khi xem xét lịch sử cung điện thời Joseon, thường thấy hai hoặc ba cung điện tồn tại cùng lúc và được sử dụng một cách có chọn lọc. Đầu thời Joseon có các cung Gyeongbok, Changdeok và Changgyeong, và sau khi tất cả các cung điện ở đô thành bị phá hủy do cuộc xâm chiếm của Nhật Bản năm 1592 mà người Hàn vẫn gọi là Imjinwoeran (Nhâm Thìn Oa loạn), cung Gyeonghui được xây mới và sử dụng cùng với các cung điện đã được phục hồi như cung Changdeok và cung Changgyeong. Sau đó, khi cung Gyeongbok được tu sửa vào nửa cuối thế kỷ XIX, cung Gyeonghui mất đi chức năng cung vua; rồi với sự xuất hiện của cung Deoksu, cung Gyeongbok cũng không còn được sử dụng nữa.

복수의 궁궐은 유용하다. 하나의 궁궐만이 존재한다면, 화재나 전염병 등에 효과적으로 대응할 수 없기 때문이다. 궁궐의 등장과 소멸이 복잡하게 전개되었던 조선 시대의 다섯 궁궐들은 현재 문화유산으로서 동시대에 존재한다. 경복궁, 창덕궁, 창경궁 등 조선 전기부터 있었던 궁궐들은 모두 서울의 중심을 동서로 가로지르는 청계천과 종로의 북쪽 중심부에 위치한다. 반면 경희궁과 덕수궁은 도시의 서쪽과 남쪽에 치우쳐 있다는 특징이 있다.

Việc có nhiều cung điện rất hữu dụng, vì nếu chỉ có một cung điện sẽ không thể ứng phó hiệu quả với hỏa hoạn hoặc dịch bệnh. Năm cung điện của triều Joseon với quá trình xuất hiện và suy tàn phức tạp vẫn còn tồn tại đến ngày nay và đã trở thành di sản văn hóa. Các cung xuất hiện từ thời kỳ đầu của triều Joseon như cung Gyeongbok, cung Changdeok, cung Changgyeong, v.v. đều nằm ở trung tâm phía bắc quận Jongno và suối Cheonggye (Thanh Khê) chảy theo hướng đông – tây ngang qua trung tâm Seoul. Cung Gyeonghui và cung Deoksu được xây hướng về phía tây và phía nam của thành phố.

조선 최초의 궁궐 – Cung điện đầu tiên của triều Joseon

경복궁 강녕전(康寧殿)은 왕이 일상생활을 하던 침전이다. 대청과 툇마루 사이에 위로 올려 개방할 수 있는 분합문(分閤門)을 달아 공간을 개폐할 수 있도록 했다. Điện Gangnyeong (Khang Ninh) của cung Gyeongbok là nơi nghỉ ngơi riêng tư của nhà vua. Giữa đại sảnh và hiên gỗ có dựng cửa phân hợp có thể kéo lên hạ xuống để mở đóng không gian. ⓒ 국립고궁박물관 - Bảo tàng Cung điện Quốc gia Hàn Quốc
경복궁 강녕전(康寧殿)은 왕이 일상생활을 하던 침전이다. 대청과 툇마루 사이에 위로 올려 개방할 수 있는 분합문(分閤門)을 달아 공간을 개폐할 수 있도록 했다. Điện Gangnyeong (Khang Ninh) của cung Gyeongbok là nơi nghỉ ngơi riêng tư của nhà vua. Giữa đại sảnh và hiên gỗ có dựng cửa phân hợp có thể kéo lên hạ xuống để mở đóng không gian. ⓒ 국립고궁박물관 – Bảo tàng Cung điện Quốc gia Hàn Quốc

경복궁은 조선이 개국되고 3년이 지난 1395년에 완성되었다. 조선을 건국한 태조(재위 1392~1398)는 한양(서울의 옛 지명)으로 새로운 수도를 정하고 종묘와 사직, 경복궁을 세웠다. 그리고 성곽을 둘러 유교주의 국가의 수도가 가져야 할 모습을 완성하였다.

Cung Gyeongbok được hoàn thành vào năm 1395, ba năm sau khi thành lập triều đại Joseon. Vua Taejo (Thái Tổ, tại vị năm 1392-1398), người sáng lập triều đại Joseon, đã chọn Hanyang (Hán Dương, tên cũ của Seoul) làm thủ đô mới. Ông đã cho xây cung Gyeongbok, miếu thờ Jongmyo (Tông miếu), đàn Sajik (Xã tắc), rào chắn pháo đài xung quanh và hoàn thiện hình tượng kinh đô của nhà nước Nho giáo.

Bài viết liên quan  전주국제영화제 한국경쟁 본선 10편 발표 - 10 bộ phim Hàn Quốc lọt vào vòng chung kết Liên hoan phim quốc tế Jeonju

경복궁은 남북으로 길고 비교적 평탄한 대지 위에 지어졌다. 남쪽으로 난 경복궁의 정문 광화문으로부터 주요 전각인 근정전(勤政殿), 강녕전(康寧殿), 교태전(交泰殿)을 거쳐 후원인 아미산(峨嵋山), 향원정(香遠亭)에 이르는 남북 방향의 축선은 경복궁 건축 배치의 핵심이다. 이러한 배치법은 고대 동아시아에서 공통적으로 발견되는 일종의 표준이라 할 수 있다. 이 축선은 남쪽으로는 경복궁 앞의 관청가와 도시의 남문인 숭례문, 북쪽으로는 높고 인상적인 산봉우리를 연결하는 도시의 선이기도 하다.

Cung Gyeongbok được xây dựng trên một khu đất chạy dài theo hướng bắc-nam, tương đối bằng phẳng. Trục hướng bắc-nam bắt đầu từ Gwanghwamun (Quang Hóa môn) – cổng chính của cung Gyeongbok nằm ở hướng nam – xuyên qua không gian kiến trúc trọng tâm của cung Gyeongbok bao gồm các điện chính là điện Geunjeong (Cần Chính), điện Gangnyeong (Khang Ninh) và điện Gyotae (Giao Thái), dẫn đến hậu viên Amisan (Nga Mi Sơn) và đình Hyangwon (Hương Viễn). Cách bài trí này có thể nói là một loại tiêu chuẩn thường thấy ở Đông Á cổ đại. Trục này cũng là đường trục của thành phố, kết nối các cơ quan đầu não chính phủ trước cung Gyeongbok cùng cổng Sungnyemun (Sùng Lễ môn) ở phía nam thành phố với những đỉnh núi cao hùng vĩ ở phía bắc.

경복궁은 조선의 법궁(法宮)이다. 법궁은 국가적 의전의 무대이기에 세종(재위 1418~1450) 대를 거치면서 조선의 국가 의식에 맞추어 정비되었다. 그러나 1592년 발발한 임진왜란으로 불타 사라졌고, 이후 약 3세기 동안 복구되지 못하였다. 유명무실했던 경복궁은 1865년 중건을 시작해 1867년 복구가 완료되었으며, 이듬해 고종(재위 1863~1907)은 창덕궁에서 이곳 경복궁으로 거처를 옮겼다.

Cung Gyeongbok là pháp cung (cung chính) của triều Joseon. Pháp cung được xây dựng dưới triều đại vua Sejong (Thế Tông, trị vì 1418-1450) để thực hiện các nghi lễ quốc gia, phù hợp với ý thức dân tộc của triều Joseon. Tuy nhiên, cung điện đã bị thiêu rụi trong chiến tranh Nhâm Thìn Oa loạn (1592) và không được phục hồi trong khoảng ba thế kỷ sau đó. Bắt đầu năm 1865, cung Gyeongbok sau thời gian dài hữu danh vô thực đã được trùng tu và hoàn thành vào năm 1867. Vua Gojong (Cao Tông, trị vì 1863-1907) đã chuyển từ cung Changdeok sang cung Gyeongbok ngay năm sau đó.

그러나 1895년 외세에 의해 왕후가 시해되는 사건을 발단으로 궁궐의 지위를 잃고 만다. 이후 경복궁은 일제 강점기에 많은 건물들이 훼손됐다. 현재도 복원 정비 사업이 진행되고 있는 이 궁궐의 모습은 원래의 일부에 불과하다.

Tuy nhiên, sau biến cố Vương phi Minh Thành bị thế lực ngoại bang sát hại vào năm Ất Mùi (1895), cung Gyeongbok không còn là cung vua nữa. Sau đó, nhiều công trình trong cung Gyeongbok bị hư tổn trong thời kỳ Đế quốc Nhật Bản chiếm đóng. Hình dạng cung điện đã được trùng tu khôi phục hiện nay chỉ là một phần của cung điện nguyên thủy.

 

가장 오래 존재한 궁궐 – Cung điện lâu đời nhất

창덕궁은 1405년 경복궁의 이궁으로 건설되었다. 이미 경복궁이 있었지만, 따로 규모가 작은 창덕궁을 만든 이유는 명확하지 않다. 아마도 당시 임금이었던 태종(재위 1400~1418)이 형제 간 왕위 계승 다툼이 있었던 경복궁을 꺼려했거나 왕위에서 물러난 부친 태조가 아직 생존해 있었다는 점이 이유가 되었을 것이다. 어찌 되었든 창덕궁의 건립으로 조선 왕실은 복수의 궁궐을 운영하기 시작하였다.

Cung Changdeok được xây dựng vào năm 1405, là ly cung (cung phụ) của cung Gyeongbok. Hiện vẫn chưa rõ lý do vì sao dù đã có cung Gyeongbok nhưng hoàng gia vẫn cho xây cung Changdeok với quy mô nhỏ hơn. Có lẽ là do vua Taejong (Thái Tông, tại vị năm 1400-1418) đương thời dè dặt với cung Gyeongbok – nơi từng diễn ra cuộc tranh giành ngai vàng giữa ông và anh em hoàng tộc, và cũng là nơi mà vua Taejo, cha của ông vẫn đang sống sau khi từ bỏ ngai vàng. Dẫu sao thì với việc xây cung Changdeok, hoàng gia Joseon đã bắt đầu cai quản nhiều cung vua.

창덕궁 부지는 그리 넓지 않다. 북쪽으로 산자락이 가깝게 붙어 있고 남쪽은 시가지여서 넓은 땅을 확보하지 못하였다. 경사도 심해서 경복궁과 같은 정연한 배치를 만들어 낼 수도 없었다. 정문 돈화문(敦化門)을 지나 궐내로 들어서면 여러 번 방향을 꺾어야 비로소 궁궐의 깊은 안쪽으로 들어갈 수 있는 이유다. 각각의 건물과 마당이 경복궁에 비해 규모가 작은 편인데도 워낙 땅이 좁아 충분히 많은 건물을 지을 수 없었다. 대신 궁궐의 북편 언덕으로 매우 넓은 정원을 만들었는데, 이는 조선 왕실 정원 건축의 가장 뛰어난 풍경이 되었다.

Bài viết liên quan  전통혼례, 원형과 현대판 - Hôn Lễ Truyền Thống, Quá Khứ Và Hiện Tại

Cung Changdeok không lớn lắm. Phía bắc sát chân núi, phía nam là tuyến đường trung tâm nên không thể mở rộng diện tích. Độ dốc cao đến mức không thể tạo nên bố cục đồng đều như cung Gyeongbok. Đây là lý do khiến chúng ta phải rẽ hướng vài lần sau khi vào cổng chính Donhwamun (Đôn Hóa môn) mới có thể vào sâu bên trong. Dù các công trình nội khu và sân có quy mô nhỏ hơn cung Gyeongbok, nhưng do đất chật nên không thể xây đủ số lượng công trình. Thay vào đó, trong cung có một khu vườn rất rộng trên ngọn đồi phía bắc và nó trở thành cảnh quan nổi bật nhất của kiến trúc vườn hoàng gia Joseon.

창덕궁은 임진왜란 시기의 짧은 기간을 제외하면 가장 오랫동안 존재했고, 가장 많은 왕들이 머문 궁궐이었다. 조선 후기에는 복구되지 않은 경복궁을 대신하여 법궁의 역할을 하였으며, 왕조가 끝나는 순간까지 궁궐로 사용된 곳이다. 또한 그 배치법이나 조경 수법이 다른 나라에서는 유사한 사례를 찾기 어려워 조선 궁궐의 특징을 가장 잘 드러낸다는 평가를 받는다. 이러한 특징을 인정받아 1997년 유네스코 세계유산으로 등재되었다.

Trừ thời gian ngắn trong chiến tranh Nhâm Thìn Oa loạn (1592), cung Changdeok là cung điện tồn tại lâu dài và có nhiều vua lưu lại nhất. Vào hậu kỳ triều Joseon, nơi này có vai trò là cung vua cho đến khi kết thúc triều đại, thay thế cung Gyeongbok chưa được phục hồi. Với bố cục và cảnh quan độc đáo, khó có thể tìm thấy thiết kế tương tự ở các quốc gia khác, cung Changdeok được đánh giá là thể hiện rõ nhất đặc trưng của cung điện thời Joseon. Nhờ vậy, cung Changdeok đã được đưa vào danh mục Di sản Thế giới của UNESCO vào năm 1997.

창경궁 명정전(明政殿)은 경복궁과 창덕궁의 정전(正殿)에 비해 규모는 작으나 건축적 형식은 대동소이하다. 세 정전 모두 화재로 소실되어 여러 차례 재건되었는데, 그중 이곳 명정전의 역사가 가장 오래되었다. Điện Myeongjeong (Minh Chính) trong cung Changgyeong có quy mô nhỏ hơn so với chính điện của các cung Gyeongbok và Changdeok, nhưng kiểu cách kiến trúc tương tự nhau. Cả ba sảnh chính điện đều bị phá hủy do hỏa hoạn và được xây lại nhiều lần, trong đó điện Myeongjeong có lịch sử lâu đời nhất. ⓒ 문화재청 - Cơ quan Quản lý Di sản Văn hóa
창경궁 명정전(明政殿)은 경복궁과 창덕궁의 정전(正殿)에 비해 규모는 작으나 건축적 형식은 대동소이하다. 세 정전 모두 화재로 소실되어 여러 차례 재건되었는데, 그중 이곳 명정전의 역사가 가장 오래되었다. Điện Myeongjeong (Minh Chính) trong cung Changgyeong có quy mô nhỏ hơn so với chính điện của các cung Gyeongbok và Changdeok, nhưng kiểu cách kiến trúc tương tự nhau. Cả ba sảnh chính điện đều bị phá hủy do hỏa hoạn và được xây lại nhiều lần, trong đó điện Myeongjeong có lịch sử lâu đời nhất. ⓒ 문화재청 – Cơ quan Quản lý Di sản Văn hóa

부침의 역사 – Lịch sử thăng trầm

창경궁은 1483년 성종(재위 1469~1494)에 의해 완성됐다. 성종은 세 명의 대비를 모셔야 했는데, 그가 머물고 있던 창덕궁은 너무 좁아 별도의 궁궐이 필요했다. 그래서 창경궁의 중심부는 대비들의 침전으로 구성되어 있다. 그렇다고 이곳에 대비들을 위한 침소만 있지는 않다. 임금이 정치 행위를 하면서 머물 수 있는 전각들도 함께 세워져 독립적 궁궐의 면모도 갖추었다. 또한 왕세자를 위한 공간도 두었다. 비극적 생을 마감한 사도세자의 아들 정조(재위 1776~1800)는 창경궁에 머물면서 이 궁궐 맞은편에 아버지의 사당을 마련하고 자주 찾았다.

Cung Changgyeong được hoàn thành năm 1483, thời vua Seongjong (Thành Tông, trị vì 1469-1494). Seongjong phải phụng dưỡng ba vị vương đại phi (vương phi của tiên đế – chú thích của người dịch), thế nhưng cung Changdeok nơi ông ở quá nhỏ nên cần có cung điện riêng. Ông đã cho xây cung Changgyeong bao gồm tẩm cung của các vương đại phi, những tòa điện biệt lập để vua sinh hoạt và điều hành triều chính, và không gian dành cho thái tử. Vua Jeongjo (Chính Tổ, trị vì 1776-1800), con trai của Thế tử Sado (Tư Điệu) – người có kết cục bi thảm, đã ở cung Changgyeong và xây miếu thờ cha đối diện với cung này để thường xuyên lui tới.

창덕궁과 동서 방향으로 나란히 연결된 창경궁 남쪽으로는 역대 왕과 왕비들의 신주를 모신 유교 사당인 종묘가 있다. 그래서 창경궁의 정문은 보통의 경우처럼 남쪽으로 내지 못하고 동쪽으로 방향을 잡았다. 창경궁 터는 동남쪽으로 완만하게 내려가는 경사지이고, 서쪽으로는 언덕이 있어 창덕궁과 구분된다. 하지만 서로 연결되어 있어서 하나의 궁궐로 사용되었으며, 경복궁의 동쪽에 자리한 이 두 궁궐들을 합쳐 ‘동궐(東闕)’이라 불렀다. 창경궁은 일부 중요한 건물들이 동쪽을 향하고 있고, 대부분의 건물들은 남향으로 자리를 잡았다. 동편에 정치 공간을 두고 서편으로 생활 공간을 두었다. 이는 궁궐 배치법으로 보면 이례적인 경우에 속한다.

Cung Changgyeong và cung Changdeok nối liền nhau theo hướng đông – tây, và ở phía nam của quần thể hai cung này là miếu Jongmyo – văn miếu Nho giáo thờ bài vị của các vị vua và vương phi đời trước. Vì vậy, cổng chính của cung Changgyeong không quay về hướng nam như thường lệ mà quay về hướng đông. Khu đất của cung Changgyeong là ngọn đồi thoai thoải xuống hướng đông nam, phía tây có một ngọn đồi khác giúp khu biệt với cung Changdeok. Tuy nhiên, hai cung này thông với nhau và được sử dụng như một cung điện, được gọi chung là “Đông Khuyết” (Đông cung) vì chúng nằm ở phía đông của cung Gyeongbok. Trong cung Changgyeong, một phần công trình chính quay mặt về hướng đông và hầu hết các công trình khác quay mặt về hướng nam. Không gian triều chính được đặt ở phía đông và không gian sinh hoạt được đặt ở phía tây. Đây là trường hợp ngoại lệ về thủ pháp bài trí cung điện.

창경궁은 일제 강점기에 동물원과 식물원이 설치되는 등 궁궐로서 그 기능을 잃었다. 동물원은 이전됐지만 식물원의 유리 온실은 여전히 후원에 남아 있다. 훼손되기 이전 창덕궁과 창경궁의 온전한 모습은 <동궐도(東闕圖)>라는 그림에 잘 남아 있다. 채색된 투상도 형식의 이 그림은 폭이 6미터에 가까운 크기로, 두 궁궐의 전각이나 조경 등이 매우 상세하고 사실적으로 묘사돼 있다. 한편 남아 있는 전각 수가 가장 적은 경희궁의 옛 모습은 <서궐도안(西闕圖案)>이라는 그림에 남아 있어 그 원형을 짐작하게 한다. 이렇듯 조선의 여러 궁궐들은 각각의 역사성을 간직한 채 오늘도 방문객들을 맞고 있다.

Trong thời kỳ Đế quốc Nhật Bản chiếm đóng, cung Changgyeong mất đi vai trò cung điện sau khi sở thú và vườn thực vật được xây dựng ở đây. Hiện nay sở thú đã được di dời, nhưng nhà kính của vườn thực vật vẫn còn ở hậu hoa viên. Nguyên dạng hai cung Changdeok và Changgyeong trước khi bị hư hại được thể hiện rõ trong bức tranh “Đông Khuyết đồ”, được sáng tác theo thể loại bản đồ màu với chiều rộng gần 6 mét, mô tả các tòa điện các và cảnh quan của hai cung rất chân thực và sắc nét. Ngoài ra còn có bức tranh “Tây Khuyết đồ án” thể hiện diện mạo cũ của cung Gyeonghui, giúp chúng ta hình dung được nguyên dạng của cung này, nơi hiện nay còn lưu giữ được ít tòa điện các nhất. Như vậy, các cung điện khác nhau của triều Joseon lưu giữ các đặc trưng lịch sử riêng đang chào đón du khách.

 

조재모(Cho Jae-mo, 曺在謨) 경북대학교 건축학과 교수
Cho Jae-mo: Giáo sư Khoa Kiến trúc, Trường Đại học Kyungbuk
Dịch: Lê Hoàng Bảo Trâm

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here